Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Sở GD&ĐT Nam Định lần 1

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Sở GD&ĐT Nam Định lần 1

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 23 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 192997

Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là 

Xem đáp án

Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là thạch cao sống

Đáp án D

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 192998

Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện?

Xem đáp án

Phương pháp nhiệt luyện là khử oxit của các kim loại yếu thành kim loại và chỉ áp dụng được cho các kim loại yếu từ Zn trở đi (sau Al)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 192999

Chất nào sau đây có tính lưỡng tính? 

Xem đáp án

Al(OH)có tính lưỡng tính: vừa  tác dụng với dung dịch axit mạnh vừa tác dụng với  dung dịch bazo mạnh.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 193000

Chất nào sau đây thuộc loại chất điện ly mạnh? 

Xem đáp án

A. NaCl là chất điện li mạnh: NaCl → Na+ + Cl.

B. CH3COOH là chất điện li yếu: CH3COOH ⇄ CH3COO + H+.

C. Mg(OH)2 là chất điện li yếu

D. H2O là chất điện li yếu: H2O ⇄ H+ + OH.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 193001

Tristearin là chất béo ở trạng thái rắn. Công thức của tristearin là 

Xem đáp án

Công thức của tristearin là (C17H35COO)3C3H5

Đáp án B

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 193002

Trong các ion sau: Ca2+; Cu2+; Ag+ , Fe3+, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là .

Xem đáp án

Ghi nhớ: Kim loại có tính khử càng yếu thì cation của nó có tính oxi hóa càng mạnh

Tính oxi hóa:  Ca2+ < Fe3+ < Cu 2+ < Ag+ → Ag+ có tính oxi hóa mạnh nhất

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 193003

Chất không tham gia phản ứng thủy phân là 

Xem đáp án

A. Saccarozơ thủy phân tạo glucozơ và fructozơ.

B và D. Tinh bột và xenlulozơ đều thủy phân tạo glucozơ.

⇒ chọn C.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 193004

Anilin phản ứng với dung dịch X tạo kết tủa trắng. Chất X là 

Xem đáp án

Dung dịch brom tạo kết tủa trắng với anilin.

Đáp án cần chọn là A

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 193005

Quặng nào sau đây giàu sắt nhất? 

Xem đáp án

Manhetit là quặng giàu sắt nhất

Đáp án C

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 193006

Al2O3 tan được trong dung dịch nào sau đây? 

Xem đáp án

Al2O3 có tính lưỡng tính, tan được trong dd NaOH.

Đáp án B

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 193007

Khi đốt than trong phòng kín sinh ra khí độc nào? 

Xem đáp án

Khi đốt than trong phòng kín sinh ra khí độc CO.

Đáp án D 

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 193008

Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là

Xem đáp án

Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là Amilopectin. 

Đáp án A

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 193009

Cho phản ứng hóa học: KOH + HCl → KCl + H2O. Phản ứng nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên? 

Xem đáp án

Phương trình ion rút gọn của ban đầu: OH- + H+ → H2O

A. OH- + H+ → H2O

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 193010

Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → Axit axetic. Chất X và chất Y lần lượt là 

Xem đáp án

Tinh bột → C6H12O6(X) → C2H5OH(Y) → Axit axetic (CH3COOH)

Vậy X là glucozo, Y là ancol etylic.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 193011

Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan

Xem đáp án

Số mol của H2 là 0,5 mol

Bảo toàn số mol H thì nHCl= 2nH2 =1 mol

Bảo toàn khối lượng cho cả phương trình thì

 mmuối = mkl+mHCl – mH2 = 55,5 gam

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 193013

Hình vẽ bên mô tả phương pháp chưng cất thường:

Phương pháp này thường được dùng để tách các chất lỏng có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Chưng cất dùng để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều.

Trong quá trình chưng cất, chất lỏng có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ sôi trước và thoát ra ngoài, sau đó được ống sinh hàn ngưng tụ lại. Do đó, trong quá trình chưng cất, ta phải duy trì một nhiệt độ phù hợp để chỉ có 1 chất lỏng sôi. 

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 193016

Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitat và 2 mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây sai? 

Xem đáp án

X có công thức là (C15H31COO)(C17H33COO)2C3H5 hay C55H102O6.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 193019

Cho 425 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,25 mol AlCl3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 

Xem đáp án

0,85 mol NaOH + 0,25 mol AlCl3.

→ (0,25 × 3 = 0,75 mol) NaCl + (0,85 – 0,75 = 0,1 mol) NaAlO2.

Bảo toàn Al ⇒ 0,25 – 0,1 = 0,15 mol Al(OH)3 ⇒ m = 11,7 gam.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 193023

Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong dung dịch NaOH thu được glixerol và hỗn hợp hai muối gồm natri oleat và natri stearat. Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 154,56 gam O2 thu được 150,48 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là 

Xem đáp án

Giả sử X có 2 gốc oleat và 1 gốc stearat ⇒ X là C57H106O6

Áp dụng độ bất bão hoà: nCO2 - nH2O = (πgốc + πchức – 1).nX ⇒ πgốc = 2 (thoả mãn) 

Khi cho X tác dụng Br2 thì: nBr2 = 2nX = 0,12 mol ⇒ V = 120 ml. 

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 193025

Hỗn hợp X gồm 0,15 mol butađien, 0,2 mol etilen và 0,4 mol H2. Cho hỗn hợp X qua Ni nung nóng thu được V lít hỗn hợp Y (đktc). Cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thấy có 32 gam brom đã phản ứng. Giá trị V là 

Xem đáp án

BTKL: mX = mY = mC2H4 + mC4H6 + mH2 = 14,5 gam

Bảo toàn liên kết pi: 1.nC2H4 + 2.nC4H6 = nBr2 + nH2 phản ứng ⇒ nH2 phản ứng = 0,3 mol

mà nY = nX - nH2 phản ứng = 0,45

⇒ V = 10,08 lít

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 193026

Cho chất hữu cơ X có công thức C7H18O2N2 và thực hiện các sơ đồ phản ứng sau:

(1) X + NaOH → X1 + X2 + H2O.

(2) X1 + 2HCl → X3 + NaCl

(3) X4 + HCl → X3

(4) X4 → tơ nilon-6 + H2O

Phát biểu đúng là 

Xem đáp án

A. Sai, Phân tử khối của X là 162 trong khi phân tử khối của X3 là 167,5.

B. Sai, X2 làm quỳ tím hóa xanh.

C. Đúng, X và X4 đều có tính lưỡng tính.

D. Sai, Nhiệt độ nóng chảy của X1 lớn hơn X4.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 193030

Cho X, Y là 2 axit cacboxylic hai chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp, Z, T là hai este hơn kém nhau 1 nhóm CH2, Y và Z là đồng phân của nhau, (MX < MY < MT). Đốt cháy 23,04 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần dùng 20,48 gam O2. Mặt khác, 5,76 gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được 1,4 gam hỗn hợp 3 ancol có số mol bằng nhau. (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm về khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây? 

Xem đáp án

Ta có: nE = 0,05 mol 

Ta lại có hệ PT: 2nCO2 + nH2O = 2,08 và 44nCO2 + 18nH2O = 43,52 

Suy ra nCO2 = 0,76 ; nH2O = 0,56 ⇒ CE = 3,8

Nhận thấy: nCO2 - nH2O = nE ⇒ Các chất trong E đều no, hai chức có công thức lần lượt là C3H4O4, C4H6O4, C5H8O4.

+ Nếu Z là (COO)2C2H4 thì T là CH3OOC-COOC2H5.

Theo đề, ta có:nZ = nT và 62nZ + 32nT + 46nT = 5,6 ⇒ nZ = nT = 0,04 mol

Lập hệ sau: nX + nY = 0,12 và 3nX + 4nY = 0,4 

⇒ nX = 0,08 mol và nY = 0,04 mol 

⇒ %mX = 36,11%

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 193031

Đốt cháy hoàn toàn a mol chất hữu cơ X (chứa C, H, O) thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 5a. Hiđro hóa hoàn toàn 0,2 mol X thu được 43,2 gam chất hữu cơ Y. Đun nóng Y với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp E chứa hai muối natri của 2 axit cacboxylic có cùng số nguyên tử C và phần hơi chứa ancol Z. Đốt cháy toàn bộ E thu được CO2, 12,6 gam H2O và 31,8 gam Na2CO3. Số nguyên tử H có trong X là 

Xem đáp án

Bảo toàn Natri: nNaOH = 0,6 mol = 3nX ⇒ X chứa 3COO.

GIẢ SỬ 2 muối đều đơn chức ⇒ nmuối = 0,6 mol ⇒ Htb = 2,33.

⇒ chứa HCOONa ⇒ loại ⇒ 1 muối 2 chức và 1 muối đơn chức.

⇒ nmuối = 0,4 mol ⇒ Htb = 3,5

Mà muối đơn chức có số H lẻ.

⇒ 2 muối chứa 2 và 5H ⇒ CH2(COONa)2 và C2H5COONa.

MY = 216 g/mol với Y có dạng CH2(COO)2ROOCC2H5 ⇒ R = 41 (C3H5).

⇒ X là CH2(COO)2C3H5OOCC≡H ⇒ chọn B.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 193032

Cho 14,08g hỗn hợp X gồm Cu và Fe tác dụng hết với 0,185 mol hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2, thu được chất rắn Y gồm các muối và oxit. Hòa tan vừa hết Y cần dùng 400 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Z, thu được 89,355g chất rắn. Mặt khác, 14,08g hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 nồng độ 31,5% thu được dung dịch T và 3,808 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở dktc). Nồng độ % của Fe(NO3)3 trong T là:

Xem đáp án

Y gồm oxit và muối Clorua.

Hòa tan X cần nHCl = 0,4.1 = 0,4 mol (2H+ + O2- → H2O)

→ nO(Y) = ½ nHCl = 0,2 mol → nO2 = 0,1 mol

→ nCl2 = 0,185 – 0,1 = 0,085 mol

Gọi số mol Cu và Fe lần lượt là x và y

→ mX = 64x + 56y = 14,08g (1)

Sau khi phản ứng với axit HCl thì nCl(Z) = 0,4 + 0,085.2 = 0,57 mol

→ mAgCl = 0,57.143,5 = 81,795 < 89,355g

→ kết tủa còn có Ag (do Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag)

→ nAg = 0,07 mol

Bảo toàn e cả quá trình phản ứng:

2nCu + 3nFe = 4nO2 + 2nCl2 + nAg

2x + 3y = 4.0,1 + 2.0,085 + 0,07 = 0,64 mol (2)

Từ (1,2) → x = 0,08 ; y = 0,16 mol

- Khi X + HNO3 sản phẩm giả sử có: 0,08 mol Cu2+ ; t mol Fe3+ và (0,16 – t) mol Fe2+

nNO = 3,808 : 22,4 = 0,17 mol

Bảo toàn e: 2nCu2+ + 2nFe2+ + 3nFe3+ = 3nNO

→ 2.0,08 + 2(0,16 – t) + 3t = 3.0,17

→ t = 0,03 mol

Ta có: nHNO3 = 4nNO = 4.0,17 = 0,68 mol

→ mdd HNO3 = 136g

Bảo toàn khối lượng: mX + mdd HNO3 = mdd T + mNO

→ mdd T = 10,48 + 136 – 0,17.30 = 141,38g

→ C%Fe(NO3)3 = 0,03.242: 141,38 = 5,14% (Gần nhất với giá trị 5%)

Đáp án D

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 193036

Đun nóng 41,49 gam hỗn hợp E gồm chất X (C2H8O2N2) và tripeptit Y (C7H13N3O4) trong 350 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch T chứa ba muối và HCl dư. Cho dung dịch T tác dụng vừa đủ với 508 ml dung dịch NaOH 2,5M thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là 

Xem đáp án

Đặt nH2NCH2COONH4 : x mol và (Gly)2Ala : y mol

Ta có: x + 3y + 0,35.2 = 0,508.2,5 và 92x + 203y = 41,49

⇒ x = 0,12 mol và y = 0,15 mol

Muối thu được là GlyNa (0,42 mol); AlaNa (0,15 mol) ; NaCl (0,7 mol) ⇒ m = 98,34 (g)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »