Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Tây Trà

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Tây Trà

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 76 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 169874

Có bao nhiêu cách chọn 2 học sinh gồm một nam và một nữ từ nhóm học sinh có 5 nam và 7 nữ?

Xem đáp án

Có 5 cách chọn 1 học sinh nam và tương ứng mỗi cách chọn một học sinh nam thì có 7 cách chọn một học sinh nữ. Theo quy tắc nhân có 5.7=35 cách.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 169875

Cho cấp số nhân (un) có u1 = 2 và u5 = 32. Tìm công bội của cấp số nhân đã cho.

Xem đáp án

\({u_5} = {u_1}{q^4} \Rightarrow {q^4} = \frac{{{u_5}}}{{{u_1}}} = \frac{{32}}{2} = 16 \Rightarrow q = 4.\)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 169876

Nghiệm của phương trình \(\log {}_2^{}\left( {x - 1} \right) = 3\)

Xem đáp án

\(\log {}_2^{}\left( {x - 1} \right) = 3 \Leftrightarrow x - 1 = {2^3} \Leftrightarrow x = 9.\)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 169877

Khối chóp có diện tích đáy bằng a2, chiều cao bằng 2a có thể tích bằng

Xem đáp án

\(V = \frac{1}{3}Bh = \frac{1}{3}{a^2}2a = \frac{{2{a^3}}}{3}.\)

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 169878

Tập xác định của hàm số \(y = {\left( {x - 2} \right)^{ - 3}}\) là

Xem đáp án

Hàm số xác định khi x - 2 \(\ne\) 0 ⇔ x \(\ne\) 2 ⇒ D = R \ {2}

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 169879

Nguyên hàm  của hàm số \(f\left( x \right) = {2^x}\) bằng

Xem đáp án

\(\int {{2^x}} dx = \frac{{{2^x}}}{{\ln 2}} + C.\)

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 169880

Khối hộp chữ nhật có độ dài ba kích thước lần lượt là 3(cm), 7(cm), 4(cm). Thể tích khối hộp đó bằng

Xem đáp án

\(V = a.b.c = 3.7.4 = 84\left( {c{m^3}} \right).\)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 169882

Cho khối cầu có bán kính bằng 2. Thể tích khối cầu đã cho bằng

Xem đáp án

\(V = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{4}{3}\pi {.2^3} = \frac{{32\pi }}{3}.\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 169883

Cho hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + 2\) có bảng biến thiên như sau:

Giá trị của a và b bằng

Xem đáp án

\(a = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \left( {{x^2} - 3{x^2} + 2} \right) =  - \infty ,b = y\left( 0 \right) = 2.\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 169885

Một khối nón có thể tích bằng 27, diện tích đáy bằng 6. Chiều cao của khối nón đó bằng

Xem đáp án

\(V = \frac{1}{3}Bh \Rightarrow h = \frac{{3V}}{B} = \frac{{3.27}}{6} = \frac{{27}}{2}.\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 169886

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau:

Gía trị cực tiểu của hàm số đã cho bằng

Xem đáp án

y' đổi dấu từ âm sang dương khi x đi qua x = 0nên giá trị cực tiểu của hàm số là y(0) = -1

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 169887

Đồ thị hàm số nào sau đây có dạng như hình vẽ bên?

Xem đáp án

Nhìn vào đồ thị ta thấy đồ thị có TCĐ: x = 1 và TCN y = 2

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 169888

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau:

Tổng số đường tiệm cận đứng và ngang của đồ thị hàm số đã cho là

Xem đáp án

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } f\left( x \right) = 0 \Rightarrow \) Đồ thị có 1 TCN: y = 0

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f\left( x \right) =  - \infty  \Rightarrow \) Đồ thị có 1 TCĐ: x = 0

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 169889

Tập nghiệm của bất phương trình \({\left( {\frac{3}{4}} \right)^x} > 1\) là

Xem đáp án

\({\left( {\frac{3}{4}} \right)^x} > 1 \Leftrightarrow {\left( {\frac{3}{4}} \right)^x} > {\left( {\frac{3}{4}} \right)^0} \Leftrightarrow x < 0 \Leftrightarrow x \in \left( { - \infty ;0} \right).\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 169890

