Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
19 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Na vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và 2,35 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
Rắn không tan là Al dư → mAl dư = 2,35 (g)
nH2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 (mol)
Gọi số mol Na = số mol Al pư = a (mol)
BT e ta có: nNa + 3nAl = 2nH2 → a + 3a = 2. 0,1
→ a = 0,05 (mol)
→ m = mNa + mAl pư + mAl dư = 0,05.23 + 0,05.27 + 2,35 = 4,85 (g)
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Al vào dung dịch HCl.
(b) Cho Al vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho Na vào H2O.
(d) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng.
(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
Đáp án A
Các thí nghiệm : (a) ; (b) ; (c) ; (e)
Đốt cháy hoàn toàn x gam hiđrocacbon X thu được 3x gam CO2.Công thức phân tử của X là:
Bảo toàn C : nC(X) = nCO2 = 3x
→ số C trong X = nC(X)/nX = 3x/x = 3
→ Đáp án C
Oxi hóa m gam metanal bằng O2 có xúc tác 1 thời gian thu được 1,4m gam hỗn hợp X gồm andehit và axit cacboxylic. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thu được 10,8g Ag. Giá trị của m là
Bảo toàn khối lượng : mO pứ = mX – mmetanal bđ = 0,4m (g)
→ nO pứ = nHCOOH = 0,025m (mol)
nHCHO bđ = m/30 (mol) → nHCHO (X) = m/120 (mol)
HCHO → 4Ag
HCOOH → 2Ag
→ nAg = 4.m/120 + 2.0,025m = 0,1 mol
→ m = 1,2g
Cho các chất sau: (1) NH3, (2) CH3NH2, (3) (CH3)2NH, (4) C6H5NH2, (5) (C6H5)2NH. Thứ tự tăng dần tính bazo của các chất trên là
Đáp án A
Nếu nhóm hút e (C6H5) gắn vào N => Lực bazơ giảm
Nếu nhóm đẩy e (hidrocacbon no) gắn vào N => Lực bazơ tăng
( Nếu số lượng nhóm tăng thì tăng độ hút(đẩy) e )
5< 4< 1< 2< 3
Chọn nhận xét sai
Đáp án D
Trong Fe ; Al ; Ag ; Au thì Fe là kim loại dẫn điện kém nhất
Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3(CH2)2CH2OH là ?
CH3(CH2)2CH2OH có tên thay thế là butan-1-ol
Đáp án A
Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc điều chế khí Y trong phòng thí nghiệm.
Khí Y có thể là khí nào dưới đây?
Đáp án B
Thu khí bằng phương pháp đẩy nước → loại NH3
Điều chế khi bằng cách đun nóng dung dịch trong PTN → chỉ có thể là: N2
Chọn nhận xét sai:
Đáp án B
Sản phẩm chỉ thu được tối đa 2 ancol
Do but – 2- en có cấu tạo đối xứng. Sản phẩm trùng với but – 1 – en
Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Cu vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là
Dạng tổng quát : M + H2SO4 → MSO4 + H2
→ nH2 = nH2SO4 = nSO4 muối = 0,05 mol
→ mmuối = mKL + mSO4 muối = 2,43 + 0,05.96 = 7,23g
Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):
(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua.
(b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat.
(c) Cho dd bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua.
(d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.
(e) Cho Chì kim loại vào dung dịch HCl .
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
- Các thí nghiệm (1), (2), (3), (4) đều xảy ra phản ứng ở nhiệt độ thường.
Cho các thuốc thử sau:
1. dung dịch H2SO4 loãng
2. CO2 và H2O
3. dung dịch BaCl2
4. dung dịch HCl
Số thuốc thử dùng để phân biệt được 4 chất rắn riêng biệt BaCO3,BaSO4, K2CO3, Na2SO4là
Đáp án A
Thuốc thử thỏa mãn là: dung dịch H2SO4 loãng , 2. CO2 và H2O và dung dịch HCl
Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khi thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm alanin và glyxin?
Đáp án D
+) có 2Ala + 1Gly :
A – A – G ; A – G – A ; G – A – A
Tương tự với 2Gly + 1Ala
=> có tổng cộng 6 tripeptit thỏa mãn
chọn nhận xét sai
Đáp án B
Anilin không tác dụng được với NaOH
Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây:
Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của CH3=CH−CN
Đáp án A
Cho 2 hợp chất hữu cơ X & Y có cùng công thức C3H7NO2. Khi phản ứng với dd NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z, còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z & T lần lượt là
X là H2NCH2COOCH3 ;
Y là CH2=CHCOONH4
H2NCH2COOCH3 + NaOH → H2NCH2COONa + CH3OH (Z)
CH2=CHCOONH4 + NaOH → CH2=CHCOONa + NH3 (T) + H2O
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este X bằng NaOH, thu được một muối của axit cacboxylic Y và 7,6g ancol Z. Chất Y có phản ứng tráng bạc, Z hòa tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X là
Muối Y có thể tráng gương → HCOONa
Z hòa tan được Cu(OH)2 điều kiện thường → có nhiều nhóm OH kề nhau
→ X là este của ancol đa chức và HCOOH
→ nancol = nX = 0,1 mol → Mancol = 76g (C3H6(OH)2)
→ X là HCOOCH2CH(CH3)OOCH
Chọn nhận xét đúng:
Đáp án C
Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là theo 2 chiều
Chất béo là trieste của glicerol và axit béo
Este của phenol có thể được tạo ra khi cho phenol phản ứng với anhidrit axit hoặc clorua axit
Kết quả thí nghiệm của các hợp chất hữu cơ A, B, C, D, E như sau:
Đáp án B
A: HCOOCH3
B: CH3CHO
C: HCOOH
D: C6H12O6 (glucozơ)
E: CH3NH2
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl3 , CuCl2 , AlCl3 , FeSO4 , BaCl2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là
Đáp án D
Các trường hợp thỏa mãn là: FeCl3 , CuCl2 , FeSO4
Chia 7,22g hổn hợp X (gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi) thành 2 phần bằng nhau:
- Phần I : Tác dụng với dung dịch HCl dư cho ra 2,128 lit H2 (đkc)
- Phần II: Tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư cho ra 1,792 lit NO (sản phẩm khử duy nhất, ở ĐKC).
Kim loại M và % m kim loại M trong hỗn hợp X là
Phần 1 : Fe → Fe2+
Phần 2 : Fe → Fe3+
Chỉ có Fe là thay đổi số oxi hóa trong muối ở 2 phần
→ ne 2 – ne 1 = nFe = 3nNO – 2nH2 = 3.0,08 – 2.0,095 = 0,05 mol
Trong 7,22g X có nFe = 0,1 mol → mM = 7,22 – 0,1.56 = 1,62g
→ %mM(X) = 22,44%
Cho các chất: axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, vinylaxetat, phenol, glixerol, gly-gly. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là
Đáp án A
Các chất thỏa mãn : axit glutamic, metylamoni clorua, vinylaxetat, phenol, gly-gly.
Cho 9,2g Natri kim loại vào 30g dung dịch HCl 36,5%. Thể tích khí H2 (đktc) thu được là
nNa = 0,4 mol; nHCl = 0,3 mol
Na + HCl → NaCl + 1/2H2 (1)
Na + H2O → NaOH + 1/2H2 (2)
Từ phản ứng (1) → nH2 (1) = 0,15 mol → nNa dư = 0,4 - 0,3 = 0,1 mol
Từ phản ứng (2) → nH2 (2) = 0,05 mol
→ nH2 = 0,15 + 0,05 = 0,2 mol → V = 4,48 lít
Cho 100 ml dung dịch α-amino axit nồng độ 1M tác dụng vừa đủ với 100 g dung dịch gồm NaOH 2% và KOH 2,8 % thu được 11,9g muối . Công thức của X là
nNaOH = 0,05 mol ; nKOH = 0,05 mol
Vì naa = 0,1 mol = nOH → amino axit chỉ có 1 nhóm COOH
Có : nOH = nH2O = 0,1 mol
Bảo toàn khối lượng: mamino axit = mmuối + mH2O - mbazo = 8,9g
→ Mamino axit = 89g → Alanin H2NCH(CH3)COOH
Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là
Đáp án C
So sánh nhiệt độ sôi → liên kết hidro giữa phân tử
→ C2H6,CH3CHO,C2H5OH,CH3COOH
Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,04 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dd HCl dư thu được 0,15 mol khí H2 và m gam muối. Giá trị của m là
Hỗn hợp ban đầu có 0,12 mol Al; 0,12 mol Fe và 0,16 mol O
→ nH2O = nO = 0,16 mol
Bảo toàn nguyên tố H ta có: nHCl = 2.nH2 + 2.nH2O = 2.0,15+ 2.0,16 = 0,62 mol
Vậy khối lượng muối là m = mAl + mFe + mCl = 0,12.27 + 0,12.56 + 0,62.35,5 = 31,97 gam
Đáp án C
Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3/NH3 (to) , không xảy ra phản ứng tráng bạc
- Glucozo, anđehit axetic có chứa nhóm -CHO trong phân tử nên có phản ứng tráng gương
- Fructozo trong môi trường kiềm chuyển hóa thành glucozo nên cũng có phản ứng tráng gương
- Saccarozo không chứa -CHO nên không có phản ứng tráng gương.
Cho các phản ứng sau:
(a) C + H2O (hơi) →
(b) Si + dung dịch NaOH → …
(c) FeO + CO →….
(d) O3 + Ag → …
(e) Cu(NO3)2 →….
(f) KMnO4 →….
Số phản ứng sinh ra đơn chất là
Đáp án D
(a) H2 ; (b) H2; (c) Fe ; (d) O2 ; (e) O2 ; (f) O2
Từ 81g tinh bột , bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam etanol với hiệu suất 80%. Oxi hóa hoàn toàn 0,1a gam etanol bằng phương pháp lên men giấm với hiệu suất H % thu được hỗn hợp X. Để trung hòa X cần vừa đủ 60 ml dung dịch NaOH 1M, giá trị của H là
Sơ đồ :
(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH
162n 2.46n (g)
81.80% → 36,8g = a
Trong 0,1a (g) ancol có nC2H5OH = 0,08 mol
C2H5OH + [O] → CH3COOH + H2O
0,08H → 0,08H
→ nNaOH = nCH3COOH → 0,06 = 0,08H → H = 75%
Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đkc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2 , thu được khối lượng kết tủa là
nOH- = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,15 + 2.0,1 = 0,35 mol; nCO2 = 0,15 mol
nOH− : nCO2 = 0,35 : 0,15 = 2,33 > 2
→ OH- dư, chỉ tạo muối CO32-
BTNT “C”: nCO3 2- = nCO2 = 0,15 mol
So sánh thấy: nBa2+ < nCO32- → Ba2+ hết, CO32- dư
→ nBaCO3 = nBa2+ = 0,1 mol
→ m BaCO3 = 0,1.197 = 19,7 gam
Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lit khí CO2 ( đktc) vào 200 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 2,5M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Giá trị của V là
nCO2 = 0,05 mol; nKOH = 0,2 mol > 2nCO2 → OH- dư
→ dung dịch sau phản ứng gồm K2CO3 0,05 mol và KOH dư 0,1 mol
Nhỏ từ từ HCl đến khi có khí thì dừng, có các phản ứng sau :
HCl + KOH → KCl + H2O
K2CO3 + HCl → KHCO3 + KCl
→ nHCl = nKOH + nK2CO3 = 0,15 mol
→ V = 0,06 lít = 60 ml
Đáp án cần chọn là: B
Dãy ion được sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là
Dựa vào dãy điện hóa kim loại
Tính oxi hóa: Ag+ < Fe3+ < Cu2+ < Fe2+ < Zn2+
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn X gồm: 9,4g K2O ; 26,1g Ba(NO3)2; 10g KHCO3 ; 8g NH4NO3 vào nước dư, rồi đun nhẹ . Sau khi kết thúc phản ứng lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch chứa khối lượng (gam) muối là
nK2O = 0,1 mol → nKOH = 0,2 mol
nKHCO3 = 0,1 ; nNH4NO3 = 0,1 ; nBa(NO3)2 = 0,1
NH4NO3 + KOH → KNO3 + NH3↑ + H2O
KOH + KHCO3 → K2CO3 + H2O
K2CO3 + Ba(NO3)2 → 2KNO3 + BaCO3↓
→ sau phản ứng còn : 0,3 mol KNO3
→ m = 30,3g
Có một hỗn hợp X gồm C2H2,C3H6,C2H6 . Đốt cháy hoàn toàn 24,8 gam hỗn hợp trên thu được 28,8 gam H2O. Mặt khác 0,5 mol hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 500 gam dung dịch Br2 20%. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là
Đáp án C
Xét 24,8g X có x mol C2H2; y mol C2H6 ; z mol C3H6
=> 26x + 30y + 42z = 24,8g
Bảo toàn H : 2x + 6y + 6z = 2nH2O = 3,2 mol
Trong 0,5 mol X giả sử có lượng chất gấp t lần trong 24,8g
=> t(x + y + z) = 0,5
→ nBr2 = t.(2x + z) = 0,625
Giải hệ 4 ẩn ta được : x = 0,4 ; y = 0,2 ; z = 0,2 mol
=> %V: C2H2 = 50% ; C2H6 = 25% ; C3H6 = 25%
Thủy phân hoàn toàn m1 gam este X mạch hở bằng dung dịch NaOH dư, thu được m2 gam ancol Y [không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ] và 15g hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam Y bằng oxi dư, thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Giá trị của m1 là
Đốt cháy ancol Y:
nC : nH = nCO2 : 2nH2O = 0,3 : 0,8 = 3 : 8
Mà ancol không phản ứng với Cu(OH)2 và este thủy phân tạo muối hữu cơ của 2 axit khác nhau
→ ancol Y là C3H8O2 : HOCH2CH2CH2OH
→ nancol = 0,1 mol → nNaOH = 2nancol = 0,2 mol
Bảo toàn khối lượng: m1 + mNaOH = mmuối + mancol
→ m1 = 14,6g
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ba(OH)2 và b mol Ba(AlO2)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Vậy tỉ lệ a : b là
Từ đồ thị ta thấy số mol HCl bắt đầu 0,1 mol mới xuất hiện kết tủa
→ 0,1 mol HCl dùng để trung hòa Ba(OH)2
→ nOH- = nH+ = 0,1 (mol)
→ nBa(OH)2 = 1/2nOH- = 0,05 (mol) = a
Ta thấy tại giá trị nHCl = 0,3 và 0, 7 mol đều thu được lượng kết tủa như nhau Al(OH)3: 0,2 (mol)
→ Tại nHCl = 0,7 mol thì lượng kết tủa Al(OH) đã đạt cực đại, sau đó bị hòa tan đến khi còn 0, 2 mol
Áp dung công thức nhanh ta có:
nH+ = 4nAlO2 – 3nAl(OH)3 + nOH-
→ 0, 7 = 4. 2b – 3. 0,2 + 0,1
→ b = 0,15 (mol)
Vậy a: b = 0,05: 0,15 = 1: 3
Hỗn hợp M gồm Peptit X và pepit Y có tổng số liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn peptit X cũng như peptit Y được Glyxin và Valin. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M chứa X,Y có tỷ lệ mol tương ứng là 1:3 cần dùng vừa đủ 22,176 lít khí O2. Sản phẩm cháy thu được gồm có N2, CO2 và H2O (biết các khí đo ở đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam. Khí thoát ra có thể tích 2,464 lít (đktc). Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E thu được a mol Gly và b mol Val. Tỉ lệ a : b là
Quy đổi E thành:
C2H3ON: 0,22 mol (Tính từ nN2 = 0,11)
CH2: a mol
H2O: b mol
C2H3ON + 2,25O2 → 2CO2 + 1,5H2O + 0,5N2
CH2+1,5O2 → CO2 + H2O
→ nO2 = 2,25 . 0,22 + 1,5a = 0,99
→ a = 0,33
nCO2 = a + 0,44
nH2O = a + b + 0,33
→ 44(a + 0,44) + 18(a + b + 0,33) = 46,48
→ b = 0,04
Đặt x, 3x là số mol X, Y
→ x + 3x = b = 0,04 → x = 0,01
Đặt m, n là số gốc amino axit trong X và Y
→ Số -CONH- = m + n- 2 = 8
1 mắt xích X và Y chứa 1 N
→ bảo toàn N ta có: nN (trong X + Y) = 2.nN2 sinh ra
→ 0,01m + 0,03n = 0,22
→ m = 4 và n = 6
Đặt u, v là số mol của Gly và Val
→ nN = u + v = 0,22
và nC = 2u + 5v = a + 0,44 = 0,77
→ u = v = 0,22
→ Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E thu được nGly : nAla = 1 : 1
Đáp án cần chọn là: B
Hỗn hợp T là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (biết rằng A có khả năng tác dụng với dung dịch brom tối đa theo tỉ lệ 1 : 2 ); Z là este được tạo bởi T và etylenglicol.
Đốt cháy 13,12 gam hỗn hợp E chứa T, Z cần dùng 11,2 lít khí O2 (ở đktc).
Mặt khác 0,36 mol E làm mất màu vừa đủ 16 gam dung dịch Br2 .
Nếu đun nóng 13,12 gam E với 400 ml dung dịch KOH 0,5M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp F gồm a mol muối A và b mol muối B (MA
Hỗn hợp T là hai axit cacboxylic đơn chức → R1COOH,R2COOH
Z là este được tạo bởi T và etylen glicol → este 2 chức → R1OOC−CH2−CH2−COOR2
Quá trình 1:
Gọi a, b, c lần lượt là mol của 2 axit trong T, Z.
+ Ta có:
a + b + c = nKOH = 0,2 mol
2nCO2 + nH2O = 2.(a + b + 2c) + 2nO2 = 1,4
và 44nCO2 + 18nH2O = mE + mO2 = 29,12
→ nCO2 = 0,49 mol và nH2O = 0,42 mol
- Quá trình 2: Khi cho E tác dụng với dung dịch Br2, nhận thấy nBr2 = 0,1 < nE = 0,36
Trong A chỉ có 1 chất tham gia phản ứng cộng Br2 khi đó Z được tạo bởi A cũng có phản ứng cộng Br2.
+ Gọi X là axit có 2 liên kết: a mol
+ Gọi Y là axit có chứa 1 liên kết: b mol
→ Z là este của axit X, Y → có chứa 3 liên kết: c mol
+ Ta có hệ sau:
nKOH = 0,2; nCO2 - nH2O = nX + 2nZ, nBr2 = 0,1 mol và k(a + b + c) = 0,36
Suy ra a = 0,03 mol, b = 0,13 mol và c = 0,02 mol
Bảo toàn C: n.0,03 + m.0,13 + 0,02. (n+m+2) =0,49
(với n,m là số C của X, Y với n ≥ 3 và m ≥ 2).
+ Xét n = 3 suy ra n = 2. Từ đó Z gồm
A1 là CH2=CH-COONa : 0,05 mol
và A2 là CH3-COONa : 0,15 mol
→ a/b = 1/3
+ Nếu n > 3 thì m < 2: không thỏa mãn
Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít CO (đktc) sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 7,168 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T thu được 3,456m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với
- Xét hỗn hợp khí Z: MZ = 19.2 = 38
Đặt nCO = x và nCO2 = y (mol)
BTNT “C”: nZ = nCO + nCO2 = nCO bđ → x + y = 0,4 (1)
mZ = nZ.MZ → 28x + 44y = 38.0,4 (2)
Giải (1) và (2) thu được x = 0,15 và y = 0,25 mol
- Xét phản ứng khử bằng CO:
nO pư = nCO2 = 0,25 mol
mO(Y) = mO(X) – mO pư = 0,2539m – 0,25.16 = 0,2539m – 4 (gam)
- Xét phản ứng của Y với HNO3:
nNO3- = n e nhường = 2nO(Y) + 3nNO = [2.(0,2539m − 4)] : 16 + 0,32.3 (mol)
→ m muối T = mKL + mNO3 → 3,456m = 0,7461m + 62.[(2.0,2539m−4) : 16] + 0,32.3
Giải phương trình trên thu được: m = 38,4276 gam gần nhất với 38,43 gam