Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Quang Trung
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Quang Trung
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
34 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Dung dịch nào dưới đây tác dụng được với NaHCO3?
NaOH tác dụng được với NaHCO3
Đáp án B
Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu:
Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu metyl amin
Đáp án B
Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là:
Các kim loại Na, K, Ca
Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
Chọn đáp án B
Tơ tằm là tơ tự nhiên.
Tơ nilon-6,6, tơ capron, tơ enang là tơ tổng hợp.
Tơ visco và tơ axetat là tơ bán tổng hợp hay còn gọi là tơ nhân tạo.
Trong các công thức sau, công thức có tên gọi tristearin là:
Trong các công thức sau, công thức có tên gọi tristearin là C3H5(OCOC17H35)3
Đáp án B
Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?
Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có ánh kim.
Đáp án B
Dung dịch không có phản ứng màu biure là
Dung dịch không có phản ứng màu biure là Gly-Val.
Đáp án D
Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho?
Glucozơ còn có tên gọi là đường nho
Đáp án B
Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được là
NaNO3 → NaNO2 + ½ O2
Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?
Đồng phân là các chất có cùng công thức phân tử nhưng công thức cấu tạo khác nhau
Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch FeCl3?
Ta có dãy điện hóa:
\(\dfrac{{L{i^ + }}}{{Li}}\dfrac{{{K^ + }}}{K}\dfrac{{B{a^{2 + }}}}{{Ba}}\dfrac{{C{a^{2 + }}}}{{Ca}}\dfrac{{Na{^ + }}}{{Na}}\dfrac{{M{g^{2 + }}}}{{Mg}}\dfrac{{A{l^{3 + }}}}{{Al}}\dfrac{{M{n^{2 + }}}}{{Mn}}\dfrac{{Z{n^{2 + }}}}{{Zn}}\dfrac{{C{r^{3 + }}}}{{Cr}}\dfrac{{F{e^{2 + }}}}{{Fe}}\dfrac{{N{i^{2 + }}}}{{Ni}}\dfrac{{S{n^{2 + }}}}{{Sn}}\dfrac{{P{b^{2 + }}}}{{Pb}}\dfrac{{{H^ + }}}{{{H_2}}}\dfrac{{C{u^{2 + }}}}{{Cu}}\dfrac{{F{e^{3 + }}}}{{F{e^{2 + }}}}\dfrac{{H{g^{2 + }}}}{{Hg}}\dfrac{{A{g^ + }}}{{Ag}}\dfrac{{P{t^{2 + }}}}{{Pt}}\dfrac{{A{u^{3 + }}}}{{Au}}\)
+ Nhận thấy cặp oxh–khử Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp oxh–khử Ag+/Ag.
⇒ Theo quy tắc α thì Ag không tác dụng với dung dịch FeCl3 ⇒ Chọn C
Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là
Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là phản ứng thế
Đáp án B
Số lượng đồng phân amin bậc II ứng với công thức phân tử C4H11N là:
Có 3 đồng phân cấu tạo thỏa mãn là
1. CH3-NH-CH2-CH2-CH3
2. CH3-NH-CH(CH3)2
3. (C2H5)2NH
Sản phẩm hữu cơ thu được khi thủy phân este C2H5COOCH=CH2 trong dung dịch NaOH là:
Sản phẩm hữu cơ thu được khi thủy phân este C2H5COOCH=CH2 trong dung dịch NaOH là C2H5COONa và CH3CHO.
Đáp án C
Kim loại M tác dụng được với các dung dịch: HCl loãng, Cu(NO3)2, H2SO4 (đặc, nguội). Kim loại M là
Nhận thấy Al, Fe bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội → loại A, C
Ag không phản ứng với HCl → loại B
Đáp án D.
Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc nhưng không tác dụng được với natri?
Tráng bạc nhưng không tác dụng với natri
⇒ Có nhóm chức –CHO và không có nhóm chức –COOH và –OH.
+ Dựa vào 4 đáp án ⇒ chất thỏa mãn là HCOOCH3 ⇒ Chọn C
Chất X có màu trắng, dạng sợi, không mùi vị, không tan trong nước và là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật.. Chất X là
Chất X có màu trắng, dạng sợi, không mùi vị, không tan trong nước và là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật.. Chất X là xenlulozơ.
C4H9OH có bao nhiêu đồng phân ancol?
C1 – C2 – C – C
C3 – 4C(CH3) – C
(1,2,3,4 là vị trí gắn nhóm OH vào cacbon)
Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch nào dưới đây để thu được kết tủa?
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl
CuCl2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + 2NH4Cl
Cu(OH)2 + 4NH3 -> [Cu(NH3)4](OH)2 (tan)
Một axit no A có công thức đơn giản nhất là C2H3O2. Công thức phân tử của axit A là
Từ CTĐGN của A là C2H3O2 ⇒ CTPT của A dạng C2nH3nO2n.
A là axit no ⇒ số H = 2 × (số C) + 2 – (số O)
⇒ có 3n = 2 × (2n) + 2 – 2n
⇒ n = 2 → công thức phân tử của axit A là C4H6O4 ⇒ chọn đáp án B.
Cho các chất sau: Al ; Na2CO3 ; Al(OH)3 ; (NH4)2CO3. Số chất trong dãy trên vừa tác dụng được với dung dịch HCl và tác dụng với dung dịch NaOH là:
Các chất: Al, Al(OH)3, (NH4)2CO3
Chia bột kim loại X thành 2 phần. Phần một cho tác dụng với Cl2 tạo ra muối Y. Phần 2 cho tác dụng với dd HCl tạo ra muối Z. Cho kim loại X tác dụng với muối Y lại thu được muối Z. Vậy X là kim loại nào sau đây?
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 (Y)
Fe + 2HCl → FeCl2 (Z) + H2
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Hỗn hợp khí X gồm etan, propilen và butađien. Tỉ khối của X so với H2 bằng 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,96 gam X trong oxi dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
\({\overline M _{hh\,X}} = 24.2 = 48,{m_{hh\,X}} = 0,96g\)
⇒ n hh X = 0,02 mol
⇒ n H = 0,02 . 6 = 0,12 mol ⇒ m H = 0,12 g
⇒ m C = 0,96 – 0,12 = 0,84 g ⇒ nC = n CO2 = 0,07 mol
n Ba(OH)2 = 0,05 mol ⇒ n OH-= 0,1 mol
nCO32- = nOH- - nCO2 = 0,03mol
⇒ m BaCO3 = 5,91 g
Điện phân hỗn hợp 0,2 mol NaCl và a mol Cu(NO3)2 sau một thời gian thu được dung dịch X và khối lượng dung dịch X giảm 21,5. Cho thanh sắt vào dung dịch X đến phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt giảm 2,6 gam và thoát ra khí NO duy nhất. Tính a?
n Cl = 0,2 mol ⇒ n Cl2 = 0,1 mol
\(\left\{ \begin{array}{l} 64{n_{Cu}} + 32{n_{{O_2}}} + 0,1.71 = 21,5\\ 2{n_{Cu}} = 2.0,1 + 4{n_{{O_2}}} \end{array} \right. \Rightarrow {n_{Cu}} = 0,2\,mol,{n_{{O_2}}} = 0,05\,mol\left\{ \begin{array}{l} 64{n_{Cu}} + 32{n_{{O_2}}} + 0,1.71 = 21,5\\ 2{n_{Cu}} = 2.0,1 + 4{n_{{O_2}}} \end{array} \right. \Rightarrow {n_{Cu}} = 0,2\,mol,{n_{{O_2}}} = 0,05\,mol\)
2 H2O → 4 H+ + O2 + 4 e
n O2 = 0,05 mol ⇒ nH+ = 0,2 mol = n HNO3
Fe + 4 HNO3→ Fe(NO3)3 + 2 H2O + NO
0,05 0,2 0,05
Fe + 2 Fe(NO3)3 → 3 Fe(NO3)2
0,025 0,05
⇒ m Fe = 56.(0,025 + 0,05) = 4,2 gam > 2,6 gam
⇒ có phản ứng của Fe với muối Cu2+
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
m tăng của phản ứng = 4,2 - 2,6 = 1,6 g
⇒ n Cu(NO3)2 = 1,6 : (64 – 56 ) = 0,2 mol ( tăng theo thực tế chia cho tăng theo 1 mol )
tổng số mol Cu(NO3)2 = 0,2 + 0,2 = 0,4 mol
Khi cho 5,8 gam một anđehit đơn chức tác dụng với oxi có Cu xúc tác thu được 7,4 gam axit tương ứng. Hiệu suất phản ứng bằng 100%. Công thức phân tử của anđehit là?
RCHO + [O] → RCOOH
x → x (mol)
⇒ maxit - mandehit = (R + 45).x – (R + 29).x = 7,4 – 5,8
⇒ x = 0,1 mol
⇒ Mandehit = 58g ⇒ R = 29g ⇒ C2H5CHO
Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp các este no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy thu được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy khối lượng bình tăng 12,4 gam. Khối lượng kết tủa thu được là:
\({n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}} = \frac{{12,4}}{{18 + 44}} = 0,2 \to m = 20\,gam\)
X là hexapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val và Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 aminoaxit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là:
nGly = 0,4; nAla = 0,32
Giải hệ ta được nHexa = 0,12 và nTetra = 0,08
m = 83,2 gam
Ancol etylic được điều chế bằng cách lên men tinh bột theo sơ đồ:
\({\left( {{C_6}{H_{10}}{O_5}} \right)_n} \to {C_6}{H_{12}}{O_6} \to {C_2}{H_5}OH\)
Để điều chế 10 lít rượu etylic 46o cần m kg gạo (chứa 75% tinh bột, còn lại là tạp chất trơ). Biết hiệu suất của cả quá trình là 80% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml. Giá trị của m là
Ta có VRượu nguyên chất = 10 × 0,46 = 4,6 lít.
⇒ mRượu = V × D = 4,6 × 0.8 = 3,68 kg ⇒ nC2H5OH = 0,08 kmol.
⇒ nTinh bột = 0,08 ÷ 2 ÷ 0,8 = 0,05 mol ⇒ mTinh bột = 8,1 kg
⇒ mGạo = 8,1 ÷ 0,75 = 10,8 kg
⇒ Chọn D
Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
Dung dịch sau phản ứng chứa FeSO4: 0,15 và FeCl2: 0,1 → m - 0,25.56 + 0,15.64 = 0,725m → m = 16
Hòa tan hoàn toàn 14,58 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, đun nóng thì có 2,0 mol HNO3 đã phản ứng, đồng thời có V lít khí N2 thoát ra (đktc). Giá trị của V là
\(\left\{ \begin{array}{l} N{H_4}N{O_3}:a\\ {N_2}:b \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} 8a + 10b = 0,54.3\\ 10a + 12b = 0,2 \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} a = 0,14\\ b = 0,05 \end{array} \right. \to V = 1,12\)
Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là:
TQ: FexOy + yCO → xFe + yCO2
Mol 0,2 ← 0,2
⇒ VCO2 = 4,48 lít
Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Tỉ lệ a : b là:
nCaCO3 max = nCa(OH)2 = b = 0,5 mol
nCO2 max = nNaHCO3 + 2nCa(HCO3)2
⇒ nNaHCO3 = nNaOH = a = 0,4 mol
⇒ a : b = 0,4 : 0,5 = 4 : 5
Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C7H10O4. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối Y và hai chất hữu cơ Z và T (thuộc cùng dãy đồng đẳng). Axit hóa Y, thu được hợp chất hữu cơ E (chứa C, H, O). Phát biểu nào sau đây không đúng?
k = \(\dfrac{2 * 7 + 2 - 10}{2}\) = 3 \(\Rightarrow\) X có chứa 2 pi C=O và 1 pi C=C
Do Z và T cùng dãy đồng đẳng nên chúng phải đều là ancol no đơn chức (vì chỉ có 1 pi C=C)
\(\Rightarrow\) X là CH3-OOC-HC=CH-COO-C2H5
Do đó: Y là NaOOC-CH=CH-COONa; Z, T là CH3OH và C2H5OH
E là HOOC-CH=CH-COOH
A đúng đã lập luận ở trên
B đúng, còn 1 đồng phân CH2=C(COOCH3)(COOC2H5)
C sai vì E tác dụng Br2 tỉ lệ 1: 1 (1 lk pi C=C)
D đúng vì E có 4 C và 4H
Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). Chất X là muối của axit hữu cơ đa chức, chất Y là muối của một axit vô cơ. Cho 2,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,04 mol hỗn hợp hai khí (có tỉ lệ mol 1 : 3) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị lớn nhất của m là
X: NH4OOC-COONH3CH3 hoặc CH2(COONH4)2 và Y: (CH3NH3)2CO3 hoặc CO3(NH4)(NH3C2H5) (không kể đồng phân cấu tạo).
\(\left\{ \begin{array}{l} X:x\\ Y:y \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} 2x + 2y = 0,04\\ 138x + 124y = 1,62 \end{array} \right. \to x = y = 0,01\)
Vì khí có tỉ lệ mol 1 : 3 nên có hai trường hợp
- TH1: X là NH4OOC-COONH3CH3 và Y là : (CH3NH3)2CO3 → m = 0,01.(134 + 106) = 2,4 gam
- TH2: X là CH2(COONH4)2 và Y là CO3(NH4)(NH3C2H5) → m = 0,01.(148 + 106) = 2,54 gam
mmax = 2,54 gam
Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2; Cu và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch chứa AgNO3 1M vào Y đến các phản ứng hoàn thấy đã dùng 580ml, kết thúc thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít khí (ở đktc). Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình, giá trị của m gần nhất với
Ta có sơ đồ: 23,76g X + 0,4 mol HCl -> NO + dd Y → 0,02 mol NO + Kết tủa + dd Z
Trong Z có Fe(NO3)3, Cu(NO3)2
nH+ = 0,4 mol ⇒ nNO = ¼ nH+ = 0,1 mol
Trong TN1: nNO = 0,1 – 0,02 = 0,08 mol
⇒ Trong X có 0,04 mol Fe(NO3)2 ⇒ Trong Z
nNO3 = 0,58 – 0,02 = 0,56 mol
Gọi số mol FeCl2 và Cu trong X lần lượt là a và b
⇒ 127a + 64b = 16,56g (1)
nNO3 (Z) = (a + 0,04).3 + 2b = 0,56(2)
Từ (1,2) ⇒ a = 0,08; b = 0,1 mol
Kết tủa thu được gồm:
nAgCl = nCl- = 0,4 + 2.0,08 = 0,56 mol
nAg = 0,08 + 0,1.2 + 0,04 – 0,1.3 = 0,02 mol
⇒ mkết tủa = 82,52g
X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở không cho phản ứng tráng gương (trong đó X no, Y và Z có 1 liên kết đôi C = C trong phân từ). Đốt cháy 23,58 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với O2 vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 137,79 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 23,58 gam E với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M (vừa đủ) thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp 2 ancol kế tiếp thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Thêm NaOH rắn, CaO rắn dư vào F rồi nung thu được hỗn hợp khí G. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy phần trăm khối lượng của khí có phân tử khối nhỏ trong G gần nhất với giá trị là
X: CnH2nO2: a mol
Y, Z: CmH2m-2O2: b mol
⇒ nNaOH = a + b = 0,3 mol (1)
mE = a(14n + 32) + b(14m + 30) = 23,58g (2)
nCO2 = na + mb
nH2O = na + mb – b
mgiảm = 197(na + mb) - 44(na + mb) - 18(na + mb – b) = 137,79 (3)
Từ (1,2,3):
na + mb = 1,01 mol
a = 0,22
b = 0,08
⇒ 0,22n + 0,08m = 1,01
⇒ 22n + 8m = 101
Với n ≥ 3 và m > 4 => n = 3 và m = 4,375 là nghiệm duy nhất
Do sản phẩm xà phòng hóa thu được 2 muối và 2 ancol liên tiếp nên các chất là:
X: CH3COOCH3 (0,22 mol)
Y: CH2 = CHCOOCH3 (0,05 mol)
Z: CH2=CHCOOC2H5 (0,03 mol)
Vậy F gồm: 0,22 mol CH3COONa và 0,08 mol CH2=CHCOONa
Khi nung F với NaOH và CaO
⇒ khí G gồm: CH4: 0,22 mol và C2H4: 0,08 mol
⇒ %mCH4 = 61,11%
Cho hỗn hợp A gồm m gam các chất Al2O3 và Al vào 56,5 gam dung dịch H2SO4 98%, thu được 0,336 lít khí SO2 thoát ra (đktc) cùng dung dịch B và a gam hỗn hợp rắn D. Lọc lấy D và chia làm 2 phần bằng nhau:
+ Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa muối sunfat cùng 1,4 lít hỗn hợp khí không màu có khối lượng là 2,05 gam, có khí hóa nâu trong không khí. Dẫn từ từ đến dư dung dịch NaOH 1M vào X, thấy lượng NaOH dùng hết tối đa là 130 ml.
+ Phần 2: Nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được rắn Y có khối lượng giảm 1,36 gam so với lượng rắn đem đốt. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với:
nH2SO4 = 0,565 mol; nSO2 = 0,015 mol
+) Phần 1: Mkhí = 32,8g; nkhí = 0,0625 mol
Hỗn hợp khí không màu có 1 khí hóa nâu là NO và N2O
⇒ nNO = 0,05; nN2O = 0,0125 mol
Muối thu được là muối sunfat ⇒ có S trog D
Qui hỗn hợp D về dạng: Al (x mol); O (y mol); S (z mol)
Giả sử phản ứng D + HNO3 tạo t mol NH4+
Bảo toàn e: 3nAl + 6nS = 2nO + 3nNO + 8nN2O + 8nNH4
⇒ 3x + 6z = 2y + 0,15 + 0,1 + 8t(1)
Muối sunfat thu được có: NH4+; Al3+; SO42-
Bảo toàn điện tích: nNH4 + 3nAl = 2nSO4
⇒ t + 3x = 2z(2)
Khi Cho dung dịch muối này phản ứng với NaOH vừa đủ thì:
Al3+ + 4OH- → AlO2- + 2H2O
NH4+ + OH- → NH3 + H2O
⇒ nNaOH = 4x + t = 0,13(3)
Phần 2: (Al ; O ; S) + O2(không khí) ⇒ ( 0,5x mol Al2O3) + SO2
⇒ mgiảm = mS – mO thêm
⇒ 1,36 = 32z – 16.(1,5x – y)(4)
Giải hệ (1,2,3,4) ⇒ x = y = 0,03; z = 0,05; t = 0,01 mol
Vậy D có: 0,02 mol Al2O3; 0,02 mol Al; 0,1 mol S
Bảo toàn e: 2nSO2 + 6nS = 3nAl pứ ⇒ nAl pứ = 0,21 mol
nH2SO4 = 3nAl2O3 pứ + (1,5nAl + nSO2 + nS) ⇒ nAl2O3 = 0,045 mol
Vậy hỗn hợp đầu có: 0,065 mol Al2O3 và 0,23 mol Al
⇒ m = 12,84g
Tiến hành thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2
(b) Cho dung dịch KI vào dung dịch FeCl3
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2
(d) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3
(e) Cho miếng Na vào dung dịch CuSO4
(g) Cho dung dịch HCl vào dung dịch AgNO3
Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp có kết tủa là:
(a) CaCO3
(b) I2
(c) Al(OH)3
(e) Cu(OH)2
(g) AgCl
Hỗn hợp X chứa 1 ancol đơn chức (A), axit hai chức (B) và este 2 chức (D) đều no, hở và có tỉ lệmol tương ứng 3:2:3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng 6,272 lít O2 (đktc). Mặt khác đun nóng m gam hỗn hợp X trong 130 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y và hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp. Cô cạn dung dịch Y sau đó nung với CaO thu được duy nhất một hidrocacbon đơn giản nhất có khối lượng 0,24 gam. Các phản ứng đạt hiệu suất 100%. CTPT có thể có của ancol là
Hidrocacbon đơn giản nhất là CH4 (0,015 mol)
nNaOH bđ = 0,13 mol
Đặt 3x, 2x, 3x theo thứ tự số mol A, B, D
X + NaOH → Sản phẩm gồm:
nancol = nA + 2nD = 9x và nmuối = nB + nD = 5x
Phản ứng vôi tôi xút: CH2(COONa)2 + 2NaOH → CH4 + 2Na2CO3
(*) TH1: Nếu NaOH hết → nNaOH = 0,03 mol và nmuối Na = 0,05 mol
Vậy 5x = 0,05 → x = 0,01 mol và nancol = 0,09 mol
Đốt X cũng như đốt axit và ancol tương ứng nên:
C3H4O4 + 2O2 → 3CO2 + 2H2O
0,05 → 0,1
CnH2n+2O + 1,5nO2 → nCO2 + (n + 1)H2O
0,09 → 0,135n
→ nO2 = 0,1 + 0,135n = 0,28 → n = 4/3 →CH3OH và C2H5OH
(*) TH2: Nếu NaOH dư → nmuối Na = 0,015 mol = 5x
→ x = 0,003 mol
Đốt X cũng như đốt axit và ancol tương ứng nên:
C3H4O4 + 2O2 → 3CO2 + 2H2O
0,015 → 0,03
CnH2n+2O + 1,5nO2 → nCO2 + (n + 1)H2O
0,027 → 0,0405n
→ nO2 = 0,03 + 0,0405n = 0,28 → n = 6,17 → C6 và C7