Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên lần 1

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên lần 1

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 33 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 193597

Hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CrO4

Xem đáp án

Ta biết: \(2CrO_4^{2 - } + 2{H^ + }\to C{r_2}O_7^{2 - } + {H_2}O\).

→ Khi thêm H2SO4 vào, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

→ muối Na2CrO4 có màu vàng chuyển dần sang màu da cam của muối Na2Cr2O7.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 193598

Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?

Xem đáp án

Chỉ có Chỉ có Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch axit HCl: \(Al{\left( {OH} \right)_3} + 3HCl\to AlC{l_3} + 3{H_2}O\)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 193599

“Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là

Xem đáp án

Ở nhiệt độ thường, khi được nén dưới áp suất 60 atm, khí CO2 sẽ hóa lỏng. Khi làm lạnh đột ngột khí CO2 hóa thành khối rắn, trắng, gọi là “nước đá khô”.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 193600

Tên gọi của hợp chất hữu cơ CH3COOH là

Xem đáp án

Tên gọi của hợp chất hữu cơ CH3COOH là axit axetic.

Đáp án D

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 193603

Muối nào sau đây thuộc loại muối trung hòa?

Xem đáp án

\(NaHC{O_3};N{H_4}HC{O_3}\) và KHS là các muối axit vì chứa gốc anion còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+. Chỉ có muối NH4Cl trong dãy thuộc loại muối trung hòa.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 193604

Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch KHCO3?

Xem đáp án

\(KHC{O_3} + HCl \to KCl + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 193605

Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?

Xem đáp án

Metylamin làm xanh quỳ tím

Đáp án C

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 193606

Công thức chung của anken là

Xem đáp án

Công thức chung của anken là \({C_n}{H_{2n}}\left( {n \ge 2} \right)\)

 
Câu 11: Trắc nghiệm ID: 193607

Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

Xem đáp án

Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit

Đáp án D

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 193608

Crom (III) hiđroxit tan trong dung dịch nào sau đây?

Xem đáp án

Crom (III) hiđroxit (Cr(OH)3) là một chất lưỡng tính, tan được trong dung dịch NaOH.

Phản ứng hóa học xảy ra: Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 193609

Cho 10,7 gam hỗn hợp X gồm Al và MgO vào dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng MgO trong X là

Xem đáp án

Chỉ có Al trong X phản ứng với NaOH, phương trình: \(2Al + 2NaOH \to 2NaAl{O_2} + 3{H_2} \uparrow \).

Giả thiết cho 0,15 mol H2 → 10,7 gam X chứa 0,1 mol Al → còn lại MgO có 8,0 gam.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 193610

Cho 8,04 gam hỗn hợp CH3CHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 55,2 gam kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng còn lại m gam chất không tan. Giá trị của m là

Xem đáp án

Cho hỗn hợp vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 xảy ra:

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag↓.

HC≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ + 2NH4NO3.

Theo đó, gọi số mol CH3CHO và C2H2 trong 8,04 gam hỗn hợp lần lượt là a, b mol.

Ta có ngay hệ các phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}44a + 26b = 8,04\\216a + 240b = 55,2\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 0,1\,\,mol\\b = 0,14\,\,mol\end{array} \right..\)

55,2 gam kết tủa gồm 0,2 mol Ag và 0,14 mol AgC≡CAg.

Dẫn lượng này vào dung dịch HCl dư, chỉ xảy ra phản ứng:

AgC≡CAg + 2HCl → HC≡CH + 2AgCl↓.

⇒ m gam chất không tan thu được gồm 0,2 mol Ag và 0,28 mol AgCl

⇒ m = 61,78 gam.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 193611

Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm

Xem đáp án

Chỉ xảy ra các phản ứng:  

\(\begin{array}{l} {H_2} + CuO \to Cu + {H_2}O\\ 3{H_2} + F{e_2}{O_3} \to 2Fe + 3{H_2}O \end{array}\)

H2 không khử được oxit các kim loại Mg và Al.

Theo đó, kết thúc quá trình, hỗn hợp chất rắn thu được gồm Cu, Fe, Al2O3, MgO.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 193612

Phản ứng nào sau đây chứng minh phenol là một axit yếu?

Xem đáp án

\({C_6}{H_5}ONa + C{O_2} + {H_2}O \to {C_6}{H_5}OH + NaHC{O_3}\)

Đáp án D

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 193613

Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là

Xem đáp án

Phản ứng: \(3Cu + 8{H^ + } + 2NO_3^ - \to 3C{u^{2 + }} + 2NO \uparrow + 4{H_2}O\)

Khí NO không màu, hóa nâu trong không khí (phản ứng: \(2NO + {O_2} \to 2N{O_2}\)).

→ Chứng tỏ chất X chứa gốc nitrat 

 Mặt khác: \(X + NaOH \to N{H_3} \uparrow \) (khí mùi khai thoát ra) || → X chứa gốc amoni (NH4+).

Theo đó, chất X phù hợp là amoni nitrat.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 193614

Cho 9,85 gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dich HCl 1M, thu được dung dịch chứa 18,975 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

Xem đáp án

Sơ đồ phản ứng: 9,85 gam hỗn hợp hai amin + ? gam HCl → 18,975 gam hỗn hợp muối.

→ Bảo toàn khối lượng có \({m_{HCl}} = 9,125{\rm{ gam}} \to {n_{HCl}} = 0,25{\rm{ mol}} \to V = 250{\rm{ ml}}\).

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 193615

Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ bên. Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên gồm

Xem đáp án

Phản ứng este hóa:

CH3COOH + C2H5OH  ⇄ CH3COOC2H5 + H2O.

Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên gồm CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc.

 Vai trò của H2SO4 đặc là xúc tác cho phản ứng; đồng thời nó là chất hút nước → làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận

⇒ tăng hiệu suất của phản ứng este hóa

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 193616

Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?

Xem đáp án

Glucozơ không có phản ứng thủy phân

Đáp án A

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 193619

Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp Al2(SO4)3 và Al(NO3)3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị trên.

Giá trị của m là

Xem đáp án

Đặt nAl2(SO4)3 = a mol; nAl(NO3)3 = b (mol)

*Khi y = 4,275 gam thì BaSOđạt cực đại

BT “S”: nBaSO4 = nBa(OH)2 = 3nAl2(SO4)3 = 3a (mol)

nOH- = 6a (mol) → nAl(OH)3 = 2a (mol)

Ta có: y = 233.3a + 78.2a = 4,275 → a = 0,005 mol

*Khi x = 0,045 mol → Al(OH)3 đạt cực đại

→ nAl3+ = nOH-:3 hay 2a + b = 0,09:3 => b = 0,02

→ m = 0,005.342 + 0,02.213 = 5,97 gam

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 193620

Phương trình hóa học nào sau đây được viết sai?

Xem đáp án

\(NaHC{O_3} \to NaOH + C{O_2}\)

→ Sai

Đáp án D

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 193621

Cho 2,13 gam P2O5 vào dung dịch chứa x mol NaOH và 0,02 mol Na3PO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 6,88 gam hai chất tan. Giá trị của x là

Xem đáp án

*Giả sử chỉ tạo muối NaH2PO4 → nNaH2PO4 = nP = 0,015.2 + 0,02 = 0,05 mol

→ m1 = 0,05.120 = 6 (g)

*Giả sử chỉ tạo muối Na2HPO4 → nNa2HPO4 = nP = 0,015.2 + 0,02 = 0,05 mol

→ m= 0,05.142 = 7,1 (g)

*Giả sử chỉ tạo muối Na3PO4 => nNa3PO4 = nP = 0,015.2 + 0,02 = 0,05 mol

→ m3 = 0,05.164 = 8,2 (g)

Thấy m< m < m2 → Tạo 2 muối NaH2PO4 (x mol) và Na2HPO4 (y mol)

Ta có: 

x + n0,05 và 1421206,88 

→ 0,04 và 0,01

BT “Na”: nNaOH = nNaH2PO4 + 2nNa2HPO4 – 3nNa3PO4 = 0,03 mol

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 193622

Cho 24,5 gam tripeptit X có công thức Gly-Ala-Val tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng (trong quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học) thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

Xem đáp án

X là Gly-Ala-Val có MX = 245 → 24,5 gam X tương ứng với 0,1 mol.

HCl dùng dư nên quá trình (X + NaOH), sau đó + HCl cuối cùng sản phẩm muối thu được gồm:

0,6 mol NaCl + 0,1 mol Gly-HCl + 0,1 mol Ala-HCl + 0,1 mol Val-HCl.

→ \(m = 0,6 \times 58,5 + 0,1 \times 111,5 + 0,1 \times 125,5 + 0,1 \times 153,5 = 74,15\) gam.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 193624

Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần vừa đủ 7,75 mol O2 và thu được 5,5 mol CO2. Mặt khác a mol X tác dụng tối đa với 0,2 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Độ bất bão hòa của X là k = 0,2/a + 3

* Khi đốt cháy X:

Bảo toàn nguyên tố O ta có: 6.nX + 2.nO2 = 2nCO2 + nH2O

Suy ra nH2O = 6a + 2.7,75 - 2.5,5 = 6a + 4,5 (1)

Mặt khác: nX.(k - 1) = nCO2 - nH2O → a.(0,2/a + 3 - 1) = 5,5 - (6a + 4,5)

Giải phương trình trên ta được a = 0,1

Thay vào (1) ta được nH2O = 5,1 (mol)

Bảo toàn khối lượng cho phản ứng đốt cháy ta có: mX + mO2 = mCO2 + mH2O

→ mX = 85,8 gam

*Khi thủy phân triglixerit X trong NaOH vừa đủ:

Gọi công thức của X là (RCOO)3C3H5.

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3

0,1 0,3 0,1 mol

Bảo toàn khối lượng cho phản ứng thủy phân ta có:

m = mmuối = mX + mNaOH - mglixerol = 85,8 + 0,3.40 - 0,1.92 = 88,6 (gam)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 193625

Cho kim loại M và các chất X, Y, Z thỏa mãn sơ đồ phản ứng sau:

M + Cl2, to → X; X + Ba(OH)2 → Y; Y + CO2 + H2O → Z.

Các chất X và Z lần lượt là

Xem đáp án

2Al (M) + 3Cl2 → 2AlCl3 (X).

2AlCl3 + 4Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 (Y) + 3BaCl2 + 4H2O.

Ba(AlO2)2 + 2CO2 dư + 4H2O → Ba(HCO3)2 + 2Al(OH)3 (Z).

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 193627

Chất nào sau đây không phải trạng thái khí, ở nhiệt độ thường? 

Xem đáp án

Đáp án D

Có 4 amin là chất khí ở nhiệt độ thường gồm: metylamin: CH3NH2; etylamin: C2H5NH2; đimetylamin: CH3NHCH3 và trimetylamin (CH3)3N.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 193628

Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng tối đa với 200ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng) thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 20,5 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng Na dư, sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn trong bình tăng 6,9 gam so với ban đầu. Giá trị của m là

Xem đáp án

Vì có vòng benzen nên có thể tác dụng với NaOH theo tỷ lệ 1:2

+ Đặt nEste td với NaOH tỉ lệ 1:1 (Este A) = a

+ Đặt nEste td với NaOH tỉ lệ 1:2 (Este B) = b

Ta có sơ đồ

\(\left\{ \begin{array}{l}A:a\\B:b\end{array} \right. + \underbrace {NaOH}_{0,2(mol)} \to \underbrace {Muoi}_{20,5g} + \underbrace {Ancol}_{(6,9 + a)gam} + \underbrace {{H_2}O}_{b(mol)}\)

PT theo nNaOH: a + 2b = 0,2 (2)

PT theo BTKL: 136(a+b) + 8 = 20,5 + 6,9 + a + 18b ⇒ 135a + 118b = 19,4 (2)

+ Giải hệ (1) và (2) ta có a = 0,1 và b = 0,05

⇒ m = 136(a+b) = 20,4 gam  Chọn C

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 193629

Cho 4,32 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng với V lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm Cl2 và O2 (có tỉ khối so với H2 bằng 32,25), thu được hỗn hợp rắn Z. Cho Z vào dung dịch HCl, thu được 1,12 gam một kim loại không tan, dung dịch T và 0,224 lít H2 (đktc). Cho T vào dung dịch AgNO3 dư thu được 27,28 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

Xem đáp án

Theo pt đường chéo:  nO5 : → nCl5anOamol

Gọi xnFyn, Fe dư: 0,02 mol

BT e có: 2x + 2(y – 0,02)=5a.2 + 4a + 0,01.2

 T + AgNO3 có:  

27,28 143,5[2x+2(y0,02)108(y0,02)

0,04; y=0,06; a=0,01

→ n=0,06

1,344

Đáp án A

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 193630

Điện phân dung dịch gồm 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dung dịch X có khối lượng giảm 21,5 gam so với dung dịch ban đầu. Cho thanh sắt vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt giảm 2,6 gam và có khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là

Xem đáp án

21,5 gam dung dịch giảm → đọc tương ứng ra 0,1 mol CuCl2 + 0,1 mol CuO.

(nếu tự luận, sẽ phải xét trường hợp ra H2O nữa, nhưng trắc nghiệm quan sát 4 đáp án x ≥ 0,2 nên ổn).

Từ đó, tương ứng đọc ra X chứa 0,2 mol NaNO3 và (x – 0,2) mol Cu(NO3)2 + 0,2 mol HNO3.

Phản ứng với thanh sắt:

\({\rm{Fe}}\,\,{\rm{ + }}\,\,\,\left\{ \begin{array}{l}\overbrace {{\rm{Cu}}{{\left( {{\rm{N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}} \right)}_{\rm{2}}}}^{\left( {{\rm{x}} - {\rm{0,2}}} \right)\,\,{\rm{mol}}}\\\,\,\,\,\underbrace {{\rm{HN}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}}_{{\rm{0,2}}\,\,{\rm{mol}}}\end{array} \right\}\,\,\, \to \,\,\,{\rm{Fe}}{\left( {{\rm{N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}} \right)_{\rm{2}}}\,\,\,{\rm{ + }}\,\,\underbrace {\,{\rm{NO}}\,}_{{\rm{0,05}}\,\,{\rm{mol}}}\,\,{\rm{ + }}\,\,\,{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\,\,\,{\rm{ + }}\,\,\,{\rm{Cu}}{\rm{.}}\)

0,2 mol HNO3 ⇒ có 0,05 mol NO ⇒ bảo toàn nguyên tố N có (x – 0,125) mol Fe(NO3)2.

 Δmthanh sắt giảm = mFe mất đi – mCu tạo thêm = 56 × (x – 0,125) – 64 × (x – 0,2) = 2,6

⇒ x = 0,4

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 193631

Cho từ từ từng giọt dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3 thu được V lít CO2. Ngược lại, cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa a mol Na2CO3 vào dung dịch chứa b mol HCl thu được 3V lít CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ a : b bằng

Xem đáp án

Do 2 thí nghiệm thu được lượng khí khác nhau ⇒ H+ không dư.

Xét thí nghiệm 1: cho từ từ H+ vào CO32– ⇒ phản ứng xảy ra theo thứ tự:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{H^ + } + CO_3^{2 - } \to HCO_3^ - }\\{{H^ + } + HCO_3^ - \to C{O_2} + {H_2}O}\end{array}} \right.\) ⇒ nCO2 = nH+ – nCO32– = (b – a) mol.

Xét thí nghiệm 2: cho từ từ CO32– vào H+ ⇒ chỉ xảy ra phản ứng:

2H+ + CO32– → CO2 + H2O ⇒ nCO2 = nH+ ÷ 2 = 0,5b mol.

0,5b = 3 × (b – a) ⇒ 3a = 2,5b ⇒ a : b = 5 : 6 ⇒ chọn B.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 193633

Nung 32 gam một muối vô cơ X (chứa oxi) đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp Y và 6,08 gam một hợp chất rắn Z không tan trong nước. Hấp thụ toàn bộ Y vào 400 gam dung dịch KOH 3,36%, thu được dung dịch chứa một muối vô cơ duy nhất có nồng độ 5,69%. Phần trăm khối lượng của oxi trong X là

Xem đáp án

Giả sử sản phẩm khia hấp thụ vào dung dịch KOH sinh ra muối KaA (Aa- là gốc anion axit tạo muối).

Bảo toàn nguyên tố K  .

Lại có: khối lượng hỗn hợp khí là 32 – 6,08 = 25,92 gam.

Khối lượng dung dịch muối là 25,92 + 400 = 425,92 gam.

Theo đó:

C% = [(0,24.(39a + A) : 425,92a].100% = 5,69 → A = 62a

Tương ứng a = 1 → A = 62 là gốc .

 vậy trong sản phẩm khí có NO2, O2 và muối ban đầu là muối nitrat.

Khi nhiệt phân muối nitrat thì sản phẩm rắn là nitrit hoặc oxit kim loại hoặc kim loại.

ó Giả thiết hợp chất rắn không tan trong nước  đó là oxit kim loại hoặc kim loại.

- Xét nếu 6,08 gam Z là oxit kim loại: 

M(NO3)n → M2Om + NO2 + O2 (hóa trị m > n)

Ta có: nNO3- = nNO2 = nKOH = 0,24 mol

→ n muối = nM = 0,24 : n → M = 52

là kim loại Cr, muối là Cr(NO3)3.

Nhận xét: mmuối khan = 0,08 ´ 238 = 19,04 < 32 gam  muối X là muối có kết tinh nước. 

mH2O X ngậm = 32 - 19,04 = 12,96 

→ nH2) X ngậm = 0,72 mol

Tỉ lệ 0,72 + 0,08 = 9  công thức muối X tương ứng là Cr(NO3)3.9H2O.

 Yêu cầu: %m O trong X = (18.16) : (400.100%) = 72%

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 193634

Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, phân tử đều có chứa hai liên kết π; Z là ancol hai chức có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần vừa đủ 28,56 lít O2 (đktc), thu được 45,1 gam CO2 và 19,8 gam H2O. Mặt khác, m gam E tác dụng với tối đa 16 gam Br2 trong dung dịch. Nếu cho m gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (dư, đun nóng) thì thu được bao nhiêu gam muối?

Xem đáp án

Đốt 11,16 gam E + 0,59 mol O2 → ? CO2 + 0,52 mol H2O.

⇒ Bảo toàn khối lượng có: nCO2 = 0,47 < nH2O → Z là ancol no, 2 chức.

Quy đổi E về hỗn hợp gồm: CH2=CHCOOH, C3H6(OH)2, CH2, H2O.

nCH2=CHCOOH = nBr2 = 0,1 mol. Đặt nC3H6(OH)2 = x mol; nCH2 = y mol; nH2O = z mol.

nO2 = 0,1 × 3 + 4x + 1,5y = 1,275 mol; nCO2 = 0,1 × 3 + 3x + y = 1,025 mol.

nH2O = 0,1 × 2 + 4x + y + z = 1,1 mol

⇒ Giải hệ cho:

x = 0,225 mol; y = 0,05 mol; z = – 0,05 mol ⇒ không ghép CH2 cho ancol được.

Muối gồm CH2=CHCOONa: 0,1 mol; CH2: 0,05 mol

⇒ m = mmuối = 0,1 × 94 + 0,05 × 14 = 10,1 gam.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 193635

Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%, thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, hiện tượng quan sát được là

Xem đáp án

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ xanh lam + Na2SO4

Lòng trắng trứng + Cu(OH)2 + NaOH → tạo phức màu tím

Đáp án A

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 193636

Cho sơ đồ chuyển hóa:

FeO + H2SO4 loãng → X; X + Na2CrO4 + H2SO4 loãng →Y; Y + NaOH đặc → Z; Z + Br2 + NaOH →T.

Biết các chất Y, Z, T là các hợp chất của crom. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là FeSO4, Cr2(SO4)3, NaCrO2, Na2CrO4.

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

FeSO4 + Na2CrO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + Na2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O

Cr2(SO4)3 + NaOH → NaCrO2 + Na2SO4 + H2O

NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »