Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Lý Thường Kiệt lân·

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Lý Thường Kiệt lân·

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 25 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 193437

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức, một axit cacboxylic hai chức (hai axit đều mạch hở, có cùng số liên kết π) và hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 0,21 mol CO2 và 0,24 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa m gam X (giả sử hiệu suất các phản ứng đều bằng 100%), sản phẩm sau phản ứng chỉ có nước và 5,4 gam các este thuần chức. Phần trăm khối lượng của ancol có phân tử khối lớn trong X gần nhất với:

Xem đáp án

Tổng quát : COOH + OH → COO + H2O

Vì chỉ tạo este thuần chức →COOH phản ứng vừa đủ với OH

Gọi nCOOH = x = nOH = nCOO = nH2O

meste + mH2O = mC + mH + mO → 5,4 + 18x = 0,21.12 + 0,23.2 + 3x.16

→ x = 0,08 mol

Bảo toàn O : nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

→ nO2 = 0,21 mol

→ mX = 6,84g

Do nH2O > nCO2 → 2 ancol no , đơn chức

Giả sử 2 axit đều có 2 pi

→ nH2O – nCO2 = nancol – naxit → naxit = 0,05 mol

Mà nCOOH = 0,08 → naxit 2 chức = 0,03 ; naxit đơn chức = 0,02

→ Số C trung bình = 1,6

Vì 2 axit có cùng số pi = 2 → axit đơn chức có ít nhất 3C

→ chứng tỏ ancol là CH3OH : x mol và C2H5OH : y mol

Số H trung bình = 3,7 → axit là HOOC-COOH

Axit đơn chức là CnH2n-2O2 : 0,02 mol (n > 2)

→ x + y = 0,08 = nancol

Ta có: nC = x + 2y + 0,02n + 0,03.2 = 0,21 → x + 2y + 0,02n = 0,15

→ y + 0,02n = 0,15 – 0,08 = 0,07

→ 0,02n < 0,07 => n < 3,5

→ n = 3 (TM) → x= 0,07 ; y = 0,01 mol

→ %mC2H5OH(X) = 6,73%

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 193438

Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ 200ml dung dịch HCl 2M vào Y được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Xem đáp án

Để ý (4Al + 3C = Al4C3) + 12H2O → 4Al(OH)3 + (3CH4 = 3C + 12H)

(Ca + 2C = CaC2) + 2H2O → Ca(OH)2 + (C2H2 = 2C + 2H)

→ quy đổi X gồm x mol Al + y mol Ca và 0,2 mol C khi tác dụng H2O

→ Z gồm 0,2 mol C + 1,05 mol H

→ 1,05 = 3x + 2y. Khối lượng 27x + 40y = 12,75

→ giải x = 0,25 mol Al và 0,15 mol Ca.

có 0,4 mol Cl đi về 0,15 mol CaCl2 và 0,1/3 mol AlCl3

→ còn bao nhiêu Al nữa ở hết trong tủa Al(OH)3

→ yêu cầu m = (0,25 – 0,1 ÷ 3) × 78 = 16,9 gam

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 193439

Hỗn hợp X chứa 1 amin no mạch hở đơn chức, 1 ankan, 1 anken. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X cần dùng vừa đủ 1,03 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,56 mol CO2 và 0,06 mol N2. Phần trăm khối lượng của anken có trong X gần nhất với

Xem đáp án

namin = 0,12 mol ; nX = 0,4 mol

Bảo toàn oxi: nO2.nCOnH2

→ nH20,94 mol

TQ : CnH2n+3N ; CmH2m+2 ; CtH2t

​→ − nCO1,5naminankan

​→ nankan = 0,2 mol ​→ nanken = 0,08 mol

Bảo toàn C : 0,12n + 0,2m + 0,08t = 0,56

​→ n = m = 1 ; t = 3

​→ CH5N ; CH4 ; C3H6

​→ mC3H32,6%

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 193440

Hỗn hợp rắn X gồm FeS , FeS2 , FexOy , Fe. Hòa tan hết 29,2g X vào dung dịch chứa 1,65 mol HNO3 sau phản ứng thu được dung dịch Y và 38,7g hỗn hợp khí Z (NO và NO2) ( không có sản phẩm khử nào khác của NO3-). Cô cạn dung dịch Y thì thu được 77,98g hỗn hợp muối khan. Mặt khác, khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y lấy kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 83,92g chất rắn khan. Dung dịch Y hòa tan tối đa m gam Cu tạo khí NO duy nhất. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Y có thể hòa tan Cu tạo NO → Y có H+ , NO3- dư → Fe → Fe3+

Vì không có sản phẩm khử nào khác ngoài NO và NO→ không có NH4+

→ H trong HNO3 chuyển thành H trong H2O

→ nH2O = ½ nHNO3 pứ

Bảo toàn khối lượng : mX + mHNO3 pứ = mmuối + mH2O + mNO+NO2

→  nHNO3 pứ = 1,62 mol ; nH2O = 0,81 mol

→ nHNO3 dư = 0,03 mol

Giả sử trong muối khan gồm x mol Fe2(SO4)3 và y mol Fe(NO3)3

→ mmuối = 400x + 242y = 77,98

→ Chất rắn sau nung gồm : (x + 0,5y) mol Fe2O3 và 3x mol BaSO4

→ mrắn = 160(x + 0,5y) + 233.3x = 83,92

→ x = 0,08 ; y = 0,19 mol

Dung dịch Y gồm : 0,35 mol Fe3+ ; 0,6 mol NO3- ; 0,03 mol H+ có thể phản ứng với Cu

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

2Fe3+ + Cu → Cu2+ + 2Fe2+

→ nCu pứ = 3/8nH+ + 1/2nFe3+ = 0,18625 mol

→ m = 11,92g

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 193442

Cho 6,06 gam hỗn hợp gồm K và Ba vào dung dịch chứa đồng thời các axit HCl 2M và H2SO4 1M thu được dung dịch X chứa m gam chất tan và 4,66 gam kết tủa. Khi cho 5,13 gam muối Al2(SO4)3 vào dung dịch X thì sau các phản ứng hoàn toàn thu được 3,11 gam kết tủa. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Nhận xét: 5,13 gam muối Al2(SO4)3 ứng 0,015 mol

→ nếu đủ OH- thì sinh tối đa 0,015 × 2 × 78 = 2,34 gam tủa < 3,11 gam.

→ theo đó, trong X cần phải có dư Ba2+. Có nghĩa là H2SO4 đã nằm hết trong 4,66 gam kết tủa BaSO4.

→ có 0,02 mol H2SO4 → có 0,04 mol HCl (tỉ lệ nồng độ trong cùng một dung dịch)

→ dung dịch X gồm K+; Ba2+; 0,04 mol Cl- và OH-.

Trong X, ta quan tâm đến x mol Ba2+ và y mol OH-.

Nhận xét chút: Cl-; OH- sinh ra do (6,06 – 0,02 × 137 = 3,32 gam) Ba và K; nên không thế sinh quá 0,045 mol OH- được; đã thế muốn kết tủa rồi hòa tan Al3+ thì cần mol OH- > 0,09 mol.

→ 3,11 tủa này gồm x mol BaSO4 và y/3 mol Al(OH)3 → mtủa = 3,11 = 233x + 26y (1).

Lại để ý: nK+ = (y + 0,04 – 2x) nên → 39.(y + 0,04 – 2x) + 137x = 3,32 gam (2).

Giải hệ được x = 0,01 mol và y = 0,03 mol ||→ nK+ = 0,05 mol → m = 5,25 gam.

Chọn đáp án D

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 193444

Hai kim loại thường được điều chế bằng cách điện phân muối clorua nóng chảy là

Xem đáp án

Hai kim loại thường được điều chế bằng cách điện phân muối clorua nóng chảy là Mg, Na.    

Đáp án C

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 193446

Trong phân tử isopren có bao nhiêu liên kết xích ma?

Xem đáp án

Trong phân tử isopren có 12 liên kết xích ma

Đáp án B

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 193447

Chất nào sau đây không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

Xem đáp án

Tinh bột không hòa tan Cu(OH)ở nhiệt độ thường 

Đáp án B

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 193448

Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là:

Xem đáp án

Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là metylamin.

Đáp án D

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 193449

Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ bên :

Sau một thời gian thì ở ống nghiệm chứa dung dịch Cu(NO3)2 quan sát thấy :

Xem đáp án

Hiện tượng phản ứng: Zn + S → ZnS .

ZnS + H2SO4 → H2S + ZnSO4.

Khí H2S sỉnh ra dẫn qua dung dịch Cu(NO3)2 xảy ra phản ứng:

H2S + Cu(NO3)2 → CuS + HNO3.

Sau phản ứng sinh ra kết tủa CuS màu đen.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 193450

Chất nào sau đây không thể tạo ra C2H5OH bằng một phản ứng hóa học?

Xem đáp án

CH3COOH không thể tạo ra C2H5OH bằng một phản ứng hóa học

Đáp án B

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 193451

Nguyên tử Y có số e là 15 và số n là 16. Số khối là

Xem đáp án

Nguyên tử Y có số e là 15 và số n là 16. Số khối là 31

Đáp án A

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 193452

Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic no, mạch hở X và Y (My < Mz). Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được a mol H2O. Mặt khác, a mol X td với lượng dư NaHCO3 thu được 1,6a mol. Thành phần % theo khối lượng Y trong X là:

Xem đáp án

Số nguyên tử H trong axit là số chẵn mà a mol X khi cháy tạo a mol H2O chứng tỏ trong các chất Y, Z mỗi phân tử chỉ có 2 nguyên tử H: Y là HCOOH; Z là HOOC-COOH

Ta có nZ = 1,6a - a = 0,6a; nY = 0,4a

→ %mY = (46.0,4a) : (46.0,4a + 90.0,6a) = 25,41%

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 193453

Cho y gam kim loại M vào dung dịch Fe2(SO4)3, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch tăng thêm y gam. Kim loại M là 

Xem đáp án

Muốn cho khối lượng tăng y gam → chứng tỏ không sinh ra chất khí cũng không sinh ra chất kết tủa → chỉ có Cu thoả mãn:

Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu

Nhận thấy Ag không tham gia phản ứng với Fe3+ → loại D

Loại Ba vì sinh H2, BaSO4, Fe(OH)3 → khối lượng dung dịch giảm

Đáp án A.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 193454

Tơ nilon -6,6 thuộc loại:

Xem đáp án

Tơ nilon -6,6 thuộc loại tơ tổng hợp.

Đáp án D

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 193455

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Thạch cao sống có công thức là CaSO4.2H2O

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 193456

Khi trời sấm chớp mưa rào, trong không trung xảy ra các phản ứng hóa học ở điều kiện nhiệt độ cao có tia lửa điện, tạo thành các sản phẩm theo nước mưa rơi xuống, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng có tác dụng như một loại phân bón nào dưới đây?

Xem đáp án

Khi có sấm chớp sẽ xảy ra phản ứng:

N2 + O→ 2NO

Sau đó : 4NO + 3O2 + 2H2O → 4HNO3

→ theo nước mưa rơi xuống hòa với các ion trong đất tạo phân nitrat cung cấp cho cây trồng

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 193457

Cho m gam Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

Xem đáp án

N+5 + 3e → N+2      

         0,6 ← 0,2                   

Fe0 → Fe+3 + 3e

0,2 ←            0,6

→ mFe = 0,2.56 = 11,2 gam

Đáp án A

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 193458

Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

Xem đáp án

Saccarozơ thuộc loại đisaccarit

Đáp án A

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 193460

Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Fe23 và CuO vào 70 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y và hỗn hợp kim loại Z. Cho Y tác dụng hết với KOH dư, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là

Xem đáp án

Còn kim loại → đồng dư

Trong dung dịch có Fe2+ x mol ;Cu2+ y mol ; Cl-: 0,07 mol

Bảo toàn điện tích x+y = 0,035

m chất rắn = mFe2O3 + mCuO = x/2 *160 +y*80 =(x+y)*80 = 2,8

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 193462

Công thức phân tử của triolein là

Xem đáp án

Công thức phân tử của triolein là C57H104O6

Đáp án B

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 193463

Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là

Xem đáp án

FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl.

Đáp án B

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 193465

Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp rắn X gồm Al, FeO và Fe2O3 ( trong điều kiện không có không khí) thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau.

+ Cho phần một vào dung dịch NaOH dư, thu được 0,45 mol H2 và còn m gam chất rắn không tan.

+ Cho phần hai vào dung dịch HNO3 dư, thu được 0,7 mol NO ( sản phẩm khử duy nhất).

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

Xem đáp án

Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hỗn hợp rắn Y + NaOH thấy có H2 thoát ra → Al dư sau phản ứng nhiệt nhôm

Vậy hỗn hợp Y gồm Al2O3, Fe và Al dư

Phần 1: Bảo toàn e → nAl dư = 2/3nH2 = 2/3. 0,45 = 0,3 (mol)

Phần 2: Bảo toàn e: 3nFe + 3nAl dư = 3nNO → nFe = (3.0,7 – 3.0,3)/3 = 0,4 (mol)

→ m = mFe = 0,4. 56 = 22,4 (g)

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 193467

Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở phản ứng vừa đủ với a mol KOH, thu được hai muối và b mol ancol (a > b). Hỗn hợp X gồm

Xem đáp án

Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở phản ứng vừa đủ với a mol KOH, thu được hai muối và b mol ancol (a > b). Hỗn hợp X gồm axit và este.

Đáp án A

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 193468

Hòa tan 3,82 gam hỗn hợp X gồm NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4 vào nước dư thu được dung dịch Y. Trung hòa hoàn toàn Y cần 50 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch Z. Khối lượng kết tủa thu được khi cho Z tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư là

Xem đáp án

Gọi số mol NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4 lần lượt là x, y, z mol

→ 120x+ 142y + 164z= 3,82 (*1)

Trung hòa Y bằng dung dịch KOH:

H2PO4-+ 2OH- → PO43-+ 2H2O (1)

x              2x           x mol

HPO42-+ OH- → PO43-+ H2O (2)

y               y        y mol

Theo PT (1) và (2) ta có nOH-= 2x+ y= 0,05 mol (*2)

Nhân cả 2 vế của (*2) với 22 ta có 44x + 22y= 1,1 gam (*3)

Công theo vế của (*1) với (*3|) ta có: 164x +164y + 164 z= 1,1+ 3,82=4,92

→ x + y +z= 0,03 mol

Tổng số mol PO43- có trong dung dịch Z là x+ y+z (mol)

3Ag++ PO43- → Ag3PO4 ↓ (3)

Theo PT (3) ta có nAg3PO4= nPO4(3-)= x+ y+z= 0,03 mol

→ mAg3PO4= 0,03.419= 12,57 gam

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 193471

Cho các chất X, Y, Z, T thỏa mãn bảng sau :

Xem đáp án

X, Y, Z, T lần lượt là CH3COOH, HCOOCH3 , glucozơ, phenol.

Đáp án B

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 193472

Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:

Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Giải thích các quá trình biến thiên trong đồ thị:

Đoạn 1: Đi lên, do sự tạo thành BaSO4 và Al(OH)3

Đoạn 2: Đi xuống, do sự hòa tan kết tủa Al(OH)3

Đoạn 3: Đi ngang, do BaSO4 không tan.

Từ đồ thị ta thấy giá trị m = 69,9 gam không đổi khi thể tích Ba(OH)2 thay đổi

→ m↓  = mBaSO4 = 69,9 (gam) → nBaSO4 = 69,9 : 233 = 0,3 (mol)

nAl2(SO4)3 = 1/3 nBaSO4 = 0,1 (mol)

→ nAl3+ = 2nAl2(SO4)3 = 2. 0,1 = 0,2 (mol)

Theo công thức tính nhanh, xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan: nOH- = 4nAl3+ - n

→ 0,4V = 4.0,2 – 0

→ V = 2 (lít)

Gần nhất với 2,1 lít

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 193473

Cho hỗn hợp X gồm 0,5 mol C2H5OH và 0,7 mol C3H7OH dẫn qua H2SO4 đặc nóng thu được m gam hỗn hợp Y gồm các ete và anken. Cho Y vào dung dịch brom dư thì thấy có 1 mol Br2 đã tham gia phản ứng. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Ta có: Ancol → Anken + H2O

           2 Ancol → Ete + H2O

Ta có: nBr2 = n anken = nH2O (tạo anken) = 1 mol

→ n ancol (tạo anken) = 1 mol → n ancol (tạo ete) = n ancol bđ - n ancol (tạo anken) = (0,5 + 0,7) - 1 = 0,2 mol

→ nH2O (tạo ete) = 0,5.n ancol (tạo ete) = 0,1 mol

BTKL → m ancol = mete + anken + mH2O 

→ 0,5.46 + 0,7.60 = mete + anken + 18(1 + 0,1)

→ mete + anken = 45,2 gam

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 193475

Cho các phát biểu sau:

(a) Để xử lí thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh.

(b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon.

(c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính.

(d) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit.

(e) Có thể dùng phèn chua để sát trùng, khử độc.

(f) Muối K2SO4 được dùng làm phân bón cho cây trồng.

(g) Điều chế phân bón amophot từ amoniac và axit photphoric.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

Xem đáp án

(a) Để xử lí thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh.

(b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon.

(c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính.

(d) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit.

(f) Muối K2SO4 được dùng làm phân bón cho cây trồng.

(g) Điều chế phân bón amophot từ amoniac và axit photphoric.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 193476

Hỗn hợp X gồm 3 chất hữu cơ có cùng số mol, đều đơn chức (chứa 3 loại nhóm chức khác nhau), mạch hở và có công thức phân tử là CH2O2, C2H4O2, C32O. Số mol AgNO3 phản ứng tối đa với 0,3 mol X trong dung dịch NH3

Xem đáp án

Để X tác dụng với nhiều AgNO3/NH3 nhất thì ta lựa chọn các cấu tạo của X gồm:

HCOOH: 0,1 mol

HCOOCH3: 0,1 mol

CH≡C-CHO: 0,1 mol

→ nAgNO3 = 0,1.2 + 0,1.2 + 0,1.3 = 0,7

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »