Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Sở GDĐT Bắc Ninh
Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Sở GDĐT Bắc Ninh
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
17 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Chất X ở điều kiện thường là chất khí, có mùi khai, xốc và tan tốt trong nước. X là
X là NH3
Đáp án C
Bộ dụng cụ chiết dùng để tách hai chất lỏng X, Y được mô tả như hình vẽ
Hai chất X, Y tương ứng là
Bộ dụng cụ chiết dùng để tách hai chất lỏng X,Y không tan vào nhau.
Theo như hình vẽ thì Y nằm dưới,X nằm trên nên Y có khối lượng riêng lớn hơn X.
⇒ X,Y là benzene và nước
Cho 10,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí (đktc). Khối lượng muối có trong Y là
nH = 0,3 ⇒ nCl- = 0,6
m muối = mX + mCl- = 31,70 gam
Sản phẩm hữu cơ của phản ứng este hóa giữa ancol metylic và axit propionic là
Ta có ancol metylic là CH3OH
Axit propionic là C2H5COOH.
C2H5COOH + CH3OH → C2H5COOCH3 + H2O.
C2H5COOCH3 có tên gọi là metyl propionat ⇒ Chọn B
Kim loại nào dẫn điện kém nhất trong các kim loại dưới đây?
Độ dẫn điện giảm dẫn theo thứ tự: Ag > Cu > Au > Al >...> Fe
Saccarozơ là loại đường phổ biến nhất, có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Công thức phân tử của saccarozơ là
C12H22O11 là công thức hóa học của Saccarozo
Sục từ từ đến dư khí X vào dung dịch nước vôi trong. Quan sát thấy lúc đầu có kết tủa trắng tăng dần, sau đó kết tủa tan ra. Khí X là
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl
Axit amino axetic không tác dụng với dung dịch nào sau đây
Chọn B vì KCl là muối của axit mạnh nên không phản ứng
Chất nào sau đây là chất khí ở điều kiện thường?
Metylanim là chất khí ở điều kiện thường
Phương trình hóa học nào sau đây viết sai?
2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
Đáp án D
Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch chất nào?
Nhôm thụ động trong HNO3 đặc, nguội.
Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, quan sát thấy hiện tượng gì?
Đáp án C
Do: Fe + CuSO4 xanh → FeSO4 + Cu (đỏ)
Cho 0,1 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
n(C17H35COO)3C3H5 = nC3H5(OH)3 = 0,1 mol
→ m = 0,1.92 = 9,2 gam
Cho kim loại Cu lần lượt phản ứng với các dung dịch: HNO3 (loãng), FeCl3, AgNO3, HCl. Số trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra là
Có 3 chất phản ứng được, HCl thì không phản ứng với Cu
Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?
Tơ nitron là tơ tổng hợp
Photpho thể hiện tính oxi hóa ở phản ứng nào sau đây?
3Ca + 2P → Ca3P2.
Po → P-3
Đáp án D
Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
n[C6H7O2(OH)3]n = 0,1
→ n[C6H7O2(ONO2)3]n = 0,1
H = 90% → m = 0,1.297.90% = 26,73 tấn
Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được monosaccarit X. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là
X là Glucozơ,
Y là Amoni gluconat.
Một số este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo mùi hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm. Benzyl axetat có mùi thơm của loại hoa, quả nào sau đây
Benzyl axetat (CH3COO-CH2C6H5) có mùi thơm của hoa nhài
Thủy phân este X trong dung dịch NaOH thu được CH3COONa và C2H5OH. Công thức cấu tạo của X là
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên là 105000. Số mắt xích gần đúng của loại cao su trên là
Cao su tự nhiên là (C5H8)n
→ n = 105000 / 68 = 1544
Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
HCl + AgNO3 → AgCl (kt trắng) + HNO3
K3PO4 + AgNO3 → Ag3PO4 (Kt vàng) + KNO3
KBr + AgNO3 → AgBr (kt vàng) + KNO3
HNO3 không phản ứng.
Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
Ca2+/Ca > Fe2+/Fe > Ni2+/Ni > Cu2+/Cu ⇒ ion Cu2+ có tính oxi hóa mạnh nhất ⇒ chọn C.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp).
(b) Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng dư, đun nóng.
(c) Cho Si vào dung dịch NaOH dư.
(d) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 loãng.
(g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
Tất cả đều tạo khí:
(a) NaCl + H2O → Cl2 + H2 + NaOH
(b) FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
(c) Si + H2O + NaOH → Na2SiO3 + H2
(d) NaHSO4 + NaHCO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O
(e) Fe2+ + H+ + NO3 → Fe3+ + NO + H2O
(g) Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(1) C8H14O4 + NaOH → X1 + X2 + H2O;
(2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4;
(3) X3 + X4 → Nilon-6,6 + H2O.
Phát biểu nào sau đây đúng?
(2) → X1 là muối, X3 là axit
(3) → X3 là HOOC-(CH2)4-COOH và X4 là NH2-CH2)6-NH2
→ X1 là NaOOC-(CH2)4-COONa Phản ứng 1 có H2O nên chất tham gia còn 1 nhóm COOH.
C8H14O4 là HOOC-(CH2)4-COO-C2H5; X2 là С2Н5ОН
A. Đúng, muối có nhiệt độ nóng chảy cao hơn axit tương ứng.
B. Sai, quỳ tím chuyển màu xanh.
C. Sai, nhiệt độ sôi CH3COOH cao hơn C2H5OH
D. Sai.
Cho 2,4 gam bột kim loại Mg tác dụng hoàn toàn với 250 ml dung dịch chứa FeSO4 0,2M và CuSO4 0,3M, sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
nMg = 0,1, nFeSO4 = 0,05; nCuSO4 = 0,075
Mg + Cu2+ → Mg2+ + Cu
0,075...0,075..............0,075
nMg còn lại = 0,025
Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe
0,025..........................0,025
→ m rắn = mCu + mFe = 6,2 gam.
Cho m gam Mg vào 500 ml dung dịch gồm H2SO4 0,4M và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2 và H2, dung dịch Y và còn lại 2 gam hỗn hợp kim loại. Tỉ khối hơi của X so với H2 là 6,2. Giá trị của m là
nH2SO4 = 0,2 Khí X gồm N2 (0,02) và H2 (0,03)
nH = 12nN2 + 2nH2 + 10nNH4+ → nNH4+ = 0,01
Bảo toàn N → nCu(NO3)2 = 0,025
mMg dư = 2 - 0,025.64 = 0,4 gam
Bảo toàn electron: 2nMg phản ứng = 10nN2 + 2nH2 + 8nNH4+ + 2nCu2+
→ nMg phản ứng = 0,195 → Mg = 0.195.24 + 0,4 = 5,08
Cho 31,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2,24 lít H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 60,7 gam hỗn hợp muối. Khối lượng của Fe3O4 có trong X là
nFe3O4 = X → nO = 4x → nH2O = 4x
Bảo toàn H → nHCl = 2nH2O + 2nH2 = 8x + 0,2
m muối = (31,6 - 16.4x) + 35,5(8x + 0,2) = 60,7 → x = 0,1 → Fe3O4 = 23,2 gam
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(2) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịch HCl.
(3) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.
(4) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 dư.
(5) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
(1) Mg + Fe2(SO4)3 dư → MgSO4 + FeSO4
(2) Zn + HCl → ZnCl2 + H2
(3) CuO+H2 → Cu + H2O
(4) Ba + H2O + CuSO4 → Cu(OH)2 + BaSO4 + H2
(5) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân saccarozơ trong môi trường kiềm thu được glucozơ và fructozơ.
(b) Muối phenyl amoni clorua không tan trong nước.
(c) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi
(d) Lực bazơ của metylamin cao hơn của amoniac.
(e) Bản chất của quá trình lưu hóa cao su là tạo cầu nối -S-S- giữa các mạch cao su không phân nhánh tạo thành mạch phân nhánh.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, Saccarozơ không bị thủy phân trong kiềm.
(b) Sai, muối này tan tốt.
(c) Đúng
(d) Đúng
(e) Sai, tạo thành mạng không gian.
Hấp thụ hoàn toàn a mol khí CO2 vào dung dịch chứa b mol Ca(OH)2 thì thu được hỗn hợp hai muối CaCO3, Ca(HCO3)2. Quan hệ giữa a và b là
nCO2 = a và nOH- = 2b
Để tạo thành 2 muối thì: 1 < 2b/a < 2
→ b < a < 2b
Hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, C3H4, C4H4 (đều mạch hở) và H2. Dẫn X qua Ni nung nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y so với NO2 là 1. Cho 2,8 lít Y (đktc) làm mất màu tối đa 36 gam brôm trong dung dịch. Cho 2,8 lít X (đktc) làm mất màu tối đa x gam brôm trong dung dịch. Giá trị của x là
nY = 0,125 và nBr2 = 0,225
Y không no nên H2 đã phản ứng hết, Y chỉ gồm hiđrocacbon dạng CnH2n+2-2k.
k = nBr2/nY = 1,8
MY = 14n+ 2 - 2k = 46 → n = 3,4
→ Y là C3,4H5,2 Phản ứng cộng H2 không làm thay đổi sốc nên các hiđrocacbon trong X có dạng C3,4H4.
Phản ứng X-Y là:
C3,4H4 +0,6H2 → C3,4H5,2
0,125......0,075......0,125
→ X = 0,3
Tỉ lệ: 0,2 mol X chứa 0,125 mol C3,4H4
→ 0,125 mol X chứa nC3,4H4 = 5/64 mol
X với Br2:
C3,4H4 + 2,4Br2 → C3,4H4Br4,8
→ nBr2 = 2,4.5/64 = 0,1875 → mBr2 = 30 gam
Hòa tan hoàn toàn 28,4 gam hỗn hợp gồm Cu, FeCl2, Fe(NO3)2 và Fe3O4 (số mol Fe3O4 là 0,02 mol) trong 560 ml dung dich HCl 1M thu được dung dịch X. Cho AgNO3 vào X thì có 0,76 mol AgNO3 phản ứng thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lit khí (đktc) NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các quá trình, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với
nHCl = 0,56; nO = 4nFe3O4 = 0,08
nH+ = 4nNO tổng + 2nO → nNO tổng = 0,1.
→ nNO lúc đầu = 0,1 – 0,02 = 0,08 → Fe(NO3)2 = 0,04
Đặt a, b là số mol Cu và FeCl2 → 64a + 127b + 180.0,04 +0,02.232 = 28,4 (1)
nAgCl = 2b +0,56 → nAg = 0,76 - nAgCl = 0,2 - 2b
Bảo toàn electron: 2a + b + 0,04 + 0,02 = 3nNO tổng + (0,2 - 2b) (2)
(1)(2) → a = 0,1 và b = 0,08
nAgCl = 2b + 0,56 = 0,72
nAg = 0,2-2b = 0,04 → m = 107,64
Thủy phân hoàn toàn 10,12 gam este X trong dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được muối của axit cacboxylic đơn chức và 3,68 gam ancol metylic. Công thức của X là
nX = nCH3OH = 0,115 → MX = 88: C4H8O2
→ X là C2H5COOCH3.
Hỗn hợp M gồm 3 peptit X, Y, Z (đều mạch hở) có tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 3 : 2, có tổng số liên kết peptit trong 3 phân tử X, Y, Z bằng 12. Thủy phân hoàn toàn 78,10 gam M thu được 0,40 mol A1, 0,22 mol A2 và 0,32 mol A3. Biết A1, A2, A3 đều có dạng NH2-CnH2n-COOH. Mặt khác, cho x gam M tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được y gam muối. Đốt cháy hoàn toàn y gam muối này cần 32,816 lít O2 (đktc). Giá trị của y gần nhất với
nA1: nA2: nA3 = 20:11:16
4X + 3Y + 2Z → [(A1)20(A2)11(A3)16]k+ 8H2O
Số CONH của X+Y+Z= 12
→ SỐ CONH của 4X + 3Y + 27 đạt min là 27 và max là 45
→ 27 + 8 < 47k – 1 < 45 + 8
→ k < 1,15 → k = 1 là nghiệm duy nhất.
n(A1)20(A2)11(A3)16 = 0,02
4X + 3Y + 2Z → (A1)20(A2)11(A3)16 + 8H2O
0,08...0,06...0,04.........0,02.........................0,16
→ M = 0,18
Quy đổi M thành C2H3ON (0,4+ 0,22+ 0,32 = 0,94), CH2 (a) và H2O (0,18)
→ mM = 78,10 → a = 1,52
m muối = 0,94.57 + 14a + 0,94.40 = 112,46
nO2 = 0,94.2,25 + 1,5a = 4,395
Tỷ lệ: Đốt 112,45 gam muối cần 4,395 mol O2
→ Đốt y gam muối cần 1,465 → y = 112,46.1,465/4,395 = 37,49
Có bốn dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M, HNO3 1M, NaOH 1M, HCl 1M. Cho 5 ml mỗi dung dịch vào 4 ống nghiệm và ký hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T, kết quả thu được như sau: Hai dung dịch X và Y tác dụng được với FeSO4. Dung dịch Z có pH thấp nhất trong các dung dịch. Hai dung dịch Y và T phản ứng được với nhau. Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
Hai dung dịch X và Y tác dụng được với FeSO4 → X, Y là HNO3, NaOH.
Dung dịch Z có pH thấp nhất trong các dung dịch → Z là H2SO4. → T là HCl.
Hai dung dịch Y và phản ứng được với nhau → Y là NaOH, X là HNO3.
Đốt cháy hoàn toàn x mol este đơn chức, mạch hở X cần vừa đủ V lít O2 (đktc) tạo ra y mol CO2 và z mol H2O. Biết x = y – z và V = 100,8x. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện của X là
nX = nCO2 = nH2O → X có dạng CnH2n-2O2
CnH2n-2O2 + (1,5n-1,5)O2 → CO2 + (n - 1)H2O
a........................100,8a/22,4
→ n = 4: C4H6O2
Các đồng phân cấu tạo của X:
H-COO-CH=CH-CH3
H-COO-CH2-CH=CH2
H-COO-C(CH3)=CH2
CH3-COO-CH=CH2
CH2=CH-COO-CH3
Hỗn hợp X gồm một ancol đơn chức, một axit cacboxylic đơn chức và một axit cacboxylic hai chức (đều no, mạch hở). Đun nóng 15,34 gam X (có H2SO4 xúc tác) sau một thời gian thu được 2,34 gam H2O và hỗn hợp Y gồm các hợp chất hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 18,92 gam CO2 và 7,20 gam H2O. Nếu cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng KOH đã phản ứng là 11,20 gam và thu được m gam muối. Giá trị của m là
Quy đổi hỗn hợp thành:
CH3OH: a
HCOOH: b
(COOH)2:c
CH2:d
mX = 32a +46b+90c + 14d = 15,34
nCO2 = a + b +2c + d = 0,43
nH2O tổng = 2a + b + c + d = 0,53
nKOH = b + 2c = 0,2
→ a = 0,17; b = 0,06; c = 0,07; d = 0,06
Do b = d nên X các axit là CH3COOH (0,06) và (COOH)2 (0.07)
→ Muối gồm CH3COOK (0,06) và (COOK)2 (0,07) → m muối = 17,5 gam
Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Al, Mg, MgO trong dung dịch hỗn hợp chứa HNO3 (0,34 mol) và KHSO4. Sau phản ứng thu được 8,064 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO, H2 và NO2 với tỉ lệ mol tương ứng 10 : 5 : 3 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho NaOH dư vào Y thì thấy có 2,28 mol NaOH tham gia phản ứng, đồng thời thấy có 17,4 gam kết tủa xuất hiện. Phần trăm khối lượng MgO trong hỗn hợp ban đầu là
X gồm NO (0,2), H2 (0,1) và NO2 (0,06)
Bảo toàn N → nNH4+ = 0,08
nMg(OH)2 = 0,3
Y gồm Al3+ (X), Mg2+ (0,3), NH4+ (0,08), K+, SO42-
nOH- = 4x + 2.0,3 +0,08 = 2,28 → x = 0,4
Bảo toàn electron: 3nAl + 2nMg = 3nNO + 2nH2 + nNO2 + 8nNH4+
→ Mg = 0,15
Bảo toàn Mg → nMgO = 0,3 – 0,15 = 0,15 → %MgO = 29,41%