Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2019 - Trường THPT Chuyên KHTN - Hà Nội

Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2019 - Trường THPT Chuyên KHTN - Hà Nội

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 63 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 173536

Hàm số nào dưới đây có đồ thị như hình vẽ?

Xem đáp án

Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy đồ thị hàm số cắt trục hoành tại 3 điểm phân biệt nên loại đáp án A và B.

Đồ thị hàm số có nét cuối cùng đi lên nên  a > 0 => loại đáp án D.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 173537

Nghiệm các phương trình \({\log _3}(2x - 1) = 2\) là:

Xem đáp án

Điều kiện: \(2x - 1 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge \frac{1}{2}.\)

\({\log _3}(2x - 1) = 2 \Leftrightarrow 2x - 1 = {3^2} = 9 \Leftrightarrow 2x = 10 \Leftrightarrow x = 5(tm)\)

Vậy x = 5 là nghiệm của phương trình.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 173538

Cho khối nón có chiều cao bằng 2a và bán kính đáy bằng a. Thể tích của khối nón đã cho bằng

Xem đáp án

Thể tích khối nón là: \(V = \frac{1}{3}\pi {r^2}h = \frac{1}{3}\pi {a^2}.2a = \frac{{2\pi {a^3}}}{3}\)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 173539

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm A(2; 3;-1) và B(0; -1; 1). Trung điểm của đoạn thẳng AB có tọa độ là:

Xem đáp án

Gọi M là trung điểm của AB \( \Rightarrow M = \left( {\frac{{2 + 0}}{2};\frac{{3 - 1}}{2};\frac{{ - 1 + 1}}{2}} \right) = (1;1;0)\)

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 173540

Cho khối chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại \(B,AB = a,AC = 2a,SA \bot (ABC)\) và SA = a . Thể tích khối nón đã cho bằng

Xem đáp án

Tam giác ABC vuông tại B \( \Rightarrow BC = \sqrt {A{C^2} - A{B^2}}  = \sqrt {{{\left( {2a} \right)}^2} - {a^2}}  = a\sqrt 3 \)

Diện tích tam giác ABC là: \({S_{ABC}} = \frac{1}{2}.AB.BC = \frac{1}{2}.a.a\sqrt 3  = \frac{{\sqrt 3 }}{2}.{a^2}\)

Thể tích khối chóp S.ABC  là: \({V_{S.ABC}} = \frac{1}{3}{S_{ABC}}.SA = \frac{1}{3}.\frac{{\sqrt 3 }}{2}.{a^2}.a = \frac{{\sqrt 3 }}{6}{a^3}\)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 173541

Cho hàm số  có bảng biến thiên

Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng

 

 

Xem đáp án

Dựa vào BBT ta thấy hàm số đồng biến trên khoảng (1; 3)

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 173542

Với các số thực \(a,b > 0,a \ne 1\)  tùy ý, biểu thức \({\log _{{a^2}}}\left( {a{b^2}} \right)\) bằng:

Xem đáp án

\({\log _{{a^2}}}\left( {a{b^2}} \right) = {\log _{{a^2}}}a + {\log _{{a^2}}}{b^2} = \frac{1}{2}{\log _a}a + \frac{1}{2}.2.{\log _a}b = \frac{1}{2} + {\log _a}b\)

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 173543

Trong không gian Oxyz, vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P): 2y - 3z + 1 = 0?

Xem đáp án

\(2y - 3z + 1 = 0 \Rightarrow \) VTPT của (P) là: \(\overrightarrow n  = (0;2; - 3)\)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 173544

Họ nguyên hàm của hàm số \(f(x) = 3{x^2} + {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}\) là:

Xem đáp án

\(\int {\left( {3{x^2} + \sin x} \right)dx}  = 3.\frac{{{x^3}}}{3} - cosx + C)= {x^3} - c{\rm{os}}x + C\]

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 173545

Cho a, b là các số thực thỏa mãn a + 6i = 2 - 2bi, với i là đơn vị ảo. Giá trị của a + b bằng

Xem đáp án

Ta có \(a + 6i = 2 - 2bi \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 2\\
6 =  - 2b
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 2\\
b =  - 3
\end{array} \right. \Rightarrow a + b =  - 1\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 173546

Một lớp học có 15 bạn nam và 10 bạn nữ. Số cách chọn hai bạn trực nhật sao cho có cả nam và nữ là:

Xem đáp án

Ta có 15 bạn nam và 10 bạn nữ.

Có \(C_{15}^1 = 15\) cách chọn 1 bạn nam.

Có \(C_{10}^1 = 15\) cách chọn 1 bạn nữ.

Khi đó, số cách chọn hai bạn sao cho có một bạn nam và một bạn nữ là: \(C_{15}^1.C_{10}^1 = 15.10 = 150\) (cách).

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 173547

Với hàm số f(x) tùy ý liên tục trên R , a < b,  diện tích của hình phẳng giới hạn bởi đồ thị của hàm số y = f(x), trục hoành và các đường thẳng x = a, x = b  được xác định theo công thức

Xem đáp án

Công thức tính diện tích hình phẳng được giới hạn bởi các đường thẳng \(y = 0,x = a,x = b(a < b)\) và đồ thị hàm số là: \(S = \int\limits_a^b {\left| {f(x)} \right|dx} \)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 173548

Trong không gian Oxyz, điểm nào dưới đây thuộc đường thẳng \(\frac{{x - 1}}{2} = \frac{{y + 1}}{{ - 1}} = \frac{{z - 2}}{3}\)

Xem đáp án

Dựa vào phương trình đường thẳng ta thấy đường thẳng đã cho đi qua điểm N(1; - 1;2)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 173549

Cho (un) là một cấp số cộng thỏa mãn \({u_1} + {u_3} = 8\) và u4 = 10 . Công sai của cấp số cộng đã cho bằng

Xem đáp án

Gọi công sai của cấp số cộng là d.

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}
{u_1} + {u_3} = 8\\
{u_4} = 10
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{u_1} + {u_1} + 2d = 8\\
{u_1} + 3d = 10
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
2{u_1} + 2d = 8\\
{u_1} + 3d = 10
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{u_1} = 1\\
d = 3
\end{array} \right.\)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 173550

Cho hàm số y = f(x) có đồ thị. Hàm số đã cho đạt cực đại tại

Xem đáp án

Dựa vào đồ thị hàm số đã cho ta thấy hàm số đã cho đạt cực đại tại x = -1

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 173551

Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình vẽ. Số nghiệm của phương trình  2|f(x)| - 5 = 0 là

Xem đáp án

\(2\left| {f(x)} \right| - 5 = 0 \Leftrightarrow \left| {f(x)} \right| = \frac{5}{2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
f(x) = \frac{5}{2}(1)\\
f(x) =  - \frac{5}{2}(2)
\end{array} \right.\)

Số nghiệm của phương trình đã cho là tổng số nghiệm của phương trình (1) và phương trình (2).

Số nghiệm của phương trình đã cho là số giao điểm của đường thẳng \(y = \frac{5}{2}\) và đường thẳng \(y =  - \frac{5}{2}\)  với đồ thị hàm số y = f(x)

Như vậy, dựa vào đồ thị hàm số ta thấy phương trình đã cho có 4 nghiệm.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 173553

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm A(1; -1;2) và (3; 3; 0). Mặt phẳng trung trực của đường thẳng AB có phương trình là

Xem đáp án

Ta có: \(A(1; - 1;2);B(3;3;0) \Rightarrow \overrightarrow {AB}  = (2;4; - 2)\)

Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Khi đó: M(2;1; 1)

Mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB là mặt phẳng đi qua điểm M và nhận \(\overrightarrow {AB} \)  làm VTPT.

Vậy phương trình mặt phẳng cần tìm là: 

\(2(x - 2) + 4(y - 1) - 2(z - 1) = 0 \Leftrightarrow 2x - 4 + 4y - 4 - 2z + 2 = 0 \Leftrightarrow x + 2y - z - 3 = 0\)

 

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 173554

Diện tích hình phẳng bôi đậm trong hình vẽ dưới đây được xác định theo công thức

Xem đáp án

Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy công thức tính diện tích hình phẳng cần tính là:

\(\int\limits_{ - 1}^2 {\left( { - {x^2} + 3 - {x^2} + 2x + 1} \right)dx = \int\limits_{ - 1}^2 {\left( { - 2{x^2} + 2x + 4} \right)dx} } \)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 173555

Cho số phức z thỏa mãn \((2 + 3i)z + 4 - 3i = 13 + 4i\). Mô đun của z bằng

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}
(2 + 3i)z + 4 - 3i = 13 + 4i \Leftrightarrow (2 + 3i)z = 13 + 4i - 4 + 3i\\
 \Leftrightarrow (2 + 3i)z = 9 + 7i\\
 \Leftrightarrow z = \frac{{9 + 7i}}{{2 + 3i}} \Leftrightarrow z = \frac{{(9 + 7i)(2 - 3i)}}{{(2 + 3i)(2 - 3i)}}\\
 \Leftrightarrow z = \frac{{18 - 21.{i^2} + 14i - 27i}}{{{2^2} + {3^2}}}\\
 \Leftrightarrow z = \frac{{39 - 13i}}{{13}} \Leftrightarrow z = 3 - i\\
 \Rightarrow \left| z \right| = \sqrt {{3^2} + {{( - 1)}^2}}  = \sqrt {10} 
\end{array}\)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 173556

Tập xác định của hàm số \(y = {\left( {x - 1} \right)^{\frac{1}{2}}}\) là:

Xem đáp án

Do \(\frac{1}{2} \notin Z \Rightarrow \) Hàm số xác định \( \Leftrightarrow x - 1 > 0 \Leftrightarrow x > 1\)

Vậy tập xác định của hàm số là \((1; + \infty )\)

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 173557

Tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các số phức z thỏa mãn \(\left| {(1 + i)z - 5 + i} \right| = 2\)  là một đường tròn tâm I và bán kính R lần lượt là:

Xem đáp án

Gọi số phức z = x + yi

\(\begin{array}{l}
\left| {(1 + i)z - 5 + i} \right| = 2 \Leftrightarrow \left| {(1 + i)(x + yi) - 5 + i} \right| = 2\\
 \Leftrightarrow \left| {(x - y - 5) + (x + y + 1)i} \right| = 2\\
 \Leftrightarrow {\left( {x - y - 5} \right)^2} + {(x + y + 1)^2} = 4\\
 \Leftrightarrow {(x - y)^2} - 10(x - y) + 25 + {(x + y)^2} + 2(x + y) + 1 = 4\\
 \Leftrightarrow 2{x^2} + 2{y^2} - 8x + 12y + 22 = 0\\
 \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} - 4x + 6y + 11 = 0\\
 \Leftrightarrow {(x - 2)^2} + {(y + 3)^2} = 2
\end{array}\)

Vậy đường tròn biểu diễn số phức z thỏa mãn điều kiện bài toán có tâm \(I(2; - 3),R = \sqrt 2 \)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 173558

Tổng tất cả các nghiệm của phương trình \({3^{2x}} - {2.3^{x + 2}} + 27 = 0\) bằng

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}
{3^{2x}} - {2.3^{x + 2}} + 27 = 0 \Leftrightarrow {3^{2x}} - {2.9.3^x} + 27 = 0\\
 \Leftrightarrow {3^{2x}} - {18.3^x} + 27 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{3^{{x_1}}} = 9 + 3\sqrt 6 \\
{3^{{x_2}}} = 9 - 3\sqrt 6 
\end{array} \right.\\
 \Rightarrow {3^{{x_1}}}{.3^{{x_2}}} = \left( {9 + 3\sqrt 6 } \right)\left( {9 - 3\sqrt 6 } \right)\\
 \Leftrightarrow {3^{{x_1} + {x_2}}} = {9^2} - {\left( {3\sqrt 6 } \right)^2} = 27\\
 \Leftrightarrow {x_1} + {x_2} = 3
\end{array}\)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 173559

Với các số a, b > 0 thỏa mãn \({a^2} + {b^2} = 6ab\) , biểu thức \({\log _2}(a + b)\) bằng:

Xem đáp án

Ta có: \({a^2} + {b^2} = 6ab \Leftrightarrow {(a + b)^2} = 8ab\)

\(\begin{array}{l}
 \Rightarrow {\log _2}{\left( {a + b} \right)^2} = {\log _2}8ab\\
 \Leftrightarrow 2{\log _2}(a + b) = {\log _2}8 + {\log _2}a + {\log _2}b\\
 \Leftrightarrow {\log _2}(a + b) = \frac{1}{2}(3 + {\log _2}a + {\log _2}b)
\end{array}\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 173560

Cho khối trụ (T). Biết rằng một mặt phẳng chứa trục của (T) cắt (T) theo thiết diện là một hình vuông cạnh 4a. Thể tích khối trụ đã cho bằng:

Xem đáp án

Thiết diện của hình trụ (T) qua trục là hình vuông cạnh 4a  hình trụ có chiều cao là  và bán kính đáy  \(R = \frac{1}{2}.4a = 2a\)

\( \Rightarrow V = \pi {R^2}h = \pi .4{a^2}.4a = 16\pi a{}^2\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 173561

Giá trị lớn nhất của hàm số \(f(x) = \frac{{{x^2} - 8x}}{{x + 1}}\) trên đoạn [1; 3] bằng

Xem đáp án

TXĐ: D= R \ {1}

Ta có: \(x =  - 1 \notin \left[ {1;3} \right]\)

Sử dụng MTCT để làm bài toán:

Bước 1: Bấm MODE 7 và nhập hàm \(f(x) = \frac{{{x^2} - 8x}}{{x + 1}}\) vào máy tính.

Bước 2: Start = 1; End = 3; Step \( = \frac{{3 - 1}}{{19}} = \frac{2}{{19}}\)

Ta được kết quả: 

Ta thấy GTLN của hàm số là \({y_{max}} =  - \frac{7}{2}\)  khi x = 1

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 173562

Cho hình chóp tứ giác đều SABCD có cạnh đáy bằng 2a và chiều cao bằng . Khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SCD) bằng:

Xem đáp án

Ta có: \({V_{SABCD}} = \frac{1}{3}h{S_d} = \frac{1}{3}.a\sqrt 3 .4{a^2} = \frac{{4{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)

\( \Rightarrow {V_{SACD}} = \frac{1}{2}{V_{SABCD}} = \frac{{2{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)

Gọi M là trung điểm của CD.

\(\begin{array}{l}
 \Rightarrow SM = \sqrt {S{O^2} + O{M^2}}  = \sqrt {3{a^2} + {a^2}}  = 2a\\
 \Rightarrow {S_{SCD}} = \frac{1}{2}SM.CD = \frac{1}{2}.2a.2a = 2{a^2}\\
 \Rightarrow d\left( {A;\left( {SCD} \right)} \right) = \frac{{3{V_{SACD}}}}{{{S_{SCD}}}} = \frac{{3.2{a^3}\sqrt 3 }}{{3.2{a^2}}} = a\sqrt 3 
\end{array}\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 173563

Cho tứ diện ABCD có AB = CD = a. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Biết \(MN = \frac{{\sqrt 3 a}}{2}\) , góc giữa đường thẳng AD và BC bằng:

Xem đáp án

Gọi P là trung điểm của AC ta có: PM // CD và PN // AB

\( \Rightarrow \angle (AB;CD) = \angle (PM;PN)\)

Do PM, PN lần lượt là đường trung bình của tam giác ACD và tam giác ABC

\( \Rightarrow PM = \frac{{CD}}{2} = \frac{a}{2};PN = \frac{{AB}}{2} = \frac{a}{2}\)

Xét tam giác PMN có \(cos\angle MPN = \frac{{P{M^2} + P{N^2} - M{N^2}}}{{2.PM.PN}} = \frac{{\frac{{{a^2}}}{4} + \frac{{{a^2}}}{4} - \frac{{3{a^2}}}{4}}}{{2.\frac{a}{2}.\frac{a}{2}}} =  - \frac{1}{2} \Rightarrow \angle MPN = {120^ \circ }\)

Vậy \(\angle \left( {PM;PN} \right) = {180^ \circ } - {120^ \circ } = {60^ \circ }\)

 

 

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 173564

Gọi \({x_1},{x_2}\)  là hai điểm cực trị của hàm số \(f(x) = \frac{1}{3}{x^3} - 3{x^2} - 2x\). Giá trị của \(x_1^2 + x_2^2\) bằng:

Xem đáp án

Ta có: \(f'\left( x \right) = {x^2} - 6x - 2 \Rightarrow f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow {x^2} - 6x - 2 = 0\) (*)

Có x1; x2 là hai điểm cực trị của đồ thị hàm số \(y = f(x) \Rightarrow {x_1},{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình (*).

Áp dụng hệ thức Vi-et ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}
{x_1} + {x_2} = 6\\
{x_1}{x_2} =  - 2
\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow x_1^2 + x_2^2 = {({x_1} + {x_2})^2} - 2{x_1}{x_2} = {6^2} - 2.( - 2) = 40\)

 

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 173565

Trong không gian Oxyz, gọi d là đường thẳng qua A(1;0;2) cắt và vuông góc với đường thẳng \({d_1}:\frac{{x - 1}}{1} = \frac{y}{1} = \frac{{z - 5}}{{ - 2}}\). Điểm nào dưới đây thuộc d?

Xem đáp án

Ta có: d1 đi qua M(1; 0; 5) và có VTPT: \(\overrightarrow {{u_1}}  = (1;1; - 2)\)

\({d_1}:\left\{ \begin{array}{l}
x = 1 + t\\
y = t\\
z = 5 - 2t
\end{array} \right. \Rightarrow {M_0}(1 + t;t;5 - 2t) \in ({d_1})\)

Đường thẳng \(d \bot {d_1} \Rightarrow \overrightarrow {{u_2}}  \bot \overrightarrow {{u_1}} \)

Phương trình mặt phẳng \((\alpha )\) đi qua A và vuông góc với d1 là:

\(x - 1 + y - 2(z - 2) = 0 \Leftrightarrow x + y - 2z + 3 = 0\)

Gọi \({M_0}(1 + t;t;5 - 2t)\) là giao điểm của đường thẳng d1 và mặt phẳng \((\alpha )\)

\(\begin{array}{l}
 \Rightarrow 1 + t + t - 2(5 - 2t) + 3 = 0 \Leftrightarrow 6t = 6 \Leftrightarrow t = 1\\
 \Rightarrow {M_0}(2;1;3).
\end{array}\)

=> d là đường thẳng đi qua hai điểm A(1; 0; 2)  và \({M_0}(2;1;3).\)

\( \Rightarrow \overrightarrow {{u_2}}  = \overrightarrow {AM}  = (1;1;1)\)

=> Phương trình đường thẳng d: \(\left\{ \begin{array}{l}
x = 1 + t\\
y = t\\
z = 2 + t
\end{array} \right.\)

Thử các đáp án, chỉ có điểm Q(0; - 1;1) thuộc đường thẳng d khi t = -1

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 173566

Tìm m để đường thẳng y = 2x + m cắt đồ thị hàm số \(y = \frac{{x + 3}}{{x + 1}}\) tại hai điểm M, N sao cho độ dài MN nhỏ nhất:

Xem đáp án

Phương trình hoành độ giao điểm của 2 đồ thị hàm số là:

\(2x + m = \frac{{x + 3}}{{x + 1}}\left( {x \ne 1} \right) \Leftrightarrow 2{x^2} + (m + 1)x + m - 3 = 0\) (*)

Ta có: \(\Delta  = {\left( {m + 1} \right)^2} - 8(m - 3) = {m^2} - 6m + 25 = {(m - 3)^2} + 16 > 0\forall m\)

=> (*) luôn có hai nghiệm phân biệt  với mọi m.

Áp dụng hệ thức Vi-et ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}
{x_1} + {x_2} =  - \frac{{m + 1}}{2}\\
{x_1}{x_2} = \frac{{m - 3}}{2}
\end{array} \right.\)

Gọi \(M({x_1};2{x_1} + m),N({x_2};2{x_2} + m)\) là hai giao điểm của 2 đồ thị hàm số.

Khi đó ta có: 

\(\begin{array}{l}
M{N^2} = {\left( {{x_2} - {x_1}} \right)^2} + {\left( {2{x_2} - 2{x_1}} \right)^2} = 5{({x_2} - {x_1})^2}\\
 = 5\left[ {{{\left( {{x_1} + {x_2}} \right)}^2} - 4{x_1}{x_2}} \right] = 5\left[ {\frac{{{{\left( {m + 1} \right)}^2}}}{4} - 4.\frac{{m - 3}}{2}} \right]\\
 = \frac{5}{4}\left( {{m^2} + 2m + 1 - 8m + 24} \right) = \frac{5}{4}\left( {{m^2} - 6m + 25} \right)\\
 = \frac{5}{4}{\left( {m - 3} \right)^2} + 20 \ge 20\forall m
\end{array}\)

Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow m - 3 = 0 \Leftrightarrow m = 3\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 173567

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để đồ thị hàm số \(y = \left| {{x^3} - 3x + m} \right|\) có 5 điểm cực trị?

Xem đáp án

Hàm số \(y = \left| {{x^3} - 3x + m} \right|\) có 5 điểm cực trị khi và chỉ khi hàm số \(y = {x^3} - 3x + m\) có 2 cực trị nằm về hai phía của trục Ox.

Ta có: \(y' = {x^3} - 3x + m \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 1 \Rightarrow y =  - 2 + m\\
x =  - 1 \Rightarrow y = 2 + m
\end{array} \right.\)

Hai điểm cực trị nằm về 2 phía trục Ox \( \Leftrightarrow \left( { - 2 + m} \right)(2 + m) < 0 \Leftrightarrow {m^2} - 4 < 0 \Leftrightarrow  - 2 < m < 2\)

Kết hợp điều kiện \(m \in Z \Rightarrow m \in \left\{ { - 1;0;1} \right\}\) . Vậy có 3 giá trị của m thỏa mãn ycbt.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 173568

Cho khối chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O, \(AB = a,\angle BAD = {60^ \circ },SO \bot (ABCD)\) và mặt phẳng (SCD) tạo với mặt đáy một góc bằng 600 . Thể tích khối chóp đã cho bằng:

Xem đáp án

Ta có: \(\angle DAB = {60^ \circ } \Rightarrow \Delta ABD\) là tam giác đều cạnh a \( \Rightarrow BD = a\)

 \( \Rightarrow {S_{ABD}} = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} \Rightarrow {S_{ABCD}} = 2{S_{ABD}} = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}\)

Kẻ \(SM \bot CD \Rightarrow CD \bot (SOM) \Rightarrow CD \bot OM\)

\( \Rightarrow \angle \left( {\left( {SCD} \right),\left( {ABCD} \right)} \right) = \angle \left( {OM,SM} \right) = \angle SMO = {60^ \circ }\)

Xét \(\Delta OMD\) vuông tại D ta có: \(sin\angle ODM = \frac{{OM}}{{OD}} \Rightarrow OM = OD.sin{60^ \circ } = \frac{a}{2}.\frac{{\sqrt 3 }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{4}\)

Xét  \(\Delta SOM\) vuông tại M ta có:  \(SO = OM.\tan {60^ \circ } = \frac{{a\sqrt 3 }}{4}.\sqrt 3  = \frac{{3a}}{4}\)

\( \Rightarrow {V_{SABCD}} = \frac{1}{3}SO.{S_{ABD}} = \frac{1}{3}.\frac{{3a}}{4}.\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2} = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{8}\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 173569

Cho các số thực dương \(x,y \ne 1\) và thỏa mãn \({\log _x}y = {\log _y}x,{\log _x}(x - y) = {\log _y}(x + y)\). Giá trị của \({x^2} + xy - {y^2}\) bằng:

Xem đáp án

ĐK: \(x > y > 0,x,y \ne 1\)

Ta có:

\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
{\log _x}y = {\log _y}x\\
{\log _x}(x - y) = {\log _y}(x + y)
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{\log _x}y = \frac{1}{{{{\log }_x}y}}\\
{\log _x}(x - y) = {\log _y}(x + y)
\end{array} \right.\\
 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{\log _x}y =  \pm 1\\
{\log _x}(x - y) = {\log _y}(x + y)
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\left[ \begin{array}{l}
y = x(ktm)\\
y = \frac{1}{x}
\end{array} \right.\\
{\log _x}(x - y) = {\log _y}(x + y)
\end{array} \right.\\
 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
y = \frac{1}{x}\\
{\log _x}(x - y) = {\log _{{x^{ - 1}}}}(x + y)
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
y = \frac{1}{x}\\
{\log _x}(x - y) + {\log _x}(x + y) = 0
\end{array} \right.\\
 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
y = \frac{1}{x}\\
{\log _x}\left( {{x^2} - {y^2}} \right) = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
xy = 1\\
{x^2} - {y^2} = 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow {x^2} + xy - {y^2} = 1 + 1 = 2
\end{array}\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 173570

Họ nguyên hàm của hàm số \(f(x) = \frac{{x + 3}}{{{x^2} + 3x + 2}}\) là

Xem đáp án

Ta có:

\(\begin{array}{l}
I = \int {f(x)dx = \int {\frac{{x + 3}}{{{x^2} + 3x + 2}}dx = \int {\frac{{x + 3}}{{(x + 1)(x + 2)}}dx} } } \\
 = \int {\left( {\frac{2}{{x + 1}} - \frac{1}{{x + 2}}} \right)dx = 2\ln \left| {x + 1} \right| - \ln \left| {x + 2} \right| + C} 
\end{array}\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 173571

Tập hợn tất cả các giá trị của tham số m để hàm số \(y = {x^3} - m{x^2} + 3x - 2\) đồng biến trên R là:

Xem đáp án

Ta có: \(y' = 3{x^2} - 2mx + 3\)

Hàm số đã cho đồng biến trên \(R \Leftrightarrow y' \ge 0\forall x \in R\)

\( \Leftrightarrow \Delta ' \le 0\forall x \in R \Leftrightarrow {m^2} - 9 \le 0 \Leftrightarrow  - 3 \le m \le 3\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 173572

Xét số phức z thỏa mãn \(\frac{{z + 2}}{{z - 2i}}\) là số thuần ảo. Biết rằng tập hợp các điểm biểu diễn các số phức z luôn thuộc một đường tròn cố định. Bán kính của đường tròn đó bằng:

Xem đáp án

Gọi z = a + bi ta có:

\(\begin{array}{l}
\frac{{z + 2}}{{z - 2i}} = \frac{{(a + 2) + bi}}{{a + (b - 2i)i}} = \frac{{\left[ {(a + 2) + bi} \right]\left[ {a - (b - 2)i} \right]}}{{\left[ {a + (b - 2)i} \right]\left[ {a - (b - 2)i} \right]}}\\
 = \frac{{(a + 2)a - (a + 2)(b - 2)i + abi + b(b - 2)}}{{{a^2} + {{\left( {b - 2} \right)}^2}}}\\
 = \frac{{{a^2} + 2a + {b^2} - 2b}}{{{a^2} + {{\left( {b - 2} \right)}^2}}} - \frac{{\left( {a + 2} \right)\left( {b - 2} \right) - ab}}{{{a^2} + {{\left( {b - 2} \right)}^2}}}i
\end{array}\)

Để số trên là số thuần ảo => có phần thực bằng 0 \( \Rightarrow {a^2} + 2a + {b^2} - 2b = 0\)

Vậy tập hợp các điểm biểu diễn số phức z là đường tròn tâm I(-1; 1), bán kính \(R = \sqrt {{{\left( { - 1} \right)}^2} + {1^2} - 0}  = \sqrt 2 \)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 173573

Gieo con xúc xắc được chế tạo cân đối và đồng chất 2 lần. Gọi a là số chấm xuất hiện trong lần gieo thứ nhất, b là số chấm xuất hiện trong lần gieo thứ hai. Xác suất để phương trình \({x^2} + ax + b = 0\) có nghiệm bằng

Xem đáp án

Gieo một con xúc xắc 2 lần \( \Rightarrow n(\Omega ) = {6^2} = 36\)

Để phương trình \({x^2}{\rm{ + ax}} + b = 0\) có nghiệm  \( \Leftrightarrow \Delta  = {a^2} - 4b \ge 0 \Leftrightarrow b \le \frac{{{a^2}}}{4}\) với \(a,b \in \left\{ {1;2;3;4;5;6} \right\}\)

TH1: \(a = 1 \Rightarrow b \le \frac{1}{4} \Rightarrow \) Không có b thỏa mãn.

TH2:  \(a = 2 \Rightarrow b \le \frac{{{2^2}}}{4} = 1 \Rightarrow b = 1 \Rightarrow \) có 1 cặp (a; b) thỏa mãn.

TH3:  \(a = 3 \Rightarrow b \le \frac{{{3^2}}}{4} = 2,25 \Rightarrow b \in \left\{ {1;2} \right\}\) => có 2 cặp (a; b) thỏa mãn.

TH4: \(a = 4 \Rightarrow b \le \frac{{{4^2}}}{4} = 4 \Rightarrow b \in \left\{ {1;2; 3; 4} \right\}\) =>  có 4 cặp  a(; b)thỏa mãn.

TH5:  \(a = 5 \Rightarrow b \le \frac{{{5^2}}}{4} = 6,25 \Rightarrow b \in \left\{ {1;2;3;4;5;6} \right\}\) => có 6 cặp (a;b) thỏa mãn.

TH6: \(a = 6 \Rightarrow b \le \frac{{{6^2}}}{4} = 9 \Rightarrow b \in \left\{ {1;2;3;4;5;6} \right\}\) => có 6 cặp (a;b) thỏa mãn.

Gọi A là biến cố: “Phương trình \({\rm{a}}{{\rm{x}}^2} + bx + c = 0\) có nghiệm”  \( \Rightarrow n(A) = 1 + 2 + 4 + 6 + 6 = 19\)

Vậy \(P(A) = \frac{{19}}{{36}}\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 173574

Biết rằng tồn tại duy nhất bộ các số nguyên a, b, c sao cho \(\int\limits_2^3 {(4x + 2)\ln xdx = a + b\ln 2 + c\ln 3} \) . Giá trị của a + b + c bằng:

Xem đáp án

Đặt \(I = \int\limits_2^3 {\left( {4x + 2} \right)\ln xdx} \)

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}
u = \ln x\\
dv = (4x + 2)dx
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
du = \frac{{dx}}{x}\\
v = 2{x^2} + 2x = 2x(x + 1)
\end{array} \right.\)

\(\begin{array}{l}
 \Rightarrow I = \left[ {2x(x + 1)\ln x} \right]|_2^3 - \int\limits_2^3 {\frac{{2x(x + 1)dx}}{x}} \\
I = 24\ln 3 - 12\ln 2 - 2\int\limits_2^3 {(x + 1)dx} \\
I = 24\ln 3 - 12\ln 2 - 2\left( {\frac{{{x^2}}}{2} + x} \right)\left| {_2^3} \right.\\
I = 24\ln 3 - 12\ln 2 - 2\left( {\frac{{15}}{2} - 4} \right)\\
I = 24\ln 3 - 12\ln 2 - 7 = a + b\ln 2 + c\ln 3\\
 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a =  - 7\\
b =  - 12 \Rightarrow a + b + c =  - 7 - 12 + 24 = 5\\
c = 24
\end{array} \right.
\end{array}\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 173575

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để đồ thị hàm số \(y = {x^3} - (m + 1){x^2} + ({m^2} - 2)x - {m^2} + 3\)  có hai điểm cực trị và hai điểm cực trị đó nằm về hai phía khác nhau đối với trục hoành?

Xem đáp án

\(y = {x^3} - (m + 1){x^2} + \left( {{m^2} - 2} \right)x - {m^2} + 3\)

TXĐ: D = R

Ta có: \(y' = 3{x^2} - 2(m + 1)x + {m^2} - 2\)

Để hàm số có 2 điểm cực trị  <=> phương trình y' = 0  có 2 nghiệm phân biệt.

\( \Leftrightarrow \Delta ' = {\left( {m + 1} \right)^2} - 3\left( {{m^2} - 2} \right) > 0 \Leftrightarrow  - 2{m^2} + 2m + 7 > 0 \Leftrightarrow \frac{{1 - \sqrt {15} }}{2} < m < \frac{{1 + \sqrt {15} }}{2}\)

Mà \(m \in Z \Rightarrow m \in \left\{ { - 1;0;1;2} \right\}\)

Thử lại:

+) Với m = -1 ta có: \(y = {x^3} - {x^2} - x + 2\). Khi đó: \(y' = 3{x^2} - 2x - 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 1 \Rightarrow y = 1\\
x = \frac{{ - 1}}{3} \Rightarrow y = \frac{{59}}{{27}}
\end{array} \right.(ktm)\)

+) Với m = 0 ta có \(y = {x^3} - {x^2} - 2x + 3\).Khi đó:

\(y' = 3{x^2} - 2x - 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = \frac{{1 + \sqrt 7 }}{3} \Rightarrow y = \frac{{61 - 14\sqrt 7 }}{{27}} > 0\\
x = \frac{{1 - \sqrt 7 }}{3} \Rightarrow y = \frac{{61 + 14\sqrt 7 }}{{27}} > 0
\end{array} \right.(ktm)\)

+) Với m = 1  ta có \(y = {x^3} - {x^2} - x + 2\). Khi đó

\(y' = 3{x^3} - 4x - 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = \frac{{2 + \sqrt 7 }}{3} \Rightarrow y = \frac{{20 - 14\sqrt 7 }}{{27}} < 0\\
x = \frac{{2 - \sqrt 7 }}{3} \Rightarrow y = \frac{{20 + 14\sqrt 7 }}{{27}} < 0
\end{array} \right.(tm)\)

+) Với m = 2 ta có \(y = {x^3} - 3{x^2} + 2x - 1\). Khi đó

\(y' = 3{x^3} - 6x + 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = \frac{{3 + \sqrt 3 }}{3} \Rightarrow y =  - \frac{{9 + 2\sqrt 3 }}{{27}} < 0\\
x = \frac{{3 - \sqrt 3 }}{3} \Rightarrow y = \frac{{ - 9 + 2\sqrt 3 }}{9} < 0
\end{array} \right.(ktm)\)

Vậy có 1 giá trị của m thỏa mãn là m = 1

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 173576

Cho hình trụ (T) có chiều cao bằng 2a. Hai đường tròn đáy của (T) có tâm lần lượt là O và O1 và bán kính bằng a. Trên đường tròn đáy tâm O lấy điểm A, trên đường tròn đáy O1 lấy điểm B sao cho \(AB = \sqrt 5 a\). Thể tích khối tứ diện  bằng:

Xem đáp án

Trên (O) lấy điểm , trên (O1) lấy điểm A’ sao cho AA’ // BB’ // OO1. Khi đó ta được hình lăng trụ OAB’.O1A’B.

Ta có \({\rm{AA}}' = h = 2a,AB = a\sqrt 5 \)

Xét tam giác vuông AA’B  có 

\(A'B = \sqrt {A{B^2}{\rm{ - AA}}{{\rm{'}}^2}}  = \sqrt {5{a^2} - 4{a^2}}  = a\)

Do đó tam giác O1A’B có \({O_1}A' = {O_1}B = A'B = a \Rightarrow \Delta {O_1}A'B\) đều cạnh a

\(\begin{array}{l}
 \Rightarrow {S_{\Delta {O_1}A'B}} = \frac{{a\sqrt 3 }}{4}\\
 \Rightarrow {V_{OAB'.{O_1}A'B}}{\rm{ = AA}}'.{S_{{O_1}A'B}} = 2a.\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}
\end{array}\)

Ta có \({V_{OAB'.{O_1}A'B}}{\rm{ = }}{V_{A.{O_1}A'B}} = {V_{OAB'.{O_1}A'B}} + {V_{B.OAB'}} + {V_{O{O_1}AB}}\)

Mà \({V_{A.{O_1}A'B}} = \frac{1}{3}{V_{OAB'.{O_1}A'B}};{V_{B.OAB'}} = \frac{1}{3}{V_{OAB'.{O_1}AB}} \Rightarrow {V_{O{O_1}AB}} = \frac{1}{3}{V_{OAB'.{O_1}A'B}} = \frac{1}{3}.\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2} = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{6}\)

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 173577

Trong không gian Oxyz, cho các điểm \(A( - 1;2;1),B(2; - 1;4),C(1;1;4)\) . Đường thẳng nào dưới đây vuông góc với mặt phẳng (ABC)?

Xem đáp án

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}
\overrightarrow {AB}  = (3; - 3;3)//\overrightarrow a  = (1; - 1;1)\\
\overrightarrow {AC}  = (2; - 1;3)
\end{array} \right. \Rightarrow {\overrightarrow n _{_{(ABC)}}} = \left[ {\overrightarrow a ;\overrightarrow {AC} } \right] = ( - 2; - 1;1)\) là 1 VTPT của mặt phẳng (ABC).

Do đó đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ABC) có VTPT cùng phương với vectơ (-2;1; 1)

Dựa vào các đáp án ta thấy ở đáp án D đường thẳng \(\frac{x}{2} = \frac{y}{1} = \frac{z}{{ - 1}}\) có 1 VTPT là (-2;1; 1)

cùng phương với (-2; -1; 1)

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 173578

Cho hàm số f(x) > 0 với mọi \(x \in R,f(0) = 1\) và \(f(x) = \sqrt {x + 1} f'(x)\) với mọi \(x \in R\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Theo bài ra ta có: \(f(x) = \sqrt {x + 1} f'(x)\)  (*)

Do \(f(x) > 0\forall x \in R\) nên từ (*) ta có \(\frac{{f'(x)}}{{f(x)}} = \frac{1}{{\sqrt {x + 1} }}\)

Lấy nguyên hàm 2 vế ta được: \(\int {\frac{{f'(x)}}{{f(x)}}dx = \int {\frac{1}{{\sqrt {x + 1} }}dx} } \)

\( \Leftrightarrow \ln \left| {f(x)} \right|dx = 2\sqrt {x + 1}  + C \Leftrightarrow \ln f(x) = 2\sqrt {x + 1}  + C \Leftrightarrow f(x) = {e^{2\sqrt {x + 1}  + C}}\)

Ta có \(f(0) = 1 \Rightarrow 1 = {e^{2 + C}} \Leftrightarrow 2 + C = 0 \Leftrightarrow C =  - 2\)

Do đó \(f(x) = {e^{2\sqrt {x + 1}  - 2}} \Rightarrow f(3) = {e^2} \approx 7,4 > 6\)

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 173579

Cho hàm số y = f(x). Hàm số y = f’(x) có bảng xét dấu như sau:

Xem đáp án

Đặt \(g(x) = f({x^2} + 2x)\)  ta có \(g'(x) = (2x + 2)f'({x^2} + 2x) = 2(x + 1)f'({x^2} + 2x)\)

Hàm số y = g(x)  nghịch biến trên \((a;b) \Leftrightarrow g'(x) \le 0\forall x \in (a;b)\)  và bằng 0 tại hữu hạn điểm.

Xét đáp án A ta có:\(g'\left( {\frac{1}{2}} \right) = 3f'\left( {\frac{5}{4}} \right) > 0 \Rightarrow \)  Loại đáp án A.

Xét đáp án C ta có: \(g'\left( {\frac{{ - 3}}{2}} \right) = 2f'\left( 0 \right) > 0 \Rightarrow \)  Loại đáp án C.

Xét đáp án D ta có: \(g'\left( { - \frac{7}{2}} \right) =  - 5f'\left( {\frac{{21}}{4}} \right) > 0 \Rightarrow \) Loại đáp án D.

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 173580

Cho các số phức \({z_1},{z_2},{z_3}\) thỏa mãn  \(\left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right| = \left| {{z_3}} \right| = 1\) và \(\left| z \right| + \left| y \right| + \left| z \right| \le 2\). Đặt \(z = {z_1} + {z_2} + {z_3}\), giá trị của \({\left| z \right|^3} - 3{\left| z \right|^2}\) bằng:

Xem đáp án

Do các giả thiết đã cho đúng với mọi cặp số phức \({z_1},{z_2},{z_3}\) nên ta chọn \({z_1} = {z_2} = 1\), kết hợp giả thiết ta có \(z_1^3 + z_2^3 + z_2^3 + {z_1}{z_2}{z_3} = 0 \Leftrightarrow 1 + 1 + z_3^3 + {z_3} = 0 \Leftrightarrow z_3^3 + {z_3} + 2 = 0 \Leftrightarrow {z_3} =  - 1\), thỏa mãn \(\left| {{z_3}} \right| = 1\)

Khi đó ta có 1 cặp \(({z_1},{z_2},{z_2}) = (1;1; - 1)\)  thỏa mãn yêu cầu của bài toán. Khi đó \(z = {z_1} + {z_2} + {z_3} = 1 + 1 - 1 = 1\) .

\( \Rightarrow {\left| z \right|^3} - 3{\left| x \right|^2} = 1 - 3.1 =  - 2\)

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 173581

Trong không gian Oxyz, tập hợp các điểm thỏa mãn \(\left| z \right| + \left| y \right| + \left| z \right| \le 2\) và \(\left| {x - 2} \right| + \left| y \right| + \left| z \right| \le 2\)  là một khối đa diện có thể tích bằng:

Xem đáp án

Có \(0 \le \left| x \right| + \left| y \right| + \left| z \right| \le 2\) và \(0 \le \left| {x - 2} \right| + \left| y \right| + \left| z \right| \le 2\) nên tìm các điểm đầu mút.

\(\begin{array}{l}
\left| x \right| + \left| y \right| + \left| z \right| = 0 \Rightarrow x = y = z = 0 \Rightarrow O(0;0;0)\\
\left| {x - 2} \right| + \left| y \right| + \left| z \right| = 0 \Rightarrow x = 2;y = z = 0 \Rightarrow A(2;0;0)
\end{array}\)

Xét hệ phương trình

\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
\left| x \right| + \left| y \right| + \left| z \right| = 2\\
\left| {x - 2} \right| + \left| y \right| + \left| z \right| = 2
\end{array} \right. \Rightarrow \left| x \right| = \left| {x - 2} \right| \Leftrightarrow x = 2 - x \Leftrightarrow x = 1\\
 \Rightarrow \left| y \right| + \left| z \right| = 1 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}
y = 0;z =  \pm 1\\
y =  \pm 1;z = 0
\end{array} \right.\\
 \Rightarrow B(1;0;1),B'(1;0; - 1),C(1;1;0),C'(1; - 1;0)
\end{array}\)

Dựng hình suy ra tập hợp các điểm thỏa mãn là bát diện \(B.OCAC'.B'\)

Ta có \(OB = \sqrt {{1^1} + {1^1}}  = \sqrt 2 \),  do đó hình bát diện đều B.OCAC'.B' có cạnh bằng \(\sqrt 2 \)

Vậy thể tích của bát diện đều là \(V = \frac{{{{\left( {\sqrt 2 } \right)}^3}\sqrt 2 }}{3} = \frac{4}{3}\)

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 173582

Cho hàm số \(y = \frac{1}{2}{x^2}\) có đồ thị (P). Xét các điểm A, B thuộc (P) sao cho tiếp tuyến tại A và B của (P) vuông góc với nhau, diện tích hình phẳng giới hạn bởi (P) và đường thẳng AB bằng 9/4 . Gọi \({x_1},{x_2}\)  lần lượt là hoành độ của A và B. Giá trị của \({\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2}\) bằng:

Xem đáp án

\((P):y = \frac{1}{2}{x^2}\)

TXĐ: D = R. Ta có y’ = x

Giả sử \(A\left( {{x_1};\frac{1}{2}x_1^2} \right);B\left( {{x_2};\frac{1}{2}x_2^2} \right) \in (P)({x_1} \ne {x_2})\)

Phương trình tiếp tuyến tại điểm A của (P) là \(y = {x_1}(x - {x_1}) + \frac{1}{2}x_1^2 \Leftrightarrow y = {x_1}x - \frac{1}{2}x_1^2({d_1})\)

Phương trình tiếp tuyến tại điểm B của (P) là  \(y = {x_2}(x - {x_2}) + \frac{1}{2}x_2^2 \Leftrightarrow y = {x_2}x - \frac{1}{2}x_2^2({d_1})\)

Do \(({d_1}) \bot ({d_2})\) nên ta có  \({x_1}{x_2} =  - 1 \Leftrightarrow {x_2} = \frac{{ - 1}}{{{x_1}}}\)

Phương trình đường thẳng AB:

\(\begin{array}{l}
\frac{{x - {x_1}}}{{{x_2} - {x_1}}} = \frac{{y - \frac{1}{2}x_1^2}}{{\frac{1}{2}x_2^2 - \frac{1}{2}x_1^2}} \Leftrightarrow \frac{1}{2}\left( {x - {x_1}} \right)\left( {x_2^2 - x_1^2} \right) = \left( {y - \frac{1}{2}x_1^2} \right)\left( {{x_2} - {x_1}} \right)\\
 \Leftrightarrow (x - {x_1})({x_2} + {x_1}) = 2y - x_1^2 \Leftrightarrow ({x_1} + {x_2})x - 2y - {x_1}{x_2} = 0\\
 \Leftrightarrow y = \frac{1}{2}\left[ {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)x - {x_1}{x_2}} \right] = \frac{1}{2}\left[ {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)x + 1} \right]
\end{array}\)

Do đó diện tích hình phẳng giới hạn bởi AB, (P) là:

\(\begin{array}{l}
S = \frac{1}{2}\int\limits_{{x_1}}^{{x_2}} {\left( {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)x + 1 - {x^2}} \right)dx} \\
 \Leftrightarrow \frac{9}{4} = \frac{1}{2}\left( {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)\frac{{{x^2}}}{2} + x - \frac{{{x^3}}}{3}} \right)\left| {_{{x_1}}^{{x_2}}} \right.\\
 \Leftrightarrow \frac{9}{4} = \frac{1}{2}\left[ {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)\left( {\frac{{x_2^2}}{2} - \frac{{x_1^2}}{2}} \right) + \left( {{x_2} - {x_1}} \right) - \frac{{x_2^3 - x_1^3}}{3}} \right]\\
 \Leftrightarrow \frac{9}{4} = \frac{1}{2}\left( {{x_1} + {x_2}} \right)\left( {x_2^2 - x_1^2} \right) + ({x_2} - {x_1}) - \frac{{x_2^3 - x_1^3}}{3}\\
 \Leftrightarrow 27 = 3\left( {{x_1}x_2^2 - x_1^3 + x_2^3 - x_1^2{x_2}} \right) + 6\left( {{x_2} - {x_1}} \right) - 2x_2^3 + 2x_1^3\\
 \Leftrightarrow 27 = 3{x_1}x_2^2 - 3{x_1}x_2^2 + x_2^3 - x_1^3 + 6({x_2} - {x_1})\\
 \Leftrightarrow 27 =  - 3({x_2} - {x_1}) + ({x_2} - {x_1})\left( {x_1^2 + x_2^2 - 1} \right) + 6({x_2} - {x_1})\\
 \Leftrightarrow 27 = 3({x_2} - {x_1}) + ({x_2} - {x_1})\left( {x_1^2 + x_2^2 - 1} \right)\\
 \Leftrightarrow 27 = ({x_2} - {x_1})\left( {x_1^2 + x_2^2 + 2} \right)\\
 \Leftrightarrow 27 = ({x_2} - {x_1})\left( {x_1^2 + x_2^2 - 2{x_1}{x_2}} \right)\\
 \Leftrightarrow 27 = ({x_2} - {x_1}){({x_2} - {x_1})^2} = {({x_2} - {x_1})^3}\\
 \Leftrightarrow {x_2} - {x_1} = 3
\end{array}\)

Thay \({x_2} = \frac{{ - 1}}{{{x_1}}}\) ta có:

\(\frac{{ - 1}}{{{x_1}}} - {x_1} = 3 \Leftrightarrow  - 1 - x_1^2 - 3{x_1} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{x_1} = \frac{{ - 3 - \sqrt 5 }}{2} \Rightarrow {x_2} = \frac{2}{{3 + \sqrt 5 }}\\
{x_1} = \frac{{ - 3 + \sqrt 5 }}{2} \Rightarrow {x_2} = \frac{{ - 2}}{{ - 3 + \sqrt 5 }}
\end{array} \right. \Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} = 5\)

 

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 173583

Cho khối chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh 2a,\(SA = SB = \sqrt 2 a\) , khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SCD) bằng a. Thể tích của khối chóp đã cho bằng:

Xem đáp án

Gọi E,F lần lượt là trung điểm của AB và CD.

Tam giác SAB có: \(SA = SB(gt) \Rightarrow SE \bot AB \Rightarrow SE \bot CD\)

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}
CD \bot SE\\
CD \bot EF
\end{array} \right. \Rightarrow CD \bot (S{\rm{EF}})\)

Trong (SEF) kẻ \(EK \bot SF\)  ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}
EK \bot SF\\
EK \bot CD
\end{array} \right. \Rightarrow EK \bot (SCD) \Rightarrow d\left( {E;\left( {SCD} \right)} \right) = EK\)

Vì \(AB//CD \Rightarrow AB//(SCD) \Rightarrow d\left( {E;\left( {SCD} \right)} \right) = d\left( {A;\left( {SCD} \right)} \right) = a\)

Kẻ \(SH \bot EF\) ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}
SH \bot EF\\
CD \bot (SEF)
\end{array} \right. \Rightarrow SD \bot CD \Leftrightarrow SH \bot (ABCD)\)

Ta có: \({S_{\Delta SEF}} = \frac{1}{2}SH.{\rm{EF = }}\frac{1}{2}EK.SF \Leftrightarrow SH.2a = a.SF \Rightarrow 2SH = SF\)

Đặt \(SH = x \Rightarrow SF = 2a\)

Ta có \(AE = \frac{1}{2}AB = a \Rightarrow SE = \sqrt {S{A^2} - A{E^2}}  = \sqrt {2{a^2} - {a^2}}  = a\)

Áp dụng định lí Cosin trong tam giác SEF ta có:

\(cos\angle S{\rm{EF = }}\frac{{S{E^2} + E{F^2} - S{F^2}}}{{2SE.EF}} = \frac{{{a^2} + 4{a^2} - 4{x^2}}}{{2.a.2a}} = \frac{{5{a^2} - 4{x^2}}}{{4{a^2}}}\)

Xét tam giác vuông SHE có \(EH = SE.cos\angle SEF = a.\frac{{5{a^2} - 4{x^2}}}{{4{a^2}}} = \frac{{5{a^2} - 4{x^2}}}{{4a}}\)

Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông SHE có:

\(\begin{array}{l}
S{H^2} + E{H^2} = S{E^2} \Leftrightarrow {x^2} + {\left( {\frac{{5{a^2} - 4{x^2}}}{{4a}}} \right)^2} = {a^2}\\
 \Leftrightarrow 16{a^2}{x^2} + 25{a^4} - 40{a^2}{x^2} + 16{x^4} = 16{a^4}\\
 \Leftrightarrow 9{a^4} - 24{a^2}{x^2} + 16{x^4} = 0 \Leftrightarrow {\left( {3{a^2} - 4{a^2}} \right)^2} = 0\\
 \Leftrightarrow 4{x^2} = 3{a^2} \Leftrightarrow x = \frac{{a\sqrt 3 }}{2} = SH
\end{array}\)

Vậy \({V_{S.ABCD}} = \frac{1}{3}SH.{S_{ABCD}} = \frac{1}{3}\frac{{a\sqrt 3 }}{2}.4{a^2} = \frac{{2{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)

 

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 173584

Cho số thực \(\alpha \) sao cho phương trình \({2^x} - {2^{ - x}} = 2cos(\alpha x)\) có đúng 2019 nghiệm thực. Số nghiệm của phương trình \({2^x} + {2^{ - x}} = 4 + 2cos(\alpha x)\)  là:

Xem đáp án

Ta có \({2^x} + {2^{ - x}} = 4 + 2cos(\alpha x) \Leftrightarrow {\left( {{2^{\frac{x}{2}}} - {2^{ - \frac{x}{2}}}} \right)^2} = 4co{s^2}\frac{{\alpha x}}{2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{2^{\frac{x}{2}}} - {2^{ - \frac{x}{2}}} = 2cos\frac{{\alpha x}}{2}(1)\\
{2^{\frac{x}{2}}} - {2^{ - \frac{x}{2}}} =  - 2cos\frac{{\alpha x}}{2}(2)
\end{array} \right.\)

Thay  vào phương trình (1) ta có \({2^0} - {2^0} = 2cos0 \Leftrightarrow 0 = 1\) (Vô lí), kết hợp với giả thiết ta có phương trình (1) có 2019 nghiệm thực khác 0.

Với  xlà nghiệm của phương trình (1)

\( \Leftrightarrow {2^{\frac{{{x_0}}}{2}}} - {2^{ - \frac{{{x_0}}}{2}}} = 2cos\frac{{\alpha {x_0}}}{2} \Leftrightarrow {2^{\frac{{( - {x_0})}}{2}}} - {2^{\frac{{ - ( - {x_0})}}{2}}} =  - 2cos\frac{{\alpha ( - {x_0})}}{2} \Rightarrow  - {x_0}\) là nghiệm của phương trình (2)

Thay \(x =  - {x_0}\) vào phương trình (1) ta có:

\( \Leftrightarrow {2^{ - \frac{{{x_0}}}{2}}} - {2^{\frac{{{x_0}}}{2}}} = 2cos\frac{{\alpha ( - {x_0})}}{2} = 2cos\frac{{\alpha {x_0}}}{2} = {2^{\frac{{{x_0}}}{2}}} - {2^{\frac{{ - {x_0}}}{2}}}\)

\( \Leftrightarrow {2.2^{\frac{{{x_0}}}{2}}} = {2.2^{\frac{{ - {x_0}}}{2}}} \Leftrightarrow {2^{\frac{{{x_0}}}{2} + 1}} = {2^{\frac{{ - {x_0}}}{2} + 1}} \Leftrightarrow \frac{{{x_0}}}{1} + 1 =  - \frac{{{x_0}}}{1} + 1 \Leftrightarrow {x_0} = 0\) (vô lí do \({x_0} \ne 0\) )

\( \Rightarrow  - {x_0}\) không là nghiệm của phương trình (1), điều đó đảm bảo mọi nghiệm của phương trình (2) không trùng với nghiệm của phương trình (1).

Do đó phương trình (2) cũng có 2019 nghiệm.

Vậy phương trình ban đầu có 2019.2 = 4038 nghiệm

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 173585

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm A(3;1; - 3),B(0; - 2;3) và mặt cầu (S): \({\left( {x + 1} \right)^2} + {y^2} + {\left( {z - 3} \right)^2} = 1\) . Xét điểm M thay đổi luôn thuộc mặt cầu (S), giá trị lớn nhất của \(M{A^2} + 2M{B^2}\) bằng:

Xem đáp án

Mặt cầu (S) có tâm I(-1;0; 3) , bán kính R = 1

Gọi J(a; b; c)  là điểm thỏa mãn \(\overrightarrow {JA}  + 2.\overrightarrow {JB}  = \overrightarrow 0 \)

Ta có: \(\overrightarrow {JA}  = (3 - a,1 - b, - 3 - c);\overrightarrow {JB}  = ( - a;2 - b;3 - c)\)

\( \Rightarrow \overrightarrow {JA}  + 2.\overrightarrow {JB}  = (3 - 3a; - 3 - 3b;3 - 3c) = \overrightarrow 0  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 1\\
b =  - 1 \Rightarrow J(1; - 1;1)\\
c = 1
\end{array} \right.\)

Khi đó ta có:

\(\begin{array}{l}
T = M{A^2} + 2M{B^2} = {\left( {\overrightarrow {MJ}  + \overrightarrow {JA} } \right)^2} + 2{\left( {\overrightarrow {MJ}  + \overrightarrow {JB} } \right)^2}\\
T = M{J^2} + 2.\overrightarrow {MJ} .\overrightarrow {JA}  + J{A^2} + 2M{J^2} + 4\overrightarrow {MJ} .\overrightarrow {JB}  + 2J{B^2}\\
T = 3M{J^2} + 2\overrightarrow {MJ} \underbrace {(\overrightarrow {JA}  + 2\overrightarrow {JB} )}_{\overrightarrow 0 } + \underbrace {J{A^2} + 2J{B^2}}_{{\rm{const}}}
\end{array}\)

Do đó: \({T_{max}} \Leftrightarrow M{J_{max}}\)

Ta có: \(\overrightarrow {IJ}  = (2; - 1; - 2) \Rightarrow IJ = \sqrt {{2^2} + 1{}^2 + {2^2}}  = 3 > R = 1 \Rightarrow J\) nằm ở phía ngoài mặt cầu (S). Khi đó \(M{J_{max}} = IJ + R = 3 + 1 = 4\)

Vậy \({T_{max}} = {3.4^2} + ({2^2} + {2^2} + {4^2}) + 2.({1^2} + {1^2} + {2^2}) = 3.16 + 24 + 2.6 = 84\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »