Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Sở GD&ĐT Nam Định lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Sở GD&ĐT Nam Định lần 1
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
22 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là thạch cao sống
Đáp án D
Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện?
Phương pháp nhiệt luyện là khử oxit của các kim loại yếu thành kim loại và chỉ áp dụng được cho các kim loại yếu từ Zn trở đi (sau Al)
Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
Al(OH)3 có tính lưỡng tính: vừa tác dụng với dung dịch axit mạnh vừa tác dụng với dung dịch bazo mạnh.
Chất nào sau đây thuộc loại chất điện ly mạnh?
A. NaCl là chất điện li mạnh: NaCl → Na+ + Cl–.
B. CH3COOH là chất điện li yếu: CH3COOH ⇄ CH3COO– + H+.
C. Mg(OH)2 là chất điện li yếu
D. H2O là chất điện li yếu: H2O ⇄ H+ + OH–.
Tristearin là chất béo ở trạng thái rắn. Công thức của tristearin là
Công thức của tristearin là (C17H35COO)3C3H5.
Đáp án B
Trong các ion sau: Ca2+; Cu2+; Ag+ , Fe3+, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là .
Ghi nhớ: Kim loại có tính khử càng yếu thì cation của nó có tính oxi hóa càng mạnh
Tính oxi hóa: Ca2+ < Fe3+ < Cu 2+ < Ag+ → Ag+ có tính oxi hóa mạnh nhất
Chất không tham gia phản ứng thủy phân là
A. Saccarozơ thủy phân tạo glucozơ và fructozơ.
B và D. Tinh bột và xenlulozơ đều thủy phân tạo glucozơ.
⇒ chọn C.
Anilin phản ứng với dung dịch X tạo kết tủa trắng. Chất X là
Dung dịch brom tạo kết tủa trắng với anilin.
Đáp án cần chọn là A
Quặng nào sau đây giàu sắt nhất?
Manhetit là quặng giàu sắt nhất
Đáp án C
Al2O3 tan được trong dung dịch nào sau đây?
Al2O3 có tính lưỡng tính, tan được trong dd NaOH.
Đáp án B
Khi đốt than trong phòng kín sinh ra khí độc nào?
Khi đốt than trong phòng kín sinh ra khí độc CO.
Đáp án D
Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là
Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là Amilopectin.
Đáp án A
Cho phản ứng hóa học: KOH + HCl → KCl + H2O. Phản ứng nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?
Phương trình ion rút gọn của ban đầu: OH- + H+ → H2O
A. OH- + H+ → H2O
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → Axit axetic. Chất X và chất Y lần lượt là
Tinh bột → C6H12O6(X) → C2H5OH(Y) → Axit axetic (CH3COOH)
Vậy X là glucozo, Y là ancol etylic.
Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan
Số mol của H2 là 0,5 mol
Bảo toàn số mol H thì nHCl= 2nH2 =1 mol
Bảo toàn khối lượng cho cả phương trình thì
mmuối = mkl+mHCl – mH2 = 55,5 gam
Trong các polime sau: polietilen, tơ nitron, xenlulozơ, poli(vinyl clorua), tơ nilon-6,6, có bao nhiêu polime là sản phẩm của phản ứng trùng hợp?
Số polime là sản phẩm của phản ứng trùng hợp là polietilen, tơ nitron, poli(vinyl clorua).
Hình vẽ bên mô tả phương pháp chưng cất thường:
Phương pháp này thường được dùng để tách các chất lỏng có đặc điểm nào sau đây?
Chưng cất dùng để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều.
Trong quá trình chưng cất, chất lỏng có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ sôi trước và thoát ra ngoài, sau đó được ống sinh hàn ngưng tụ lại. Do đó, trong quá trình chưng cất, ta phải duy trì một nhiệt độ phù hợp để chỉ có 1 chất lỏng sôi.
Cho 9 gam một amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với axit HCl thu được 16,3 gam muối. Số đồng phân của X là
\(\dfrac{9}{M} = \dfrac{{16,3}}{{M + 36,5}}\)
⇒ M = 45 (C2H7N)
⇒ CH3NHCH3 và CH3CH2NH2.
Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm đều phản ứng với CO thành kim loại.
(b) Các kim loại Mg, Cu, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(c) Để một thanh thép ngoài không khí ẩm sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa học.
(d) Gắn miếng Zn vào vỏ tàu phần ngâm nước để bảo vệ vỏ tàu bằng thép.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, Các oxit của kim loại kiềm không có phản ứng với CO thành kim loại.
(b) Sai, Cu có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch, thuỷ luyện hoặc nhiệt luyện.
Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitat và 2 mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây sai?
X có công thức là (C15H31COO)(C17H33COO)2C3H5 hay C55H102O6.
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ axit nitric và xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 90% tính theo axit nitric). Để có 14,85 kilogam xenlulozơ trinitrat thì khối lượng xenlulozơ cần dùng là
mxenlulozơ ≤ 14,85 ÷ 297 ÷ 0,9 × 162 = 9 kg
Trong các dung dịch sau: metylamin, anilin, etyl axetat, lysin, số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là
Dung dịch làm đổi màu quỳ tím là metylamin, lysin.
Cho 425 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,25 mol AlCl3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
0,85 mol NaOH + 0,25 mol AlCl3.
→ (0,25 × 3 = 0,75 mol) NaCl + (0,85 – 0,75 = 0,1 mol) NaAlO2.
Bảo toàn Al ⇒ 0,25 – 0,1 = 0,15 mol Al(OH)3 ⇒ m = 11,7 gam.
Trong các chất sau: Al, Si, NaHCO3, Al(OH)3, Fe(OH)3, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
Chất tác dụng được với dung dịch NaOH là Al, Si, NaHCO3, Al(OH)3.
Thực hiện các thí nghiệm sau
(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NH4Cl đun nóng.
(b) Cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc nguội.
(c) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 dư.
(d) Cho kim loại Mg vào dung dịch HCl loãng.
(e) Cho FeS vào dung dịch HCl loãng.
(f) Nung nóng Fe(NO3)3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm có chất khí sinh ra là
(a) NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O
(b) Fe không phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nguội.
(c) 3NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
(d) Mg + HCl → MgCl2 + H2
(e) FeS + HCl → FeCl2 + H2S
(f) 2Fe(NO3)3 → Fe2O3 + 6NO2 + 3/2O2
Cho các phát biểu sau:
(a) Ăn mòn điện hóa học không phát sinh dòng điện.
(b) Kim loại xesi được dùng làm tế bào quang điện.
(c) Có thể dùng dung dịch NaOH để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.
(d) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào phèn chua thì thu được kết tủa.
(e) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại dạng đơn chất.
(f) Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang.
Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
(a) Sai, Ăn mòn điện hóa học có phát sinh dòng điện.
(c) Sai, Không thể dùng dung dịch NaOH để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.
(e) Sai, Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại dạng hợp chất.
(f) Sai, Hàm lượng cacbon trong thép thấp hơn trong gang.
Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong dung dịch NaOH thu được glixerol và hỗn hợp hai muối gồm natri oleat và natri stearat. Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 154,56 gam O2 thu được 150,48 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
Giả sử X có 2 gốc oleat và 1 gốc stearat ⇒ X là C57H106O6
Áp dụng độ bất bão hoà: nCO2 - nH2O = (πgốc + πchức – 1).nX ⇒ πgốc = 2 (thoả mãn)
Khi cho X tác dụng Br2 thì: nBr2 = 2nX = 0,12 mol ⇒ V = 120 ml.
Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,25M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của V là
Tại V thì kết tủa chỉ chứa BaSO4 với nBaSO4 = 0,3 mol ⇒ nAl2(SO4)3 = 0,1
⇒ nBa(OH)2 = 0,4 mol ⇒ V = 1,6 lít
Hỗn hợp X gồm 0,15 mol butađien, 0,2 mol etilen và 0,4 mol H2. Cho hỗn hợp X qua Ni nung nóng thu được V lít hỗn hợp Y (đktc). Cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thấy có 32 gam brom đã phản ứng. Giá trị V là
BTKL: mX = mY = mC2H4 + mC4H6 + mH2 = 14,5 gam
Bảo toàn liên kết pi: 1.nC2H4 + 2.nC4H6 = nBr2 + nH2 phản ứng ⇒ nH2 phản ứng = 0,3 mol
mà nY = nX - nH2 phản ứng = 0,45
⇒ V = 10,08 lít
Cho chất hữu cơ X có công thức C7H18O2N2 và thực hiện các sơ đồ phản ứng sau:
(1) X + NaOH → X1 + X2 + H2O.
(2) X1 + 2HCl → X3 + NaCl
(3) X4 + HCl → X3
(4) X4 → tơ nilon-6 + H2O
Phát biểu đúng là
A. Sai, Phân tử khối của X là 162 trong khi phân tử khối của X3 là 167,5.
B. Sai, X2 làm quỳ tím hóa xanh.
C. Đúng, X và X4 đều có tính lưỡng tính.
D. Sai, Nhiệt độ nóng chảy của X1 lớn hơn X4.
Cho hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 (tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 1) vào bình chứa dung dịch Ba(HCO3)2 thu được m gam kết tủa X và dung dịch Y. Thêm tiếp dung dịch HCl 1,0M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 320 ml. Biết Y phản ứng vừa đủ với 160 ml dung dịch NaOH 1,0M. Giá trị của m là
Đặt Na2CO3: 2a mol → KHCO3 : a mol và Ba(HCO3)2 : b mol.
Khi cho Y tác dụng với NaOH thì: a + 2b = 0,16 (1)
Khi cho HCl vào bình thì: 4a + a + 2b = 0,32 (2)
Từ (1), (2) suy ra: a = 0,04; b = 0,06 ⇒ mBaCO3 = 197.b = 11,82 (g)
Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch I2 làm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh tím.
(b) Các este đều nhẹ hơn H2O và tan tốt trong nước.
(c) Tơ xenlulozơ axetat được sản xuất từ xenlulozơ.
(d) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.
(e) Alanin dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao.
(f) Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro.
Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
(b) Sai, Các este nhẹ hơn H2O và ít tan trong nước.
(d) Sai, Đipeptit không có phản ứng với Cu(OH)2.
(f) Sai, Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon.
Cho 60,2 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 15,947% về khối lượng) tan hết vào nước, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí H2 (đktc). Cho V lít dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
Tan hết ⇒ Al2O3 (0,2 mol) hết
⇒ Y chứa AlO2– (0,4 mol) và (2 × 0,4 – 0,4 = 0,4 mol) OH–
⇒ m = (4 × 0,4 – 3 × 0,2 + 0,4) ÷ 0,5 = 2,8 lít.
Cho X, Y là 2 axit cacboxylic hai chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp, Z, T là hai este hơn kém nhau 1 nhóm CH2, Y và Z là đồng phân của nhau, (MX < MY < MT). Đốt cháy 23,04 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần dùng 20,48 gam O2. Mặt khác, 5,76 gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được 1,4 gam hỗn hợp 3 ancol có số mol bằng nhau. (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm về khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?
Ta có: nE = 0,05 mol
Ta lại có hệ PT: 2nCO2 + nH2O = 2,08 và 44nCO2 + 18nH2O = 43,52
Suy ra nCO2 = 0,76 ; nH2O = 0,56 ⇒ CE = 3,8
Nhận thấy: nCO2 - nH2O = nE ⇒ Các chất trong E đều no, hai chức có công thức lần lượt là C3H4O4, C4H6O4, C5H8O4.
+ Nếu Z là (COO)2C2H4 thì T là CH3OOC-COOC2H5.
Theo đề, ta có:nZ = nT và 62nZ + 32nT + 46nT = 5,6 ⇒ nZ = nT = 0,04 mol
Lập hệ sau: nX + nY = 0,12 và 3nX + 4nY = 0,4
⇒ nX = 0,08 mol và nY = 0,04 mol
⇒ %mX = 36,11%
Đốt cháy hoàn toàn a mol chất hữu cơ X (chứa C, H, O) thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 5a. Hiđro hóa hoàn toàn 0,2 mol X thu được 43,2 gam chất hữu cơ Y. Đun nóng Y với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp E chứa hai muối natri của 2 axit cacboxylic có cùng số nguyên tử C và phần hơi chứa ancol Z. Đốt cháy toàn bộ E thu được CO2, 12,6 gam H2O và 31,8 gam Na2CO3. Số nguyên tử H có trong X là
Bảo toàn Natri: nNaOH = 0,6 mol = 3nX ⇒ X chứa 3COO.
GIẢ SỬ 2 muối đều đơn chức ⇒ nmuối = 0,6 mol ⇒ Htb = 2,33.
⇒ chứa HCOONa ⇒ loại ⇒ 1 muối 2 chức và 1 muối đơn chức.
⇒ nmuối = 0,4 mol ⇒ Htb = 3,5
Mà muối đơn chức có số H lẻ.
⇒ 2 muối chứa 2 và 5H ⇒ CH2(COONa)2 và C2H5COONa.
MY = 216 g/mol với Y có dạng CH2(COO)2ROOCC2H5 ⇒ R = 41 (C3H5).
⇒ X là CH2(COO)2C3H5OOCC≡H ⇒ chọn B.
Cho 14,08g hỗn hợp X gồm Cu và Fe tác dụng hết với 0,185 mol hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2, thu được chất rắn Y gồm các muối và oxit. Hòa tan vừa hết Y cần dùng 400 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Z, thu được 89,355g chất rắn. Mặt khác, 14,08g hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 nồng độ 31,5% thu được dung dịch T và 3,808 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở dktc). Nồng độ % của Fe(NO3)3 trong T là:
Y gồm oxit và muối Clorua.
Hòa tan X cần nHCl = 0,4.1 = 0,4 mol (2H+ + O2- → H2O)
→ nO(Y) = ½ nHCl = 0,2 mol → nO2 = 0,1 mol
→ nCl2 = 0,185 – 0,1 = 0,085 mol
Gọi số mol Cu và Fe lần lượt là x và y
→ mX = 64x + 56y = 14,08g (1)
Sau khi phản ứng với axit HCl thì nCl(Z) = 0,4 + 0,085.2 = 0,57 mol
→ mAgCl = 0,57.143,5 = 81,795 < 89,355g
→ kết tủa còn có Ag (do Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag)
→ nAg = 0,07 mol
Bảo toàn e cả quá trình phản ứng:
2nCu + 3nFe = 4nO2 + 2nCl2 + nAg
2x + 3y = 4.0,1 + 2.0,085 + 0,07 = 0,64 mol (2)
Từ (1,2) → x = 0,08 ; y = 0,16 mol
- Khi X + HNO3 sản phẩm giả sử có: 0,08 mol Cu2+ ; t mol Fe3+ và (0,16 – t) mol Fe2+
nNO = 3,808 : 22,4 = 0,17 mol
Bảo toàn e: 2nCu2+ + 2nFe2+ + 3nFe3+ = 3nNO
→ 2.0,08 + 2(0,16 – t) + 3t = 3.0,17
→ t = 0,03 mol
Ta có: nHNO3 = 4nNO = 4.0,17 = 0,68 mol
→ mdd HNO3 = 136g
Bảo toàn khối lượng: mX + mdd HNO3 = mdd T + mNO
→ mdd T = 10,48 + 136 – 0,17.30 = 141,38g
→ C%Fe(NO3)3 = 0,03.242: 141,38 = 5,14% (Gần nhất với giá trị 5%)
Đáp án D
Cho 3 dung dịch (1), (2), (3) chứa lần lượt 3 chất tan X, Y, Z trong nước có cùng nồng độ mol. Tiến hành các thí nghiệm sau
TN1: Trộn 2 ml dung dịch (1) với 2 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO.
TN2: Trộn 2 ml dung dịch (1) với 2 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO.
TN3: Trộn 2 ml dung dịch (2) với 2 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V3 lít khí NO.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện và V1 < V2 < V3. Ba chất X, Y, Z lần lượt là
Vì V3 là lớn nhất nên dung dịch (2), (3) là hai axit ⇒ (1) là dung dịch chứa muối nitrat.
Phương trình ion: 4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O
Dựa vào đáp án ta suy ra các chất X, Y, Z lần lượt là NaNO3, HNO3, H2SO4.
Điện phân dung dịch X chứa CuSO4 và NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) cường độ dòng điện không đổi 2,68A. Sau thời gian t giờ thu được dung dịch Y giảm 20,55 gam so với dung dịch X. Thêm tiếp lượng Al dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch sau phản ứng chứa 2 chất tan có số mol bằng nhau. Giá trị của t là
Hai chất tan là Na2SO4 (0,05 mol) và Al2(SO4)3 (0,05 mol)
⇒ Dung dịch X chứa CuSO4: 0,2 mol và NaCl: 0,1 mol
Tại catot có Cu (0,2 mol) và H2 (a mol) và tại anot có Cl2 (0,05 mol) và O2 (b mol)
Bảo toàn electron: 2a + 0,2.2 = 0,05.2 + 4b và mdd giảm = 0,2.64 + 2a + 0,05.71 + 32b = 20,55
⇒ a = 0,1 và b = 0,125. Vậy t = 6h.
Hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí metan trong phòng thí nghiệm
Một học sinh dựa vào thí nghiệm trên đã nêu ra các phát biểu sau:
(a) Khí metan dễ tan trong nước nên cần phải thu bằng phương pháp đẩy H2O.
(b) Các chất rắn trong X là CaO, NaOH, CH3COONa.
(c) Ống nghiệm đựng chất rắn khi lắp cần phải cho miệng hơi chúc xuống dưới.
(d) Khi kết thúc thí nghiệm phải tắt đèn cồn trước rồi mới tháo ống dẫn khí.
(e) CaO là chất bảo vệ ống thủy tinh, tránh bị nóng chảy.
Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
(a) Sai, Khí metan rất ít tan trong nước nên cần phải thu bằng phương pháp đẩy H2O.
(d) Sai, Khi kết thúc thí nghiệm phải tháo ống dẫn khí trước rồi mới tắt đèn cồn.
(e) Sai, Mục đích của việc dùng vôi (CaO) trộn với xút (NaOH) là là để ngăn không cho NaOH làm thủng ống nghiệm dẫn đến nguy hiểm.
Đun nóng 41,49 gam hỗn hợp E gồm chất X (C2H8O2N2) và tripeptit Y (C7H13N3O4) trong 350 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch T chứa ba muối và HCl dư. Cho dung dịch T tác dụng vừa đủ với 508 ml dung dịch NaOH 2,5M thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là
Đặt nH2NCH2COONH4 : x mol và (Gly)2Ala : y mol
Ta có: x + 3y + 0,35.2 = 0,508.2,5 và 92x + 203y = 41,49
⇒ x = 0,12 mol và y = 0,15 mol
Muối thu được là GlyNa (0,42 mol); AlaNa (0,15 mol) ; NaCl (0,7 mol) ⇒ m = 98,34 (g)