Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Thiên Hộ Dương

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Thiên Hộ Dương

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 52 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 169924

Có bao nhiêu cách cắm 3 bông hoa giống nhau vào 5 lọ khác nhau (mỗi lọ cắm không quá một bông)?

Xem đáp án

Cách cắm 3 bông hoa giống nhau vào 5 lọ khác nhau nghĩa là chọn ra 3 lọ hoa từ 5 lọ hoa khác nhau để cắm hoa.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 169926

Nghiệm của phương trình \({2^{x - 1}} = \frac{1}{{16}}\) có nghiệm là

Xem đáp án

\({2^{x - 1}} = \frac{1}{{16}} \Leftrightarrow {2^{x - 1}} = {2^{ - 4}} \Leftrightarrow x - 1 =  - 4 \Leftrightarrow x =  - 3\)

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 169928

Tìm tập xác định D của hàm số \(y = {\log _3}\left( {{x^2} - 4x + 3} \right)\)

Xem đáp án

ĐK: \({x^2} - 4x + 3 > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x > 3\\ x < 1 \end{array} \right..\)

Vậy \(D = \left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 169929

Một nguyên hàm của hàm số \(f(x) = {(x + 1)^3}\) là

Xem đáp án

\(F(x) = 3{(x + 1)^2}\)

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 169930

Thể tích của khối chóp có diện tích mặt đáy bằng B, chiều cao bằng h được tính bởi công thức

Xem đáp án

Công thức tính thể tích khối chóp là \(V = \frac{1}{3}B.h\).

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 169931

Thể tích khối nón có chiều cao h và bán kính đáy r là

Xem đáp án

\(V = \frac{1}{3}\pi {r^2}h\)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 169932

Diện tích S của mặt cầu có bán kính đáy 3 bằng

Xem đáp án

\(S = 4\pi {r^2} = 36\pi \)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 169933

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau:

Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy \(f'\left( x \right)>0\) trên khoảng \(\left( -\infty ;-1 \right)\Rightarrow \) hàm số đồng biến trên \(\left( -\infty ;-1 \right)\) nên cũng đồng biến trên \(\left( -\infty ;-2 \right)\).

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 169934

Với a, b là số thực tùy ý khác 0, ta có \({{\log }_{2}}\left( ab \right)\) bằng:

Xem đáp án

\({\log _2}\left( {ab} \right) = {\log _2}\left| a \right| + {\log _2}\left| b \right|.\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 169935

Hình trụ có thiết diện qua trục là hình vuông cạnh a thì có diện tích toàn phần bằng 

Xem đáp án

Hình trụ có thiết diện qua trục là hình vuông cạnh a nên có đường sinh a và bán kính đáy \(\frac{a}{2}\) nên có diện tích toàn phần \({{S}_{tp}}=\frac{3}{2}\pi {{a}^{2}}.\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 169936

Cho hàm số f(x) có bảng biến thiên như sau:

Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên ta có:

Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - 3} \right)\).

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 169937

Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình bên?

Xem đáp án

Nhìn vào đồ thị ta thấy đây không thể là đồ thị của hàm số bậc 4 ⇒ Loại C,   D.

Khi \(x\to +\infty \) thì \(y\to -\infty \Rightarrow a<0\). \(\Rightarrow y=-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}\).

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 169938

Tập nghiệm của bất phương trình \({\log _{\frac{\pi }{4}}}\left( {x + 1} \right) < {\log _{\frac{\pi }{4}}}\left( {2x - 5} \right)\) là 

Xem đáp án

\({\log _{\frac{\pi }{4}}}\left( {x + 1} \right) < {\log _{\frac{\pi }{4}}}\left( {2x - 5} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x + 1 > 0\\ 2x - 5 > 0\\ x + 1 > 2x - 5 \end{array} \right. \Leftrightarrow \frac{5}{2} < x < 6\)

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là \(\left( {\frac{5}{2};6} \right)\)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 169939

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như hình vẽ.

Tổng số đường tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số đã cho là

Xem đáp án

Qua bảng biến thiên ta có \(\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,\,f\left( x \right)=0\) và \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\,f\left( x \right)=3\) nên đồ thị hàm số có hai đường tiệm cận ngang: y=0 và y=3.

Lại có \(\underset{x\to {{0}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\,f\left( x \right)=+\infty \) nên đồ thị hàm số có một tiệm cận đứng x=0.

Vậy số tiệm cận của đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) là 3.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 169940

Cho hàm số bậc ba y = f(x) có đồ thị như hình bên dưới.

Số nghiệm của phương trình \(2f\left( x \right) + 5 = 0\) là:

Xem đáp án

Ta có \(2f\left( x \right)+5=0\Leftrightarrow f\left( x \right)=\frac{-5}{2}\) (*).

Số nghiệm của phương trình (*) bằng số giao điểm của đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) và đường thẳng \(y=\frac{-5}{2}\). Dựa vào đồ thị ta có đường thẳng \(y=\frac{-5}{2}\) cắt đồ thị tại 1 điểm. Vậy phương trình đã cho có 1 nghiệm.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 169942

Số phức liên hợp của số phức \(z = 4 - \sqrt 5 i\)

Xem đáp án

\(\overline z  = 4 + \sqrt 5 i\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 169943

Cho hai số phức \({{z}_{1}}=1+2i\) và \({{z}_{2}}=3-4i\). Điểm biểu diễn của số phức \(w={{z}_{1}}+{{z}_{2}}\) trong mặt phẳng tọa độ Oxy là điểm nào trong các điểm sau?

Xem đáp án

Ta có \(\text{w}={{z}_{1}}+{{z}_{2}}=\left( 1+2i \right)+\left( 3-4i \right)=4-2i\).

Vậy điểm biểu diễn số phức w trong mặt phẳng Oxy có tọa độ là \(\left( 4;\,\,-2 \right)\).

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 169944

Trên mặt phẳng tọa độ, điểm biểu diễn số phức liên hợp của số phức z = 2 + 2i là điểm nào dưới đây?

Xem đáp án

Ta có \(\bar{z}=2-2i\).

Điểm biểu diễn số phức \(\bar{z}=2-2i\) là điểm \(P\left( 2;\,\,-2 \right)\).

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 169945

Trong không gian Oxyz, hình chiếu vuông góc của điểm \(M\left( -4;\,3;\,1 \right)\) trên mặt phẳng \(\left( Oyz \right)\) có tọa độ là

Xem đáp án

Hình chiếu vuông góc của điểm \(M\left( -4;\,3;\,1 \right)\) trên mặt phẳng \(\left( Oyz \right)\) có tọa độ là \(\left( 0;\,3;\,1 \right)\).

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 169946

Trong không gian Oxyz, mặt cầu \(\left( S \right)\) có tâm I(1,1,-2), tiếp xúc với mặt phẳng tọa độ (Oxz). Phương trình mặt cầu \(\left( S \right)\) là: 

Xem đáp án

Phương trình mặt phẳng tọa độ (Oxz): y=0

Do mặt cầu \(\left( S \right)\) tiếp xúc với mặt phẳng tọa độ (Oxz) \(\Rightarrow R=d\left( I;Oxz \right)=\frac{\left| 1.0+1.1-2.0 \right|}{\sqrt{{{1}^{2}}}}=1\)

Phương trình mặt cầu \(\left( S \right)\) có tâm I(1,1,-2) và bán kính R=1 là:

\({{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}+{{\left( z+2 \right)}^{2}}=1\]\[\Leftrightarrow {{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2x-2y+4z+5=0\)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 169947

Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):x-2y+z-1=0\). Điểm nào dưới đây thuộc \(\left( P \right)\)?

Xem đáp án

Lần lượt thay toạ độ các điểm M, N, P, Q vào phương trình \(\left( P \right)\), ta thấy toạ độ điểm N thoả mãn phương trình \(\left( P \right)\). Do đó điểm N thuộc \(\left( P \right)\).

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 169948

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l} x = 1 - 2t\\ y = 2 + 3t\\ z = 3 - 2t \end{array} \right.\,\,\,\,;\,\left( {t \in R} \right)\). Véc tơ nào dưới đây là véc tơ chỉ phương của d?

Xem đáp án

Theo định nghĩa phương trình tham số của đường thẳng suy ra vecto chỉ phương của d là \(\overrightarrow{n}=\left( -2;3;-2 \right)\).

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 169949

Cho hình chóp \(S.ABC\text{D}\) có đáy là hình thoi cạnh a, góc ABC bằng \({{60}^{0}}\). SA vuông góc với mặt phẳng \(\left( ABCD \right)\), \(SA=\frac{a\sqrt{3}}{3}\) (minh họa như hình bên). Góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng \(\left( ABCD \right)\) bằng

Xem đáp án

Ta có: \(SC\cap \left( ABCD \right)=C\); \(SA\bot \left( ABCD \right)\) tại A.

\(\Rightarrow \) Hình chiếu vuông góc của SC lên mặt phẳng \(\left( ABCD \right)\) là AC.

\(\Rightarrow \) Góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng \(\left( ABCD \right)\) là \(\alpha =\widehat{SCA}\).

Do ABCD là hình thoi cạnh a và \(\widehat{ABC}={{60}^{0}}\) nên tam giác ABC đều cạnh a. Do đó AC=a.

Suy ra: \(\tan \widehat{SCA}=\frac{SA}{AC}=\frac{\sqrt{3}}{3}\)

Do đó: \(\alpha =\widehat{SBA}={{30}^{\text{o}}}\).

Vậy góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng \(\left( ABCD \right)\) bằng \({{30}^{\text{o}}}\).

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 169950

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục trên R, có \({f}'\left( x \right)={{\left( x+2 \right)}^{2}}{{\left( x-2 \right)}^{3}}\left( -x+5 \right)\). Số điểm cực trị của hàm số \(y=f\left( x \right)\) là:

Xem đáp án

\(f'\left( x \right) = {\left( {x + 2} \right)^2}{\left( {x - 2} \right)^3}\left( { - x + 5} \right)\)

\(f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - 2\\ x = 2\\ x = 5 \end{array} \right.\)

Bảng xét dấu f'(x)

Từ bảng xét dấu ta thấy f'(x) đổi dấu khi qua x = 2 và x = 5 nên hàm số đã cho có hai điểm cực trị.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 169952

Cho các số thực dương a và b thỏa mãn \({{\log }_{b}}a\sqrt{b}={{\log }_{\frac{\sqrt{a}}{b}}}\frac{\sqrt[3]{a}}{\sqrt{b}}\) và \({{\log }_{b}}a>0\). Tính \(m={{\log }_{b}}a\)

Xem đáp án

\({\log _b}a\sqrt b  = {\log _{\frac{{\sqrt a }}{b}}}\frac{{\sqrt[3]{a}}}{{\sqrt b }} \Leftrightarrow {\log _b}a + \frac{1}{2} = \frac{{{{\log }_b}\frac{{\sqrt[3]{a}}}{{\sqrt b }}}}{{{{\log }_b}\frac{{\sqrt a }}{b}}}\)

\( \Leftrightarrow {\log _b}a + \frac{1}{2} = \frac{{\frac{1}{3}{{\log }_b}a - \frac{1}{2}}}{{\frac{1}{2}{{\log }_b}a - 1}}\)

\( \Leftrightarrow \frac{1}{2}{\left( {{{\log }_b}a} \right)^2} - \frac{{13}}{{12}}{\log _b}a = 0\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} {\log _b}a = 0\\ {\log _b}a = \frac{{13}}{6} \end{array} \right. \Rightarrow {\log _b}a = \frac{{13}}{6}\) vì \({\log _b}a > 0\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 169953

Số giao điểm của đồ thị hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{x - 1}}\) và đường thẳng y = 2 là

Xem đáp án

Xét hàm số \(y=\frac{x+1}{x-1}\):

\(D=R\backslash \left\{ 1 \right\}\)

\(y'=\frac{-2}{{{(x-1)}^{2}}};\forall x\in D\)

Ta có bảng biến thiên của hàm số \(y=\frac{x+1}{x-1}\)

Từ đó ta có số giao điểm của \(y = \frac{{x + 1}}{{x - 1}}\) và y = 2 là 1 giao điểm.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 169954

Giả sử S = (a;b) là tập nghiệm của bất phương trình \({4^x} - {3.2^{x + 1}} + 8 < 0\). Giá trị biểu thức P = a + 2b.

Xem đáp án

Ta có \({{4}^{x}}-{{3.2}^{x+1}}+8<0\Leftrightarrow {{4}^{x}}-{{6.2}^{x}}+8<0 \Leftrightarrow 2<{{2}^{x}}<4 \Leftrightarrow 1<x<2\).

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là \(S=\left( 1\,;\,2 \right)\).

Ta có a=1;b=2.

Do vậy P=1+2.2=5.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 169955

Cho tam giác ABC vuông tại A, trong đó AB=a, BC=2a. Quay tam giác ABC quanh trục AB ta được một hình nón có thể tích là 

Xem đáp án

Xét tam giác ABC vuông tại A, ta có:

\(A{{C}^{2}}=B{{C}^{2}}-A{{B}^{2}} ={{\left( 2a \right)}^{2}}-{{a}^{2}}=3{{a}^{2}} \Rightarrow AC=a\sqrt{3}\).

Thể tích hình nón khi quay trục AB:

\(V=\frac{1}{3}\pi {{R}^{2}}h =\frac{1}{3}\pi {{\left( a\sqrt{3} \right)}^{2}}.a=\pi {{a}^{3}}\) với \(R=AC=a\sqrt{3}\) và h=AB=a.

Vậy \(V=\pi {{a}^{3}}\) (đvtt).

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 169956

Xét \(\int\limits_{0}^{1}{(x-1).{{e}^{{{x}^{2}}-2x+3}}dx}\), nếu đặt \(u={{x}^{2}}-2x+3\) thì \(\int\limits_{0}^{1}{(x-1).{{e}^{{{x}^{2}}-2x+3}}dx}\) bằng:

Xem đáp án

Đặt \(u={{x}^{2}}-2x+3\Rightarrow du=(2x-2)dx=2(x-1)dx\Rightarrow (x-1)dx=\frac{1}{2}du\)

Với \(x=0\Rightarrow u=3\)

Với \(x=1\Rightarrow u=2\)

Vậy \(\int\limits_{0}^{1}{(x-1).{{e}^{{{x}^{2}}-2x+3}}dx}=\frac{1}{2}\int\limits_{3}^{2}{{{e}^{u}}du}=-\frac{1}{2}\int\limits_{2}^{3}{{{e}^{u}}du}\).

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 169957

Diện tích S của hình phẳng giới hạn bởi đồ thị các hàm số \(y=-{{x}^{2}}-x+1,\,\,y=2, x=-1, x=1\) được tính bởi công thức nào dưới đây?

Xem đáp án

Diện tích cần tìm là: \(S = \int\limits_{ - 1}^1 {\left| { - {x^2} - x + 1 - 2} \right|} {\rm{d}}x = \int\limits_{ - 1}^1 {({x^2}}  + x + 1){\rm{d}}x\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 169958

Cho hai số phức \({z_1} = 2 - 4i\) và \({z_2} = 1 - 3i.\) Phần ảo của số phức \({z_1} + i\overline {{z_2}} \) bằng

Xem đáp án

Ta có: \({{z}_{2}}=1-3i\Rightarrow \overline{{{z}_{2}}}=1+3i\Rightarrow i\overline{{{z}_{2}}}=i\left( 1+3i \right)=3{{i}^{2}}+i=-3+i\)

Suy ra \({{z}_{1}}+i\overline{{{z}_{2}}}=2-4i+\left( -3+i \right)=-1-3i\).

Vậy phần ảo của số phức \({{z}_{1}}+i\overline{{{z}_{2}}}\) là -3.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 169959

Kí hiệu \({z_1},{z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \({z^2} + z\sqrt 2  + 5 = 0\). Tính \(M = \frac{1}{{{z_1}}} + \frac{1}{{{z_2}}}\).

Xem đáp án

\({z^2} + z\sqrt 2 + 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} z = - \frac{{\sqrt 2 }}{2} + \frac{{3\sqrt 2 }}{2}i\\ z = - \frac{{\sqrt 2 }}{2} - \frac{{3\sqrt 2 }}{2}i{\rm{ }} \end{array} \right.\)

\(M = \frac{1}{{{z_1}}} + \frac{1}{{{z_2}}} =  - \frac{{\sqrt 2 }}{5}\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 169960

Trong không gian Oxyz, cho điểm K(1;-2;1). Mặt phẳng (P) đi qua K và vuông góc với trục Oy có phương trình là

Xem đáp án

Trục Oy có vectơ đơn vị là \(\overrightarrow{j}=\left( 0\,;\,1\,;\,0 \right)\).

Vì \(\left( P \right)\) vuông góc với trục Oy nên \(\left( P \right)\) nhận \(\overrightarrow{j}\) là một vectơ pháp tuyến.

Suy ra \(\left( P \right):0\left( x-1 \right)+\left( y+2 \right)+0\left( z-1 \right)=0\) hay y+2=0.

Vậy \(\left( P \right):y+2=0\).

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 169961

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm \(M\left( 1;0;1 \right)\) và \(N\left( 3;2;-1 \right)\). Gọi H là hình chiếu vuông góc của N lên trục Oz. Đường thẳng MH có phương trình tham số là

Xem đáp án

Vì H là hình chiếu vuông góc của N lên trục Oz nên H(0;0; - 1).

Một vectơ chỉ phương của đường thẳng MH là \(\overrightarrow {HM}  = (1;0;2)\).

Vậy \((MH):\left\{ \begin{array}{l} x = 1 + t\\ y = 0\\ z = 1 + 2t \end{array} \right.\).

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 169962

Có 6 chiếc ghế được kê thành một hàng ngang. Xếp ngẫu nhiên 6 học sinh, gồm 3 học sinh lớp A, 2 học sinh lớp B và 1 học sinh lớp C ngồi vào hàng ghế đó sao cho mỗi ghế có đúng một học sinh. Xác suất để học sinh lớp C chỉ ngồi cạnh học sinh lớp A bằng

Xem đáp án

Số phần tử không gian mẫu: \(n\left( \Omega  \right)=6!=720.\)

Gọi A là biến cố: “học sinh lớp C chỉ ngồi cạnh học sinh lớp A”.

+ Trường hợp 1: Học sinh lớp C ngồi ở hai đầu hàng ghế.

Xếp học sinh lớp C, có 2 cách.

Chọn 1 học sinh lớp A ngồi cạnh học sinh lớp C, có 3 cách.

Xếp 4 học sinh còn lại, có 4! cách.

Do đó, có 2.3.4!=144 cách.

+ Trường hợp 2: Học sinh lớp C ngồi ở giữa.

Xếp học sinh lớp C, có 4 cách.

Xếp 2 học sinh lớp A ngồi cạnh học sinh lớp C, có \(C\begin{matrix} 2 \\ 3 \\ \end{matrix}=3\) cách.

Xếp 3 học sinh còn lại, có 3! cách.

Do đó, có 4.3.3!=72 cách.

Suy ra \(n\left( A \right)=144+72=216\Rightarrow P\left( A \right)=\frac{n\left( A \right)}{n\left( \Omega  \right)}=\frac{216}{720}=\frac{3}{10}\).

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 169963

Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông tại A, AC=4a. SA vuông góc với mặt phẳng đáy và SA=a (minh họa như hình vẽ). Gọi M là trung điểm của AB. Tính AB biết khoảng cách giữa hai đường thẳng SM và BC bằng \(\frac{2a}{3}\).

Xem đáp án

Gọi N là trung điểm của AC.Ta có \(BC\,\text{//}\,MN\Rightarrow BC\,\text{//}\,\left( SMN \right).$

Khi đó \(d\left( BC,SM \right)=d\left( BC,\left( SMN \right) \right)=d\left( B,\left( SMN \right) \right)=d\left( A,\left( SMN \right) \right).\)

Kẻ \(AI\bot MN\ \left( I\in MN \right),\ AH\bot SI\ \left( H\in SI \right).\) Suy ra \(d\left( A,\left( SMN \right) \right)=AH.\)

Ta có \(AM=x,\ AN=2a,\ AI=\frac{2a.x}{\sqrt{4{{a}^{2}}+{{x}^{2}}}}\)

\(AH=\frac{SA.AI}{\sqrt{S{{A}^{2}}+A{{I}^{2}}}}\Leftrightarrow \frac{2a}{3}=\frac{a.\frac{2a.x}{\sqrt{4{{a}^{2}}+{{x}^{2}}}}}{\sqrt{{{a}^{2}}+\frac{4{{a}^{2}}{{x}^{2}}}{4{{a}^{2}}+{{x}^{2}}}}} \Leftrightarrow \frac{x}{\sqrt{4{{a}^{2}}+5{{x}^{2}}}}=\frac{1}{3}\Leftrightarrow {{x}^{2}}={{a}^{2}}\Leftrightarrow x=a\Rightarrow AB=2a\).

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 169964

Tìm số các giá trị nguyên của tham số m để hàm số \(y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-\left( m-1 \right){{x}^{2}}+\left( {{m}^{2}}-2m-3 \right)x+{{m}^{2}}+m\) nghịch biến trên \(\left( -1;1 \right)\).

Xem đáp án

Ta có \(y' = {x^2} - 2\left( {m - 1} \right)x + {m^2} - 2m - 3\)

\(y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = m + 1\\ x = m - 3 \end{array} \right.\)

Ta có bảng biến thiên

Hàm số nghịch biến trên \(\left( -1;1 \right)\)

\(\Leftrightarrow \left( -1;1 \right)\in \left( m-3;m+1 \right)\Leftrightarrow m-3\le -1<1\le m+1\Leftrightarrow 0\le m\le 2\).

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 169965

Dân số thế giới được dự đoán theo công thức \(S=A.{{\text{e}}^{Nr}}\) (trong đó A: là dân số của năm lấy làm mốc tính, S là dân số sau N năm, r à tỉ lệ tăng dân số hàng năm). Theo số liệu thực tế, dân số thế giới năm 1950 là 2560 triệu người; dân số thế giới năm 1980 là 3040 triệu người. Hãy dự đoán dân số thế giới năm 2020?

Xem đáp án

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} S\left( {1950} \right) = A.{e^{1950.r}} = {2560.10^6}\\ S\left( {1980} \right) = A.{e^{1980.r}} = {3040.10^6} \end{array} \right.\)

Suy ra: \({e^{30r}} = \frac{{304}}{{256}} \Rightarrow {e^r} = \sqrt[{30}]{{\frac{{19}}{{16}}}}\) và \(A = \frac{{{{2560.10}^6}}}{{{e^{1950r}}}}\)

Vậy: \(S\left( {2020} \right) = A.{e^{2020.r}} = \frac{{{{2560.10}^6}.{{\left( {{e^r}} \right)}^{2020}}}}{{{{\left( {{e^r}} \right)}^{1950}}}} = {2560.10^6}.{\left( {{e^r}} \right)^{70}} \simeq {3823.10^6}\).

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 169966

Cho hàm số \(y=a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d\) có đồ thị là đường cong như hình vẽ bên. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Do nhánh cuối của đồ thị đi lên nên ta có a > 0.

Ta có \(y' = 3a{x^2} + 2bx + c\).

Do cực tiểu của hàm số thuộc trục tung và có giá trị âm nên d < 0 và x = 0 là nghiệm của phương trình \(y' = 0 \Rightarrow c = 0\).

Lại có \(3a{x^2} + 2bx \Leftrightarrow = 0\left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = - \frac{{2b}}{{3a}} \end{array} \right. \Rightarrow - \frac{{2b}}{{3a}} < 0 \Rightarrow a > 0,b > 0\).

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 169967

Khi cắt khối trụ \(\left( T \right)\) bởi một mặt phẳng song song với trục và cách trục của trụ \(\left( T \right)\) một khoảng bằng \(a\sqrt{3}\) ta được thiết diện là hình vuông có diện tích bằng \(4{{a}^{2}}\). Tính thể tích V của khối trụ \(\left( T \right)\).

Xem đáp án

Thiết diện là hình vuông ABCD. \({{S}_{ABCD}}=4{{a}^{2}}\Rightarrow AD=CD=2a\)

Gọi H là trung điểm CD \Rightarrow OH\bot CD\Rightarrow OH\bot \left( ABCD \right)\Rightarrow OH=a\sqrt{3} \Rightarrow OD=\sqrt{D{{H}^{2}}+O{{H}^{2}}}=\sqrt{{{a}^{2}}+3{{a}^{2}}}=2a\)

\(h=AD=2a,\,r=OD=2a\Rightarrow V=\pi {{r}^{2}}h=8\pi {{a}^{3}}\)

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 169968

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có \(f\left( \frac{\pi }{2} \right)=0\) và \({f}'\left( x \right)=\sin x.{{\sin }^{2}}2x,\forall x\in R\). Khi đó \(\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{f\left( x \right)\text{d}x}\) bằng

Xem đáp án

Ta có \({f}'\left( x \right)=\sin x.{{\sin }^{2}}2x,\forall x\in R\) nên \(f\left( x \right)\) là một nguyên hàm của \({f}'\left( x \right)\).

Có \(\int{{f}'\left( x \right)\text{d}x}=\int{\sin x.{{\sin }^{2}}2x\text{d}x}=\int{\sin x.\frac{1-\cos 4x}{2}\text{d}x}=\int{\frac{\sin x}{2}\text{d}x-\int{\frac{\sin x.\cos 4x}{2}\text{d}x}}\)

\(=\frac{1}{2}\int{\sin x}\text{d}x-\frac{1}{4}\int{\left( \sin 5x-\sin 3x \right)\text{d}x=-\frac{1}{2}\cos x+\frac{1}{20}\cos 5x-\frac{1}{12}\cos 3x+C}\).

Suy ra \(f\left( x \right)=-\frac{1}{2}\cos x+\frac{1}{20}\cos 5x-\frac{1}{12}\cos 3x+C,\forall x\in \mathbb{R}$. Mà \(f\left( \frac{\pi }{2} \right)=0\Rightarrow C=0\).

Do đó \(f\left( x \right)=-\frac{1}{2}\cos x+\frac{1}{20}\cos 5x-\frac{1}{12}\cos 3x,\forall x\in R\). Khi đó:

\(\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{f\left( x \right)\text{d}x}=\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{\left( -\frac{1}{2}\cos x+\frac{1}{20}\cos 5x-\frac{1}{12}\cos 3x \right)\text{d}x}=\left. \left( -\frac{1}{2}\sin x+\frac{1}{100}\sin 5x-\frac{1}{36}\sin 3x \right) \right|_{0}^{\frac{\pi }{2}}=-\frac{104}{225}\).

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 169969

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:

Số nghiệm thuộc đoạn \(\left[ 0;\frac{5\pi }{2} \right]\) của phương trình \(f\left( \left| \sin x \right| \right)=2\) là

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên ta có

\(f\left( {\left| {\sin x} \right|} \right) = 2 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \left| {\sin x} \right| = a < 0\\ \left| {\sin x} \right| = b \in \left( {0;1} \right)\\ \left| {\sin x} \right| = c > 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \sin x = b \in \left( {0;1} \right)\,\,\,\,\,\,\,(1)\\ \sin x = - b \in \left( { - 1;0} \right)\,\,\,(2) \end{array} \right.\)

Phương trình (1) có 3 nghiệm phân biệt thuộc \(\left[ 0;\frac{5\pi }{2} \right]\)

Phương trình (2) có 2 nghiệm phân biệt thuộc \(\left[ 0;\frac{5\pi }{2} \right]\)

Không có nghiệm nào của (1) trùng với nghiệm của (2).

Vậy số nghiệm thuộc đoạn \(\left[ 0;\frac{5\pi }{2} \right]\) của phương trình \(f\left( \left| \sin x \right| \right)=2\) là 5.

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 169970

Cho hai số thực a>1,b>1. Biết phương trình \({{a}^{x}}{{b}^{{{x}^{2}}-1}}=1\) có hai nghiệm phân biệt \({{x}_{1}},{{x}_{2}}\). Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(S={{\left( \frac{{{x}_{1}}{{x}_{2}}}{{{x}_{1}}+{{x}_{2}}} \right)}^{2}}-4\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)\). 

Xem đáp án

Ta có \({{a}^{x}}{{b}^{{{x}^{2}}-1}}=1\Leftrightarrow x{{\log }_{b}}a+\left( {{x}^{2}}-1 \right)=0\Leftrightarrow {{x}^{2}}+x{{\log }_{b}}a-1=0\)

Do phương trình có hai nghiệm \({{x}_{1}},{{x}_{2}}\) nên theo định lý Viet ta có: \(\left\{ \begin{align} & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=-{{\log }_{b}}a \\ & {{x}_{1}}{{x}_{2}}=-1 \\ \end{align} \right.\)

Khi đó \(S=\frac{1}{\log _{b}^{2}a}+4{{\log }_{b}}a\)

Đặt \(t={{\log }_{b}}a\), do \(a>1,b>1\Rightarrow t>0\). Khi đó \(S=\frac{1}{{{t}^{2}}}+4t=\frac{1}{{{t}^{2}}}+2t+2t\ge 3\sqrt[3]{4}\).

Đẳng thức xảy ra khi \(\frac{1}{{{t}^{2}}}=2t\Leftrightarrow t=\frac{1}{\sqrt[3]{2}}\). Vậy \(\min S=3\sqrt[3]{4}\)

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 169971

Cho hàm số \(f\left( x \right)=\frac{x-m}{x-2}\) (m là tham số thực). Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị của m nguyên thuộc \(\left[ -10;10 \right]\) sao cho \(\underset{\left[ 0;1 \right]}{\mathop{\max }}\,\left| f\left( x \right) \right|+\underset{\left[ 0;1 \right]}{\mathop{\min }}\,\left| f\left( x \right) \right|>2\). Số phần tử của S là

Xem đáp án

Tập xác định \(D = R\backslash \left\{ 2 \right\}\).

*m = 2 ta có f(x) = 1, khi đó \(\mathop {\max }\limits_{\left[ {0;1} \right]} \left| {f\left( x \right)} \right| + \mathop {\min }\limits_{\left[ {0;1} \right]} \left| {f\left( x \right)} \right| = 2\) không thỏa mãn

* m khác 2, ta có \(y' = \frac{{m - 2}}{{{{\left( {x - 2} \right)}^2}}}\) ⇒ hàm số đơn điệu trên mỗi khoảng của tập xác định nên đơn điệu trên

Ta có \(f\left( 0 \right) = \frac{m}{2},f\left( 1 \right) = m - 1\) và đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm (m;0).

TH1: \(\frac{m}{2}.\left( {m - 1} \right) \le 0 \Leftrightarrow 0 \le m \le 1\), ta có \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {0;1} \right]} \left| {f\left( x \right)} \right| = 0,\,\left[ \begin{array}{l} \mathop {\max }\limits_{\left[ {0;1} \right]} \left| {f\left( x \right)} \right| = \frac{m}{2}\\ \mathop {\max }\limits_{\left[ {0;1} \right]} \left| {f\left( x \right)} \right| = 1 - m \end{array} \right.\)

Khi đó \(\left[ \begin{array}{l} \frac{m}{2} > 2\\ 1 - m > 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m > 2\\ m < - 1 \end{array} \right.\) (Vô nghiệm)

TH2: \(\frac{m}{2}.\left( {m - 1} \right) > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m > 1\\ m < 0 \end{array} \right.\)

Vậy \(\mathop {\max }\limits_{\left[ {0;1} \right]} \left| {f\left( x \right)} \right| + \mathop {\min }\limits_{\left[ {0;1} \right]} \left| {f\left( x \right)} \right| > 2 \Leftrightarrow \left| {\frac{m}{2}} \right| + \left| {m - 1} \right| > 2\)

*) m < 0, ta có \(\left| {\frac{m}{2}} \right| + \left| {m - 1} \right| > 2 \Leftrightarrow - \frac{m}{2} + 1 - m > 2 \Leftrightarrow - 3m > 2 \Leftrightarrow m < - \frac{2}{3}\)

*) \(m > 1,m \ne 2\), ta có \(\left| {\frac{m}{2}} \right| + \left| {m - 1} \right| > 2 \Leftrightarrow \frac{m}{2} + m - 1 > 2 \Leftrightarrow 3m > 6 \Leftrightarrow m > 2\).

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 169972

Cho hình lăng trụ \(ABC.{A}'{B}'{C}'\). Gọi M, N, P lần lượt là các điểm thuộc các cạnh \(A{A}', B{B}', C{C}'\) sao cho \(AM=2M{A}', N{B}'=2NB, PC=P{C}'\). Gọi \({{V}_{1}}, {{V}_{2}}\) lần lượt là thể tích của hai khối đa diện ABCMNP và \({A}'{B}'{C}'MNP\). Tính tỉ số \(\frac{{{V}_{1}}}{{{V}_{2}}}\).

Xem đáp án

Gọi V là thể tích khối lăng trụ \(ABC.{A}'{B}'{C}'\). Ta có \({{V}_{1}}={{V}_{M.ABC}}+{{V}_{M.BCPN}}\).

\({{V}_{M.ABC}}=\frac{1}{3}{{S}_{ABC}}.d\left( M,\left( ABC \right) \right)=\frac{1}{3}.\frac{2}{3}{{S}_{ABC}}.d\left( {A}',\left( ABC \right) \right)=\frac{2}{9}V\).

\({{V}_{M.{A}'{B}'{C}'}}=\frac{1}{3}{{S}_{{A}'{B}'{C}'}}.d\left( M,\left( {A}'{B}'{C}' \right) \right)=\frac{1}{3}.\frac{1}{3}{{S}_{{A}'{B}'{C}'}}.d\left( M,\left( {A}'{B}'{C}' \right) \right)=\frac{1}{9}V\).

Do \(BC{C}'{B}'\) là hình bình hành và \(N{B}'=2NB, PC=P{C}'\) nên \({{S}_{{B}'{C}'PN}}=\frac{7}{5}{{S}_{BCPN}}\).

Suy ra \({{V}_{M.{B}'{C}'PN}}=\frac{7}{5}{{V}_{M.BCPN}}\), Từ đó \(V={{V}_{M.ABC}}+{{V}_{M.BCPN}}+{{V}_{M.{A}'{B}'{C}'}}+{{V}_{M.{B}'{C}'PN}}\)

\(\Leftrightarrow V=\frac{2}{9}V+{{V}_{M.BCPN}}+\frac{1}{9}V+\frac{7}{5}{{V}_{M.BCPN}}\Leftrightarrow {{V}_{M.BCPN}}=\frac{5}{18}V\).

Như vậy \({{V}_{1}}=\frac{2}{9}V+\frac{5}{18}V=\frac{1}{2}V\Rightarrow {{V}_{2}}=\frac{1}{2}V\). Bởi vậy: \(\frac{{{V}_{1}}}{{{V}_{2}}}=1\).

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 169973

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\in \left[ -20;20 \right]\) để tồn tại các số thực x, y thỏa mãn đồng thời \({{e}^{3x+5y-10}}-{{e}^{x+3y-9}}=1-2x-2y\) và \(\log _{5}^{2}\left( 3x+2y+4 \right)-\left( m+6 \right){{\log }_{2}}\left( x+5 \right)+{{m}^{2}}+9=0\).

Xem đáp án

Ta có \({{e}^{3x+5y-10}}-{{e}^{x+3y-9}}=1-2x-2y\)

\(\Leftrightarrow {{e}^{3x+5y-10}}-{{e}^{x+3y-9}}=\left( x+3y-9 \right)-\left( 3x+5y-10 \right)\)

\(\Leftrightarrow {{e}^{3x+5y-10}}+3x+5y-10={{e}^{x+3y-9}}+x+3y-9\)

Xét hàm số \(f\left( t \right)={{e}^{t}}+t,\text{ }t\in R.\).

Ta có: \({f}'\left( t \right)={{e}^{t}}+1>0,\text{ }\forall t\in R.\) Suy ra hàm số \(f\left( t \right)\) luôn đồng biến trên R.

\(\Rightarrow 3x+5y-10=x+3y-9\Leftrightarrow 2y=1-2x\).

Thay vào phương trình thứ 2, ta được

\(\begin{align} & \log _{5}^{2}\left( 3x+2y+4 \right)-\left( m+6 \right){{\log }_{2}}\left( x+5 \right)+{{m}^{2}}+9=0 \\ & \Leftrightarrow \log _{5}^{2}\left( x+5 \right)-\left( m+6 \right){{\log }_{2}}\left( x+5 \right)+{{m}^{2}}+9=0 \\ & \Leftrightarrow \,\log _{5}^{2}\left( x+5 \right)-\left( m+6 \right){{\log }_{2}}5.{{\log }_{5}}\left( x+5 \right)+{{m}^{2}}+9=0\,\left( 1 \right). \\ \end{align}\)

Đặt \({{\log }_{5}}\left( x+5 \right)=t\text{ }\left( t\in R,\text{ }x>-5 \right)\). Khi đó phương trình (1) trở thành

\({{t}^{2}}-{{\log }_{2}}5.\left( m+6 \right)t+{{m}^{2}}+9=0\) (2).

Tồn tại x, y thỏa mãn yêu cầu bài toán khi và chỉ khi phương trình (2) có nghiệm nên \(\Delta ={{\left( m+6 \right)}^{2}}.\log _{2}^{2}5-4\left( {{m}^{2}}+9 \right)\ge 0 \Leftrightarrow \left( \log _{2}^{2}5-4 \right){{m}^{2}}+12.\log _{2}^{2}5.m-36\left( 1-\log _{2}^{2}5 \right)\ge 0\).

\(\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m\le {{m}_{1}} \\ & m\ge {{m}_{2}} \\ \end{align} \right.\) với \({{m}_{1}}\approx -43.91\) và \({{m}_{2}}\approx -2.58\)

Do \(m\in \left[ -20;20 \right]\) và \(m\in Z\) nên \(m\in \left\{ -2;-1;0;...;19;20 \right\}\).

Vậy có 23 giá trị của m thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »