Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Khối THPT Chuyên - Sở GD ĐT Long An lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Khối THPT Chuyên - Sở GD ĐT Long An lần 1
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
13 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cacbohiđrat X dễ tan trong nước ở nhiệt độ thường. Dung dịch X không có phản ứng tráng bạc. Đun X với dung dịch HCl một thời gian, trung hòa axit dư, thu được dung dịch Y có phản ứng tráng bạc. Cacbohiđrat X là chất nào trong số các chất sau đây?
X là saccarozơ.
Cho sơ đồ phản ứng: Tinh bột + H2O/H+ → X; X lên men → Y; Y (H2SO4 đặc, 170°C) → Z; Z → E (Polime). Chất E trong sơ đồ phản ứng trên là:
Chất E là polietilen.
Dung dịch nào sau đây làm xanh quỳ tím?
B, C và D không làm quỳ tím đổi màu.
Chất nào sau đây bị phân hủy bởi nhiệt?
NaNO3 → NaNO2 + 1/2O2
Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C5H6O4 thỏa mãn các phương trình sau:
(X) + NaOH → (Y) +(Z)+ (T); (Y) + H2SO4 → (Y1) + Na2SO4
(Y1) + AgNO3 + NH3 + H2O → Ag + ...; (T) + AgNO3 + NH3 + H2O → Ag + ...
Biết Y, Z, T đều là các chất hữu cơ. Phát biểu nào sau đây về X, Y, Z và T sai?
Y + H2SO4 → Y là muối, Y1 là axit.
Y1 có tráng gương → Y là HCOONa, Y1 là HCOOH
T cũng tráng gương nên X là: HCOO-CH2-COO-CH=CH2
Z là HO-CH2-COONa; T là CH3CHO → Phát biểu B sai.
Hòa tan hoàn toàn 9,942 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm 2 khí không màu trong đó có một khí hóa nâu trong không khí, khối lượng của Y là 5,18 gam. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được m gam chất rắn. Nung lượng chất rắn này đến khối lượng không đổi được 17,062 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
nY = 0,14 và mY = 5,18 → MY = 37 Y gồm hai khí không màu, 1 khí hóa nâu
→ NO (0,07) và N2O (0,07)
Chất rắn sau khi nung là Al2O3 và MgO.
Bảo toàn electron: 3nNO + 8nN2O + 8nNH4+ = 2(17,062 - 9,942)/16 = 0,89
→ nNH4+ = 0,015 → m rắn = 9,942 + 62.0,89 + 0,015.80 = 66,322
Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 6,384 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S6+, ở điều kiện tiêu chuẩn). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe trong X là
Y gồm Ag, Cu, Fe du. Z gồm Mg(NO3)2; Fe(NO3)2
Đặt a, b, c là số mol Mg, Fe phản ứng và Fe dư
mX = 24a + 56(b + c) = 9,2
Bảo toàn electron: nAg + 2nCu = 2a + 2b nên
ne = 2a + 2b + 3c = 0,285.2
m rắn = 40a + 160b/2 = 8,4 → a = 0,15; b =0,03; c = 0,07
→ nFe = 0,1 → %Fe = 60,87%
Hoà tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là
Bảo toàn electron → nBa = nH2 = a
Dung dịch X chứa Ba2+ (a), Cl- (a)
→ nOH- = a
Các chất tác dụng với X: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, NaHCO3
Ba2+ + SO42- → BaSO4
Ba2+ + CO32- → BaCO3
OH- + H2O + Al → AlO2- + H2
OH- + Al2O3 → AlO2- + H2O
OH- + Al3+ → Al(OH)3
OH- + HCO3- → CO32- + H2O
Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây?
Al + MgCl2 → không xảy ra phản ứng
Chất nào sau đây làm mất màu nước brom?
Chất làm mất màu dung dịch brom là etanal
Cho các phát biểu sau :
(a) Trong dung dịch, glyxin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.
(b) Amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.
(c) Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc
(d) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (xúc tác Ni, t°) thu được tripanmitin.
(e) Triolein và protein có cùng thành phần nguyên tố.
(f) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng
(b) Đúng
(c) Sai, saccarozơ không tráng bạc.
(d) Sai, thu được tristearin.
(e) Sai, tristearin chứa C, H, O, protein chứa C, H, O, N...
(f) Đúng
Kim loại Fe tác dụng với dung dịch muối nào sau đây, tạo kim loại?
Cu + FeSO4 → CuSO4 + Fe
Kim loại nào sau đây khử được nước ở điều kiện thường?
K tác dụng với nước ở điều kiện thường:
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch nào sau đây, thu được Ca(OH)2
Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2, thu được Ca(OH)2
Công thức nào sau đây là công thức của chất béo?
Đáp án B
Chất béo là trieste của axit béo và glixerol
Etilen có công thức phân tử là
Etilen có công thức phân tử là C2H4.
Este đa chức X có công thức phân tử C10H8O4. Đun X với lượng dư dung dịch NaOH, thu được ba muối Y, Z, T. Biết: Y có phản ứng tráng bạc; Z làm mất màu dung dịch thuốc tím; T làm mất màu nước brom, tạo kết tủa trắng E. Kết luận nào sau đây về X, Y, Z, E đúng?
Y có tráng gương nên X là HCOONa
Z làm mất màu thuốc tím nên Y có C=C
T tạo kết tủa trắng với brôm nên Z là muối của phenol.
X là HCOO-C6H4-OOC-CH=CH2
Z là CH2=CH-COONa
T là C6H4(Na)2. –> Phát biểu C đúng.
Khi nung butan với xúc tác thích hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp T gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H6. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được 8,96 lít CO2(đktc) và 9,0 gam H2O. Mặt khác hỗn hợp T làm mất màu vừa hết dung dịch chứa 19,2 gam Br2. Phần trăm về số mol của C4H6 trong T là
nCO2 = 0,4 → nC4H10 ban đầu = 0,1
C4H10 → CH4 + C3H6
C4H10 → C2H6 + C2H4
C4H10 → H2 + C4H8
C4H10 → 2H2 + C4H6
nC3H6 + nC2H4 + nC4H8 + nC4H6 = nC4H10 = 0,1 (1)
nC3H6 + nC2H4 + nC4H8 + 2nC4H6 = nBr2 = 0,12 (2)
(2) -(1) → nC4H6 = 0,02
nX = (1) + (2) = 0,22 → %C4H6 = 9,091%
Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sufat trung hòa và 3,92 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
Trong khí Z: nNO = 0,1 và nH2 = 0,075
Bảo toàn khối lượng → nH2O = 0,55
Bảo toàn H → nNH4+ = 0,05
Bảo toàn N → nFe(NO3)2 = 0,075
nH+ = 4nNO + 10nNH4+ + 2nH2 + 2nO trong oxit
→ nO trong oxit = 0,2 → nZnO = 0,2
Đặt a, b là số mol Mg và AI → mX = 24a + 27b +0,2.81 +0,075.180 = 38,55
ne = 2a + 3b = 0,1.3 +0,075.2 +0,05.8 → a = 0,2 và b = 0,15
→ %n Mg = 0,2/(0,2 +0,15 +0,2 +0,075) = 32%
Lên men 27 gam glucozơ, dẫn toàn bộ khí CO2 thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 20 gam kết tủa. Hiệu suất của của quá trình lên men glucozơ là
Ca(OH)2 dư → nCO2 = nCaCO3 = 0,2
→ nC6H12O6 phản ứng = 0,1 → H = 0,1.180/27 = 66,7%
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch X chứa m gam hỗn hợp chất tan gồm HCl, H2SO4 và ZnSO4. Tổng số mol kết tủa thu được (y mol) phụ thuộc vào số mol Ba(OH)2 nhỏ vào (x mol) được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của m là
Đặt a, b, c là số mol HCl, H2SO4 và ZnSO4.
Đồ thị gồm 5 đoạn:
Đoạn 1:
OH- + H+ → H2O
Ba2+ + SO42- → BaSO4
Đoạn 2:
OH- + H+ → H2O
2OH- + Zn2+ → Zn(OH)2
Ba2+ + SO42- → BaSO4
Do OH- phải trung hòa H+ trước rồi mới tạo kết tủa sau nên SO42- sẽ hết trước Zn2+, vậy đoạn 3 chỉ còn tạo Zn(OH)2.
nBaSO4 = b + c = 0,2 n → max = b + 20 = 0,35 → b = 0,05; c = 0,15
Đoạn 4: Zn(OH)2 bị hòa tan.
Tại thời điểm x = 0,35 thì nZn(OH)2 bị hòa tan = 0,35 - 0,25 = 0,1
Lúc này dung dịch chứa Ba2+ (0,35 - 0,2 = 0,15), ZnO22- (0,1) và Cl- (a)
Bảo toàn điện tích → a = 0,1→ m = 32,70 gam.
Nhúng một thanh Zn vào dung dịch CuSO4 đến khi dung dịch mất màu, thấy khối lượng thanh Zn giảm 0,2 gam. Số mol CuSO4 có trong dung dịch ban đầu là
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
x…….x……………….…...x
→ m = mCu - mZn = 64x - 65x = -0,2
→ x = 0,2
Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl, ClH3N-CH2-COOH, C6H5Cl (thơm), HCOOC6H5 (thơm), C6H5COOCH3 (thơm), HO-C6H5-CH2OH (thơm), CH3COOCH=CH2, C6H5NH3Cl (thơm). Số chất đã cho khi tác dụng với dung dịch NaOH đặc dư, cho sản phẩm có hai muối là
Có 4 chất thỏa mãn:
CH3COOCH2CH2Cl + NaOH → CH3COONa+ NaCl + C2H4(OH)2
CIH3N-CH2-COOH + NaOH → NH2-CH2-COONa+ NaCl + H2O
C6H5CI + NaOH → C6H5ONa+ NaCl + H2O
HCOOC6H5 + NaOH → HCOONa+C6H5ONa+H2O
C6H5COOCH3 + NaOH → C6H5COONa+ CH3OH
HO-C6H5-CH2OH + NaOH → NaO-C6H4-CH2OH + H2O
CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa+ CH3CHO
C6H5NH3CI + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O
Cho ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau: - X tác dụng với Y tạo thành kết tủa. - Y tác dụng với Z tạo thành kết tủa. - X tác dụng với Z có khí thoát ra. Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là
Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là NaHCO3, Ba(OH)2, KHSO4.
- X tác dụng với Y tạo thành kết tủa:
NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + Na2CO3 + H2O
- Y tác dụng với Z tạo thành kết tủa.
Ba(OH)2 + KHSO4 → BaSO4 + KOH + H2O
- X tác dụng với Z có khí thoát ra.
NaHCO3 + KHSO4 → Na2SO4 + K2SO4 + H2O
Nhỏ từ từ 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M; K2CO3 0,2M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,2M và NaHSO4 0,6M, thu được V lít CO2 thoát ra (đktc) và dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 100 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,6M và BaCl2 1,5M, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và m là
nNaHCO3 = 0,03; nK2CO3 = 0,06
nHCl = 0,02 và nNaHSO4 = 0,06 → nH+ = 0,08
nHCO3- : nCO32- = 1:2 → Đặt x, 2x là số mol HCO3- và CO32- phản ứng.
→ nH+ = x + 2.2x = 0,08 → x = 0,016 → nCO2 = x + 2x = 0,048
→ V = 1,0752 lít
Dung dịch X chứa HCO3- dư (0,03 - x = 0,014), CO32- dư (0,06 - 2x = 0,028), SO42- (0,06) và các ion khác.
nKOH = 0,06 → Quá đủ để chuyển HCO3 thành CO32- .
nBaCl2 = 0,15 → BaCO3 (0,014 +0,028 = 0,042) và BaSO4 (0,06) → m = 22,254
Chất nào sau đây là muối axit?
Muối axit là những muối trong phân tử có H có khả năng phân ly ra H+
Đáp án C
Kim loại Fe tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây tạo muối Fe(II)?
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Cho một lượng bột kim loại Al vào lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch chứa m gam muối và 3,36 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
Bảo toàn electron: nAl = nNO = 0,15
nAl(NO3)3 = 0,15
mAl(NO3)3 = 31,95 gam
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế kim loại bằng cách dùng khí H2 để khử oxit kim loại X:
Hình vẽ trên minh họa cho các phản ứng trong đó oxit X là
Zn + 2HCI → ZnCl2 + H2
X nung nóng bị khử bởi H2 nên X là Fe2O3 và CuO:
Fe2O3 + H2 → 2Fe + 3H2O
CuO + H2 → Cu + H2O
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho AgNO3 dư vào dung dịch Fe(NO3)2.
(d) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(e) Cho bột Fe dư vào dung dịch FeCl3.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm sau khi phản ứng kết thúc còn lại dung dịch chỉ chứa một muối tan là
(a) Cu + Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + Fe(NO3)2
Dung dịch thu được chứa Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2.
(b) CO2 dư + NaOH → NaHCO3
(c) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
Dung dịch thu được chứa Fe(NO3)3 và AgNO3 dư.
(d) Na2CO3 dư + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + NaHCO3
Dung dịch thu được chứa NaHCO3 và Na2CO3 dư
(e) Fe dư + FeCl3 → FeCl2
Thủy phân hỗn hợp G gồm 3 este đơn chức mạch hở, thu được hỗn hợp X gồm 3 axit cacboxylic (2 axit không no đều có 2 liên kết pi trong phân tử và 1 axit no). Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi dư và hấp thụ từ từ hỗn hợp sau phản ứng vào dung dịch NaOH dư, thấy khối lượng dung dịch tăng lên 40,08 gam so với dung dịch NaOH ban đầu. Tổng khối lượng của hai axit cacboxylic không no trong m gam X là
Cách 1:
Quy đổi hỗn hợp X thành:
HCOOH: 0,3 mol
CH2: a mol
H2: b mol
m muối = 0,3.68 + 14a + 2b = 25,56
m tăng = 44(a + 0,3) + 18(a + b + 0,3) = 40,08 → a = 0,39 và b = -0,15
Axit không no có 1 nối đôi C=C nên nAxit không no = 0,15 → nAxit no = 0,15
→ Axit no là HCOOH (0,15) và axit không no gồm HCOOH (0,15), CH2 (0,39) và H2 (-0,15)
→ mAxit không no = 12,06
Cách 2:
Axit no: CnH2nO2 (a mol)
Axit không no: CmH2m-2O2 (b mol)
nNaOH = a + b = 0,3
m muối = a(14n + 54) + b(14m + 52) = 25,56
m tăng = 44(na + mb) + 18(na + mb - b) = 40,08
→ a = b = 0,15 và na + b = 0,69
→ 0,15n +0,15m = 0,69
→ 5n+ 5m = 23
Do n >= 1 và m> 3 nên n = 1 và m = 3,6 là nghiệm duy nhất.
→ mAxit không no = b(14m + 30) = 12,06
Cho 13,8 gam chất hữu cơ X (gồm C, H, O; tỉ khối hơi của X so với O2 < 5) vào dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng, sau đó chưng khô. Phần hơi bay ra chỉ có nước, phần rắn khan Y còn lại có khối lượng 22,2 gam. Đốt cháy toàn bộ Y trong oxi dư tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí và hơi Z và 15,9 gam . Cho Z hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong, thu được 25 gam kết tủa và dung dịch T có khối lượng tăng lên so với khối lượng dung dịch nước vôi ban đầu là 3,7 gam. Đun nóng T, lại có 15 gam kết tủa nữa. Cho X vào nước brom vừa đủ, thu được sản phẩm hữu cơ có 51,282% Br về khối lượng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn các tính chất trên là
X + NaOH → Y + H2O (1)
Y+O2 → Na2CO3 + CO2 + H2O (2)
Trong phản ứng đốt muối: nCO2 = 0,25 +2.0,15 = 0,55
m = mCO2 + mH2O - mCaCO3 = 3,7
→ nH2O = 0.25
nNa2CO3 = 0,15 → nNaOH = 0,3
Bảo toàn khối lượng → nH2O(1) = 0,2
nC = nCO2 + nNa2CO3 = 0,7
nH = 0,25.2 + 0,2.2 – 0,3 = 0,6 → nO = (mA - mC- mH)/16 = 0,3
→ C:H:O = 7:6:3 →X là C7H6O3
nX = 0,1→ X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:3
Cấu tạo của X là HCOO-C6H4-OH
X+ Br2 → Sản phẩm X’ có k nguyên tử Br.
%Br = 80k/MX’ = 51,282% → k = 2,
MX' = 312 là nghiệm phù hợp.
X’ dạng HO-C6H2Br2-O-COOH.
Do sản phẩm thế Có 2Br nên một trong 3 vị trí o, p đã bị chiếm chỗ → X có 2 đồng phân o, p
Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C3H10O3N2, là muối của amin hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được một ancol đơn chức, một amin no và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan (trong đó có hai muối có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong G là
Y (C3H10O3N2) là muối của amin 2 chức → Y CÓ cấu tạo C2H4(NH3)2CO3
Từ Y tạo 1 amin + 1 muối nên từ X tạo 1 ancol + 2 muối
→ X là CH3-COONH3-CH2-COOCH3
Các muối gồm CH3COONa (0,1), NH2-CH2-COONa (0,1) và Na2CO3 (0,15)
→ %CH3COONa = 24,26%
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol etan-1,2-điamin, thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là
nCO2 = 2nC2H4(NH2)2 = 0,2
V = 4,48 lít
Cho phương trình ion thu gọn: Ca2+ + OH- + HCO3- → CaCO3 + H2O. Phương trình hóa học nào sau đây có phương trình ion thu gọn là phương trình đã cho?
A. Ba2+ + OH- + HCO3- → BaCO3 + H2O.
B. Ca2+ + 2OH- + 2HCO3- → CaCO3 + CO32- + 2H2O.
C. Ca2+ + 2HCO3- + 2OH- → CaCO3 + CO32- + H2O.
D. Ca2+ + OH- + HCO3- → CaCO3 + H2O.
Hỗn hợp X gồm metyl metacrylat, axit axetic, axit benzoic. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, sinh ra 0,38 mol CO2 và 0,29 mol H2O. Mặt khác, a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 0,01 mol ancol và m gam muối. Giá trị của m là
nC3H5COOCH3 = nCH3OH = 0,01
nCH3COOH = a; nC6H5COOH = b
nCO2 = 2a + 7b + 0,01.5 = 0,38
nH2O = 2a + 3b + 0,01.4 = 0,29
→ a = 0,095; b = 0,02
Muối gồm C3H5COONa (0,01); CH3COONa (0,095); C6H5COONa (0,02)
→ m muối = 11,75 gam
Hỗn hợp X gồm Al, FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành 2 phần.
- Phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,008 lít H2 (đktc) và còn lại 5,04 gam chất rắn không tan.
- Phần 2 có khối lượng 29,79 gam, cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và công thức của oxit sắt là
Phần 1:
nH2 = 0,045 → nAl dư = 0,03 mol
Do có Al dư nên FexOy hết, chất rắn chỉ có Fe (0,09 mol).
Đặt nAl2O3 = x
Phần 2:
nAl = 0,03k, nFe = 0,09k và nAl2O3 = kx
Bảo toàn electron: 0,03k.3 +0,09k.3 = 0,36.3
→ k=3
Vậy mP2 = 3mP1 → m = mP2 +mP2/3 = 39,72
nAl2O3 = 0,12 → nO = 0,36 → nFe: nO = 3:4 → Fe3O4
Polime nào sau đây là polime tổng hợp?
Tơ nilon-6 là polime tổng hợp
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(b) Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HCl.
(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(d) Cho FeO vào dung dịch HNO3.
(e) Đốt cháy sắt dư trong khí Cl2.
(f) Đun nóng hỗn hợp bột gồm Fe và S trong khí trơ.
(g) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được muối Fe(III) là
(a) FeCl2 + Cl2 → FeCl3
(b) Fe(OH)3 + HCI → FeCl3 + H2O
(c) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
(d) FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
(e) Fe + Cl2 → FeCl3
(f) Fe +S → FeS
(g) Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O