Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành
Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
19 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
Cu đứng sau H2SO4 nên không phản ứng với dung dịch axit loãng
Đáp án B
Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là thạch cao sống.
Đáp án D
Lạm dụng rượu, bia quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây?
Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan
Đáp án C
Chất nào sau đây bị thủy phân trong dung dịch KOH, đun nóng là
Etyl axetat (CH3COOC2H5)
Các số oxi hoá thường gặp của sắt là
Các số oxi hoá thường gặp của sắt là +2, +3.
Đáp án C
Cho vài giọt nước brom vào dung dịch anilin, lắc nhẹ thấy xuất hiện
Cho vài giọt nước brom vào dung dịch anilin, lắc nhẹ thấy xuất hiện kết tủa màu trắng.
Đáp án C
Công thức hoá học của crom(III) hiđroxit là
Công thức hoá học của crom(III) hiđroxit là Cr(OH)3.
Đáp án C
Ở điều kiện thường, oxit nào sau đây là chất rắn?
Ở điều kiện thường: N2O, NO2, CO2 là các chất khí; SiO2 là chất rắn.
Đáp án D
Polime được sử dụng làm chất dẻo là
Polime được sử dụng làm chất dẻo là Poli(metyl metacrylat).
Đáp án A
Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
- Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, ban đầu có kết tủa keo trắng xuất hiện.
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NaCl
- Sau đó kết tủa keo trắng tan trong NaOH dư tạo dung dịch trong suất.
NaO + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
Saccarozơ và glucozơ đều thuộc loại
Saccarozơ và glucozơ đều thuộc loại cacbohiđrat.
Đáp án D
Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và Fe3O4, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại có trong Y là
Oxit của kim loại trung bình, yếu đứng sau nhôm bị khử bởi các chất khử như CO, Al, H2 thành kim loại
→ Oxit trong Y là MgO và Al2O3
Thủy phân hoàn toàn m gam triolein trong dung dịch NaOH dư, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn thu được muối A, từ A sản xuất được 30,4 gam xà phòng chứa 75% muối. Giá trị của m là
Chọn đáp án A
(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H33COONa + C3H53.
+ Ta có mC17H33COONa = 30,4 ×0,75 = 22,8 gam ⇒ nC17H33COONa = 0,075 mol.
⇒ nNaOH pứ = 0,075 mol và nC3H5(OH)3 = 0,025 mol.
⇒ BTKL ta có m = 22,8 + 0,025×92 – 0,075×40 = 22,1 gam
Cho 1,37 gam Ba vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,03M, sau khi phản ứng kết thúc, thu được chất rắn có khối lượng là
Ta có nBa = 0,01 mol, nAl2(SO4)3 = 0,003 mol
Các phản ứng xảy ra là:
Ba+ 2H2O → Ba2+ + 2OH- + 2H2
Ba2+ + SO42- → BaSO4
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
Al3+ + 4OH- → [Al(OH)4]-
Sau phản ứng thu được kết tủa gồm \(\left\{\begin{array}{l} BaSO_4: 0,003.3 = 0,009 mol\\Al(OH)_3\end{array} \right.\) + dung dịch Ba(AlO2)2 : 0,1- 0,009 =0,001 mol ( bảo toàn Ba)
Bảo toàn nguyên tố Al → nAl(OH)3 = 2 nAl2(SO4)3 - 2nBa(AlO2)2 = 2. 0,003 - 2. 0,001 = 0,004 mol
Vậy m↓ = 0,004. 78 + 0,009. 233 = 2,409 gam
Cho dãy các chất sau: phenyl fomat, fructozơ, natri axetat, etylamin, trilinolein. Số chất bị thuỷ phân trong môi trường axit là
Chất bị thuỷ phân trong môi trường axit là phenyl fomat, trilinolein.
Thủy phân hoàn toàn m gam xenlulozơ có chứa 50% tạp chất trơ, toàn bộ lượng glucozơ thu được làm mất màu vừa đủ 500 ml dung dịch Br2 1M trong nước. Giá trị của m là
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6.
CH2[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → CH2[CHOH]4COOH + 2HBr
nC6H12O6 = nBr2 = 0,5 mol. mC6H12O6 = 0,5 × 180 = 90 gam.
mxenlulozơ = \(\dfrac{162n}{180n}\) × 90 × \(\dfrac{100}{50}\) = 162 gam.
Đáp án A.
Cho 8,1 gam Al vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3 và 0,3 mol CuCl2. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
nAl = 0,3 mol
Al + 3FeCl3 → AlCl3 + 3FeCl2
Trước Pư 0,3 0,2
Sau pư 0,233 0 0,2 mol
2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu
Trước pư 0,233 0,3
Sau pư 0,033 0 0,3
2Al + 3FeCl2 → 2AlCl3 + 3Fe
Trước pư 0,033 0,2
Sau pư 0 0,15 0,05 mol
Sau phản ứng thu được chất rắn gồm 0,3 mol Cu và 0,05 mol Fe
→ mrắn = 0,3.64 + 0,05.56 = 22 gam
Trong phòng thí nghiệm, khí Z (làm mất màu dung dịch thuốc tím) được điều chế từ chất rắn X, dung dịch Y đặc, đun nóng và thu vào bình tam giác bằng phương pháp đẩy không khí như hình vẽ sau:
Các chất X, Y, Z lần lượt là
Vì khí sinh ra làm mất màu KMnO4 ⇒ Chọn B
Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện?
Đường mía không dẫn điện
Đáp án C
Phát biểu nào sau đây đúng?
Hiđro hóa chất béo lỏng thu được các chất béo rắn.
Đáp án B
Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3.
(b) Cho bột sắt vào dung dịch HCl và NaNO3.
(c) Cho miếng Na vào dung dịch CuSO4.
(d) Cho miếng Zn vào dung dịch AgNO3.
Số thí nghiệm có xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học là
Thí nghiệm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học là (d).
Cho a mol este X (C9H10O2) tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được dung dịch không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
Các công thức cấu tạo phù hợp của X là CH3COOC6H4CH3 (3 đồng phân); C2H5COOC6H5.
Hòa tan hoàn toàn quặng hematit (sau khi đã loại bỏ các tạp chất trơ) trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch X. Dãy gồm các chất nào sau đây khi tác dụng với X, xảy ra phản ứng oxi hóa-khử?
Quặng hemantit (Fe2O3) tan trong H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch X gồm Fe2(SO4)3, H2SO4.
X tác dụng với BaCl2, KOH, Cu, KI, khí H2S.
Cho dãy gồm các chất sau: CO2, NO2, P2O5, MgO, Al2O3 và CrO3. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH loãng là
Chất trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH loãng là CO2, NO2, P2O5, Al2O3 và CrO3.
Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau (theo đúng tỉ lệ số mol):
(a) X + 2NaOH → Y + Z + H2O
(b) Y + 2NaOH → CH4 + 2Na2CO3
(c) Z + O2 → T + H2O
Biết dung dịch chứa T có nồng độ khoảng 5% được sử dụng làm giấm ăn. Công thức phân tử của X là
(a) HOOC-CH2-COOC2H5 (X) + 2NaOH → CH2(COONa)2 + C2H5OH + H2O
(b) CH2(COONa)2 (Y) + 2NaOH → CH4 + 2Na2CO3
(c) C2H5OH (Z) + O2 → CH3COOH (T) + H2O
X là trieste của glixerol với các axit hữu cơ, thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Hiđro hóa hoàn toàn m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 30,2 gam este no. Đun nóng m gam X với dung dịch chứa 0,35 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được a gam chất rắn. Giá trị của a là
Theo đề, X có 6 liên kết π (trong đó có 3 liên kết C=C).
Khi cho X tác dụng với H2 thì nX = 0,1 mol và mX = 29,6 (BTKL)
Khi cho X tác dụng với KOH thì: a = mX + mKOH - mC3H5(OH)3 = 40 gam
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nung hỗn hợp Fe và KNO3 trong khí trơ.
(2) Cho luồng khí H2 đi qua bột CuO nung nóng.
(3) Đốt dây Mg trong bình kín chứa đầy CO2.
(4) Nhúng dây Ag vào dung dịch HNO3 loãng.
(5) Cho K2Cr2O7 vào dung dịch KOH.
(6) Dẫn khí NH3 qua CrO3 đun nóng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là
(1) 2KNO3 → 2KNO2 + O2
(2) H2 + CuO → Cu + H2O
(3) 2Mg + CO2 → 2MgO + C
(4) 3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O
(5) K2Cr2O7 + 2KOH → 2K2CrO4 + H2O
(6) 2NH3 + 2CrO3 → N2 + Cr2O3 + 3H2O
Cho các phát biểu sau:
(a) Gang là hợp kim của sắt với cacbon, chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.
(b) Các kim loại K, Al và Mg chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(c) Dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4 làm mất màu dung dịch KMnO4.
(d) Cr(OH)3 tan được trong dung dịch axit mạnh và kiềm.
(e) Tất cả các kim loại đều tác dụng được với khí oxi ở trong điều kiện thích hợp.
Số phát biểu đúng là
(e) Sai, Hầu hết các kim loại đều tác dụng được với khí oxi (trừ Ag, Au, Pt).
Nhỏ từ từ đến hết 100,0 ml dung dịch H2SO4 1M vào 200,0 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,75M và NaHCO3 0,5M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Ta có: \(\begin{array}{l} {n_{C{O_2}}} = {n_{{H^ + }}} - {n_{C{O_3}^{2 - }}} = 0,05\;mol\\ {n_{HC{O_3}^ - }} = {n_{N{a_2}C{O_3}}} + {n_{NaHC{O_3}}} - {n_{C{O_2}}} = 0,2\;mol \end{array}\)
Khi cho Ba(OH)2 dư vào X thì: \(\left\{ \begin{array}{l} {n_{HC{O_3}^ - }} = {n_{BaC{O_3}}} = 0,2\;mol\\ {n_{BaS{O_4}}} = {n_{S{O_4}^{2 - }}} = 0,1\;mol \end{array} \right. \Rightarrow {m_ \downarrow } = 62,7\;(g)\)
Sục khí CO2 lần lượt vào V1 ml dung dịch NaAlO2 1M và V2 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Kết quả thí nghiệm được mô tả như đồ thị dưới đây:
Tỉ lệ V1 : V2 tương ứng là
\({n_{C{O_2}}} = 0,15\;mol \Rightarrow {n_{NaAl{O_2}}} = 0,15\;mol \Rightarrow {V_1} = 150\;ml\)
\(\left\{ \begin{array}{l} {n_{C{O_2}}} = 0,1\;mol \Rightarrow {n_ \downarrow } = 0,1\;mol\\ {n_{C{O_2}}} = 0,3\;mol \end{array} \right. \Rightarrow {n_ \downarrow } = 2{n_{Ba{{(OH)}_2}}} - {n_{C{O_2}}} \Rightarrow {n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 0,2\;mol \Rightarrow {V_2} = 400\;ml\)
Vậy V1 : V2 = 3 : 8.
Hỗn hợp X gồm hiđro và một hiđrocacbon. Nung nóng 14,56 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni xúc tác đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có khối lượng 10,8 gam. Biết tỉ khối của Y so với metan là 2,7 và Y có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Công thức phân tử của hiđrocacbon là
Hỗn hợp Y làm mất màu brom ⇒ Y chỉ chứa các hidrocacbon với nY = 0,25 mol.
Ta có: \({n_{{H_2}}} = {n_X} - {n_Y} = 0,4\;mol\)
BTKL: \({m_X} = {m_Y} = 10,8 \Rightarrow {m_{H.C}} = 10\;(g)\)
\(\Rightarrow {M_{H.C}} = \frac{{10}}{{0,65 - 0,4}} = 40:{C_3}{H_4}\)
Cho các phát biểu sau:
(a) Các hiđrocacbon chứa liên kết pi (π) trong phân tử đều làm mất màu dung dịch brom.
(b) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(c) Có thể sử dụng quỳ tím để phân biệt hai dung dịch alanin và anilin.
(d) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
(e) Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat là các polime bán tổng hợp có nguồn gốc từ xenlulozơ.
(g) Phương pháp hiện đại sản xuất axit axetic là lên men giấm.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, Benzen không làm mất màu dung dịch brom.
(c) Sai, Cả hai đều không làm đổi màu quỳ tím.
(d) Sai, Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ lẫn axit.
(g) Sai, Phương pháp hiện đại sản xuất axit axetic là cho CO tác dụng với CH3OH.
Hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức mạch hở và 2 amin no, mạch hở, trong đó có 1 amin đơn chức và 1 amin hai chức (hai amin có số mol bằng nhau). Cho m gam X tác dụng vừa đủ 200 ml dung dịch KOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 1,2 mol oxi, thu được CO2, H2O và 0,12 mol N2. Giá trị của m là
Đặt công thức 2 este no đơn chức. mạch hở là CnH2nO2
Đặt công thức của amin no, đơn chức, mạch hở là CmH2m+3N: x (mol)
Đặt công thức của amin no, hai chức, mạch hở là CaH2a+4N2: x (mol)
→ nCnH2nO2 = nKOH = 0,2 (mol)
BTNT "N": x + 2x = 0,12.2 → x = 0,08 (mol)
Đặt nCO2 = b (mol) ; nH2O = c (mol)
BTNT "C": nCO2 = 0,2n + 0,08m + 0,08a
BTNT "H" nH2O = 0,2n + 0,08(m +1,5) + 0,08. (a +2)
→ nH2O - nCO2 = 0,28 (mol) (1)
BTNT "O": 2nCO2 + nH2O = 2n(este) + 2nO2 → 2nCO2 + nH2O = 2.0,2 + 2.1,2 = 2,8 (2)
giải (1) và (2) → nCO2 = 0,84 (mol); nH2O = 1,12 (mol)
BTKL ta có: m = mC + mH + mO(este) + mN = 0,84.12 + 1,12.2 + 0,2.32 + 0,12.28 = 22,08 (g)
Cho hỗn hợp X gồm Na và Ba (trong đó nNa < nBa) vào 200 ml dung dịch HCl 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được 4,2 lít khí H2 và dung dịch Y. Hấp thụ hết 2,24 lít khí CO2 vào Y, thu được m gam chất rắn. Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là
nHCl = 0,2
nH2 = 0,1875 → nOH- = 0,375
nOH- trong Y = 0,375 – 0,2 = 0,175
nCO2 = 0,1 → nCO32- = 0,075 và nHCO3- = 0,025
nNa < nBa → nNa < 0,125 < nBa
→ nBaCO3 = 0,075
→ mBaCO3 = 14,775
Điện phân (với các điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và NaCl bằng dòng điện có cường độ 2,68A. Sau thời gian 6h, tại anot thoát ra 4,48 lít khí (đktc). Thêm 20 gam bột sắt vào dung dịch sau điện phân, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của NO3-) và 12,4 gam chất rắn gồm hai kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Số e trao đổi trong quá trình điện phân là n= IT/F = 2,68. 6. 3600 /96500 = 0,6 mol
Khi thêm Fe vào dung dịch sau điện phân thu được khí NO và hỗn hợp kim loại → chứng tỏ dung dịch sau điện phân chứa HNO3 và Cu(NO3)2 dư : c mol
4,48 khí sinh ra tại anot gồm Cl2 : a mol và O2 : b
Ta có hệ \(\left\{\begin{array}{l} a + b = 0,2\\2a + 4b = 0,6\end{array} \right.\) → \(\left\{\begin{array}{l}a =0,1 \\ b = 0,1\end{array} \right.\)
→ nHNO3= 4nO2 =0, 4mol
Có nNO = 0,25nHNo3 = 0,1 mol
Bảo toàn e → 2nFe pư = 3nNO + 2nCu → nFe pư = ( 3.0,1 + 2c ) : 2 = 0,15 +c
12,4 = mFe dư + mCu → 12,4 = ( 20 -56. (0,15 +c)) + 64c → c = 0,1 mol
Vậy ∑nCu(NO3)2 = 0,1 + ( 0,6 :2) = 0,4 mol,nNaCl = 2.0,1 =0,2 mol
→ m = 0.4. 188 +0,2.58,5 = 86,9 gam
Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là Glucozơ, triolein, anilin, axit axetic.
Đáp án C
Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho a gam bột nhôm vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được V1 lít khí không màu.
- Thí nghiệm 2: Cho a gam bột nhôm vào dung dịch KOH (dư), thu được V2 lít khí không màu.
- Thí nghiệm 3: Cho a gam bột nhôm vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V3 lít khí không màu (hóa nâu trong không khí, sản phẩm khử duy nhất của N+5).
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đo ở cùng đktc. So sánh nào sau đây đúng?
Gọi x là số mol của Al.
Thí nghiệm 1: V1=VH2=3x2.22,4 |
Thí nghiệm 2: V2=VH2=3x2.22,4 |
Thí nghiệm 3: V3=VNO=x.22,4 |
Từ đó suy ra: V1 = V2 > V3.
X là este đơn chức, nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thu được thể tích CO2 bằng thể tích oxi đã phản ứng (cùng điều kiện); Y là este no, hai chức (biết X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 25,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y bằng oxi vừa đủ thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng 56,2 gam. Mặt khác đun nóng 25,8 gam E cần dùng 400 ml dung dịch KOH 1M; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối có khối lượng m gam và hỗn hợp gồm 2 ancol đồng đẳng kế tiếp. Giá trị của m là
Bảo toàn O cho phản ứng đốt X:
2nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
Do nO2 = nCO2 → 2nX = nH2O
→ Số H = 2nH2O/nX = 4 → X dạng RCOOCH3
Đốt X, Y → nCO2 = u và nH2O = v
→ 44u + 18v = 56,2
nKOH = 0,4 → nO(E) = 0,8
mE = 12u + 2v + 0,8.16 = 25,8
→ u = 0,95 và v = 0,8
X là CnH4O2 (x mol) và y là CmH2m-2O4 (y mol)
nO = 2x + 4y = 0,8 (1)
nCO2 = nx + my = 0,95 (2)
nH2O = 2x + y(m - 1) = 0,8 (3)
Từ (1) và (2) → m = 5
Do n lấy các giá trị 2, 4, 6...nên từ (1), (2) → Chỉ có n = 2 thì hệ mới có nghiệm dương x = 0,1 và y = 0,15
X là HCOOCH3 (0,1) và Y là CH3-OOC-COOC2H5 (0,15)
→ Muối gồm HCOOK (0,1) và (COOK)2 (0,15)
→ m muối = 33,3 gam
Cho 14,08g hỗn hợp X gồm Cu và Fe tác dụng hết với 0,185 mol hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2, thu được chất rắn Y gồm các muối và oxit. Hòa tan vừa hết Y cần dùng 400 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Z, thu được 89,355g chất rắn. Mặt khác, 14,08g hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 nồng độ 31,5% thu được dung dịch T và 3,808 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở dktc). Nồng độ % của Fe(NO3)3 trong T là:
Y gồm oxit và muối Clorua.
Hòa tan X cần nHCl = 0,4.1 = 0,4 mol (2H+ + O2- → H2O)
→ nO(Y) = ½ nHCl = 0,2 mol → nO2 = 0,1 mol
→ nCl2 = 0,185 – 0,1 = 0,085 mol
Gọi số mol Cu và Fe lần lượt là x và y
→ mX = 64x + 56y = 14,08g (1)
Sau khi phản ứng với axit HCl thì nCl(Z) = 0,4 + 0,085.2 = 0,57 mol
→ mAgCl = 0,57.143,5 = 81,795 < 89,355g
→ kết tủa còn có Ag (do Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag)
→ nAg = 0,07 mol
Bảo toàn e cả quá trình phản ứng:
2nCu + 3nFe = 4nO2 + 2nCl2 + nAg
2x + 3y = 4.0,1 + 2.0,085 + 0,07 = 0,64 mol (2)
Từ (1,2) → x = 0,08 ; y = 0,16 mol
- Khi X + HNO3 sản phẩm giả sử có: 0,08 mol Cu2+ ; t mol Fe3+ và (0,16 – t) mol Fe2+
nNO = 3,808 : 22,4 = 0,17 mol
Bảo toàn e: 2nCu2+ + 2nFe2+ + 3nFe3+ = 3nNO
→ 2.0,08 + 2(0,16 – t) + 3t = 3.0,17
→ t = 0,03 mol
Ta có: nHNO3 = 4nNO = 4.0,17 = 0,68 mol
→ mdd HNO3 = 136g
Bảo toàn khối lượng: mX + mdd HNO3 = mdd T + mNO
→ mdd T = 10,48 + 136 – 0,17.30 = 141,38g
→ C%Fe(NO3)3 = 0,03.242: 141,38 = 5,14% (Gần nhất với giá trị 5%)
Hỗn hợp E gồm amino axit X, đipeptit Y (C4H8O3N2) và muối của axit vô cơ Z (C2H8O3N2). Cho E tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M và KOH 1M đun nóng (phản ứng vừa đủ), thu được 4,48 lít khí T (đo ở đktc, phân tử T có chứa một nguyên tử nitơ và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan gồm bốn muối. Giá trị của m là
Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan gồm bốn muối (2 muối natri và 2 muối kali)
→ Chỉ có 2 gốc axit.
Mà Y là đipeptit Y có CTPT C4H8O3N2 thì chỉ có thể là Gly-Gly
→ X là Gly; Z là C2H5NH3NO3 hoặc (CH3)2NH2NO3 (0,2 mol)
Ta có: nNaOH = 0,3 mol; nKOH = 0,2 mol
→ Muối chứa các ion: Na+ (0,3 mol), K+ (0,2 mol), NO3- (0,2 mol), NH2-CH2-COO-
Bảo toàn điện tích ta suy ra số mol của NH2-CH2-COO- bằng 0,3 mol
Do đó khối lượng muối bằng mmuối = ∑mion = 0,3.23 + 0,2.39 + 0,2.62 + 0,3.74 = 49,3 gam