Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Trần Hưng Đạo
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Trần Hưng Đạo
-
Hocon247
-
50 câu hỏi
-
90 phút
-
71 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Sắp xếp ngẫu nhiên 4 học sinh nam và 6 học sinh nữ vào một dãy 10 ghế. Tính xác suất để không có hai học sinh nam ngồi cạnh nhau.
Số phần tử của không gian mẫu là \(n\left( \Omega \right) = {P_{10}}\, = \,10\,!\, = \,3628800\).
Gọi A là biến cố "không có hai học sinh nam ngồi cạnh nhau".
Mỗi phần tử của A tương ứng với 1 hàng gồm 10 bạn đã cho mà không có hai nam xếp cạnh nhau. Để xếp được 1 hàng như vậy ta thực hiện liên tiếp hai bước:
Bước 1: Xếp 6 bạn nữ thành một hàng,có số cách xếp là 6! = 720 cách.
Bước 2: Chọn 4 trong 7 vị trí xen giữa hai nữ hoặc ngoài cùng để xếp 4 nam ( 2 nam không cạnh nhau) có số cách xếp là \(C_7^4.4! = 840\) cách.
Vậy \(n\left( A \right) = 720.840\, = \,604800\).
Xác suất cần tìm là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{604800}}{{3628800}} = \frac{1}{6}\).
Cho khối lăng trụ ABC.A'B'C' có đáy là tam giác ABC cân tại A có AB = AC = 2a; \(BC = 2a\sqrt 3 \). Tam giác A'BC vuông cân tại A' và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy (ABC). Khoảng cách giữa hai đường thẳng AA' và BC bằng
+ Gọi H là trung điểm cạnh BC, suy ra \(A'H \bot BC\).
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l} \left( {A'BC} \right) \bot \left( {ABC} \right)\\ \left( {A'BC} \right) \cap \left( {ABC} \right) = BC\\ A'H \subset \left( {A'BC} \right)\\ A'H \bot BC \end{array} \right. \Rightarrow A'H \bot \left( {ABC} \right)\).
+ Gọi K là hình chiếu vuông góc của điểm H trên cạnh AA'.
Do \(\left\{ \begin{array}{l} BC \bot A'H\\ BC \bot AH \end{array} \right. \Rightarrow BC \bot \left( {AHA'} \right) \Rightarrow BC \bot HK\)
Suy ra SK là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng AA' và BC.
Do đó \(d\left( {AA',BC} \right) = HK.\)
+ Ta có \(A'H = \frac{{BC}}{2} = a\sqrt 3 ;AH = \sqrt {A{B^2} - B{H^2}} = a\)
Suy ra \(HK = \frac{{AH.A'H}}{{\sqrt {A{H^2} + A'{H^2}} }} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\).
Vậy \(d\left( {AA',BC} \right) = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\).
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m sao cho hàm số \(y = - {x^3} - m{x^2} + \left( {4m + 9} \right)x + 5\) nghịch biến trên \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)\)?
Ta có: \(y' = - 3{x^2} - 2mx + 4m + 9\)
Hàm số nghịch biến trên \(\left( { - \infty ; + \infty } \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a < 0\\ {{\Delta '}_{y'}} = {m^2} + 12m + 27 \le 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow - 9 \le m \le - 3\).
Vậy có 7 giá trị nguyên của m.
Trong nông nghiệp bèo hoa dâu được dùng làm phân bón, nó rất tốt cho cây trồng. Mới đây các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện ra bèo hoa dâu có thể dùng để chiết xuất ra chất có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Bèo hoa dâu được thả nuôi trên mặt nước. Một người đã thả một lượng bèo hoa dâu chiếm 4% diện tích mặt hồ. Biết rằng cứ sau đúng một tuần bèo phát triển thành 3 lần số lượng đã có và tốc độ phát triển của bèo ở mọi thời điểm như nhau. Sau bao nhiêu tuần bèo sẽ vừa phủ kín mặt hồ?
Theo đề bài số lượng bèo ban đầu chiếm 0,04 diện tích mặt hồ.
Sau 1 tuần số lượng bèo là \(0,04 \times {3^1}\) diện tích mặt hồ.
Sau 2 tuần số lượng bèo là \(0,04 \times {3^2}\) diện tích mặt hồ.
…
Sau tuần số lượng bèo là \(0,04 \times {3^n}\) diện tích mặt hồ.
Để bèo phủ kín mặt hồ thì \(0,04 \times {3^n} = 1 \Leftrightarrow {3^n} = 25 \Leftrightarrow n = {\log _3}25 \approx 3\).
Vậy sau gần 3 tuần thì bèo vừa phủ kín mặt hồ.
Cho hàm số \(y = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}\) \(\left( {a,b,c,d \in R} \right)\) có đồ thị như sau.
Tìm mệnh đề đúng
Ta có \(y' = \frac{{ad - bc}}{{{{\left( {cx + d} \right)}^2}}}\).
Hàm số đồng biến trên các khoảng xác định nên \(ad - bc > 0 \Leftrightarrow ad > bc\).
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } y = \frac{a}{c} \Rightarrow y = \frac{a}{c}\) là tiệm cận ngang.
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - \frac{d}{c}} \right)}^ + }} y = - \infty ,\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - \frac{d}{c}} \right)}^ - }} y = + \infty \Rightarrow x = - \frac{d}{c}\) là tiệm cận đứng.
Theo đồ thị ta có \(\frac{a}{c} = 1, - \frac{d}{c} = 1 \Rightarrow \frac{d}{c} = - 1\)
Từ đó ta có \(\frac{d}{c} < \frac{a}{c} \Leftrightarrow {c^2}.\frac{d}{c} < {c^2}.\frac{a}{c} \Leftrightarrow cd < ac\).
Vậy ad > bc,cd < ac
Cho hình trụ có chiều cao bằng \(5\sqrt 3 \). Cắt hình trụ đã cho bởi một mặt phẳng song song với trục và cách trục một khoảng bằng 1, thiết diện thu được có diện tích bằng 30. Diện tích xung quanh của hình trụ đã cho bằng
Gọi MNPQ là thiết diện tạo bởi một mặt phẳng song song với trục và cách trục một khoảng bằng 1 (như hình vẽ). Khi đó MNPQ là hình chữ nhật và \(MQ = 5\sqrt 3 .\)
Diện tích MNPQ = 30, suy ra \(MN = \frac{{30}}{{5\sqrt 3 }} = 2\sqrt 3 \).
Gọi I là trung điểm của MN. Suy ra \(OI \bot MN\).
Vì MQ song song với trục của hình trụ nên MQ vuông góc với hai mặt đáy của hình trụ. Suy ra \(MQ \bot OI\).
Do đó \(OI \bot (MNPQ)\).
Vì vậy, OI = 1.
Tam giác OMI vuông tại I nên
\(OM = \sqrt {O{I^2} + I{M^2}} = \sqrt {{1^2} + {{\left( {\sqrt 3 } \right)}^2}} = 2.\)
Diện tích xung quanh của hình trụ đã cho là \({S_{{\rm{xq}}}} = 2\pi \cdot 2 \cdot 5\sqrt 3 = 20\pi \sqrt 3 \).
Cho hàm số f(x) có f(2) = 15 và \(f'(x) = \frac{{x - 7}}{{x + 2 - 3\sqrt {x + 2} }}\), \(\forall x > - 1\). Khi đó \(\int\limits_2^7 f (x){\mkern 1mu} {\rm{d}}x\) bằng
\(\begin{array}{*{20}{l}} {f(x)}& = &{\int {f'} (x){\mkern 1mu} {\rm{d}}x = \int {\frac{{x - 7}}{{x + 2 - 3\sqrt {x + 2} }}} {\mkern 1mu} {\rm{d}}x}\\ {}& = &{\int {\frac{{\left( {\sqrt {x + 2} - 3} \right)\left( {\sqrt {x + 2} + 3} \right)}}{{\sqrt {x + 2} \left( {\sqrt {x + 2} - 3} \right)}}} {\mkern 1mu} {\rm{d}}x}\\ {}& = &{\int {\left( {1 + \frac{3}{{\sqrt {x + 2} }}} \right)} {\mkern 1mu} {\rm{d}}x = x + 6\sqrt {x + 2} + C.} \end{array}\)
Vì \(f(2) = 15 \Rightarrow 2 + 6\sqrt {2 + 2} + C = 15 \Rightarrow C = 1\)
Khi đó \(\int\limits_2^7 {\left( {x + 6\sqrt {x + 2} + 1} \right)} {\mkern 1mu} {\rm{d}}x = \left( {\frac{{{x^2}}}{2} + 4\sqrt {{{(x + 2)}^3}} + x} \right)|_2^7 = \frac{{207}}{2}\)
Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình vẽ sau:
Số nghiệm thuộc đoạn \(\left[ {0;2\pi } \right]\) của phương trình \(f\left( {2\sin x} \right) = 1\) là
Đặt \(t = 2\sin x,t \in \left[ { - 2;2} \right]\)
Xét phương trình f(t) = 1 trên [-2;2], dựa vào đồ thị ta thấy
\(f\left( t \right) = 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} t = - 2 & \\ t = - 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} 2\sin x = - 2\\ 2\sin x = - 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \sin x = - 1\\ \sin x = - \frac{1}{2} \end{array} \right.\).
Với \(\sin x = - 1 \Leftrightarrow x = - \frac{\pi }{2} + k2\pi ,x \in \left[ {0;2\pi } \right] \Rightarrow x = \frac{{3\pi }}{2}\)
Với \(\sin x = - \frac{1}{2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - \frac{\pi }{3} + k2\pi \\ x = \frac{{4\pi }}{3} + k2\pi \end{array} \right.,x \in \left[ {0;2\pi } \right] \Rightarrow x = \frac{{5\pi }}{3},\frac{{4\pi }}{3}\)
Vậy phương trình có 3 nghiệm
Cho các số thực x, y thỏa mãn \(0 \le x,y \le 1\) và \({\log _3}\left( {\frac{{x + y}}{{1 - xy}}} \right) + \left( {x + 1} \right)\left( {y + 1} \right) - 2 = 0\). Tìm giá trị nhỏ nhất của P với P = 2x + y.
\({\log _3}\left( {\frac{{x + y}}{{1 - xy}}} \right) + \left( {x + 1} \right)\left( {y + 1} \right) - 2 = 0\)
\( \Leftrightarrow {\log _3}\left( {x + y} \right) + \left( {x + y} \right) = {\log _3}\left( {1 - xy} \right) + \left( {1 - xy} \right) (1)\)
Xét hàm số \(f\left( t \right) = {\log _3}t + t\) với t > 0, ta có \(f'\left( t \right) = \frac{1}{{t.\ln 3}} + 1 > 0\,\forall t > 0\)
⇒ f(t) luôn đồng biến với \(\forall t > 0\)
\(\Rightarrow \left( 1 \right) \Leftrightarrow x + y = 1 - xy \Leftrightarrow y = \frac{{1 - x}}{{x + 1}}(2)\)
Thế (2) vào P ta được \(P = 2x + \frac{{1 - x}}{{1 + x}}\) Với \(0 \le x \le 1\)
\(P' = 2 - \frac{2}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} = \frac{{2{x^2} + 4x}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} \ge 0\); với \(0 \le x \le 1\).
Suy ra giá trị nhỏ nhất của P là 1 đạt được khi x= 0; y = 1.
Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho giá trị nhỏ nhất của hàm số \(f(x) = |{x^4} - 2{x^2} - m|\) trên đoạn [-1;2] bằng 2. Tổng tất cả các phần tử của S bằng
Xét \(u = {x^4} - 2{x^2} - m\) trên đoạn [-1;2] có \(u' = 0 \Leftrightarrow 4{x^3} - 4x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - 1 \in \left[ { - 1;\,2} \right]\\ x = 0 \in \left[ { - 1;\,2} \right]\\ x = - 1 \in \left[ { - 1;\,2} \right] \end{array} \right.\).
Khi đó \(\left\{ \begin{array}{l} \mathop {{\rm{max u}}}\limits_{\left[ { - 1;2} \right]} = {\rm{max}}\left\{ {u\left( { - 1} \right),u\left( 0 \right),u\left( 1 \right),u\left( 2 \right)} \right\} = {\rm{max}}\left\{ { - 1 - m, - m,8 - m} \right\} = 8 - m\\ \mathop {{\rm{min u}}}\limits_{[ - 1;2]} = {\rm{min}}\left\{ {u\left( { - 1} \right),u\left( 0 \right),u\left( 1 \right),u\left( 2 \right)} \right\} = {\rm{min}}\left\{ { - 1 - m, - m,8 - m} \right\} = - 1 - m \end{array} \right.\).
Nếu \(\left( { - 1 - m} \right)\left( {8 - m} \right) \le 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m \le - 1\\ m \ge 8 \end{array} \right.\) thì \(\mathop {min}\limits_{\left[ { - 1;2} \right]} f\left( x \right) = 0\) (khác 2).
Nếu \(\left( { - 1 - m} \right)\left( {8 - m} \right) > 0 \Leftrightarrow - 1 < m < 8\) thì \(\mathop {{\rm{min}}}\limits_{\left[ { - 1;2} \right]} f\left( x \right) = {\rm{min}}\left\{ {\left| { - 1 - m} \right|,\left| {8 - m} \right|} \right\} = 2\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} \left| { - 1 - m} \right| = 2\\ - 1 < m < 8\\ \left| { - 1 - m} \right| \le \left| {8 - m} \right| \end{array} \right.\\ \left\{ \begin{array}{l} \left| {8 - m} \right| = 2\\ - 1 < m < 8\\ \left| {8 - m} \right| \le \left| { - 1 - m} \right| \end{array} \right. \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m = 1\\ m = 6 \end{array} \right.\)
Vậy tổng tất cả các phần tử của S bằng 7.
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông và \(SA \bot \left( {ABCD} \right)\). Trên đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ABCD) tại D lấy điểm S' thỏa mãn \(S'D = \frac{1}{2}SA\) và S, S' ở cùng phía đối với mặt phẳng (ABCD). Gọi V1 là thể tích phần chung của hai khối chóp S.ABCD và S'.ABCD. Gọi V2 là thể tích khối chóp S.ABCD. Tỉ số \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}}\) bằng
Gọi V' là thể tích của khối chóp S'ABCD. M là giao điểm của S'A và SD, từ M kẻ đường thẳng song song với CD cắt S'B tại N.
Ta có:
+) \(V' = \frac{1}{2}{V_2}\) (có cùng diện tích đáy, chiều cao bằng một nửa).
+) \(\frac{{MS'}}{{MA}} = \frac{{S'D}}{{SA}} = \frac{1}{2} \Rightarrow \frac{{S'M}}{{SA}} = \frac{1}{3} \Rightarrow \frac{{S'N}}{{SB}} = \frac{{S'M}}{{SA}} = \frac{1}{3}\).
+) \(\frac{{{V_{S'.MND}}}}{{{V_{S'.ABD}}}} = \frac{{S'M}}{{SA}}.\frac{{S'N}}{{SB}} = \frac{1}{9} \Rightarrow {V_{S'.MND}} = \frac{1}{9}.{V_{S'.ABD}} = \frac{1}{{18}}.V'\).
+) \(\frac{{{V_{S'.NCD}}}}{{{V_{S'.BCD}}}} = \frac{{S'N}}{{SB}} = \frac{1}{3} \Rightarrow {V_{S'.MND}} = \frac{1}{3}.{V_{S'.ABD}} = \frac{1}{6}.V'\).
Suy ra:
+) \({V_1} = V' - {V_{S'.MND}} - {V_{S'.NCD}} = V' - \frac{1}{{18}}.V' - \frac{1}{6}.V' = \frac{7}{9}V' = \frac{7}{{18}}{V_2} \Rightarrow \frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{7}{{18}}\).
Trong tất cả các cặp (x;y) thỏa mãn \({\log _{{x^2} + {y^2} + 2}}\left( {4x + 4y - 4} \right) \ge 1\). Tìm m để tồn tại duy nhất cặp (x;y) sao cho \({x^2} + {y^2} + 2x - 2y + 2 - m = 0\).
Ta có \({\log _{{x^2} + {y^2} + 2}}\left( {4x + 4y - 4} \right) \ge 1 \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} - 4x - 4y + 6 \le 0\). (1)
Giả sử M(x;y) thỏa mãn pt , khi đó tập hợp điểm M là hình tròn (C1) tâm I(2;2) bán kính \({R_1} = \sqrt 2 \). Các đáp án đề cho đều ứng với m > 0. Nên dễ thấy \({x^2} + {y^2} + 2x - 2y + 2 - m = 0\) là phương trình đường tròn (C2) tâm J(-1;1) bán kính \({R_2} = \sqrt m \). Vậy để tồn tại duy nhất cặp (x;y) thỏa đề khi chỉ khi (C1) và (C2) tiếp xúc ngoài và (C1) trong (C2)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} IJ = {R_1} + {R_2} \Leftrightarrow \sqrt {10} = \sqrt m + \sqrt 2 \Leftrightarrow m = {\left( {\sqrt {10} - \sqrt 2 } \right)^2}\\ IJ = {R_2} - {R_1} \Rightarrow m = {\left( {\sqrt {10} + \sqrt 2 } \right)^2} \end{array} \right.\)
Cho hình chóp S.ABCD, đáy là hình vuông cạnh 2a, SC = 3a, SA vuông góc với đáy. Thể tích khối chóp S.ABCD bằng
ABCD là hình vuông nên AC = \(2a\sqrt 2 \) suy ra
\(\left\{ \begin{array}{l} SA\, = \,\sqrt {S{C^2} - A{C^2}} = \,a\\ {S_{ABCD}}\, = 4{a^2}. \end{array} \right. \Rightarrow {V_{ABCD}} = \frac{4}{3}{a^3}\)
Hàm số y = f(x) có bảng biến thiên dưới đây.
Số tiệm cận của đồ thị hàm số y = f(x) là:
\(\mathop {Lim}\limits_{x \to - \infty } y = - 1,\mathop {Lim}\limits_{x \to + \infty } y = 0,\mathop {Lim}\limits_{x \to - {2^ - }} y = - \infty \)
Nên có ba tiệm cận
Biết \({\log _a}b = 3,{\log _a}c = - 2\,\) và \(x\, = \,{a^3}{b^2}\sqrt c \). Giá trị của \({\log _a}x\) bằng.
\({\log _a}x\, = \,{\log _a}{a^3}{b^2}\sqrt c = 3 + 2{\log _a}b + \frac{1}{2}{\log _a}c = \,8\)
Tập nghiệm của bất phương trình \({2^x} > {5^x}\) là:
\({\left( {\frac{5}{2}} \right)^x} < 1 \Rightarrow {\log _{\frac{5}{2}}}{(\frac{5}{2})^x} < 0 \Rightarrow x < 0\)
Cho tam giác ABC vuông tai A biết AB = a, AC = b. Xét hình nón (N) sinh bởi tam giác ABC khi quay quanh đường thẳng AB. Thể tích hình nón (N) bằng:
Ta có bán kính R = AC = b, chiều cao AB = a suy ra \(V=\frac{1}{3}\pi {R^2}h = \frac{1}{3}\pi .{b^2}.a\)
Xét tích phân \(\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{{\sin }^3}} x.\cos xdx\) đặt u = sinx thì \(\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{{\sin }^3}} x.\cos xdx\) bằng?
Đặt u = sinx suy ra du = cosx.dx vậy \(\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{{\sin }^3}} x.\cos xdx = \int\limits_0^1 {{u^3}du} \)
Diện tích hình phẳng giới hạn bởi x = -1; x =2; y =0 ; y= x2 - 2x
\(S = \int\limits_{ - 1}^0 {({x^2} - 2x)} dx = \int\limits_0^2 {( - {x^3} + 2{x^{}})du} \, = \,\frac{8}{3}\)
Mô đun của -2iz bằng bao nhiêu với \(z \in C\).
Gọi z = a+bi suy ra \(- 2iz = \, - 2i(a + bi)\, = \,2b - 2ai \Rightarrow \left| { - 2iz} \right|\, = \,\sqrt {4{b^2} + 4{a^2}} = 2\sqrt {{b^2} + {a^2}} = 2\left| z \right|\)
Trong không gian cho điểm A(1;3;-2) lập phương trình mặt phẳng qua A và vuông góc với hai mặt phẳng (R1): x-2y+z-1 =0 và (R2):2x+y+3z+8=0 có phương trình là
Gọi \(\overrightarrow {{n_1}} = (1; - 2;1),\overrightarrow {{n_2}} = (2;1;3)\).là hai véc tơ của 2 mặt phẳng R1, R2 vì c vậy mặt phẳng (P) có phương trình là 7x+y-5z-20 = 0
Cho số phức z thỏa mãn \(z + 2i.\overline z = 1 + 17i\). Khi đó |z| bằng
Gọi \(z = a + b,\overline z = a - bi\)
\(\Rightarrow z + 2i.\overline z = 1 + 17i \Rightarrow a + bi + 2i(a - bi) = 1 + 17i \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 11\\ b = - 5 \end{array} \right. \Rightarrow \left| z \right| = \sqrt {146} \)
Trong không gian Oxyz cho 2 mặt phẳng (P1): 2x-2y-z+1 = 0 và (P2): x+3y-z-3 = 0. Giả sử hai mặt phẳng cắt nhau theo giao tuyến là (d) . Hãy lập phương trình đường thẳng (d)
Ta thấy D(1;1;1) thuộc 2 mặt phẳng (P1) và (P2) ta có \(\left\{ \begin{array}{l} \overrightarrow {{u_d}} \, \bot \overrightarrow {{n_1}} \\ \overrightarrow {{u_d}} \bot \overrightarrow {{n_2}} \end{array} \right. \Rightarrow \overrightarrow {{u_d}} = \left[ {\overrightarrow {{n_1}} ,\overrightarrow {{n_2}} } \right] = (5;1;8)\)
Hãy sắp xếp 10 em học sinh gồm 5 bạn nam và 5 bạn nữ vào 10 ghế kê thành hàng ngang. (Trong 5 bạn nam có một bạn tên Dũng).Tính xác suất sao cho 4 bạn nam luôn ngồi cạnh nhau và bạn Dũng không ngồi cạnh bạn nam nào?
Số phần tử không gian mẫu là \({n_\Omega } = \,10!\) có tất cả 7 cách di chuyển cho 4 bạn nam ngồi cạnh nhau mà không có bạn Dũng.
Có hai cách xếp đầu và xếp ngồi cạnh nhau cuối thì bạn Dũng có 5 cách di chuyễn để không ngồi cạnh bạn nam nào.
Còn 4 cách còn lại thì bạn Dũng chỉ có 4 cách di chuyển ứng với đó là nữ ngồi vào 5 ghế. Vậy biến cố cần tìm có \({n_A} = \,2.5.5! + 5.4.5! = 30.5!\)
Vậy xác suất của biến cố là \(P = \frac{{{n_A}}}{{{n_\Omega }}} = \frac{1}{{1008}}\)
Tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = \ln ({x^2} + 4) + mx + 12\) đồng biến trên R là
\(y' = \frac{{2x}}{{{x^2} + 4}} + m = \frac{{m{x^2} + 2x + 4m}}{{{x^2} + 4}} > 0\,\forall x \Leftrightarrow m{x^2} + 2x + 4m > 0\forall x \Leftrightarrow m \in (\frac{{ - 1}}{2};\frac{1}{2})\)
Biết \({4^x} + {4^{ - x}} = \,23\) tính \(I = {2^x} + {2^{ - x}}\)
\({I^2} = {({2^x} + {2^{ - x}})^2} = \,{4^x} + {2.2^x}{.2^{ - x}} + {4^{ - x}} = \,25 \Rightarrow I = 5\)
Cho hàm số f(x) = \({\rm{a}}{{\rm{x}}^3} + b{x^2} + cx + d\) Tìm hệ số a,b,c biết f(0) = 0, f(1) = 1 và hàm số đạt cực tiểu tại x = 0 và cực đại tại x = 1.
\(\left\{ \begin{array}{l} f(0) = 0,f(1) = 1\\ f'(0) = 0,f'(1) = 0\\ f''(0) > 0,f''(1) < 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} d = 0,a + b + c + d = 1\\ c = 0,3a + 2b + c\, = \,0\\ b > 0,a + b < 0 \end{array} \right. \Rightarrow a = - 2,b = 3,c = d = 0\)
Cho hàm số y = f(x) liên tục trên đoạn [a;b]. Gọi D là diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị (C): y = f(x), trục hoành, hai đường thẳng x = a, x = b (như hình vẽ dưới đây).
SD là diện tích hình phẳng D. Chọn công thức đúng trong các phương án cho dưới đây?
\({S_D} = \int\limits_a^b {\left| {f(x)} \right|} dx = - \int\limits_a^0 {f(x)dx} + \int\limits_o^b {f(x)dx} = \int\limits_0^a {f(x)dx} + \int\limits_o^b {f(x)dx} \)
Cho hình trụ (T) có chiều cao bằng đường kính đáy, hai đáy là các hình tròn (O;r) và (O';r). Gọi A là điểm di động trên đường tròn (O;r) và B là điểm di động trên đường tròn (O';r) sao cho AB không là đường sinh của hình trụ (T). Khi thể tích khối tứ diện OO'AB đạt giá trị lớn nhất thì đoạn thẳng AB có độ dài bằng
Kẻ các đường sinh AA', BB' của hình trụ (T).
Khi đó \({V_{OO'AB}} = \frac{1}{3}{V_{OAB'.O'A'B}} = \frac{1}{3}OO'.\left( {\frac{1}{2}OA.OB'.\sin AOB'} \right) = \frac{1}{3}{r^3}\sin AOB' \le \frac{1}{3}{r^3}\).
Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(\widehat {AOB'} = 90^\circ \) hay \(OA \bot O'B\).
Như vậy, khối tứ diện OO'AB có thể tích lớn nhất bằng \(\frac{1}{3}{r^3}\), đạt được khi \(OA \bot O'B\). Khi đó \(A'B = r\sqrt 2 \) và \(AB = \sqrt {A'{A^2} + A'{B^2}} = r\sqrt 6 \).
Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R có đồ thị như hình vẽ dưới đây. Phương trình \(f\left( {f\left( x \right) - 1} \right) = 0\) có tất cả bao nhiêu nghiệm thực phân biệt?
Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy \(f\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = a \in \left( { - 2; - 1} \right)\\ x = b \in \left( { - 1;0} \right)\\ x = c \in \left( {1;2} \right) \end{array} \right.\)
Ta có: \(f\left( {f\left( x \right) - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} f\left( x \right) - 1 = a \in \left( { - 2; - 1} \right)\,\,\left( 1 \right)\\ f\left( x \right) - 1 = b \in \left( { - 1;0} \right)\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\\ f\left( x \right) - 1 = c \in \left( {1;2} \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 3 \right) \end{array} \right.\)
Xét phương trình \(\left( 1 \right) \Leftrightarrow f\left( x \right) = a + 1 \in \left( { - 1;0} \right)\)
⇒ Phương trình (1) có 3 nghiệm phân biệt. Xét phương trình \(\left( 2 \right) \Leftrightarrow f\left( x \right) = b + 1 \in \left( {0;1} \right)\)
⇒ Phương trình (2) có 3 nghiệm phân biệt. Xét phương trình \(\left( 3 \right) \Leftrightarrow f\left( x \right) = c + 1 \in \left( {2;3} \right)\)
⇒ Phương trình (3) có 1 nghiệm duy nhất. Dễ thấy các nghiệm trên đều không trùng nhau.
Vậy phương trình \(f\left( {f\left( x \right) - 1} \right) = 0\) có tất cả 7 nghiệm thực phân biệt.
Cho hàm số \(f(x) = \left| {8{x^4} + a{x^2} + b} \right|\), trong đó a, b là tham số thực. Biết rằng giá trị lớn nhất của hàm số f(x) trên đoạn [-1;1] bằng 1. Hãy chọn khẳng định đúng?
Đặt \(t = {x^2}\), khi đó: \(\mathop {\max }\limits_{x \in \left[ { - 1;1} \right]} \left| {8{x^4} + a{x^2} + b} \right| = \mathop {\max }\limits_{t \in \left[ {0;1} \right]} \left| {8{t^2} + at + b} \right| = 1\)
Xét \(g(t) = \left| {8{t^2} + at + b} \right|,t \in \left[ {0;1} \right]\)
Ta có: \(g\left( 0 \right) = \left| b \right|;g\left( 1 \right) = \left| {8 + a + b} \right|;g\left( {\frac{1}{2}} \right) = \left| {2 + \frac{a}{2} + b} \right|\)
Theo giả thiết, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l} 1 \ge \left| b \right|\\ 1 \ge \left| {8 + a + b} \right|\\ 1 \ge \left| {2 + \frac{a}{2} + b} \right| \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 1 \ge \left| { - b} \right|\\ 1 \ge \left| { - 8 - a - b} \right|\\ 2 \ge \left| {4 + a + 2b} \right| \end{array} \right. \Rightarrow 4 \ge \left| { - b} \right| + \left| { - 8 - a - b} \right| + \left| {4 + a + 2b} \right| \ge 4\)
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi: \(\left[ \begin{array}{l} - 2b = - 16 - 2a - 2b = 4 + a + 2b = 2\\ - 2b = - 16 - 2a - 2b = 4 + a + 2b = - 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = - 8\\ b = - 1 \end{array} \right.\)
Cho a, b > 0 thỏa mãn \(lo{g_{4a + 5b + 1}}\left( {16{a^2} + {b^2} + 1} \right) + lo{g_{8ab + 1}}\left( {4a + 5b + 1} \right) = 2.\)
Giá trị của a + 2b bằng?
Ta có \(16{{\rm{a}}^2} + {b^2} + 1 \ge 2\sqrt {16{{\rm{a}}^2}{b^2}} + 1 = 8{\rm{a}}b + 1\)
Do đó:
\(lo{g_{4a + 5b + 1}}\left( {16{a^2} + {b^2} + 1} \right) + lo{g_{8ab + 1}}\left( {4a + 5b + 1} \right) \ge lo{g_{4a + 5b + 1}}\left( {8ab + 1} \right) + lo{g_{8ab + 1}}\left( {4a + 5b + 1} \right)\)
Mặt khác
\(\begin{array}{l} lo{g_{4a + 5b + 1}}\left( {8ab + 1} \right) + lo{g_{8ab + 1}}\left( {4a + 5b + 1} \right) = lo{g_{4a + 5b + 1}}\left( {8ab + 1} \right) + \frac{1}{{lo{g_{4a + 5b + 1}}\left( {8ab + 1} \right)}} \ge 2\\ \Rightarrow lo{g_{4a + 5b + 1}}\left( {16{a^2} + {b^2} + 1} \right) + lo{g_{8ab + 1}}\left( {4a + 5b + 1} \right) \ge 2 \end{array}\)
Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 16{a^2} = {b^2}\\ 8ab + 1 = 4a + 5b + 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 4a = b\\ 2{b^2} + 1 = 6b + 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = \frac{3}{4}\\ b = 3 \end{array} \right.\).
Vậy \(a + 2b = \frac{{27}}{4}\).
Có bao nhiêu số tự nhiên m để phương trình sau có nghiệm ?
\({e^m} + {e^{3m}} = 2\left( {x + \sqrt {1 - {x^2}} } \right)\left( {1 + x\sqrt {1 - {x^2}} } \right)\)
ĐKXD: \(1 - {x^2} \ge 0 \Leftrightarrow - 1 \le x \le 1\).
Đặt \(x + \sqrt {1 - {x^2}} = t\) ta có \({t^2} = {x^2} + 1 - {x^2} + 2x\sqrt {1 - {x^2}} = 1 + 2x\sqrt {1 - {x^2}} \Rightarrow x\sqrt {1 - {x^2}} = \frac{{{t^2} - 1}}{2}\)
Ta có: \(t\left( x \right) = x + \sqrt {1 - {x^2}} ,\,\,\,x \in \left[ { - 1;1} \right] \Rightarrow t'\left( x \right) = 1 - \frac{x}{{\sqrt {1 - {x^2}} }} = \frac{{\sqrt {1 - {x^2}} - x}}{{\sqrt {1 - {x^2}} }} = 0\)
\( \Leftrightarrow \sqrt {1 - {x^2}} = x \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \ge 0\\ 1 - {x^2} = {x^2} \end{array} \right. \Leftrightarrow x = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
BBT:
Từ BBT ta có: \(t \in \left[ { - 1;\sqrt 2 } \right]\). Khi đó phương trình trở thành:
\({e^m} + {e^{3m}} = 2t\left( {1 + \frac{{{t^2} - 1}}{2}} \right) = t\left( {{t^2} + 1} \right) = {t^3} + t\,\,\left( * \right)\)
Xét hàm số \(f\left( t \right) = {t^3} + t\) ta có \(f'\left( t \right) = 3{t^2} + 1 > 0\,\,\forall t \Rightarrow \) Hàm số đồng biến trên R ⇒ Hàm số đồng biến trên \(\left( { - 1;\sqrt 2 } \right)\).
Từ \(\left( * \right) \Rightarrow f\left( {{e^m}} \right) = f\left( t \right) \Leftrightarrow {e^m} = t \Leftrightarrow m = \ln t \Rightarrow m \in \left( {0;\ln \sqrt 2 } \right) = \left( {0;\frac{1}{2}\ln 2} \right)\). Lại có \(m \in N \Rightarrow m \in \emptyset \)
Cho hình lăng trụ đều ABC.A'B'C' có tất cả các cạnh bằng 1. Gọi E, F lần lượt là trung điểm AA' và BB' đường thẳng CE cắt đường thẳng C'A' tại E', đường thẳng CF cắt đường thẳng C'B' tại F'. Thể tích khối đa diện EFB'A'E'F' bằng
Thể tích khối lăng trụ đều ABC.A'B'C' là
\({V_{ABC.A'B'C'}} = {S_{ABC}}.AA' = \frac{{\sqrt 3 }}{4}.1 = \frac{{\sqrt 3 }}{4}\).
Gọi M là trung điểm AB \( \Rightarrow CM \bot \left( {ABB'A'} \right)\) và \(CM = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\). Do đó, thể tích khối chóp là: \({V_{C.ABFE}} = \frac{1}{3}{S_{C.ABFE}}.CH = \frac{1}{3}.1.\frac{1}{2}.\frac{{\sqrt 3 }}{2} = \frac{{\sqrt 3 }}{{12}}\).
Thể tích khối đa diện A'B'C'EFC là:
\({V_{A'B'C'EFC}} = {V_{ABC.A'B'C'}} - {V_{C.ABFE}} = \frac{{\sqrt 3 }}{4} - \frac{{\sqrt 3 }}{{12}} = \frac{{\sqrt 3 }}{6}\).
Do A' là trung điểm C'E' nên:
\(d\left( {E',\left( {BCC'B'} \right)} \right) = 2d\left( {A',\left( {BCC'B'} \right)} \right) = 2.\frac{{\sqrt 3 }}{2} = \sqrt 3 \).
\({S_{CC'F'}} = {S_{F'B'F}} + {S_{FB'C'C}} = {S_{FBC}} + {S_{FB'C'C}} = {S_{BCC'B'}} = 1\).
Thể tích khối chóp E'.CC'F' là
\({V_{E'.CC'F'}} = \frac{1}{3}{S_{CC'F'}}.d\left( {E',\left( {BCC'B'} \right)} \right) = \frac{1}{3}.1.\sqrt 3 = \frac{{\sqrt 3 }}{3}\).
Thể tích khối đa diện EFA'B'E'F' bằng
\({V_{EFA'B'E'F'}} = {V_{E'.CC'F'}} - {V_{A'B'C'EFC}} = \frac{{\sqrt 3 }}{3} - \frac{{\sqrt 3 }}{6} = \frac{{\sqrt 3 }}{6}\) .
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh bằng 4. Mặt bên (SAB) nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy, hình chiếu của S trên mặt đáy là điểm H thuộc đoạn AB sao cho BH = 2AH. Góc giữa SC và mặt phẳng đáy bằng 60o. Tính khoảng cách từ điểm H đến mặt phẳng (SCD).
Kẻ HK song song AD (K thuộc CD)
\( \Rightarrow DC \bot (SHK) \Rightarrow (SCD) \bot (SHK)\)
Kẻ HI vuông góc SK
\(\Rightarrow HI \bot (SCD) \Rightarrow d(H,(SCD)) = HI\)
Tam giác SHK vuông tại H
\( \Rightarrow \frac{1}{{H{I^2}}} = \frac{1}{{S{H^2}}} + \frac{1}{{H{K^2}}} = \frac{1}{{13}} \Rightarrow HI = \sqrt {13} \)
\( \Rightarrow d(H,(SCD)) = \sqrt {13} \)
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m sao cho hàm số \(y = {x^3} - m{x^2} - \left( {2{m^2} - 7m + 7} \right)x + 2\left( {m - 1} \right)\left( {2m - 3} \right)\) đồng biến trên khoảng \(\left( {2; + \infty } \right)\)?
Ta có: \(y' = 3{x^2} - 2mx - \left( {2{m^2} - 7m + 7} \right)\)
Hàm số đồng biến trong khoảng \(\left( {2; + \infty } \right)\) thì ta xét 2 trường hợp sau:
TH1: Hàm số luôn đồng biến trên R:
\(\Delta ' \le 0 \Leftrightarrow {m^2} + 3\left( {2{m^2} - 7m + 7} \right) \le 0 \Leftrightarrow {m^2} - 3m + 3 \le 0,\left( {VL} \right)\)
Vậy không có giá trị nào của m để hàm số luôn đồng biến trên R,
TH2: Hàm số đồng biến trong khoảng \(\left( {2; + \infty } \right)\)
\(\Delta ' > 0 \Leftrightarrow {m^2} - 3m + 3 > 0,\left( {\forall x \in R} \right)\) .
Giả sử \({x_1},{x_2},\left( {{x_1} < {x_2}} \right)\) là hai nghiệm của phương trình y' = 0, để Hàm số đồng biến trong khoảng \(\left( {2; + \infty } \right)\) thì:
\({x_1} < {x_2} \le 2 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\frac{S}{2} \le 2\\
\left( {{x_1} - 2} \right)\left( {{x_2} - 2} \right) \ge 0 \Leftrightarrow {x_1}{x_2} - 2\left( {{x_1} + {x_2}} \right) + 4 \ge 0,(1)
\end{array} \right.\)
Theo định lí vi-et ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
{x_1} + {x_2} = \frac{{2m}}{3}\\
{x_1}{x_2} = \frac{{ - 2{m^2} + 7m - 7}}{3}
\end{array} \right.\) (2)
Thay (2) vào (1) ta được:
\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
m \le 6\\
\frac{{ - 2{m^2} + 7m - 7}}{3} - 2\left( {\frac{{2m}}{3}} \right) + 4 \ge 0 \Leftrightarrow - 2{m^2} + 3m + 5 \ge 0
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m \le 6\\
- 1 \le m \le \frac{5}{2}
\end{array} \right. \Leftrightarrow - 1 \le m \le \frac{5}{2}
\end{array}\)
Vậy có 4 giá trị nguyên của m thì hàm số đồng biến trong khoảng \(\left( {2; + \infty } \right)\).
Anh Nam vay ngân hàng ba trăm triệu đồng theo phương thức trả góp để mua xe. Nếu cuối mỗi tháng, bắt đầu từ tháng thứ nhất anh Nam trả 5 triệu đồng và chịu lãi số tiền chưa trả là 0,65% mỗi tháng (biết lãi suất không thay đổi) thì sau bao lâu thầy Châu trả hết số tiền trên?
Gọi: A đồng là số tiền anh Nam vay ngân hàng với lãi suất r%/tháng; X đồng là số tiền anh Nam trả nợ cho ngân hàng vào cuối mỗi tháng.
Khi đó: Số tiền anh Nam đó còn nợ ngân hàng sau n tháng là: \({T_n} = A{\left( {1 + r} \right)^n} - X\frac{{{{\left( {1 + r} \right)}^n} - 1}}{r}.\)
Anh Nam trả hết số tiền trên khi
\({T_n} = 0 \Leftrightarrow A{\left( {1 + r} \right)^n} - X\frac{{{{\left( {1 + r} \right)}^n} - 1}}{r}. = 0 \Leftrightarrow 300{\left( {1,0065} \right)^n} - 5\frac{{1,{{0065}^n} - 1}}{{0,0065}} = 0 \Leftrightarrow n \approx 76,29.\)
Vậy: sau 77 tháng anh Nam trả hết số tiền trên.
Biết rằng đồ thị hàm số \(y = \frac{{ax + 2}}{{bx + c}}\) có đồ thị như hình vẽ. Trong các số a, b, c có bao nhiêu số âm?
Xét hàm số \(y = \frac{{ax + 2}}{{bx + c}}\)
\(bx + c = 0 \Leftrightarrow x = \frac{{ - c}}{b} \Rightarrow \) TCĐ: \(x = - \frac{c}{b} = - 3 \Rightarrow c = 3b\).
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } \frac{{ax + 2}}{{bx + c}} = \frac{a}{b} \Rightarrow y = \frac{a}{b}\) là TCN , \(\frac{a}{b} = 2 \Rightarrow a = 2b.\).
- Từ đồ thị suy ra giao điểm với trục tung có tung độ âm,vậy \(\frac{2}{c} < 0\) suy ra c < 0,do đó a, b đều âm
Một khối đồ chơi gồm hai khối trụ (H1) xếp chồng lên (H2), lần lượt có bán kính đáy và chiều cao tương ứng là \({r_1},{h_1},{r_2},{h_2}\) thỏa mãn \({r_2} = \frac{1}{2}{r_1},{h_2} = 2{h_1}\) (tham khảo hình vẽ bên).
Biết rằng thể tích của toàn bộ khối đồ chơi bằng 30cm3, thể tích khối trụ (H1) bằng
Thể tích của toàn bộ khối đồ chơi là: \(V = \pi {r_1}^2{h_1} + \pi {r_2}^2{h_2} = \pi {r_1}^2{h_1} + \pi .\frac{1}{4}.{r_1}^2.2.{h_1} = \frac{3}{2}.\pi {r_1}^2{h_1}\)
\( \Leftrightarrow 30 = \frac{3}{2}{V_1}\) (\({V_1}\) với là thể tích của khối trụ (H1)).
\(\Leftrightarrow {V_1} = 20c{m^3}\)
Hình vẽ là đồ thị hàm số y = f(x). Gọi S là tập hợp các giá trị nguyên dương của tham số m để hàm số \(y = \left| {f\left( {x - 1} \right) + m} \right|\) có 5 điểm cực trị. Tổng giá trị tất cả các phần tử của S bằng
Tịnh tiến đồ thị hàm số y = f(x) sang phải 1 đơn vị, ta được đồ thị hàm số y = f(x-1)
Do đó đồ thị hàm số y = f(x-1) có 3 cực trị và có 4 giao điểm với Ox.
Để được đồ thị hàm số y = f(x) + m với m nguyên dương ta phải tịnh tiến đồ thị hàm số y = f(x-1) lên trên m đơn vị
Để thỏa mãn điều kiện đề bài thì đồ thị hàm số y = f(x-1) + m cắt Ox tại đúng 2 điểm (không phải là điểm cực trị của chính nó), do đó \(3 \le m < 6 \Rightarrow S = \left\{ {3;4;5} \right\}.\)
Tổng giá trị các phần tử của S là 12.
Xét các số thực x, y thỏa mãn x > 0 và \({x^4} + {e^{4y}} - 3 = x.{e^y}\left( {1 - 2x.{e^y}} \right)\). Giá trị lớn nhất của biểu thức \(P = \ln x + y\) thuộc tập hợp nào dưới đây?
Xét phương trình \({x^4} + {e^{4y}} - 3 = x.{e^y}\left( {1 - 2x.{e^y}} \right)\)
Đặt \(t = {e^y}\left( {t > 0} \right)\) ta có: \({x^4} + {t^4} - 3 = xt\left( {1 - 2xt} \right) \Leftrightarrow 3 + xt = {\left( {{x^2} + {t^2}} \right)^2} \ge 4{\left( {xt} \right)^2}\)
\(\Leftrightarrow - \frac{3}{4} \le xt \le 1\).
Lại do \(x,t > 0 \Rightarrow 0 < xt \le 1 \Rightarrow 0 < x.{e^y} \le 1 \Leftrightarrow \ln x + y \le 0\) nên \(P \le 0\).
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi \(\left\{ \begin{array}{l} x = t\\ xt = 1\\ x,t > 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow x = t = 1\) hay \(\left\{ \begin{array}{l} x = 1\\ y = 0 \end{array} \right.\)
Vậy \({P_{\max }} = 0 \in \left[ {0;\,\,3} \right)\).
Tìm m để giá trị lớn nhất của hàm số \(y = \left| {{x^2} + 2{\rm{x}} + m - 4} \right|\) trên đoạn [-2;1] đạt giá trị nhỏ nhất. Giá trị của m là:
Hàm số đã cho xác định và liên tục trên đoạn [-2;1].
Ta có: \(y = \left| {{x^2} + 2x + m - 4} \right| = \left| {{{\left( {x + 1} \right)}^2} + m - 5} \right|{\rm{ }}\left( * \right)\)
Đặt \(t = {\left( {x + 1} \right)^2},{\rm{ }}x \in \left[ { - 2;1} \right] \Rightarrow t \in \left[ {0;4} \right]\).
Lúc đó hàm số trở thành: \(f\left( t \right) = \left| {t + m - 5} \right|\) với \(t \in \left[ {0;4} \right]\).
Nên \(\mathop {\max y}\limits_{x \in \left[ { - 2;1} \right]} = \mathop {\max f\left( t \right)}\limits_{t \in \left[ {0;4} \right]} = \mathop {\max }\limits_{t \in \left[ {0;4} \right]} \left\{ {f(0);f(4)} \right\}\)
\( = \mathop {\max }\limits_{t \in \left[ {0;4} \right]} \left\{ {\left| {m - 5} \right|;\left| {m - 1} \right|} \right\}\).
\(\ge \frac{{\left| {m - 1} \right| + \left| {m - 5} \right|}}{2}\).
\( \ge \frac{{\left| {m - 1 + 5 - m} \right|}}{2} = 2\)
Đẳng thức xảy ra khi \(\left| {m - 1} \right| = \left| {m - 5} \right| = 2 \Leftrightarrow m = 3\).
Do đó giá trị nhỏ nhất của \(\mathop {\max f\left( t \right)}\limits_{t \in \left[ {0;4} \right]} \) là 2 khi m = 3.
Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh a. Gọi M, N lần lượt nằm trên các cạnh A'B', BC sao cho MA' = MB' và NB = 2NC. Mặt phẳng (DMN) chia khối lập phương đã cho thành hai khối đa diện. Gọi V(H) là thể tích khối đa diện chứa đỉnh A, V(H') là thể tích khối đa diện còn lại. Tỉ số \(\frac{{{V_{\left( H \right)}}}}{{{V_{\left( {H'} \right)}}}}\) bằng
Trong (A'B'C'D') kẻ MF // DN suy ra \(\Delta A'MF\Delta CDN\,\,\left( {g.g} \right)\) do đó \(\frac{{A'F}}{{CN}} = \frac{{A'M}}{{CD}} = \frac{1}{2} \Rightarrow A'F = \frac{a}{6} \Rightarrow D'F = \frac{{5a}}{6}\).
Trong (BCC'B') kẻ NE // DF suy ra \(\Delta BNE\Delta D'FD\,\,\left( {g.g} \right)\) do đó \(\frac{{BE}}{{D'D}} = \frac{{BN}}{{D'F}} = \frac{4}{5} \Rightarrow BE = \frac{{4a}}{5} \Rightarrow B'E = \frac{a}{5}\).
Mặt phẳng (DMN) cắt hình lập phương ABCD.A'B'C'D' theo thiết diện là ngũ giác DNEMF với \(EB' = \frac{a}{5}\) và \(A'F = \frac{a}{6}\).
Ta có: \({V_{\left( {{H'}} \right)}} = {V_{E.B'C'D'FM}} + {V_{E.D'FD}} + {V_{E.DCC'D'}} + {V_{E.NCD}}\)
\(= \frac{1}{3}\left( {{a^2} - \frac{1}{2}.\frac{a}{2}.\frac{a}{6}} \right)\frac{a}{5} + \frac{1}{3}.\frac{1}{2}a.\frac{{5a}}{6}.a + \frac{1}{3}{a^3} + \frac{1}{3}.\frac{1}{2}a.\frac{a}{3}.\frac{{4a}}{5} = \frac{{209}}{{360}}{a^3}.\)
Khi đó: \({V_{\left( H \right)}} = {a^3} - {V_{\left( {H'} \right)}} = \frac{{151}}{{360}}{a^3}\).
Vậy \(\frac{{{V_{\left( H \right)}}}}{{{V_{\left( {H'} \right)}}}} = \frac{{151}}{{209}}\).
Có bao nhiêu cặp số nguyên dương (x;y) với \(x \le 2020\) thỏa mãn \({\log _2}\left( {x - 1} \right) + 2x - 2y = 1 + {4^y}\).
Theo đề bài \({\log _2}\left( {x - 1} \right) + 2x - 2y = 1 + {4^y} \Leftrightarrow {\log _2}2\left( {x - 1} \right) + 2\left( {x - 1} \right) = 2y + {2^{2y}}\)
Đặt \(t = {\log _2}2\left( {x - 1} \right) \Rightarrow 2\left( {x - 1} \right) = {2^t}\).
Ta có \({2^t} + t = {2^{2y}} + 2y\,\,\,\,\left( 1 \right)\).
Xét hàm số \(f\left( t \right) = {2^t} + t\) trên R
\(f'\left( t \right) = {2^t}.\ln 2 + 1 > 0\,\,\forall t \in R \Rightarrow f\left( t \right)\) đồng biến trên .
\(\left( 1 \right) \Leftrightarrow f\left( t \right) = f\left( {2y} \right) \Leftrightarrow t = 2y \Leftrightarrow {\log _2}2\left( {x - 1} \right) = 2y\).
\(\Leftrightarrow 2\left( {x - 1} \right) = {2^{2y}}\)
\(\Leftrightarrow x = {2^{2y - 1}} + 1\)
Mà \(x \le 2020 \Rightarrow {2^{2y - 1}} + 1 \le 2020 \Leftrightarrow y \le \frac{1}{2}\left( {1 + {{\log }_2}2019} \right)\).
Vì \(y \in {Z^ + } \Rightarrow y \in \left\{ {1;2;3;4;5} \right\}\).
Vậy có 5 cặp điểm cặp số nguyên dương (x;y).
Gọi S là tập hợp tất cả các số tự nhiện gồm 3 chữ số được lập từ các chữ số \(0,\,1,\,2,\,3,\,4,\,5,\,6,\,7\). Lấy ngẫu nhiên một số thuộc tập S. Tính xác suất để lấy được số sao cho chữ số đứng sau luôn lớn hơn hoặc bằng số đứng trước.
Ta có: \(n\left( \Omega \right) = 7.8.8 = 448\)
A: “Chọn được số có 3 chữ số mà chữ số đứng sau luôn lớn hơn hoặc bằng chữ số đứng trước”
Số cần chọn có dạng \(\overline {abc} \) trong đó \(a \le b \le c\)
TH1: Nếu a < b < c. Chọn ra 3 số thuộc tập \(\left\{ {1,\,2,\,3,\,4,\,5,\,6,\,7} \right\}\) ta được 1 số thỏa mãn
Do đó có \(C_7^3 = 35\) số
TH2: Nếu a = b < c có \(C_7^2\) số
TH3: Nếu a < b = c có \(C_7^2\) số
TH4: a = b = c có \(C_7^1\) số
Suy ra: \(n\left( A \right) = C_7^3 + 2C_7^2 + C_7^1 = 84\) và \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{3}{{16}}\).
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m sao cho hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{mx + 4}}{{x + m}}\) nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right)\).
Hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{mx + 4}}{{x + m}}\) có \(f'\left( x \right) = \frac{{{m^2} - 4}}{{{{\left( {x + m} \right)}^2}}}\).
Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right)\).
\( \Leftrightarrow f'\left( x \right) < 0\,\,\forall x \in \left( { - \infty ;0} \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {m^2} - 4 < 0\\ - m \notin \left( { - \infty ;0} \right) \end{array} \right. \Leftrightarrow - 2 < m \le 0\)
Do \(m \in Z \Rightarrow m \in \left\{ { - 1\,;\,0\,} \right\}\).
Vậy có 2 giá trị nguyên của m.
Một người gửi vào ngân hàng 100 triệu đồng với lãi suất ban đâu 4% /năm và lãi hàng năm được nhập vào vốn. Cứ sau một năm lãi suất tăng 0,3%. Hỏi sau 4 năm tổng số tiền người đó nhận được gần nhất với giá trị nào sau đây?
Số tiền sau năm thứ nhất là : \({T_1} = 100(1 + 0,04) = 104\) triệu
Số tiền sau năm thứ hai là : \({T_2} = {T_1}(1 + 0,043)\) triệu
Số tiền sau năm thứ ba là : \({T_3} = {T_2}(1 + 0,046)\) triệu
Số tiền sau năm thứ tư là \({T_4} = {T_3}(1 + 0,049) \approx 119,02\) triệu
Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có đồ thị như hình bên.
Trong các số a,b,c,d có bao nhiêu số dương ?
+ Từ hình dạng đồ thị ta suy ra a > 0
+ x = 0 suy ra y = d. từ đồ thị suy ra d > 0.
+ \(y' = 3a{x^2} + 2bx + c\).
Từ đồ thị hàm số ta nhận thấy hàm số đạt cực trị tại hai điểm có hoành độ âm
Suy ra y'=0 có 2 nghiệm âm phân biệt
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} 3ac > 0\\ - \frac{{2b}}{{3a}} < 0 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} c > 0\\ b > 0 \end{array} \right.\)
Vậy cả 4 số a, b, c, d đều dương.
Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và có đồ thị như hình vẽ. Hỏi phương trình \(f\left( {\sqrt {1 - {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}x} } \right) = f\left( {\sqrt {1 + \cos x} } \right)\) có tất cả bao nhiêu nghiệm thuộc khoảng (-3;2).
Ta có: \(f(\sqrt {1 - \sin x} ) = f(\sqrt {1 + \cos x} )(*)\)
\(x \in ( - 3;2) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 1 \le \sin x \le 1\\ - 1 \le \cos x \le 1 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} 0 \le \sqrt {1 - \sin x} \le \sqrt 2 \\ 0 \le \sqrt {1 + \cos x} \le \sqrt 2 \end{array} \right.\)
Với \(x \in \left[ {0;\sqrt 2 } \right]\) thì hàm số y = f(x) đồng biến nên phương trình \((*) \Leftrightarrow \sqrt {1 - \sin x} = \sqrt {1 + \cos x} \)
\( \Leftrightarrow 1 - \sin x = 1 + \cos x \Leftrightarrow \tan x = - 1 \Leftrightarrow x = \frac{{ - \pi }}{4} + k\pi ,k \in \)
Vì \(x \in ( - 3,2) \Rightarrow x = \frac{{ - \pi }}{4}\)
Cho các số thực x, y, z thỏa mãn các điều kiện \(x \ge 0,y \ge 0,z \ge - 1\) và \({\log _2}\frac{{x + y + 1}}{{4x + y + 3}} = 2x - y\). Khi đó giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(T = \frac{{{{(x + z + 1)}^2}}}{{3x + y}} + \frac{{{{(y + 2)}^2}}}{{x + 2z + 3}}\) tương ứng bằng:
Từ giả thiết ta có:
\(\begin{array}{l} {\log _2}\frac{{x + y + 1}}{{4x + y + 3}} = 2x - y \Leftrightarrow 1 + {\log _2}\frac{{x + y + 1}}{{4x + y + 3}} = 2x - y + 1\\ \Leftrightarrow {\log _2}\frac{{2x + 2y + 2}}{{4x + y + 3}} = (4x + y + 3) - (2x + 2y + 2)\\ \Leftrightarrow f(2x + 2y + 2) = f(4x + y + 3) \Leftrightarrow 2x + 2y + 2 = 4x + y + 3 \Leftrightarrow y = 2x + 1 \end{array}\)
(Với hàm \(f(t) = {\log _2}t + t\) là đơn điệu trên \((0; + \infty )\))
Thay vào biểu thức T ta được: \(T = \frac{{{{(x + z + 1)}^2}}}{{3x + y}} + \frac{{{{(y + 2)}^2}}}{{x + 2z + 3}} = \frac{{{{(x + z + 1)}^2}}}{{5x + y}} + \frac{{{{(2x + 3)}^2}}}{{x + 2z + 3}}\)
Áp dụng bất đẳng thức: \(T = \frac{{{{(x + z + 1)}^2}}}{{5x + y}} + \frac{{{{(2x + 3)}^2}}}{{x + 2z + 3}} \ge \frac{{{{(3x + z + 4)}^2}}}{{6x + 2z + 4}} = \frac{1}{2}.\frac{{{{(3x + z + 4)}^2}}}{{3x + z + 2}}\)
Đặt \(t = 3x + z + 2 \Rightarrow T \ge \frac{1}{2}(t + \frac{4}{t} + 4) \ge \frac{1}{2}(2\sqrt {t.\frac{4}{t}} + 4) = 4\)
Dấu "=" xảy ra khi : \(\left\{ \begin{array}{l} y = 2x + 1\\ t = 2 = 3x + z + 2\\ \frac{{x + z + 1}}{{5x + 1}} = \frac{{2x + 3}}{{x + 2z + 3}} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = z = 0\\ y = 1 \end{array} \right.\)
Suy ra giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(T = 4\).