Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Sở GDĐT Ninh Bình lần 1

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Sở GDĐT Ninh Bình lần 1

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 24 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 188767

Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá,...) bằng cách nào sau đây được xem là an toàn?

Xem đáp án

Dùng nước đá và nước đá khô để bảo quản thực phẩm

Đáp án C

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 188768

Khi cho dung dịch anbumin tác dụng với Cu(OH)2 thì thu được dung dịch màu:

Xem đáp án

Khi cho dung dịch anbumin tác dụng với Cu(OH)2 thì thu được dung dịch màu tím

Đáp án A

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 188770

Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Fe không xảy ra phản ứng với ZnCl2

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 188771

Chất hữu cơ X là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước, dạng nguyên chất hay gần nguyên chất, được chế thành sơi, tơ, giấy viết. Chất X là?

Xem đáp án

Chất hữu cơ X là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước, dạng nguyên chất hay gần nguyên chất được chế thành sợi, tơ, giấy viết → Chất X là xenlulozo

Đáp án D

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 188772

Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phản ứng thủy luyện

Xem đáp án

Cu được điều chế bằng phản ứng thủy luyện

Đáp án C

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 188773

Chất nào sau đây thuộc polisaccarit?

Xem đáp án

Tinh bột thuộc polisaccarit

Đáp án A

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 188774

Chất bột X màu đỏ, được quét lên phía ngoài của vỏ bao diêm. Chất X là?

Xem đáp án

Chất bột X màu đỏ, được quét lên phía ngoài của vỏ bao diêm. Chất X là Photpho. 

Đáp án B

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 188775

Cho hình vẽ thiết bị chưng cất thường.

Vai trò của nhiệt kế trong khi chưng cất là

Xem đáp án

Phương pháp chưng cất dùng để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều

Khi đun sôi 1 hh lỏng, chất nào có nhiệt độ sôi thấp sẽ chuyển thành hơi sớm hơn và nhiều hơn. Ta dùng nhiệt kế đo nhiệt độ sôi của chất đang chưng cất, phát hiện thời điểm thích hợp để thu chất

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 188776

Metylamin phản ứng với dung dịch chất nào sau đây?

Xem đáp án

CH3NH2 pư được với CH3COOH

CH3NH­2 + CH3COOH → CH3COONH3CH3

Đáp án C

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 188777

Este nào sau đây là no, đơn chức, mạch hở?

Xem đáp án

CH3COOCH3 là este no, đơn chức, mạch hở

Đáp án C

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 188778

Dung dịch chứa chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

Xem đáp án

Axit aminoaxetic không làm đổi màu quỳ tím

Đáp án A

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 188779

Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa ?

Xem đáp án

A. Thanh thép đã được sơn phủ cách li và để trong không khí khô nên không xảy ra ăn mòn điện hóa.

B. Không xảy ra ăn mòn điện hóa vì chỉ xuất hiện 1 cặp oxi hóa khử Cu2+/Cu

C. Xảy ra ăn mòn điện hóa vì đảm bảo 3 yếu tố

+ xuất hiện 2 cặp oxi hóa khử khác nhau về bản chất là Fe2+/Fe và Cu2+/Cu

+ tiếp xúc trực tiếp với nhau

+ cùng được nhúng trong dung dịch chất điện li là H2SO4 loãng.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 188780

Loại tơ nào sau đây có nguồn gốc từ xenlulozơ?

Xem đáp án

Tơ visco có nguồn gốc từ xenlulozơ

Đáp án A

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 188781

Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

Xem đáp án

Valin có tính lưỡng tính

Đáp án C

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 188785

Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?

Xem đáp án

Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện ly là phản ứng giữa các ion.

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện ly xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:

- Chất kết tủa.

- Chất điện ly yếu

- Chất khí.

Đáp án C

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 188786

Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất hữu cơ Y, Z. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam và Z có khả năng tráng bạc. Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Z có tráng bạc nên Z là HCOONa

→ X là (HCOO)2C3H6

Y hòa tan được Cu(OH)2 nên Y là HOCH2-CHOH-CH3

→ Phát biểu D sai

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 188787

Thủy phân hoàn toàn đisaccarit A thu được hai mono saccarit X và Y. Hiđrô hóa X hoặc Y đều thu được chất hữu cơ Z. Vậy A và Z lần lượt là

Xem đáp án

Thủy phân hoàn toàn đisaccarit A thu được hai mono saccarit X và Y. Hiđrô hóa X hoặc Y đều thu được chất hữu cơ Z. Vậy A và Z lần lượt là Saccarozơ và sobitol.

Đáp án D

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 188788

Cho 1 mol X tác dụng tối đa 1 mol Br2. Vậy X là chất nào sau đây?

Xem đáp án

A. 1 mol CH2=CH2 cộng tối đa được 1 mol Br2.

B. 1 mol CH2=CH-CH=CH2 cộng tối đa được 2 mol Br2

C. CH4 không phản ứng cộng được với Br2

D. CH≡CH phản ứng cộng tối đa được 2 mol Br2

Đáp án A

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 188790

Cho 2,52 gam kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ, sau phản ứng thu được 6,84 gam muối sunfat trung hòa. Kim loại M là

Xem đáp án

nSO42- = (6,84 - 2,52)/96 = 0,045 mol

Kim loại M hóa trị x. Bảo toàn electron:

2,52x/M = 0,045.2 → M = 28x

→ x = 2 và M = 56: M là Fe

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 188793

Cho a gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin phản ứng với 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 380 ml dung dịch KOH 0,5M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch trong bình giảm 43,74 gam. Giá trị của a là

Xem đáp án

nHCl = 0,1 mol; nKOH = 0,19 mol

Đặt công thức chung của hỗn hợp X là CnH2n+1N2O

* X tác dụng với HCl sau đó tác dụng với KOH vừa đủ

nKOH = nHCl + nX → nX = nKOH – nHCl = 0,19 – 0,1 = 0,09 mol

* Đốt cháy X:

Dễ thấy: nX = (nH2O-nCO2)/0,5 (HS tự chứng minh bằng cách viết PTHH)

Đặt nCO2 = x mol và nH2O =  y mol

→ (y – x)/0,5 = 0,09 (1)

dd giảm = mBaCO3 – (mCO2 + mH2O) => 197x – (44x + 18y) = 43,74 (2)

Giải (1) và (2) thu được: x = 0,33 và y = 0,375

Thành phần các nguyên tố C, H, N, O trong hỗn hợp X là:

nC = nCO2 = 0,33 mol

nH = 2nH2O = 0,75 mol

nN = nX = 0,09 mol

nO = 2nX = 0,18 mol

→ a = mC + mH + mO + mN = 0,33.12 + 0,75 + 0,09.14 + 0,18.16 = 8,85 gam

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 188794

Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ , thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X càn vừa đủ 7,75 mol O2 và thu được 5,5 mol CO2. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,2 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

Xem đáp án

BTNT(O): 6nX + 2nO = 2nCO2 + nH2O → nH2O = 6a + 4,5

Độ không no của X là k = 3 + 0,2/a

nX = (nH2O - nCO2 )/(1-k)

→ a = (6a + 4,5 -5,5)/(1-3-0,2/a)

→ a = 0,1

BTKL: mX = mCO2 + mH2O - mO2 = 85,8

nC3H5(OH)3 = a = 0,3

BTKL: mX + mNaOH = m muối + mC3H5(Oh)3

→ m muối = 88,6 gam

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 188796

Rót từ từ dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol K2CO3 và 1,25a mol KHCO3 ta có đồ thị như sau

Khi số mol HCl là x thì dung dịch chứa 97,02 gam chất tan. Giá trị của a là

Xem đáp án

Chọn đáp án B.   

Tại vị trí nHCl = 2a trên đồ thị thu được 0,25x mol CO2 nên ta có các phương trình:

CO32- + H+ → HCO3-

   a          a            a

HCO3-  + H+ →CO2 + H2O

   a            a         a

→ nCO2 = 0,25x = a → x = 4a, sau khi cho x = 4a mol HCl vào thì dung dịch chứa:

KCl = 3,25a, HCl = 0,75a

→ 3,25a × 74,5 + 0,75a × 36,5 = 97,02

→ a = 0,36

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 188800

Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp E chứa ancol X, este đơn chức Y và andehit Z (X, Y, Z đều no , mạch hở và có cùng số nguyên tử hydro) có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 1 : 2 thu được 24,64 lít CO2 (đktc) và 21,6 gam nước. Mặt khác cho 0,6 mol hỗn hợp E trên tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị m là

Xem đáp án

nH2O = 1,2 → Số H = 2nH2O/nE = 4

Các chất có cùng số H nên E gồm:

X là CH3OH (3a mol); Y là HCOOCH3 ( amol); Z là CnH4Oz (2a mol)

→ nE = 3a + a + 2a = 0,6 → a = 0,1

nCO2 = 3a + 2a + 2na = 1,1 → n = 3

Z no, mach hở nên Z là OHC-CH2-CHO

nAg = 2nY + 4nZ = 1 mol

→ mAg = 108 gam

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 188801

Cho hỗn hợp E gồm X (C6H16O4N2) và Y (C9H23O6N3, là muối của axit glutamic) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH thu được 7,392 lít hỗn hợp hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng, có tỷ khối so với H2 là 107/6) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được m gam hỗn hợp G gồm ba muối khan trong đó có 2 muối có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Giá trị của m là

Xem đáp án

Mamin = 35,67 g/mol ⇒ 2 amin là CH3NH2 (x mol) và C2H5NH2 (y mol).

⇒ \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y = 0,33}\\{31x + 45y = 0,33 \times \dfrac{{107}}{3}}\end{array}} \right.\)

⇒ giải hệ có: x = 0,22 mol; y = 0,11 mol.

X là CH3COOH3NCH2COOH3NC2H5 và Y là CH3NH3OOC(CH2)2CH(H3NOOCCH3)COOH3NCH3.

⇒ nX = nY = 0,11 mol ⇒ G gồm GluK2 (0,11 mol); GlyK (0,11 mol) và CH3COOK (0,22 mol) ||⇒ m = 58,52 gam

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 188802

Điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ thấy thể tích khí thoát ra ở cả 2 điện cực (V lít) và thời gian điện phân (t giây) phụ thuộc nhau như trên đồ thị.

Nếu điện phân dung dịch trong thời gian 2,5a giây rồi cho dung dịch sau điện phân tác dụng với lượng Fe dư (NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5) thì lượng Fe tối đa đã phản ứng là

Xem đáp án

– Tại t = a (s): V tăng yếu lại ⇒ Cl bị điện phân hết.

Xem V lít ⇌ V mol ⇒ nCl2 = x mol ⇒ ne = 2x mol.

– Tại t = 3a (s): ne = 3 × 2x = 6x mol; V tăng mạnh lên.

⇒ Cu2+ bị điện phân hết ⇒ nCu2+ = 6x ÷ 2 = 3x mol.

– Tại t = 4a (s): ne = 4 × 2x = 8x mol.

⇒ \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{n_{{O_2}}} = \dfrac{{8x - 2x}}{4} = 1,5x}\\{{n_{{H_2}}} = \dfrac{{8x - 6x}}{2} = x}\end{array}} \right.\)

⇒ 1,5x + x + x = 0,35 ⇒ x = 0,1 mol 

– Tại t = 2,5a (s): ne = 2,5 × 2 × 0,1 = 0,5 mol.

⇒ nCu2+ pứ = 0,25 mol ⇒ nCu2+ dư = 0,05 mol.

nH+ = 0,5 – 0,1 × 2 = 0,3 mol 

Fe phản ứng tối đa nên Fe chỉ lên +2.

⇒ BTe: 2nFe = 3/4nH+ + 2nCu2+ dư ⇒ mFe = 9,1 gam

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 188803

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 3 este X, Y, Z (đều mạch hở và chỉ chứa chức este, Z chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất trong P) thu được lượng CO2 lớn hơn H2O là 0,25 mol. Mặt khác m gam P phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 22,2 gam 2 ancol hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon và hỗn hợp T gồm 2 muối. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,275 mol O2 thu được CO2, 0,35 mol Na2CO3 và 0,2 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong A là

Xem đáp án

Bảo toàn nguyên tố Natri: nCOONa = nNaOH = 0,35 × 2 = 0,7 mol.

Bảo toàn nguyên tố Oxi: nCO2 = 0,35 mol

Dễ thấy trong muối thì:

nC = 0,7 mol = nNa ⇒ T gồm HCOONa (x mol) và (COONa)2 (y mol).

Bảo toàn nguyên tố Hidro: nHCOONa = 0,2 × 2 = 0,4 mol.

⇒ n(COONa)2 = (0,7 – 0,4) ÷ 2 = 0,15 mol

Bảo toàn khối lượng:

mT = 47,3 gam

Bảo toàn khối lượng: mA = 41,5 gam.

Xét phản ứng đốt A, đặt nCO2 = a; nH2O = b ⇒ a – b = 0,25.

mA = mC + mH + mO = 12a + 2b + 0,7 × 2 × 16 = 41,5 gam ||⇒ giải hệ có:

a = 1,4 mol; b = 1,15 mol

Bảo toàn nguyên tố Cacbon:

nC/ancol = 0,7 mol = nO/ancol ⇒ số C = số nhóm OH ⇒ 2 ancol no, mạch hở.

Tương tự: nH/ancol = 2,6 mol ⇒ nancol = 2,6 ÷ 2 – 0,7 = 0,6 mol.

⇒ Ctb = 1,3 ⇒ 2 ancol là CH3OH (0,5 mol) và C2H4(OH)2 (0,1 mol).

Ghép chất ⇒ A gồm (HCOO)2C2H4 (0,1 mol), HCOOCH3 (0,2 mol) và (COOCH3)2 (0,15 mol) ⇒ Z là (COOCH3)2 (%mZ = 42,65%)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 188804

Cho X và Y là hai axit cacboxylic đơn chức (trong đó có một axit có một liên kết đôi C=C, MX < MY), Z là este đơn chức, T là este 2 chức (các chất đều mạch hở, phân tử không có nhóm chức nào khác, không có khả năng tráng bạc). Cho 38,5 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T tác dụng vừa đủ với 470 ml dung dịch NaOH 1M được m gam hỗn hợp 2 muối và 13,9 gam hỗn hợp 2 ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp muối cần vừa đủ 27,776 lít O2 thu được Na2CO3 và 56,91 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm theo khối lượng của T trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

nNaOH = nCOO = 0,47 mol → nO(muối) = 2nCOO = 0,94 mol

BTNT "Na": nNa2CO3 = 0,5nNaOH = 0,235 mol

- Xét phản ứng đốt muối:

+ mCO2 + mH2O = 44x + 18y = 56,91 (1)

+ BTNT "O": nO(muối) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → 0,94 + 2.1,24 = 2x + y (2)

Giải (1) và (2) được x = 1,005 và y = 0,705

BTKL: m muối = mNa2CO3 + mCO2 + mH2O - mO2 = 0,235.106 + 1,005.44 + 0,705.18 - 1,24.32 = 42,14 (g)

Do sau phản ứng thủy phân thu được 2 muối (muối natri của X và Y) nên các este cũng được tạo thành từ gốc axit của X và Y => Muối có dạng: RCOONa

→ n muối = nNaOH = 0,47 mol

→ M muối = 42,14 : 0,47 = 89,66 → R = 22,66

→ Muối nhỏ hơn là CH3COONa (vì các chất không có phản ứng tráng bạc nên không chứa muối HCOONa)

Giả sử muối gồm:

CH3COONa (a mol)

CnH2n-1COONa (b mol)

a + b = 0,47

2a + b(n+1) = nCO2 + nNa2CO3 = 1,24 (BTNT "C")

1,5a + b(n-0,5) = nH2O = 0,705

Giải hệ trên được a = 0,17; b = 0,3 và n = 2 (CH2=CH-COONa)

- Xét phản ứng thủy phân E:

BTKL: mE + mNaOH = m muối + m ancol + mH2O → 38,5 + 0,47.40 = 42,14 + 13,9 + mH2O

→ mH2O = 1,26 gam → nH2O = 0,07 mol

Do các axit đơn chức nên ta có → nX,Y = nH2O = 0,07 mol

Mà nNaOH = nX,Y + nZ + 2nT → nZ + 2nT = 0,47 - 0,07 = 0,4 mol

- Xét hỗn hợp ancol gồm 1 ancol đơn chức CnH2n+2O (u) và 1 ancol hai chức CnH2n+2O2 (v):

nZ + 2nT = 0,4 → u + 2v = 0,4

Ta có: 0,5u + v < u + v < u + 2v => 0,2 < u + v < 0,4 → 13,9/0,4 < M ancol < 13,9/0,2

→ 34,75 < M ancol < 69,5

TH1: C3H8O (u) và C3H8O2 (v)

Ta có: u+2v = 0,4 và 60u + 76v = 13,9 → nghiệm âm (loại)

TH2: C2H6O (u) và C2H6O2 (v)

Ta có: u+2v = 0,4 và 46u + 62v = 13,9 => u = 0,1; v = 0,15

Như vậy suy ra thành phần của E

→ %mT = (0,15.158/38,5).100% = 61,56% gần nhất với 61%

Đáp án D

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 188805

Hòa tan hoàn toàn 8,6 gam hỗn hợp Al, Mg, Fe, Zn vào 100 gam dung dịch gồm KNO3 1M và H2SO4 2M, thu được dung dịch X chứa 43,25 gam muối trung hòa (không chứa Fe3+) và hỗn hợp khí Y (trong đó H2 chiếm 4% khối lượng Y). Cho một lượng KOH vào X, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kết tủa Z (không có khí thoát ra). Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 12,6 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X gần giá trị nào nhất sau đây?

Xem đáp án

muối = mAl,Mg,Fe,Zn + mK+ + mSO42- → 43,25 = 8,6 + 39x + 96.2x → x = 0,15 mol

Đặt mY = m (gam) → mH2 = 0,04m gam → nH2 = 0,02m (mol)

BTNT "H": nH2O = nH2SO4 - nH2 = 0,3 - 0,02m (mol)

BTKL: mKL + mKNO3 + mH2SO4 = m muối + mY + mH2O

→ 8,6 + 0,15.101 + 0,3.98 = 43,25 + m + 18(0,3 - 0,02m) → m = 7,03125 gam

→ m dd sau pư = mKL + m(dd KNO3+H2SO4) - m khí = 8,6 + 100 - 7,03125 = 101,56875 gam

- Đặt nAl3+ = a; nMg2+ = b; nFe2+ = c; nZn2+ = d (mol)

BTĐT cho dd X: 3nAl3+ + 2nMg2+ + 2nFe2+ + 2nZn2+ + nK+ = 2nSO42-

3a + 2b + 2c + 2d + 0,15 = 2.0,3 => 3a + 2b + 2c + 2d = 0,45 (*)

- Xét hỗn hợp oxit sau khi nung kết tủa: Al2O3 (0,5a), MgO (b), Fe2O3 (0,5c), ZnO (d)

nO(oxit) = m oxit - mKL = 12,6 - 8,6 = 4 gam → nO(oxit) = 0,25 mol

→ 3.0,5a + b + 3.0,5c + d = 0,25 (**)

Lấy 2(**) - (*) được c = 0,05

→ C%FeSO4 = (0,05.152)/ 101,56875.100% = 7,48% gần nhất với 7,5%

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 188806

Thực hiện thí nghiệm theo thứ tự:
+ Cho vài giọt phenolphtalein vào 3 ống nghiệm chứa nước được đánh số thứ tự.
+ Cho vào ống thứ nhất 1 mẩu Na nhỏ.
+ Cho vào ống thứ hai 1 mẩu Mg.
+ Cho vào ống thứ ba một mẩu Al.
Để yên các ống nghiệm một thời gian rồi lần lượt đun nóng. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Sau khi đung nóng có 2 ống nghiệm chuyển sang màu hồng laf ống 1 và ống 2

Ống 1: Na tan trong H2O ngay ở điều kiện thường

Na + H2O → NaOH + H2

Ống 2: Mg tan trong H2O khi đun nóng

Mg + H2O →  Mg(OH)2 + H2

tại ống 3, xảy ra phản ứng ở điều kiện thường nhưng nhanh chóng dừng lại do tạo kết tủa keo. Không có gì khác xảy ra khi đun nóng.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »