Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Trần Hưng Đạo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Trần Hưng Đạo

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 30 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 182501

Phát biểu nào sau đây đúng ?

Xem đáp án

Trong công thức của este RCOOR’, R có thể là nguyên tử H hoặc gốc hidrocacbon.    

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 182505

Hỗn hợp X gồm 2 aminoaxit no( chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN= 80 :21.Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M.Mặt khác ,đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O2 (đktc).Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2,H2O,N2) vào nước vôi trong dư thì thu được m gam kết tủa.Giá trị của m

Xem đáp án

-NH2 + HCl → -NH3Cl → nN = nHCl = 0,03 mol

  • mN = 0,42 gam → mO = 1,6 gam → nO = 0,1 mol

Đặt nC = x, nH = y → nCO2 = x, nH2O = 0,5y.

mX = mC + mH + mN + mO → 12x + y = 1,81 (1)

Bảo toàn nguyên tố oxi : nO/X + 2nO2 = nCO2 + nH2O

  • 0,1 + 2.0,1425 = 2x + 0,5y (2)

Từ (1)(2)→ x = 0,13 mol ; y = 0,25 mol

  • mkết tủa = 13 gam → Đáp án B.
Câu 7: Trắc nghiệm ID: 182507

Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức AB (B hơn A một nhóm -CH2­­-). Cho 3,35 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch NaOH 1M thu được  3,75 gam hỗn hợp 2 muối. Công thức cấu tạo của A B?

Xem đáp án

nNaOH = 0,05 mol → Mtb của hh este = 67 → MA < 67 MB

  • A là H-COOCH3 → B là H-COOC2H5 hoặc CH3-COOCH3 (1)

Từ mhh este = 3,35 gam và nhh = 0,05 mol → nA = nB = 0,025 mol

Từ mhh muối = 3,75 gam → B là CH3-COOCH3 → Đáp án D.

Hoặc từ (1) suy luận vì tạo hỗn hợp 2 muối nên B không thể là H-COOC2H5 (Chỉ tạo 1 muối H-COONa) à B là CH3-COOCH3.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 182508

Cho m gam bột Zn vào 400 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,15M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 4,8 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là  

Xem đáp án

Zn  +  2Fe3+ →  Zn2+   +  2Fe2+ (1)

 0,06    0,12

Zn   +  Fe2+  →  Zn2+   +  Fe    (2)

nFe3+ = 0,06 mol

mdd tăng =  mZn(1) + mZn(2) – nFe(2) = 4,8 → 65.0,06 + 9.nZn(2) = 4,8 → nZn(2) = 0,1 mol

M = 0,16.65 = 10,4 gam

Đáp án A.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 182509

Cho 6,048 gam Mg phản ứng hết với 189 gam dung dịch HNO3 40% thu được dung dịch X (không chứa muối amoni) và hỗn hợp khí là oxit của nitơ. Thêm 392 gam dung dịch KOH 20% vào dung dịch X, rồi cô cạn và nung sản phẩm đến khối lượng không đổi thì thu được 118,06 gam hỗn hợp chất rắn. Nồng độ phần trăm  của Mg(NO3)2 và HNO3 trong dung dịch X

Xem đáp án

nHNO3= 1,2 mol     nMg=0,252    nKOH đã lấy= 1,4 mol

Vì nKOH >nHNO3 nên KOH dư

118,06 gam chất rắn gồm      0,252  mol MgO,  x mol KOH và y mol KNO2

  x+y = 1,4

  40*0,252 + 56x + 85y = 118,06       x=0,38    y=1,02

Þ nNO3 trong dung dịch sau phản ứng = nKNO2= 1,02

Þ nN+5 nhận electron = 1,2-1,02 =0,18.

Gọi số mol electron mà N+5 nhận trung bình là n ta có 0,18*n=0,252*2 Þ n=2,8

coi như oxit thoát ra là 0,09 mol N2O2,2Þ mkhi=0,09*(28+16*2,2)= 5,688

mdung dịch X=6,048 +189-5,688=189,36 gam    

X chứa 0,252 mol Mg(NO3)2; 0,516 mol HNO3

C%Mg(NO3)2=19,696%       C%HNO3= 17,167%

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 182510

Nung m gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 sau một thời gian thu được chất rắn Y. Để hoà tan hết Y cần V lít dung dịch H2SO4 0,7M (loãng). Sau phản ứng thu được dung dịch Z và 0,6 mol khí. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Z đến dư, thu được kết tủa M. Nung M trong chân không đến khối lượng không đổi thu được 44 gam chất rắn T. Cho 50 gam hỗn hợp A gồm CO và CO2 qua ống sứ được chất rắn T nung nóng. Sau khi T phản ứng hết thu được hỗn hợp khí B có khối lượng gấp 1,208 lần khối lượng của A. Giá trị của (m - V) gần với giá trị nào sau đây nhất ?

Xem đáp án

Khi cho nung T với hỗn hợp khí A thì \({n_{O(trong\,T)}} = \frac{{{m_B} - {m_A}}}{{16}} = \frac{{1,208{m_A} - {m_A}}}{{16}} = 0,65\)

- Xét hỗn hợp rắn T ta có :

\(\left\{ \begin{gathered} 160{n_{F{e_2}{O_3}}} + 72{n_{FeO}} = {m_T} = 44 \hfill \\ 3{n_{F{e_2}{O_3}}} + {n_{FeO}} = {n_{O(trong\,T)}} = 0,65 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered} {n_{F{e_2}{O_3}}} = 0,05 \hfill \\ {n_{FeO}} = 0,5 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Rightarrow {n_{F{e_3}{O_4}(X)}} = \frac{{2{n_{F{e_2}{O_3}}} + {n_{FeO}}}}{3} = 0,2\,mol\)

- Khi cho m gam X tác dụng với H2SO4 thì : \({n_{{H_2}S{O_4}}} = 4{n_{F{e_3}{O_4}}} + {n_{{H_2}}} = 1,4\,mol \Rightarrow {V_{{H_2}S{O_4}}} = \frac{{1,4}}{{0,7}} = 2\,(l)\)

- Dung dịch Z gồm Al3+, SO42- (1,4 mol), Fe2+ và Fe3+ (với \({n_{F{e^{3 + }}}} = 2{n_{F{e_2}{O_3}}};{{\text{n}}_{F{e^{2 + }}}} = {n_{FeO}}\) )

\(\xrightarrow{{BTDT(Z)}}{n_{A{l^{3 + }}}} = \frac{{{n_{S{O_4}^{2 - }}} - 2{n_{F{e^{2 + }}}} - 3{n_{F{e^{3 + }}}}}}{3} = 0,5\,mol \Rightarrow \left\{ \begin{gathered} {m_X} = 27{n_{Al}} + 232{n_{F{e_3}{O_4}}} = 59,9\,(g) \hfill \\ \to {m_X} - V = \boxed{57,9\,(g)} \hfill \\ \end{gathered} \right.\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 182511

Đốt cháy hoàn toàn 14,24 gam hỗn hợp X chứa 2 este đều no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 34,72 gam. Mặt khác đun nóng 14,24 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol kế tiếp và hỗn hợp Z chứa 2 muối của 2 axit cacboxylic kế tiếp, trong đó có a gam muối Ab gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất của a : b

Xem đáp án

- Khi đốt X chứa 2 este no, đơn chức, mạch hở thì ta luôn có: \({n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}} = 0,56\;mol\) 

\(\xrightarrow{{BTKL}}{n_{{O_2}}} = \frac{{{m_{C{O_2} + {H_2}O}} - {m_X}}}{{32}} = 0,64\;mol\xrightarrow{{BT:\;O}}{n_X} = \frac{{2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} - 2{n_{{O_2}}}}}{2} = 0,2\;mol\) 

- Ta có: \({C_X} = \frac{{0,56}}{{0,2}} = 2,8\). Vì khi cho X tác dụng với NaOH thu được 2 ancol kế tiếp và 2 muối của 2 axit cacboxylic kế tiếp nên 2 este trong X lần lượt là:

\(\left\{ \begin{gathered} HCOOC{H_3}:x\;mol \hfill \\ C{H_3}COO{C_2}{H_5}:y\;mol \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered} x + y = 0,2 \hfill \\ 2x + 4y = 0,56 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered} x = 0,12 \hfill \\ y = 0,08 \hfill \\ \end{gathered} \right.\) 

- Hỗn hợp muối Z gồm HCOONa (A): 0,12 mol và CH3COONa (B): 0,08 mol Þ a : b = 1,243 

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 182512

Kim loại nào sau đây tan được trong dung dịch kiềm dư? 

Xem đáp án

 Kim loại Al tan được trong dung dịch kiềm dư:

2A1 + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 

Đáp án A

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 182513

Chất nào sau đây được gọi là xút ăn da? 

Xem đáp án

NaOH được gọi là xút ăn da.

Đáp án D

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 182514

Chất X là chất rắn dạng sợi, màu trắng, là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo, thuốc súng không khói và chế tạo phim ảnh. Chất X là: 

Xem đáp án

Chất X là chất rắn dạng sợi, màu trắng, là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo, thuốc súng không khói và chế tạo phim ảnh  X là xenlulozơ 

Đáp án D 

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 182515

Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện ? 

Xem đáp án

Phương pháp thủy luyện thường dùng để điều chế các kim loại sau Mg (thường là kim loại yếu). Vậy kim loại Cu được điều chế bằng phương pháp thủy luyện.

Đáp án C

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 182516

Polietilen là chất dẻo mềm, được dùng nhiều để làm

Xem đáp án

Polietilen là chất dẻo mềm, được dùng nhiều để làm màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa.

Đáp án A

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 182518

Khử hết m gam CuO bằng dư, thu được chất rắn X. Cho X tan hết trong dung dịch  dư thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là:

Xem đáp án

Các phương trình hóa học xảy ra:

CuO + H2 → Cu + H2O (1)

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (2)

Theo (2)= nCu = 3/2. nNO = 3/2.0,1 = 0,15 mol

Theo (1)= nCuo= nCu = 0,15 mol 

=> mCuO = 0,15.80 = 12 (g)

Đáp án D 

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 182519

Cho 2,3 gam Na vào 100 ml dung dịch AlCl3 0,3M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: 

Xem đáp án

Ta có: nNaOH = nNa = 0,1 mol; nAlCl3 = 0,03 mol

Tính tỉ lệ k= nOH-/nAl3+ = 3,33

Ta có 3 < k < 4 nên kết tủa tan 1 phần → n↓ = 4.nAl3+ - nOH- = 4. 0,03 - 0,1 = 0,02 mol 

→ mAl(OH)3 = 0,02.78 = 1,56 (gam)

Đáp án C

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 182520

Cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc (theo hình vẽ bên) đúng kĩ thuật là: 

Xem đáp án

H2SO4 tan vô hạn trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt. Nếu ta rót nước vào H2SO4 đặc, nước sôi đột ngột và kéo theo những giọt axit bắn ra xung quanh gây nguy hiểm. Vì vậy muốn pha loãng axit H2SO4 đặc nguội, người ta phải rót từ từ H2SO4 đặc vào H2O và khuấy đều. 

Đáp án C

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 182522

CO2 tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây tạo kết tủa?

Xem đáp án

Khi cho CO2 vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 ta thu được kết tủa CaCO3:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Đáp án D

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 182523

Quá trình nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường không khí? 

Xem đáp án

Quá trình quang hợp của cây xanh không gây ô nhiễm môi trường không khí vì quá trình đó hấp thụ khí CO2 và tạo ra khí oxi.

Đáp án C 

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 182524

Este nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở? 

Xem đáp án

Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO2 (n ≥2).

Vậy este CH3COOCH3 thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở.

Đáp án C

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 182525

Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

Xem đáp án

Phản ứng Fe + ZnCl2 không xảy ra vì tính khử của Fe yếu hơn tính khử của Zn.

Đáp án D

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 182526

Khi cho dung dịch anbumin tác dụng với Cu(OH)2 thì thu được dung dịch có màu: 

Xem đáp án

Bản chất của anbumin là protein nên khi cho dung dịch anbumin tác dụng với Cu(OH)2 thì thu được dung dịch có màu tím.

Đáp án A

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 182527

Dung dịch chứa chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? 

Xem đáp án

- Glyxin có công thức NH2-CH2-COOH có số nhóm NH2 = số nhóm COOH nên không làm đổi màu quỳ tím.

- Metylamin làm quỳ tím hóa xanh

- Axit glutamic làm quỳ tím hóa đỏ (do có 2 nhóm COOH, 1 nhóm NH2

- Lysin làm quỳ tím hóa xanh (do có 1 nhóm COOH, 2 nhóm NH2

Đáp án A

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 182528

Cho 0,5 mol hơi nước qua cacbon nung đỏ thu được 0,9 mol hỗn hợp X gồm CO, . Cho X hấp thụ vào 100 ml dung dịch NaOH 1,5M, thu được dung dịch Z. Cho từ từ dung dịch Z vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được V lít  . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là: 

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Ta có: nC phản ứng = nX - nH2O = 0,4 mol

Bảo toàn electron ta có:

4. nC phản ứng = 2nCO+2.nH2 → nCO + nH2 = 0,8 mol → nCO2 = 0,9 - 0,8 = 0,1 mol

Ta có: nNaOH = 0,15 mol

→ Tỉ lệ 1< nNaOH/nCO2< 2 nên Z chứa 2 muối Na2CO3(0,05 mol) và NaHCO3 (0,05 mol)

Khi cho từ từ Z vào dung dịch HCl xảy ra các phương trình sau:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

 NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2

Đặt nNa2CO3 phản ứng = nNaHCO3 phản ứng = z mol

→ nHCl = 2z + z= 0,12 mol → z = 0,04 mol → nCO2 = z + z = 0,08 mol → V=1,792 (lít)

Đáp án B

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 182529

Thủy phân hoàn toàn cacbohiđrat A thu được hai monosaccarit X và Y, Hiđro hóa X hoặc Y đều thu được chất hữu cơ Z. Hai chất A và Z lần lượt là:

Xem đáp án

C12H22O11(saccarozo)+ H2O →C6H12O6(glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

CH2OH[CHOH]4CH=O + H2 →CH2OH[CHOH]4CH2OH (sobitol)

CH2OH(CHOH]3COCH2OH + H2 →CH2OH(CHOH]4CH2OH (sobitol)

Vậy A và Z là saccarozơ và sobitol. 

Đáp án D 

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 182530

Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa học? 

Xem đáp án

- A không có ăn mòn điện hóa do không có môi trường dd điện li

- B không có ăn mòn điện hóa do không có 2 điện cực

- C có ăn mòn điện hóa do: 2A1 + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu 

Thí nghiệm sinh ra Cu bám vào lá Al tạo thành 2 điện cực Al-Cu cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li (muối).

- D không có ăn mòn điện hóa do không có 2 điện cực 

Đáp án C

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 182531

Số hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở có công thức phân tử C2H4O2 là: 

Xem đáp án

Hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở có công thức phân tử C2H4O2 là: CH3COOH và HCOOCH3

Vậy có tất cả 2 hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở.

Đáp án B

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 182532

Từ chất X (C3H8O4) mạch hở, không phản ứng tráng bạc và có các phản ứng sau:

X + 2NaOH →    \(Y + Z{\text{ }} + {H_2}O;\)

Z + HCl →T + NaCl;

\(T\xrightarrow{{{H_2}S{O_4}dac}}Q + {H_2}O\)

Biết Q làm mất màu dung dịch brom. Kết luận nào sau đây đúng ?

Xem đáp án

X không tráng bạc nên không có HCOO

Vì X tác dụng với NaOH tạo H2O nên X có nhóm COOH

Do đó X là CH3COO-CH2-CH2-COOH

Khi đó ta có các phương trình phản ứng sau:

CH3COO-CH2-CH2-COOH (X) + 2NaOH → CH3COONa (Y) + HO-CH2-CH2-COONa (Z) + H2O;

 HO-CH2-CH2-COONa (Z) + HC1 → HO-CH2-CH2-COOH (T) + NaCl;

 HO-CH2-CH2-COOH (T) CH2-CH-COOH (Q) + H20

Vậy: Y là CH3COONa, Z là HO-CH2-CH2-COONa, T là HO-CH2-CH2-COOH; Q là CH2=CH-COOH Phát biểu A đúng vì Y là CH3COONa (natri axetat)

Phát biểu B sai vì T là HO-CH2-CH2-COONa, đây là hợp chất hữu cơ tạp chức.

Phát biểu C sai vì X là CH3COO-CH2-CH2-COOH là hợp chất hữu cơ tạp chức

Phát biểu D sai vì Q là axit acrylic

Đáp án A

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 182533

Dãy chuyển hóa theo sơ đồ 

Các chất X, Y, Z, T thỏa mãn sơ đồ trên tương ứng là

Xem đáp án

Ta có: NaHCO3 + Ba(OH)2 → NaOH + BaCO3 + H2O

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2

NaAlO2 + CO2dư + H2O → NaHCO3 + Al(OH)3

Vậy các chất các chất X, Y, Z, T thỏa mãn sơ đồ trên tương ứng là NaHCO3, NaOH, NaAlO2, Al(OH)3.

Đáp án B

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 182534

Cho 5,6 lít hỗn hợp X gồm propin và H2 qua Ni đun nóng, thu được hỗn hợp khí Y (chỉ gồm các hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 bằng 21,5. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là: 

Xem đáp án

Ta có nX = 0,25 mol gồm CH4 (x mol) và H2 (y mol)

Suy ra x+y=0,25 (1)

C3H4 + H2 → C3H6

C3H4 + 2H2 → C3H8

Vì hỗn hợp Y chỉ gồm các hiđrocacbon nên ny =x mol

Bảo toàn khối lượng ta có mx = my 

→ 40x + 2y = 21,5.2x (2)

Giải hệ (1) và (2) ta được x = 0,1 và y = 0,15

Bảo toàn số mol liên kết pi ta có: 2x =y+ nBr2 → nBr2 = 0,05 mol

Vậy giá trị của a là 0,05.

Đáp án A

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 182535

Cho các chất: HCl, NaHCO3, Al, Fe(OH)3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

Xem đáp án

Các chất: HCl, NaHCO3, Al tác dụng được với dung dịch NaOH (có 3 chất).

Đáp án B

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 182536

Thủy phân 68,4 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam glucozơ. Giá trị của m là: 

Xem đáp án

C12H22O11 (saccarozơ)+ H2O  →C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

Ta có: nglucozo = nsaccarozo = 0,2 mol

Suy ra mglucozo (PT) = 0,2.180 = 36 (gam)

Do hiệu suất phản ứng đạt 92% nên msản phẩm (thực tế) = 36.92% = 33,12 (gam).

Đáp án A

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 182537

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y (có số mol bằng nhau, MX < MY) cần lượng vừa đủ 13,44 lít O2, thu được H2O, N2 và 6,72 lít CO2. Chất Y là:

Xem đáp án

Ta có: nO2 = 0,6 mol; nCO2 = 0,3 mol

Bảo toàn nguyên tố O ta có 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → nH2O = 0,6 mol

Đặt công thức chung của 2 amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là CnH2n+3N

CnH2n+3N + (3n/2+3/4) O2 → nCO2 + (2n+3)/2 H2

Suy ra nM = (nH2O + nCO2)/1,5 = 0,2 mol

Suy ra số nguyên tử C = nCO2/nM=0,3: 0,2 = 1,5

Do hai chất có cùng số mol nên X là CH3N và Y là C2H7N (etylamin).

Đáp án A

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 182539

Cho các polime sau: polietilen, tinh bột, tơ tằm, xenlulozơ triaxetat, polibutađien. Số polime thiên nhiên là: 

Xem đáp án

Polime thiên nhiên là các polime có sẵn trong tự nhiên.

Các polime thiên nhiên gồm tinh bột, tơ tằm (2 polime).

Đáp án C

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 182540

Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần vừa đủ 7,75 mol O2 và thu được 5,5 mol CO2. Mặt khác a mol X tác dụng tối đa với 0,2 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là: 

Xem đáp án

Độ bất bão hòa của X là k = 0,2/a + 3

 * Khi đốt cháy X:

Bảo toàn nguyên tố O ta có: 6.nx + 2.no2 = 2nCO2 + nH2O

Suy ra nH2O = 6a + 2.7,75 - 2.5,5 = 6a +4,5 (1) 

Mặt khác: nX.(k - 1) = nCO2 + nH2O+ a.(0,2/a + 3 – 1) = 5,5 - (6a +4,5)

Giải phương trình trên ta được a = 0,1

Thay vào (1) ta được nH2O= 5,1 (mol)

Bảo toàn khối lượng cho phản ứng đốt cháy ta có: mX + mO2 = mCO2 + mH2O 

→ mx = 85,8 gam

*Khi thủy phân triglixerit X trong NaOH vừa đủ:

Gọi công thức của X là (RCOO)3C3H5.

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3

0,1                                             0,3                                                     0,1 mol

Bảo toàn khối lượng cho phản ứng thủy phân ta có:

 m = mmuối = mX + mNaOH - mglixerol = 85,8 +0,3.40 - 0,1.92 = 88,6 (gam) 

Đáp án C

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »