Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018 - Trường THPT Lí Thái Tổ - Hải Phòng
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018 - Trường THPT Lí Thái Tổ - Hải Phòng
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
22 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Dãy kim loại sắp xếp theo tính khử tăng dần là (trái sang phải):
Dãy điện hóa: K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H),Cu, Hg, Ag, Pt, Au (khi bà con nào may áo giáp sắt nên sang phố hàng đồng hiệu á phi âu).
Yêu cầu chiều tính khử tăng dần nên đó là dãy Fe < Al < Mg < K.
Chọn A.
Bột ngọt là muối của:
- Muối mononatri của axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt hay mì chính.
Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Đúng, Tất cả các amino axit đều là những lưỡng tính.
B. Sai, Các hợp chất peptit kém bền trong cả môi trường axit lẫn môi trường bazơ.
C. Sai, Các đipeptit mạch hở trở lên mới có thể tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
D. Sai, Trong 1 phân tử tetrapeptit thì chỉ có 3 liên kết peptit.
Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường thu được dung dịch có môi trường kiềm là:
- Các kim loại kiềm, kiềm thổ đều tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường (trừ Be không phản ứng với H2O ở bất kì nhiệt độ nào) và dung dịch thu được là các bazơ tương ứng.
2M + 2H2O → 2MOH + H2 (M là kim loại kiềm)
N + 2H2O → N(OH)2 + H2 (N là kim loại kiềm thổ, trừ Be)
Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài là những mảnh vàng lấp lánh cực mỏng. Người ta đã ứng dụng tích chất vật lí gì của vàng khi lám trang sơn mài ?
Người ta đã ứng dụng tích dẻo và có ánh kim của vàng khi làm trang sơn mài
Polime nào sau đây trong thành phần có chứa nitơ ?
Nilon-6,6 trong thành phần có chứa nitơ
Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa ?
- Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH). Công thức chung: (H2N)x – R – (COOH)y
Đồng phân của glucozơ là:
Đồng phân của glucozơ là Fructozơ
Chất nào dưới đây là etyl axetat ?
CH3COOCH2CH3 là etyl axetat
Đáp án A
Đun nóng 5,18 gam metyl axetat với 100ml dung dich NaOH 1M đến phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
Phản ứng
CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH
0,07 0,1 0,07
m rắn khan = 40.nNaOH + 82.nCH3COONa = 6,94 gam
Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong ?
- Saccarozơ hay còn gọi là đường mía, đường thốt nốt.
- Fructozơ là thành phần chính của mật ong (fructozơ có độ ngọt lớn nhất trong các loại cacbohidrat).
- Glucozơ hay còn gọi là đường nho, đường trái cây.
- Amilopectin là một đoạn mạch của tinh bôt.
Lên men hoàn toàn a gam glucozơ, thu được C2H5OH và CO2. Hấp thụ hết CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của a là:
- Ta có:
\({n_{gluco{\rm{zo}}}} = \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{2} = \frac{{{n_{CaC{O_3}}}}}{2} = 0,075\,mol \Rightarrow {m_{gluco{\rm{zo}}}} = 0,075.180 = 13,5gam\)
Một phân tử polieilen có khối lượng phân tử bằng 56000u. Hệ số polime hóa của phân tử polietylen này là:
\({M_{{{( - C{H_2} - C{H_2})}_n}}} = 56000 \Rightarrow n = \frac{{56000}}{{28}} = 2000\)
Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là:
- Các polime mạch phân nhánh thường gặp là amilopectin và glicozen.
- Các polime mạch không gian thường gặp là cao su lưu hóa và nhựa rezit (nhựa bakelit).
- Các polime mạch không phân nhánh thường gặp là còn lại.
Cho dãy các dung dịch sau: C6H5NH2, NH2CH2COOH, HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH C2H5NH2, NH2[CH2]2CH(NH2)COOH. Số dung dịch trong dãy làm đổi màu quỳ tím ?
- Các amin có tính bazơ nên có khả năng làm đổi màu quỳ tím chuyển thành màu xanh trừ anilin (và đồng đẳng của nó) không làm đổi màu quỳ tím do có tính bazơ yếu.
- Đối với các amino axit có dạng (H2N)x-R-(COOH)y thì :
+ Nếu x > y : quỳ tím chuyển sang màu xanh
+ Nếu x = y : quỳ tím không đổi màu.
+ Nếu x < y : quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Vậy có 3 dung dịch làm đổi màu quỳ tím là:
Dung dịch |
HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH |
C2H5NH2 |
NH2[CH2]2CH(NH2)COOH |
Màu quỳ tím |
Đỏ |
Xanh |
Xanh |
Cho các chất sau: CH3COOCH3, HCOOCH3, HCOOC6H5, CH3COOC2H5. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là:
· Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi:
- Phân tử khối: nếu như không xét đến những yếu tố khác, chất phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.
- Liên kết Hiđro: nếu hai chất có phân tử khối xấp xỉ nhau thì chất nào có liên kết hiđro sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
- Cấu tạo phân tử: nếu mạch càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp.
· Dãy sắp xếp nhiệt độ sôi giảm dần của các hợp chất có nhóm chức khác nhau và phân tử khối xấp xỉ nhau:
Axit > ancol > amin > este > xeton > anđehit > dẫn xuất halogen > ete > CxHy
Vậy chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là HCOOCH3.
Khẳng định nào sau đây đúng ?
A. Sai, Đun nóng tinh bột với dung dịch axit thì xảy ra phản ứng cắt mạch polime .
B. Sai, Trùng hợp axit e-aminocaproic thu được nilon-6.
C. Sai, Polietilen là polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp.
D. Đúng, Trong phân tử cao su buna: còn liên kết đôi C = C, nên có thể tham gia phản ứng cộng.
Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 ?
- Các kim loại đứng trước cặp H+/H2 có thể tác dụng được với HCl.
- Các kim loại đứng trước cặp Ag+/Ag có thể tác dụng được với AgNO3.
Vậy các kim loại vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là Mg, Zn, Al, Fe, Ni và Sn.
Chất A có công thức phân tử là C4H9O2N, biết:
Biết B là muối cùa α-amino axit, công thức cấu tạo của A, C lần lượt là:
- Phương trình phản ứng :
CH3CH(NH2)COOCH3 + NaOH → CH3CH(NH2)COONa + CH3OH (1)
CH3CH(NH2)COONa + HCl dư → CH3CH(NH3Cl)COOH + NaCl (2)
Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo X cần 1,106 mol O2, sinh ra 0,798 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Cho 24,64 gam chất béo X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là:
- Khi đốt cháy m gam X ta có hệ phương trình sau :
\(\left\{ \begin{array}{l}
\to {m_X} = 44{n_{C{O_2}}} + 18{n_{{H_2}O}} - 32{n_{{O_2}}} = 12,32\,(g){\rm{ }}\\
\to {n_{O(trong{\rm{ X)}}}} = \frac{{2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} - 2{n_{{O_2}}}}}{6} = 0,014\,mol
\end{array} \right. \Rightarrow {k_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{{n_X}}} + 1 = 8 = 3{\pi _{C = O}} + 5{\pi _{C = C}}\)
- Khi cho 24,64 gam X (tức là 0,028 mol X) tác dụng với dung dịch Br2 thì :
\({n_{{\rm{B}}{{\rm{r}}_2}}} = 5{n_X} = 0,14mol\)
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư
(e) Nhiệt phân AgNO3
(f) Điện phân nóng chảy Al2O3
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiện thu được kim loại là:
- Phương trình xảy ra:
(a) Mg + Fe2(SO4)3 → MgSO4 + 2FeSO4 (1)
Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe (2)
+ Nếu cho Mg tác dụng với Fe3+ dư thì chỉ dừng lại ở phản ứng (1) khi đó sản phẩm sẽ không có kim loại.
+ Nếu cho Mg dư tác dụng với Fe3+ thì xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2) khi đó sản phẩm thu được có chứa kim loại.
(b) Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3
(d) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4
(e) 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2
(f) 2Al2O3 → 4Al + 3O2
Vậy có 3 thí nghiệm thu được kim loại là (c), (e), (f).
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư.
Số thí nghiệm cuối cùng còn lại dung dịch chưa 1 muối tan là:
(a) Cu(dư) + 2Fe(NO3)3 →Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
(b) CO2 (dư) + NaOH → NaHCO3
(c) Na2CO3 (dư) + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + 2NaHCO3 (ngoài ra còn Na2CO3 dư)
(d) Fe dư + 2FeCl3 → 3FeCl2
Vậy có 2 thí nghiệm dung dịch thu được chỉ chứa 1 muối tan là (b), (d).
Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng hỗn hợp 2 este. Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng P2O5 dư và bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 6,21 gam, còn bình (2) thi được 34,5 gam kết tủa. Các este trên thuộc loại este nào sau đây ?
- Đốt cháy hỗn hợp este thì:
\({n_{{H_2}O}} = \frac{{{m_{{\rm{binh 1 tang}}}}}}{{18}} = 0,345\,mol{\rm{ ; }}{{\rm{n}}_{C{O_2}}} = {n_{CaC{O_3}}} = \frac{{{m_{{\rm{binh 2 tang}}}}}}{{100}} = 0,345\,mol$\)
- Nhận thấy rằng \({n_{{H_2}O}} = {n_{C{O_2}}}\), nên trong X chỉ chứa các este no, đơn chức, mạch hở.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este đồng phân cần dùng 4,704 lít khí O2 , thu được 4,032 lít CO2 và 3,24 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 110 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phả ứng thì thu được 7,98 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muốn Y và b mol muối Z (MY > MZ ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện chuẩn. Tỉ lệ a : b là:
- Khi đốt cháy m gam X ta nhận thấy Þ X chứa 2 este no, đơn chức mạch hở.
\({n_{ - COO}} = {n_X} = \frac{{2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} - 2{n_{{O_2}}}}}{2} = 0,06\,mol \Rightarrow {C_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_X}}} = 3\;({C_3}{H_6}{O_2})\)
- Khi cho m gam X trên tác dụng với 0,11 mol KOH thì :
\(\left\{ \begin{array}{l}
68{n_{HCOOK}} + 82{n_{C{H_3}COOK}} = {m_{{\rm{r\raise.5ex\hbox{$\scriptstyle 3$}\kern-.1em/
\kern-.15em\lower.25ex\hbox{$\scriptstyle 3$} n khan}}}} - 56{n_{KOH}} = 5,18\\
{n_{HCOOK}} + {n_{C{H_3}COOK}} = {n_X} = 0,06
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
{n_{HCOOK}} = 0,05\,mol\\
{n_{C{H_3}COOK}} = 0,01\,mol
\end{array} \right.\)
\(\Rightarrow \frac{{{n_{C{H_3}COOK}}}}{{{n_{HCOOK}}}} = \frac{{0,01}}{{0,05}} = \frac{1}{5}\)
Trong thành phần của dầu gội đầu thường có một số este. Vai trò của các este này là:
- Một số este có mùi thơm của hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm (bánh kẹo, nước giải khát) và mỹ phẩm (xà phòng, nước hoa…).
Cho dung dịch chứa 14,6 gam Lysin (H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH) tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
- Ta có: \({n_{HCl}} = 2{n_{ly\sin }} = 0,2\;mol\)
mmuối = \({m_{{\rm{lysin}}}} + 36,5{n_{HCl}} = 21,9gam\)
Đốt cháy hoàn toàn một lượng etyl axetat thu được 0,54 gam H2O và V lít (đktc) khí CO2. Giá trị của V là:
- Khi đốt cháy etyl axetat thu được:
\({n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}} = 0,03\;mol \Rightarrow {V_{C{O_2}}} = 0,672(lit)\)
Trùng hợp 224 lít etilen (đktc), thu được bao nhiêu gam PE với hiệu suất 70% ?
- Ta có:
\({m_{PE}} = 28{n_{PE}} = 28.\frac{{{V_{{C_2}{H_4}}}}}{{22,4}}.H\% = 196gam\)
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc, xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric, hiệu suất phản ứng đạt 90%. Giá trị của m là:
Phương trình:
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3(đặc) → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
nHNO3 = 3n[C6H7O2(ONO2)3]n = 3. 29.7/297= 0,3 mol
Do hiệu suất chỉ đạt 90% nên mHNO3 = 0,3 .63/0.9 =21kg
Cho các phát biểu sua :
(a) Hidro hoá hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic
(b) Phản ứng thuỷ phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo.
(d) Saccarozơ bị hoá đen trong H2SO4 đặc.
(e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Trong các phát biêu trên, số phát biểu đúng là:
(a) Sai, Hidro hóa glucozơ thu được soritol:
HOCH2[CHOH]4CHO + H2 → HOCH2[CHOH]4CH2OH (Điều kiện: Ni, nhiệt độ)
(b) Đúng, Trong dạ dày của các động vật nhai lại như trâu, bò… có chứa enzim xenlulaza có thể làm thủy phân xenlulozơ.
(c) Sai, Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được dùng để làm thuốc súng.
(d) Đúng, Do H2SO4 đặc có tính háo nước nên khi cho H2SO4 vào đường saccarozơ thì :
C12(H2O)11 + H2SO4(đặc) → C(đen) + H2SO4.11H2O
(e) Đúng, Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Vậy có 3 phát biểu đúng là (b), (d) và (e)
Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đun nóng nhẹ đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
X: C2H7O3N
X + NaOH hay X + HCl đều thu được khí → X là muối hiđrocacbonat của amin : CH3NH3HCO3
CH3NH3HCO3 + NaOH → CH3NH2↑ + NaHCO3 + H2O
CH3NH3HCO3 + HCl → CH3NH3Cl + CO2 ↑+ H2O
0,1 mol X + 0,25 mol KOH
CH3NH3HCO3 + KOH → CH3NH2↑ + KHCO3 + H2O
0,1 → 0,1 → 0,1 (mol)
→ KOH dư = 0,25 – 0,1 = 0,15 sẽ tiếp tục phản ứng với KHCO3
KOH + KHCO3 → K2CO3 + H2O
0, 1 ← 0,1 → 0,1 (mol)
→ rắn Y gồm KOHdư = 0,25 – 0,2 = 0,05 (mol) và K2CO3: 0,1 (mol)
→ mrắn = 0,05.56 + 0,1. 138 = 16,6 (g)
Hòa tan hết hỗn hợp gồm Mg, Al và Al(NO3)3 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,06 mol NaNO3 kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa các muối trung hòa có khối lượng 115,28 gam và V lít (đkc) hỗn hợp khí T gồm N2O và H2 (tỉ lệ 1 : 1). Cho dung dịch NaOH dư vào X thấy lượng NaOH phản ứng là 36,8 gam, đồng thời thu được 13,92 gam kết tủa. Giá trị của V là:
- Hỗn hợp Mg, Al và Al(NO)3 tác dụng với dung dịch chứa NaHSO4 (x mol) và 0,06 mol NaNO3.
- Dung dịch X gồm \(M{g^{2 + }}(0,24\,mol)\), \(A{l^{3 + }}(y\,mol)\),\(N{a^ + }(x + 0,06\,mol),\,N{H_4}^ + (y\,mol)\) và SO42- (x mol).
(Lưu ý: số mol của Mg2+ được tính nhanh ở quá trình cho dung dịch X tác dụng với 0,92 mol NaOH được 13,92 gam ↓ với mục đích thuận tiện để giải bài tập, có \({n_{M{g^{2 + }}}} = {n_{Mg{{(OH)}_2}}} = \frac{{13,92}}{{58}} = 0,24\,mol\))
+ Xét dung dịch X:
\({n_{N{a^ + }}} + 2{n_{M{g^{2 + }}}} + 3{n_{A{l^{3 + }}}} + {n_{N{H_4}^ + }} = 2{n_{S{O_4}^{2 - }}} \to x + 0,06 + 0,24.2 + 3y + z = 2x\,(1)\)
\(23{n_{N{a^ + }}} + 24{n_{M{g^{2 + }}}} + 27{n_{A{l^{3 + }}}} + 18{n_{N{H_4}^ + }} + 96{n_{S{O_4}^{2 - }}} = {m_X} \to 23(x + 0,06) + 0,24.24 + 27y + 18t + 96x = 115,28\,(2)\)
- Xét hỗn hợp khí T ta có : \({n_{{H_2}}} = {n_{{N_2}O}} = t\,mol\)
- Mà \({n_{NaHS{O_4}}} = 10{n_{N{H_4}^ + }} + 10{n_{{N_2}O}} + 2{n_{{H_2}}} \to x = 10z + 12t\,(3)\)
- Xét dung dịch thu được sau khi cho X tác dụng với dung dịch chứa 0,92 mol NaOH, ta có:
\({n_{N{a^ + }}} = 2{n_{S{O_4}^{2 - }}} + {n_{Al{O_2}^ - }} \to x + 0,06 + 0,92 = 2x + y\,(4)\)
- Giải hệ (1), (2), (3) và (4) ta được t = 0,04 mol. Khi đó \({n_{{H_2}}} = {n_{{N_2}O}} = 0,04\,mol \Rightarrow {V_T} = 1,792(lit)\)
Cho các chất sau đây: H2, AgNO3/NH3 dư, Cu(OH)2, NaOH và O2. Với điều kiện thích hợp, số chất phản ứng với glucozơ:
- Có 4 chất tác dụng với glucozơ là: H2, AgNO3/NH3 dư, Cu(OH)2 và O2
Hòa tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được m gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,784 lít khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 2,7888 lít. Biết thể tích các khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là:
- Tại thời điểm 2s (s), xét hỗn hợp khí ta có :
\(\left\{ \begin{array}{l}
2{n_{{M^{2 + }}}} + 2{n_{{H_2}}} = 4{n_{{O_2}}}\\
{n_{{H_2}}} = 0,1245 - {n_{{O_2}}}
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
2a + 2b = 0,28\\
b = 0,0545
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 0,0855\\
b = 0,0545
\end{array} \right.\)
\(\Rightarrow {M_{MS{O_4}}} = \frac{{13,68}}{{0,0855}} = 160\) suy ra M là Cu.
- Tại thời điểm t (s) thì \({n_{Cu}} = 2{n_{{O_2}}} = 0,07\,mol \Rightarrow {m_{Cu}} = 4,48gam\)
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
Saccarin (C7H5NO3S) là một loại đường hóa học có giá trị dinh dưỡng cao và độ ngọt gấp 500 lần saccarozơ nên có thể dùng cho người mắc bệnh tiểu đường → Sai
Đáp án B
Trộn 2,43 gam Al với 9,28 gam Fe3O4 rồi nung nóng sau một thời gian thu được hỗn hợp X gồm Al, Fe, Al2O3, FeO và Fe3O4. Cho toàn bộ X phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 2,352 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn Y được a gam muối khan. Xác định giá trị của a là:
- Khi cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, ta có:
\({n_{HCl}} = 2({n_{{H_2}}} + {n_{{H_2}O}}) = 0,53\;mol\)
+ Ta có: \(a = {m_{KL}} + 35,5{n_{C{l^ - }}} = 27{n_{Al}} + 56{n_{Fe}} + 35,5{n_{HCl}} = 27,965gam\)
Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. Đúng, Dung dịch CuSO4 dùng trong nông nghiệp dể chữa mốc sương cho cà chua.
B. Đúng, Nhỏ C2H5OH vào CrO3 thấy hiện tượng bốc cháy:
C2H5OH + 2CrO3 → Cr2O3 + 2CO2 + 3H2O
C. Sai, Nhỏ dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch CuSO4 xảy ra các phản ứng sau :
CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 xanh lam + (NH4)2SO4
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)2](OH)2 : phức màu xanh lam
D. Đúng, Cu là kim loại màu đỏ, thuộc kim loại nặng, mềm và dễ dát mỏng.
Kim loại nào dưới đây được dùng để làm tế bào quang điện ?
Kim loại được dùng để làm tế bào quang điện là Cs
Cho 8,64 gam Al vào dung dịch X (được tạo thành bằng cách hòa tan 74,7 gam hỗn hợp Y gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước). Kết thúc phản ứng thu được 17,76 gam chất rắn gồm hai kim loại. Tỉ lệ số mol FeCl3 : CuCl2 trong hỗn hợp Y là:
- Xét quá trình phản ứng của Al với dung dịch X ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
133,5{n_{AlC{l_3}}} + 127{n_{FeC{l_2}}} = {m_{Al}} + {m_Y} - {m_{\rm{r}}} = 65,58\,(g)\\
{n_{AlC{l_3}}} = {n_{Al}} = 0,32
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{n_{AlC{l_3}}} = 0,32\,mol\\
{n_{FeC{l_2}}} = 0,18\,mol
\end{array} \right.\)
- Trong Y có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
135{n_{CuC{l_2}}} + 162,5{n_{FeC{l_3}}} = {m_Y} = 74,7\\
2{n_{CuC{l_2}}} + 3{n_{FeC{l_3}}} = 3{n_{AlC{l_3}}} + 2{n_{FeC{l_2}}} = 1,32
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{n_{CuC{l_2}}} = 0,12\,\\
{n_{FeC{l_3}}} = 0,36\,
\end{array} \right.\)
\(\Rightarrow \frac{{{n_{FeC{l_3}}}}}{{{n_{CuC{l_2}}}}} = \frac{3}{1}\)
Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, dung dịch NaOH, dung dịch NaHCO3, dung dịch AgNO3/NH3, to. Số phản ứng xảy ra là
Các đồng phân đơn chức, mạch hở có công thức phân tử là C2H4O2 là CH3COOH, HCOOCH3
CH3COOH là axit nên có thể tác dụng với Na, NaOH, NaHCO3, AgNO3/NH3
\(C{H_3}COOH + Na \to C{H_3}COONa + \frac{1}{2}{H_2}\) ; \(C{H_3}COOH + NaOH \to C{H_3}COONa + {H_2}O\)
\(C{H_3}COOH + NaHC{O_3} \to C{H_3}COONa + C{O_2} + {H_2}O\);
\(C{H_3}COOH{\rm{ }} + {\rm{ }}N{H_3} \to {\rm{ }}C{H_3}COON{H_4}\)
HCOOCH3 có phản ứng tráng bạc và NaOH