Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Gia Định
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Gia Định
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
31 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Nước có tính cứng tạm thời có chứa anion nào sau đây?
Nước có tính cứng tạm thời có chứa anion HCO3-.
Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch?
Cu có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch
Dung dịch nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển sang màu hồng?
Axit glutamic làm cho quỳ tím chuyển sang màu hồng
Thành phần chính của khoáng vật magiezit là magie cacbonat. Công thức của magie cacbonat là
Công thức của magie cacbonat là MgCO3.
Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
Triolein không tác dụng với Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường).
Trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?
Quá trình quang hợp của cây xanh không gây ô nhiễm không khí
Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH?
CO2 tác dụng với dung dịch NaOH
Chất nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính?
Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính
Kim loại M nóng đỏ cháy mạnh trong khí Clo tạo ra khói màu nâu. Kim loại M là
Kim loại Fe nóng đỏ cháy mạnh trong khí Clo tạo ra khói màu nâu
Ở trạng thái cơ bản, số electron hóa trị của Al (Z = 13) là
Ở trạng thái cơ bản, số electron hóa trị của Al (Z = 13) là 3
Butyl axetat là este được dùng làm dung môi pha sơn. Công thức cấu tạo của butyl axetat là
Công thức cấu tạo của butyl axetat là CH3-COO-CH2-CH2-CH2-CH3.
Ở điều kiện thường, đơn chất phi kim nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí?
Clo ồn tại ở trạng thái khí
Polime nào sau đây mà trong phân tử không chứa nitơ?
Xenlulozơ trong phân tử không chứa nitơ
Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố nào sau đây?
Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố cacbon và hiđro.
Trong sơ đồ phản ứng sau:
(1) Xenlulozơ → glucozơ → X + CO2 (2) X + O2 →Y + H2O
Các chất X, Y lần lượt là
Các chất X, Y lần lượt là ancol etylic, axit axetic.
Cho các chất sau: etylamin, glyxin, phenylamoni clorua, etyl axetat. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp ?
Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp là 3
Cho 15,75 gam hỗn hợp X gồm C2H5NH2 và H2N-CH2-COOH phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl, thu được 24,875 gam muối. Giá trị của a là
mHCl = 24,875 - 15,75 = 9,125 gam
nHCl = 9,125/36,5 = 0,25 mol
Phát biểu nào sau đây không đúng?
W là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất.
Để điều chế crom từ Cr2O3 (được tách ra từ quặng cromit) người ta dùng phương pháp nhiệt nhôm với hiệu suất phản ứng 80%. Khối lượng nhôm cần dùng để điều chế được 104 gam crom là
nCr = 2 mol
2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr
2 2
mAl = 2.27/80% = 67,5 gam
Nhận định nào sau đây là đúng?
Tơ nitron, policaproamit, poli(metyl metacrylat) đều được điều chế bằng phương pháp trùng hợp.
Peptit X có công thức cấu tạo là NH2-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH. Phát biểu nào sau đây không đúng?
Nhận định không đúng: Kí hiệu của X là Ala-Ala-Gly.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa tripanmitin, triolein, axit stearic, axit panmitic (trong đó số mol các chất béo bằng nhau). Sau phản ứng thu được 83,776 lít CO2 (đktc) và 57,24 gam nước. Mặt khác, đun nóng m gam X với dung dịch NaOH (dư) đến khi các phản ứng hoàn toàn thì thu được a gam glixerol. Giá trị của a là
Chọn D.
\(X\left\{ \begin{gathered} {({C_{17}}{H_{33}}COO)_3}{C_3}{H_5}\;(k = 6):x\;mol \hfill \\ {({C_{15}}{H_{31}}COO)_3}{C_3}{H_5}\;(k = 3):x\;mol \hfill \\ {C_{17}}{H_{35}}COOH,{C_{15}}{H_{31}}COOH\;(k = 1) \hfill \\ \end{gathered} \right. \to {n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}} = 5x + 2x = 0,56 \Rightarrow x = 0,08\)
Khi cho X tác dụng với NaOH thì: \({n_{{C_3}{H_5}{{(OH)}_3}}} = 2x = 0,16 \Rightarrow a = 14,72\;(g)\)
Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ, cường độ dòng điện I = 2A. Sau thời gian t giây, khối lượng dung dịch giảm là a gam và catot chỉ thu được kim loại. Sau thời gian 2t giây khối lượng dung dịch giảm (a + 5,36) gam (biết a > 5,36) và thu được dung dịch X. Biết dung dịch X hòa tan tối đa được 3,36 gam Fe (sản phẩm khử của N+5 chỉ là NO). Coi lượng nước bay hơi trong quá trình điện phân không đáng kể, bỏ qua sự hoàn tan của khí trong nước. Giá trị của t là
Chọn A.
Dung dịch X chứa HNO3 Þ \({n_{HN{O_3}}} = \frac{8}{3}{n_{Fe}} = 0,24\;mol\) (trường hợp tạo Fe2+) Þ AgNO3: 0,16 mol
Tại thời điểm t (s) thu được Ag là x mol Þ ne (1) = x và a = 108x + 0,25x.32 (1)
Tại thời điểm 2t (s) thu được: Ag (0,16 mol) \(\xrightarrow{{BT:\;e}}{n_{{H_2}}} = \frac{{2x - 0,16}}{2};{n_{{O_2}}} = \frac{{2x}}{4} = 0,5x\)
Þ a + 5,36 = 0,16.108 + (2x – 0,16) + 32.0,5x
Từ (1), (2) suy ra: x = 0,12 Þ t = 5790 (s).
Cho chất hữu cơ X có công thức C7H18O2N2 và thực hiện các sơ đồ phản ứng sau:
(1) X + NaOH → X1 + X2 + H2O (2) X1 + 2HCl → X3 + NaCl
(3) X4 + HCl → X3 (4) X4 → tơ nilon-6 + H2O
Phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn C.
(4) H2N-(CH2)5-COOH (X4) → tơ nilon-6 + H2O
(3) H2N-(CH2)5-COOH + HCl → ClH3N-(CH2)5-COOH (X3)
(2) H2N-(CH2)5-COONa (X1) + 2HCl → ClH3N-(CH2)5-COOH + NaCl
(1) H2N-(CH2)5-COO-NH3CH3 (X) + NaOH H2N-(CH2)5-COONa (X1) + CH3NH2 (X2) + H2O
A. Sai, Phân tử khối của X nhỏ hơn của X3.
B. Sai, X2 làm quỳ tím hóa xanh.
D. Sai, Nhiệt độ nóng chảy của X1 cao hơn X4.
Cho hai phản ứng sau:
(1) NaCl + H2O → X + Y↑ + Z↑ (2) X + CO2 (dư) → T
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Chọn D.
(1) NaCl + H2O \(\xrightarrow[{co\,mang\,ngan}]{{dien\,phan}}\) NaOH + Cl2↑ + H2↑
(2) NaOH + CO2 (dư) → NaHCO3
A. Sai, Chất khí Y có thể là Cl2 hoặc H2.
B. Sai, X là NaOH không phải là nước Gia-ven.
C. Sai, Khí Z có thể Cl2 hoặc H2 đều không khử được CaO ở nhiệt độ cao.
Cho hai phản ứng sau:
(1) NaCl + H2O → X + Y↑ + Z↑ (2) X + CO2 (dư) → T
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Chọn D.
(1) NaCl + H2O \(\xrightarrow[{co\,mang\,ngan}]{{dien\,phan}}\) NaOH + Cl2↑ + H2↑
(2) NaOH + CO2 (dư) → NaHCO3
A. Sai, Chất khí Y có thể là Cl2 hoặc H2.
B. Sai, X là NaOH không phải là nước Gia-ven.
C. Sai, Khí Z có thể Cl2 hoặc H2 đều không khử được CaO ở nhiệt độ cao.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4.
(b) Ngâm thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
(c) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(d) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4.
(e) Nhỏ dung dịch Br2 vào dung dịch NaCrO2 trong môi trường NaOH.
(g) Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm có hiện tượng chuyển màu là
Chọn A.
(a) Dung dịch nhạt dần màu tím.
(b) Dung dịch nhạt dần màu xanh.
(c) Có xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan tạo dung dịch thu được trong suốt
(d) Dung dịch nhạt dần màu cam.
(e) Dung dịch chuyển sang màu vàng.
(g) Dung dịch không có sự chuyển màu.
Cho các phát biểu s
Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế etyl axetat từ axit axetic, etanol và H2SO4 (xúc tác) theo sơ đồ hình vẽ bên. Sau khi kết thúc phản ứng este hóa, người ta tiến hành các bước sau:
+ Bước 1: Cho chất lỏng Y vào phễu chiết, lắc với dung dịch Na2CO3 đến khi quỳ tím chuyển màu xanh.
+ Bước 2: Mở khóa phễu chiết để loại bỏ phần chất lỏng phía dưới.
+ Bước 3: Thêm CaCl2 khan vào, sau đó tiếp tục bỏ đi rắn phía dưới thì thu được etyl axetat.
Cho các phát biểu sau:
(1) Nước trong ống sinh hàn nhằm tạo môi trường có nhiệt độ thấp để hóa lỏng các chất hơi.
(2) CaCl2 được thêm vào để tách nước và ancol còn lẫn trong etyl axetat.
(3) Dung dịch Na2CO3 được thêm vào để trung hòa axit sunfuric và axit axetic trong chất lỏng Y.
(4) Dung dịch X được tạo từ axit axetic nguyên chất, etanol nguyên chất và H2SO4 98%.
(5) Có thể thay thế CaCl2 khan bằng dung dịch H2SO4 đặc.
Số phát biểu sai là
Chọn B.
(1) Đúng, Nước trong ống sinh hàn tạo môi trường có nhiệt độ thấp để hóa lỏng các chất hơi.
(2) Đúng, CaCl2 được thêm vào để tách nước và ancol còn lẫn trong etyl axetat vì CaCl2 là chất hút ẩm mạnh.
(3) Sai, Dung dịch Na2CO3 nhằm mục đích loại bỏ axit axetic còn dư trong Y còn H2SO4 đặc không bay hơi trong Y không chứa H2SO4.
(4) Đúng, X được tạo từ CH3COOH, C2H5OH nguyên chất và H2SO4 98%.
(5) Sai, Nếu sử dụng H2SO4 đặc thì sẽ xảy ra phản ứng thuỷ phân este lúc đó không thu được sản phẩm chính là este.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, K, Na2O, Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 20% về khối lượng) vào nước, thu được 300 ml dung dịch Y và 0,448 lít (ở đktc) khí H2. Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,3M, thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m là (coi H2SO4 phân ly hoàn toàn).
Chọn A.
\(\begin{gathered} {n_{O{H^ - }(Y)}} = {n_{O{H^ - }(du)}} + {n_{{H^ + }}} = 0,2mol \hfill \\ {n_{O{H^ - }(Y)}} = 2{n_O} + 2{n_{{H_2}}} \to {n_O} = 0,08mol \hfill \\ \to \% {m_O} = \frac{{{m_O}}}{m}.100\% \to m = 6,4\% \hfill \\ \end{gathered} \)
Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H9O4N) và 0,15 mol Y (C3H9O3N, là muối của axit vô cơ) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, đun nóng, thu được một ancol hai chức và một amin no (có cùng số nguyên tử cacbon) và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan (trong đó có một muối của α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là
Chọn D.
Xác định được Y là C2H5NH3HCO3 Þ Amin tạo thành là C2H5NH2
Xác định X là HCOO-CH2-CH2-OOC-CH2-H2N (nếu sử dụng gốc muối amoni thì số H > 9)
G gồm thu được K2CO3 (0,15 mol); HCOOK (0,1 mol) và GlyK (0,1 mol) Þ % m của K2CO3 = 51,24%
Hỗn hợp X chứa Mg, Fe, Cu, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 3,5% khối lượng. Đun nóng m gam X với 0,448 lít khí CO một thời gian thu được rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỷ khối hơi so với hiđro bằng 16. Hoà tan hết Y trong dung dịch chứa 1,3 mol HNO3, thu được dung dịch T chứa 84,72 gam muối và 2,688 lít hỗn hợp khí G chứa NO và N2. Biết G có tỷ khối hơi đối với hiđro bằng 89/6. Biết thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của m là
Chọn C.
Hỗn hợp Z gồm hai khí CO và CO2 với tỉ lệ: \(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{CO}}}} = \frac{1}{3} \Rightarrow {n_{C{O_2}}} = 0,005\;mol\)
mà \({n_{O\;(X)}} = \frac{{0,035m}}{{16}} \Rightarrow {n_{O\;(Y)}} = \frac{{0,035m}}{{16}} - 0,005\) (1) và \({m_{KL}} = m - 0,035m = 0,965m\)
Hỗn hợp khí G chứa NO (0,1 mol) và N2 (0,02 mol)
Ta có: \({n_{HN{O_3}}} = 4{n_{NO}} + 12{n_{{N_2}}} + 10{n_{N{H_4}^ + }} + 2{n_{O(Y)}} \Rightarrow 10{n_{N{H_4}^ + }} + 2.{n_{O(Y)}} = 0,66\)(2)
và m muối = mKL + \(62{n_{N{O_3}^ - }} + 80{n_{N{H_4}^ + }}\) = \(0,965m + 62.(0,5 + 8{n_{N{H_4}^ + }} + 2{n_{O(Y)}}) + 80{n_{N{H_4}^ + }} = 84,72\) (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra: m = 16 (g)
Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch chứa đồng thời NaOH và Ba(OH)2. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa vào thể tích khí CO2 ở đktc được biểu diễn bằng đồ thị bên.
Giá trị của m là
Chọn C.
Tại \(V = a + b \Rightarrow \frac{{a + b}}{{22,4}} = \frac{{2m}}{{197}} = {n_{Ba{{(OH)}_2}}}\) (1) và \(V = a \Rightarrow \frac{a}{{22,4}} = \frac{{1,5m}}{{197}}\) (2)
và \(x = (a + 6b) - (a + b) = 5b \Rightarrow {n_{NaOH}} = \frac{{5b}}{{22,4}}\) (3)
Tại \(V = a + 5,376 \Rightarrow {n_{O{H^ - }}} - {n_{C{O_2}}} = {n_ \downarrow } \Rightarrow 2{n_{Ba{{(OH)}_2}}} + {n_{NaOH}} - \frac{{a + 5,376}}{{22,4}} = \frac{m}{{197}}\) (4)
Đặt x = a/22,4 ; y = b/22,4 và z = m/197 Þ x + y = 2z ; x = 1,5z và 4z + 5y – (x + 0,24) = z
Từ (1), (2), (3), (4) suy ra: z = 0,06 Þ m = 11,82 (g).
Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và FeCO3 trong bình kín (không có không khí). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y và phần khí Z có tỉ khối so với H2 là 22,75 (giả sử khí NO2 sinh ra không tham gia phản ứng nào khác). Cho Y tan hoàn toàn trong dung dịch gồm 0,04 mol NaNO3 và 0,92 mol KHSO4 (loãng), thu được dung dịch chỉ chứa 143,04 gam muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 6,6 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
\({m_{F{e^{n + }}}} + {m_{SO_4^{2 - }}} + {m_{{K^ + }}} + {m_{N{a^ + }}} = 143,04 \to {m_{F{e^{n + }}}} = l7,92\;(g)\)
\(\xrightarrow{{BT:\;N}}{n_{NaN{O_3}}} = {n_{NO}} = 0,04\;mol;M = \frac{{{M_{{H_2}}} + {M_{NO}}}}{2} = 13,2 \to {n_{{H_2}}} = 0,06\;mol\)
\(\xrightarrow{{BT:\,H}}{n_{{H_2}O}} = 0,5{n_{KHS{O_4}}} - {n_{{H_2}}} = 0,4\;mol\)
\(\xrightarrow{{BT:\;O}}{n_{O(Y)}} + 3{n_{NaN{O_3}}} = {n_{NO}} + {n_{{H_2}O}} \to {n_{O(Y)}} = 0,32\;mol\)
\({\bar M_X} = \frac{{{M_{N{O_2}}} + {M_{C{O_2}}}}}{2} = 45 \to \left\{ \begin{gathered} {n_{N{O_2}}} = 0,24 \hfill \\ {n_{C{O_2}}} = 0,08 \hfill \\ \end{gathered} \right.\; \Rightarrow {m_X} = {m_{Fe}} + 62{n_{NO_3^ - }} + 60{n_{CO_3^{2 - }}} = 37,6\;(g)\)
Hòa tan hết 8,6 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 400 ml dung dịch H2SO4 1M, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) vào dung dịch X. Thêm 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M và NaOH 2,5M vào X, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Chọn C.
Ta có: \({n_{Al}} = \frac{2}{3}{n_{{H_2}}} = \frac{1}{{15}}\;mol \Rightarrow {n_{A{l_2}{O_3}}} = \frac{1}{{15}}\;mol\)
mà \({n_{{H_2}S{O_4}}} = \frac{3}{2}{n_{Al}} + 3{n_{A{l_2}{O_3}}} = 0,3\;mol \Rightarrow \)H2SO4 còn dư: 0,1 mol
Dung dịch X có chứa Al3+ (0,2 mol); SO42- (0,4 mol); H+ (0,2 mol)
Khi cho tác dụng với dung dịch bazơ (Ba2+: 0,2 mol; OH-: 0,9 mol) thì thu được:
\(\left\{ \begin{gathered} {n_{BaS{O_4}}} = {n_{B{a^{2 + }}}} = 0,2\;mol \hfill \\ {n_{Al{{(OH)}_3}}} = 4{n_{A{l^{3 + }}}} + {n_{{H^ + }}} - {n_{O{H^ - }}} = 0,7\;mol \hfill \\ \end{gathered} \right. \Rightarrow {m_ \downarrow } = 54,4\;(g)\)
X, Y, Z là 3 este mạch hở (trong đó X, Y đơn chức, Z hai chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối có tỉ lệ số mol 1 : 1 và hỗn hợp 2 ancol no, có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy toàn bộ F thu được CO2, 0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong E là
Chọn A.
Khi đốt cháy muối F thì: \({n_{COONa}} = {n_{NaOH}} = {n_{OH}} = 2{n_{N{a_2}C{O_3}}} = 0,26\;mol\)
Khối lượng bình tăng: \({m_{ancol}} - {m_{{H_2}}} = {m_{ancol}} - 0,26 = 8,1 \Rightarrow {m_{ancol}} = 8,36\;(g) \Rightarrow 32,2 < {M_{ancol}} < 64,3\)
Þ Hai ancol đó là C2H5OH (0,02 mol) và C2H4(OH)2 (0,12 mol)
\(\xrightarrow{{BTKL}}{m_F} = 21,32\;(g)\) và hai muối trong Z có số mol bằng nhau và bằng 0,13 mol Þ MF = 82
Þ Hai muối trong F là HCOONa và muối còn lại là C2H5COONa
Xét hỗn hợp ban đầu có X, Y (0,02 mol) và Z (0,12 mol) Þ X và Y có mol bằng nhau (vì số mol hai muối bằng nhau). Dựa vào số mol Þ este có PTK nhỏ nhất là HCOOCH3 0,01 mol Þ %m = 3,84%.
X, Y, Z là 3 este mạch hở (trong đó X, Y đơn chức, Z hai chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối có tỉ lệ số mol 1 : 1 và hỗn hợp 2 ancol no, có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy toàn bộ F thu được CO2, 0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong E là
Chọn A.
Khi đốt cháy muối F thì: \({n_{COONa}} = {n_{NaOH}} = {n_{OH}} = 2{n_{N{a_2}C{O_3}}} = 0,26\;mol\)
Khối lượng bình tăng: \({m_{ancol}} - {m_{{H_2}}} = {m_{ancol}} - 0,26 = 8,1 \Rightarrow {m_{ancol}} = 8,36\;(g) \Rightarrow 32,2 < {M_{ancol}} < 64,3\)
Þ Hai ancol đó là C2H5OH (0,02 mol) và C2H4(OH)2 (0,12 mol)
\(\xrightarrow{{BTKL}}{m_F} = 21,32\;(g)\) và hai muối trong Z có số mol bằng nhau và bằng 0,13 mol Þ MF = 82
Þ Hai muối trong F là HCOONa và muối còn lại là C2H5COONa
Xét hỗn hợp ban đầu có X, Y (0,02 mol) và Z (0,12 mol) Þ X và Y có mol bằng nhau (vì số mol hai muối bằng nhau). Dựa vào số mol Þ este có PTK nhỏ nhất là HCOOCH3 0,01 mol Þ %m = 3,84%.
Hai hidrocacbon mạch hở X và Y (24 < MX < MY < 56) đều tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 theo tỉ lệ mol 1: 2. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và Y thu được 13,2 gam CO2. Cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch Br2 dư, thì số mol Br2 tối đa tham gia phản ứng là
X và Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 theo tỉ lệ 1: 2 Þ X là C2H2 và Y là C4H2.
Khi đốt cháy E thì: 2nX + 4nY = 0,3 còn khi cho tác dụng với Br2 thì: 2nX + 4nY = = 0,3 mol
Cho các phát biểu sau:
(a) Lưu huỳnh hóa cao su buna, thu được cao su buna-S.
(b) Có thể dùng dung dịch AgNO3/NH3 để phân biệt axit fomic và metyl fomat.
(c) Độ tan của các protein trong nước tăng lên khi đun nóng.
(d) Nhỏ dung dịch I2 vào mặt cắt củ khoai lang, xuất hiện màu xanh tím.
(e) Để giảm độ chua của món sấu ngâm đường, có thể thêm một ít vôi vào.
Số phát biểu đúng là
Chọn A.
(a) Sai, Đồng trùng hợp giữa cao su buna và stiren, thu được cao su buna-S.
(b) Sai, Không thể dùng dung dịch AgNO3/NH3 để phân biệt axit fomic và metyl fomat vì đều có kết tủa màu trắng bạc tạo thành.
(c) Sai, Độ tan của các protein trong nước giảm dần khi đun nóng vì protein bị đông tụ bởi nhiệt.
Hợp chất hữu cơ E (chứa các nguyên tố C, H, O và tác dụng được với Na). Cho 44,8 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch F chỉ chứa hai chất hữu cơ X, Y. Cô cạn F thu được 39,2 gam chất X và 26 gam chất Y. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
+ TN1: Đốt cháy 39,2 gam X thu được 13,44 lít CO2 (đktc); 10,8 gam H2O và 21,2 gam Na2CO3.
+ TN2: Đốt cháy 26 gam Y thu được 29,12 lít CO2 (đktc); 12,6 gam H2O và 10,6 gam Na2CO3.
Biết E, X và Y có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất và phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Số công thức cấu tạo của E thỏa mãn các tính chất trên là
Xét thí nghiệm 1: \(\left\{ \begin{gathered} \xrightarrow{{BT:\;C}}{n_{C\;(X)}} = 0,2 + 0,6 = 0,8\;mol \hfill \\ \xrightarrow{{BT:\;H}}{n_{H\;(X)}} = 1,2\;mol \hfill \\ \xrightarrow{{BT:\;Na}}{n_{Na\;(X)}} = 0,4\;mol \hfill \\ \end{gathered} \right.\xrightarrow{{BT:\;O}}{n_{O\;(X)}} = 1,2\;mol \Rightarrow \) X là C2H3O3Na
Xét thí nghiệm 2: (làm tương tự như TN1) Þ Y là C7H7ONa
Theo dữ kiện đề bài ta tìm được CTCT của E là HO-CH2-COO-CH2-COOC6H4CH3 (o, m, p).
Có tất cả là 3 đồng phân.
Công thức hóa học của Crom(III) oxit là
Công thức hóa học của Crom(III) oxit là Cr2O3