Cho hàm số bậc ba y = f(x) có bảng biến thiên như sau:

Số nghiệm thực của phương trình \(2f\left( x \right) + 5 = 0\) là

Xem đáp án

\(2f\left( x \right) + 5 = 0 \Leftrightarrow f\left( x \right) =  - \frac{5}{2} =  - 2,5\)

Số nghiệm của phương trình là số giao điểm của đồ thị hàm số đã cho và đường thẳng y = -2,5

 Nhìn BBT ta thấy phương trình có 1 nghiệm.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 169891

Cho \(\int\limits_{0}^{1}{f\left( x \right)dx}=-5\) và \(\int\limits_{0}^{1}{g\left( x \right)dx=3.}\)Tính \(I=\int\limits_{0}^{1}{\left[ 2f\left( x \right)+3g\left( x \right) \right]}dx.\)

Xem đáp án

\(I = \int\limits_0^1 {\left[ {2f\left( x \right) + 3g\left( x \right)} \right]} dx = 2\int\limits_0^1 {f\left( x \right)} dx + 3\int\limits_0^1 {g\left( x \right)dx}  = 2.\left( { - 5} \right) + 3.3 =  - 1.\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 169892

Mô đun của số phức z = 3 - 2i bằng

Xem đáp án

\(\left| z \right| = \sqrt {{3^2} + {{( - 2)}^2}}  = \sqrt {13} .\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 169893

Xác định phần thực của số phức \(z =  - 2i\left( {3 - 5i} \right)\)

Xem đáp án

\(z =  - 2i\left( {3 - 5i} \right) =  - 10 - 6i\)

Phần thực của số phức bằng -10

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 169895

Trong không gian Oxyz, một véc tơ chỉ phương của đường thẳng có phương trình tham số \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {x = 1 - 2t}\\ {y = 3}\\ {z = 5 + t} \end{array}} \right.\)

Xem đáp án

\(\overrightarrow c  = \left( { - 2;0;1} \right).\)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 169896

Trong không gian Oxyz, cho \(\overrightarrow u  = 3\overrightarrow i  - 2\overrightarrow j  + 5\overrightarrow k .\) Tọa độ của véc tơ \(\overrightarrow u \) là

Xem đáp án

\(\overrightarrow u  = 3\overrightarrow i  - 2\overrightarrow j  + 5\overrightarrow k  = \left( {3; - 2;5} \right).\)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 169897

Trong không gian Oxyz mặt phẳng đi qua điểm A(1;-2;3) và có véc tơ pháp tuyến \(\overrightarrow n  = \left( {2;1;4} \right)\) có phương trình là

Xem đáp án

\(a\left( {x - {x_0}} \right) + b\left( {y - {y_0}} \right) + c\left( {z - {z_0}} \right) = 0 \Leftrightarrow 2\left( {x - 1} \right) + 1\left( {y + 2} \right) + 4\left( {z - 3} \right) = 0 \Leftrightarrow 2x + y + 4z - 12 = 0.\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 169898

Trong không gian Oxyz, mặt cầu tâm \(I\left( {1; - 3;5} \right)\), bán kính R = 3 có phương trình là

Xem đáp án

\({\left( {x - a} \right)^2} + {\left( {y - b} \right)^2} + {\left( {z - c} \right)^2} = {R^2} \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 3} \right)^2} + {\left( {z - 5} \right)^2} = 9.\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 169899

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. \(SA\bot mp\left( ABCD \right)\) và \(SA=a\sqrt{6}\) (hình vẽ minh họa bên dưới). Góc giữa đường thẳng SC và \(mp\left( ABCD \right)\) bằng

Xem đáp án

\(\left( {SC,\left( {ABCD} \right)} \right) = \mathop {SCA}\limits^ \wedge \)

\(\tan \mathop {SCA}\limits^ \wedge = \frac{{SA}}{{AC}} = \frac{{a\sqrt 6 }}{{a\sqrt 2 }} = \sqrt 3 \Rightarrow \mathop {SCA}\limits^ \wedge = {60^0}.\)

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 169900

Đồ thị hàm số \(y={{x}^{3}}-a{{x}^{2}}+bx+1\) có điểm cực đại \(A\left( 1;5 \right)\). Khi đó b-a bằng

Xem đáp án

\({y'} = 3{x^2} - 2ax + b;{y{''}} = 6x - 2a\)

Đồ thị đạt cực đại tại A(1;5) nên \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{y'}\left( 1 \right) = 0}\\ {y\left( 1 \right) = 5} \end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} { - 2a + b + 3 = 0}\\ { - a + b - 3 = 0} \end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {a = 6}\\ {b = 9} \end{array}} \right..\)

Khi đó \({y{''}}\left( 1 \right) = 6 - 2.6 = - 6 < 0\). Vậy b - a = 3

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 169901

Hàm số \(y = \frac{{2x - 3}}{{x + 1}}\) có giá trị lớn nhất trên đoạn [0;2] bằng

Xem đáp án

\({y'} = \frac{5}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} > 0,\forall x \in \left[ {0;2} \right] \Rightarrow \mathop {\max y}\limits_{\left[ {0;2} \right]} = y\left( 2 \right) = \frac{1}{3}.\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 169902

Cho \({\log _2}3 = a;{\log _2}5 = b.\) Tính \({\log _3}15\) theo a và b.

Xem đáp án

\(\log {}_3^{}15 = \frac{{\log {}_2^{}15}}{{\log {}_2^{}3}} = \frac{{\log {}_2^{}3 + \log {}_2^{}5}}{{\log {}_2^{}3}} = \frac{{a + b}}{a}.\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 169903

Gía trị nguyên dương bé nhất của tham số m để đường thẳng y = mx - 9 cắt đồ thị hàm số \(y = {x^2} - x\) tại hai điểm phân biệt là 

Xem đáp án

Phương trình HĐGĐ: \({x^2} - x = mx - 9 \Leftrightarrow {x^2} - \left( {m + 1} \right)x + 9 = 0\)

Phương trình phải có hai nghiệm phân biệt \( \Leftrightarrow \Delta  > 0\) hay \({m^2} + 2m - 35 > 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {m < - 7}\\ {m > 5} \end{array}} \right. \Rightarrow \) m nguyên dương bé nhất là m=6. 

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 169904

Tập nghiệm của bất phương trình \({\ln ^2}x - 3\ln x + 2 \le 0\) là

Xem đáp án

\({\ln ^2}x - 3\ln x + 2 \le 0 \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {x > 0}\\ {1 \le \ln x \le 2} \end{array}} \right. \Leftrightarrow e \le x \le {e^2}.\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 169905

Tính thể tích của khối nón tròn xoay sinh ra khi cho tam giác đều ABC cạnh a quay quanh trục đối xứng của nó.

Xem đáp án

Khối nón tạo thành có bán kính đáy \(r = \frac{a}{2},\) chiều cao \(h = \frac{{a\sqrt 3 }}{2} \Rightarrow V = \frac{1}{3}\pi {r^2}h = \frac{1}{3}\pi .\frac{{{a^2}}}{4}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 3 }}{{24}}.\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 169906

Bằng cách đặt \(u = \ln x + 2\) thì tích phân \(\int\limits_1^e {\frac{{\ln x}}{{x{{\left( {\ln x + 2} \right)}^2}}}dx} \) trở thành tích phân nào sau đây?

Xem đáp án

\(u = \ln x + 2 \Rightarrow du = \frac{{dx}}{x};x = 1 \Rightarrow u = 2,x = e \Rightarrow u = 3\)

Khi đó \(\int\limits_1^e {\frac{{\ln x}}{{x{{\left( {\ln x + 2} \right)}^2}}}dx}  = \int\limits_2^3 {\frac{{u - 2}}{{{u^2}}}du} .\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 169907

Gọi S là diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số liên tục y = f(x), trục hoành và hai đường thẳng x = -1, x = 2 (như hình vẽ bên)

Đặt \(a = \mathop \smallint \limits_{ - 1}^0 f\left( x \right)dx,\;b = \mathop \smallint \limits_0^2 f\left( x \right)dx.\) Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

\(S = \int\limits_{ - 1}^0 {\left| {f\left( x \right)} \right|dx + \int\limits_0^2 {\left| {f\left( x \right)} \right|dx =  - \int\limits_{ - 1}^0 {f\left( x \right)dx + \int\limits_2^3 {f\left( x \right)dx =  - a + b.} } } } \)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 169908

Tìm số phức z biết \(\left( {1 - 2i} \right)z - 6 + 2i = 0\).

Xem đáp án

\(\left( {1 - 2i} \right)z - 6 + 2i = 0 \Leftrightarrow z = \frac{{6 - 2i}}{{1 - 2i}} = 2 + 2i.\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 169909

Gọi z1 là nghiệm phức có phần ảo âm của phương trình \({z^2} - 6z + 13 = 0.\) Biết tập hợp điểm biểu diễn số phức w thỏa mãn \(\left| {{\rm{w}} - {z_1}} \right| = 5\) là một đường tròn. Xác định tâm I của đường tròn đó

Xem đáp án

\({z^2} - 6z + 13 = 0. \Rightarrow {z_1} = 3 - 2i\)

Gọi \({\rm{w}} = x + yi(x,y \in R)\)

\(\left| {{\rm{w}} - {z_1}} \right| = 5 \Leftrightarrow \left| {\left( {x - 3} \right) + \left( {y + 2} \right)i} \right| = 5 \Leftrightarrow {\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 25.\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 169910

Trong không gian Oxyz, đường thẳng đi qua điểm \(M\left( {2; - 3;1} \right)\) và vuông góc với mặt phẳng 3x - y + 4z - 2 = 0 có phương trình là

Xem đáp án

VTCP của đường thẳng là \(\overrightarrow u = \left( {3; - 1;4} \right).PTCT\) của đường thẳng là \(\frac{{x - 2}}{3} = \frac{{y + 3}}{{ - 1}} = \frac{{z - 1}}{4}.\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 169911

Trong không gian Oxyz, mặt cầu tâm \(I\left( 5;-1;3 \right)\) đi qua điểm \(A\left( 2;4;7 \right)\) có phương trình là

Xem đáp án

\(R = IA = \sqrt {{{\left( {2 - 5} \right)}^2} + {{\left( {4 + 1} \right)}^2} + {{\left( {7 - 3} \right)}^2}}  = \sqrt {50} .\)

Phương trình mặt cầu là \({\left( {x - 5} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} + {\left( {z - 3} \right)^2} = 50.\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 169912

Một tổ có 7 học sinh nam và 5 học sinh nữ được xếp đứng ngẫu nhiên thành một hàng ngang để tham dự chào cờ. Tính xác suất để không có bất kỳ hai học sinh nữ nào xếp đứng cạnh nhau

Xem đáp án

Số cách sắp xếp 12 học sinh đứng thành hàng ngang là 12! (cách) Số phần tử không gian mẫu \(n\left( \Omega  \right) = 12!\)

Gọi biến cố A: " Không có bất kỳ hai học sinh nữ nào đứng cạnh nhau"

Trước tiên ta sắp 7 học sinh nam đứng thành hàng ngang, có 7! (cách)

Khi xếp 7 học sinh nam tạo ra 8 khoảng trống (gồm 6 khoảng trống xen kẻ giữa 2 nam liên tiếp và 2 khoảng trống ở hai đầu) ta sắp xếp 5 học sinh nữ vào 5 trong 8 khoảng trống đó. Số cách sắp là \(A_8^5\) \( \Rightarrow n\left( A \right) = 7!A_8^5\)

\(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{7!A_8^5}}{{12!}} = \frac{7}{{99}}.\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 169913

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông tâm O, cạnh a. \(SA\bot \left( ABCD \right)\) và \(SA=a\sqrt{7}.\) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng SB và AC.

Xem đáp án

Gọi I, H,J lần lượt  là trung điểm đoạn SD, AD  và IC. Ta có \(SB\parallel \left( IAC \right)\) và \(IH\bot \left( ABCD \right).\)

Ta có \(d\left( SB,AC \right)=d\left( SB,\left( IAC \right) \right)=\left( B,\left( IAC \right) \right)=d\left( D,\left( IAC \right) \right).\)

\(IA=\frac{SD}{2}=\frac{\sqrt{S{{A}^{2}}+A{{D}^{2}}}}{2}=\frac{\sqrt{7{{a}^{2}}+{{a}^{2}}}}{2}=a\sqrt{2}=AC;IC=\sqrt{I{{D}^{2}}+C{{D}^{2}}}=\sqrt{2{{a}^{2}}+{{a}^{2}}}=a\sqrt{3};IJ=\frac{a\sqrt{3}}{2}; AJ=\sqrt{I{{A}^{2}}-I{{J}^{2}}}=\sqrt{2{{a}^{2}}-\frac{3{{a}^{2}}}{4}}=\frac{a\sqrt{5}}{2}.\)

\({{S}_{\Delta IAC}}=\frac{1}{2}IC.AJ=\frac{1}{2}a\sqrt{3}.\frac{a\sqrt{5}}{2}=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{15}}{4}.\)

\({{V}_{I.ACD}}=\frac{1}{3}{{S}_{\Delta ACD}}.IH=\frac{1}{3}.\frac{1}{2}{{a}^{2}}.\frac{1}{2}a\sqrt{7}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{7}}{12}.\)

Mặt khác \({{V}_{I.ACD}}=\frac{1}{3}{{S}_{\Delta IAC}}.d\left( D,\left( IAC \right) \right)\Rightarrow d\left( D,\left( IAC \right) \right)=\frac{3V}{{{S}_{\Delta IAC}}}=\frac{3{{a}^{3}}\sqrt{7}}{12}.\frac{4}{{{a}^{2}}\sqrt{15}}=\frac{a\sqrt{105}}{15}.\)

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 169914

Số các giá trị nguyên dương của tham số m để hàm số \(y=\frac{mx-4}{x-m}\) nghịch biến trên khoảng \(\left( 4;+\infty  \right)\) là

Xem đáp án

\({y'} = \frac{{ - {m^2} + 4}}{{{{\left( {x - m} \right)}^2}}}\)

Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( {4; + \infty } \right)\) khi \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} { - {m^2} + 4 < 0}\\ {m \le 4} \end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {\left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {m < - 2}\\ {m > 2} \end{array}} \right.}\\ {m \le 4} \end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {m < - 2}\\ {2 < m \le 4} \end{array}} \right.\)

Các giá trị nguyên dương của m gồm m=3, m=4

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 169915

Các nhà khoa học đã tính toán được rằng khi nhiệt độ trung bình của trái đất tăng thêm \({{2}^{0}}C\) thì mực nước biển tăng lên 0,03(m). Nếu nhiệt độ tăng lên \({{5}^{0}}C\) thì mực nước biển tăng lên 0,1(m) và người ta đưa ra công thức tổng quát như sau: Nếu nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên \({{t}^{0}}C\) thì  nước biển dâng lên \(f\left( t \right)=k.{{a}^{t}}\left( m \right)\) trong đó k,a là hằng số dương. Hỏi nếu mực nước biển tăng lên 0,2 (m) thì nhiệt độ trung bình của trái đất khi đó tăng lên gần với số nào nhất trong các số sau?

Xem đáp án

Ta có \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {0,03 = k.{a^2}}\\ {0,1 = k.{a^5}} \end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {k = 0,03\sqrt[3]{{\frac{9}{{100}}}}}\\ {a = \sqrt[3]{{\frac{{10}}{3}}}} \end{array}} \right.\)

Khi mực nước biển tăng lên 0,2m, ta có \(0,2 = 0,03\sqrt[3]{{\frac{9}{{100}}}}{\left( {\sqrt[3]{{\frac{{10}}{3}}}} \right)^t} \Rightarrow {\left( {\sqrt[3]{{\frac{{10}}{3}}}} \right)^t} = \frac{{20}}{3}\sqrt[3]{{\frac{{100}}{9}}} \Rightarrow t = \log _{\sqrt[3]{{\frac{{10}}{3}}}}^{}\frac{{20}}{3}\sqrt[3]{{\frac{{100}}{9}}} \approx 6,{7^0}\)

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 169916

Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có đồ thị như hình vẽ sau. Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Nhìn hình dạng đồ thị suy ra a < 0 và d < 0 và phương trình \({y'} = 3a{x^2} + 2bx + c = 0\) có hai nghiệm dương phân biệt nên suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} { - \frac{{2b}}{{3a}} > 0}\\ {\frac{c}{{3a}} > 0} \end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {b > 0}\\ {c < 0} \end{array}} \right..\)

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 169917

Cho hình nón có chiều cao bằng 2a. Thiết diện đi qua đỉnh của hình nón cách tâm đường tròn đáy của hình nón một khoảng bằng a là một tam giác đều. Tính thể tích của khối nón giới hạn bởi hình nón đã cho.  

Xem đáp án

Gọi thiết diện qua đỉnh hình nón là tam giác đều SAB. Gọi H là trung điểm đoạn AB. Ta có \(\left( SOH \right)\bot \left( SAB \right)\), kẻ \(OI\bot SH\] tại I. Ta có \(OI=d\left( O,\left( SAB \right) \right)=a.\)

\(\frac{1}{O{{H}^{2}}}=\frac{1}{O{{I}^{2}}}-\frac{1}{O{{S}^{2}}}=\frac{1}{{{a}^{2}}}-\frac{1}{4{{a}^{2}}}=\frac{3}{4{{a}^{2}}}\Rightarrow O{{H}^{2}}=\frac{4{{a}^{2}}}{3}\)

\(AB=\frac{2SH}{\sqrt{3}}=\frac{8a}{3}\); Bán kính đáy hình nón \(r=OB=\sqrt{O{{H}^{2}}+\frac{A{{B}^{2}}}{4}}=\sqrt{\frac{4{{a}^{2}}}{3}+\frac{16{{a}^{2}}}{9}}=\frac{2a\sqrt{7}}{3}.\)

\(V=\frac{1}{3}\pi {{r}^{2}}h=\frac{1}{3}\pi \frac{28{{a}^{2}}}{9}.2a=\frac{56\pi {{a}^{3}}}{27}.\)

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 169918

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm liên tục trên đoạn \(\left[ 0;\frac{\pi }{6} \right].\) Biết \(F\left( x \right)=\sin x\) là một nguyên hàm của hàm số \(\frac{f\left( x \right)}{{{\cos }^{2}}2x}\). Tính \(I=\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{6}}{{{f}^{/}}\left( x \right)\tan 2xdx}.\)

Xem đáp án

Đặt \(u=\tan 2x,dv={{f}^{'}}\left( x \right)dx\Rightarrow du=\frac{2}{{{\cos }^{2}}2x}dx,\) chọn \(v=f\left( x \right)\)

\(I=f\left( x \right)\tan 2x\left| {}_{0}^{\frac{\pi }{6}} \right.-\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{6}}{f\left( x \right)}\frac{2}{{{\cos }^{2}}2x}dx=\sqrt{3}f\left( \frac{\pi }{6} \right)-2\sin x\left| {}_{0}^{\frac{\pi }{6}} \right.=\sqrt{3}f\left( \frac{\pi }{6} \right)-1\)

\(F\left( x \right)=\sin x\) là nguyên hàm của hàm số \(\frac{f\left( x \right)}{{{\cos }^{2}}2x}\) nên \({{\left( \sin x \right)}^{'}}=\frac{f\left( x \right)}{{{\cos }^{2}}2x}\Leftrightarrow f\left( x \right)=\cos x.{{\cos }^{2}}2x\Rightarrow f\left( \frac{\pi }{6} \right)=\frac{\sqrt{3}}{8}\Rightarrow I=\sqrt{3}.\frac{\sqrt{3}}{8}-1=-\frac{5}{8}.\)

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 169919

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số thực m để phương trình \(4{{\cos }^{4}}x-8{{\cos }^{2}}x-m+1=0\) có 3 nghiệm thực phân biệt thuộc đoạn \(\left[ 0;\frac{3\pi }{2} \right]?\)

Xem đáp án

Đặt \(\cos x=t,t\in \left[ -1;1 \right]\)

PTTT: \(4{{t}^{4}}-8{{t}^{2}}+1=m\) (1)

Mỗi giá trị mỗi giá trị \(t\in \left( -1;0 \right]\) cho ta 2 giá trị \(x\in \left[ \frac{\pi }{2};\frac{3\pi }{2} \right]\backslash \left\{ \pi  \right\}\), với t=-1 cho ta 1 giá trị \(x=\pi \) và \(t\in \left( 0;1 \right]\) cho ta 1 giá trị

Xét hàm số f(t) = 4t4 -8t2 + 1 có BBT như sau:

Để PT đã cho có 3 nghiệm thì đường thẳng y = m phải cắt đồ thị hàm số f(t) tại một điểm có hoành độ thuộc (-1;0] và một điểm có hoành độ thuộc (0;1]

Dựa vào BBT suy ra - 3 < m < 1.

Có 3 số nguyên của m thỏa mãn đó la -2;-1;0. 

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 169920

Cho hai số thực x, y thỏa mãn \(\log _3^{}\left( {x + 3y} \right) + \log _3^{}\left( {x - 3y} \right) = 2\). Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(S = x - \left| y \right|.\)

Xem đáp án

ĐK: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {x + 3y > 0}\\ {x - 3y > 0} \end{array}} \right. \Rightarrow x > 0\)

Từ giả thiết \(\log _3^{}\left( {x + 3y} \right) + \log _3^{}\left( {x - 3y} \right) = 2 \Leftrightarrow \left( {x - 3y} \right)\left( {x + 3y} \right) = 9 \Leftrightarrow {x^2} - 9{y^2} = 9\left( * \right)\)

Ta có \(S = x - \left| y \right| \Rightarrow \left| y \right| = S - x\), thay vào (*) ta được \( - 8{x^2} + 18xS - 9{S^2} - 9 = 0\) (1).

Phương trình (1) phải có nghiệm x dương

Vậy min S = \(2\sqrt 2 .\)

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 169921

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ sau:

Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị nguyên của tham số m để đồ thị hàm số \(y=\frac{{{x}^{2}}+1}{\left( x-1 \right)\left[ {{f}^{2}}\left( x \right)-mf\left( x \right) \right]}\) có 5 đường tiệm cận đứng. Tính tổng các phần tử của tập S.

Xem đáp án

Để đồ thị có 5 đường TCĐ thì phương trình \(\left( {x - 1} \right)\left[ {{f^2}\left( x \right) - mf\left( x \right)} \right] = 0\) phải có 5 nghiệm phân biệt.

\(\left( {x - 1} \right)\left[ {{f^2}\left( x \right) - mf\left( x \right)} \right] = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {x = 1}\\ {f\left( x \right) = 0}\\ {f\left( x \right) = m} \end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {x = 1}\\ {x = 1;x = {x_0} \ne 1}\\ {f\left( x \right) = m} \end{array}} \right.\)

Để có 5 nghiệm thì phương trình f(x) = m có 3 nghiệm phân biệt khác 1và khác x0.

Dựa vào đồ thị ta thấy \(0 < m < 4 \Rightarrow S = \left\{ {1;2;3} \right\}\).

Tổng các phần tử của tập S bằng 6. 

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 169922

Trong không gian Oxyz cho tứ diện ABCD, với \(A\left( 1;2;5 \right),B\left( -1;2;7 \right), C\left( 4;2;2 \right),D\left( 0;6;-10 \right).\) Hai điểm P;Q di động trong không gian thỏa mãn PA=QB,PB=QC,PC=QD,PD=QA. Biết rằng mặt phẳng trung trực của đoạn PQ luôn đi qua điểm cố định có tọa độ \(\left( a;b;c \right)\). Tính \({{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}.\)

Xem đáp án

Từ giả thiết PA = QB;PB = QC;PC = QD;PD = QA suy ra \({\overrightarrow {PA} ^2} = {\overrightarrow {QB} ^2};{\overrightarrow {PB} ^2} = {\overrightarrow {QC} ^2};{\overrightarrow {PC} ^2} = {\overrightarrow {QD} ^2};{\overrightarrow {PD} ^2} = {\overrightarrow {QA} ^2}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {\overrightarrow {PA} ^2} + {\overrightarrow {PB} ^2} + {\overrightarrow {PC} ^2} + {\overrightarrow {PD} ^2} = {\overrightarrow {QA} ^2} + {\overrightarrow {QB} ^2} + {\overrightarrow {QC} ^2} + {\overrightarrow {QD} ^2}\\ \Rightarrow \left( {{{\overrightarrow {PA} }^2} - {{\overrightarrow {QA} }^2}} \right) + \left( {{{\overrightarrow {PB} }^2} - {{\overrightarrow {QB} }^2}} \right) + \left( {{{\overrightarrow {PC} }^2} - {{\overrightarrow {QC} }^2}} \right) + \left( {{{\overrightarrow {PD} }^2} - {{\overrightarrow {QD} }^2}} \right) = 0\\ \Rightarrow \left( {\overrightarrow {PA} - \overrightarrow {QA} } \right)\left( {\overrightarrow {PA} + \overrightarrow {QA} } \right) + \left( {\overrightarrow {PB} - \overrightarrow {QB} } \right)\left( {\overrightarrow {PB} + \overrightarrow {QB} } \right) + \left( {\overrightarrow {PC} - \overrightarrow {QC} } \right)\left( {\overrightarrow {PC} + \overrightarrow {QC} } \right) + \left( {\overrightarrow {PD} - \overrightarrow {QD} } \right)\left( {\overrightarrow {PD} + \overrightarrow {QD} } \right) = 0\\ \Rightarrow \overrightarrow {QP} .2\overrightarrow {AI} + \overrightarrow {QP} .2\overrightarrow {BI} + \overrightarrow {QP} .2\overrightarrow {CI} + \overrightarrow {QP} .2\overrightarrow {DI} = 0 \end{array}\)

(Với I là trung điểm của đoạn thẳng PQ)

\( \Rightarrow 2\overrightarrow {PQ} \left( {\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} + \overrightarrow {ID} } \right) = 0 \Rightarrow 8\overrightarrow {PQ} .\overrightarrow {IG} = 0\)

(Với G(1;3;1) là trọng tâm của tứ diện ABCD, ta có \(\overrightarrow {IA}  + \overrightarrow {IB}  + \overrightarrow {IC}  + \overrightarrow {ID}  = 4\overrightarrow {IG} \))

\( \Rightarrow IG \bot PQ\) tại trung điểm I của đoạn PQ \( \Rightarrow IG\) nằm trong mặt phẳng trung trực của đoạn PQ, suy ra mặt phẳng trung trực đoạn thẳng PQ đi qua điểm cố định G(1;3;1) \( \Rightarrow {a^2} + {b^2} + {c^2} = 11.\)

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 169923

Xác định tham số thực m để phương trình \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}-4x+4y+8-m=0\) có nghiệm duy nhất \(\left( x;y \right)\) thỏa mãn bất phương trình \(\log _{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+2}^{{}}\left( 2x+2y+4 \right)\ge 1\).

Xem đáp án

\(\log _{{x^2} + {y^2} + 2}^{}\left( {2x + 2y + 4} \right) \ge 1\left( 1 \right) \Leftrightarrow 2x + 2y + 4 \ge {x^2} + {y^2} + 2 \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} \le 4\left( 1 \right)\)

Tập hợp các điểm \(\left( x;y \right)\) thỏa (1) là hình tròn tâm \({{I}_{1}}\left( 1;1 \right)\), bán kính \({{R}_{1}}=2.\)

\({{x}^{2}}+{{y}^{2}}-4x+4y+8-m=0\Leftrightarrow {{\left( x-2 \right)}^{2}}+{{\left( y+2 \right)}^{2}}=m\left( 2 \right)\Rightarrow m>0\)

Tập hợp các điểm \(\left( x;y \right)\) thỏa (2) là đường tròn tâm I2( 2;-2) bán kính R2 = \(\sqrt m\)

Để PT có nghiệm duy nhất thỏa mãn BPT  thì \({{I}_{1}}{{I}_{2}}={{R}_{1}}+{{R}_{2}}\Leftrightarrow \sqrt{10}=\sqrt{m}+2\Leftrightarrow m={{\left( \sqrt{10}-2 \right)}^{2}}.\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »