Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học Trường - THPT Hoàng Xuân Hãn
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học Trường - THPT Hoàng Xuân Hãn
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
30 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cho m gam hỗn hợp M (có tổng số mol 0,03 mol) gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
nN2 = 0,0375 mol
nNaOH = nN(muối) = 2nN2 = 0,075 mol => nNa2CO3 = 0,5nNaOH = 0,0375 mol
Do các peptit đều được tạo nên bởi các amino axit Gly, Ala, Val nên ta quy đổi hỗn hợp M thành CONH, CH2, H2O (với số mol của H2O bằng số mol của peptit)
\(0,03mol\,M\left\{ \matrix{
CONH;0,075 \hfill \cr
C{H_2}:x \hfill \cr
{H_2}O:0,03 \hfill \cr} \right.\buildrel { + NaOH} \over
\longrightarrow Muoi\,Q\left\{ \matrix{
{\rm{COO}}Na:0,075 \hfill \cr
N{H_2}:0,075 \hfill \cr
C{H_2}:x \hfill \cr} \right.\buildrel { + O2} \over
\longrightarrow \left\{ \matrix{
N{a_2}C{O_3}:0,0375 \hfill \cr
{N_2}:0,0375 \hfill \cr
C{O_2}:x + 0,075 - 0,0375 = x + 0,0375 \hfill \cr
{H_2}O:x + 0,075 \hfill \cr} \right.\)
Mà m bình tăng = mCO2 + mH2O => 44(x+0,0375) + 18(x+0,075) = 13,23 => x = 0,165 mol
=> mM = mCONH + mCH2 + mH2O = 0,075.43 + 0,165.14 + 0,03.18 = 6,075 gam gần nhất với 6 gam
Đáp án C
Chất nào sau đây là đổi màu quỳ tím thành xanh?
Glyxin (H2NCH2COOH) và valin (CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH) không làm quỳ tím chuyển màu
Axit glutamic (HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH) làm quỳ tím chuyển sang màu hồng do có 2 nhóm -COOH
Lysin (H2N-CH2-CH2-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH) làm quỳ tím chuyển sang màu xanh do có 2 nhóm –NH2
Đáp án D
Cho 30 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,5M, thu được dung dịch chứa 47,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
Gọi công thức chung của 2 amin đơn chức là RNH2
PTHH: RNH2 + HCl → RNH3
Bảo toàn khối lượng ta có: mHCl = mRNH3 – mRNH2 = 47,52 – 30 = 17,52 (g)
=> nHCl = 17,52 : 36,5 = 0,48 (mol)
=> VHCl = n : CM = 0,48 : 1,5 = 0,32 (l) = 320 (ml)
Đáp án D
Hiđro hóa hoàn toàn 17,68 gam triolein cần vừa đủ V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
CTPT của triolein là: (C17H33COO)3C3H5
n(C17H33COO)3C3H5 = 17,68 :884 = 0,02 (mol)
PTHH: (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5
Mol 0,02 → 0,06
=> VH2(đktc) = 0,06.22,4 = 1,344 (l)
Đáp án A
Y là một polisaccarit có trong thành phần của tinh bột và có cấu trúc mạch phân nhánh. Gạo nếp sở dĩ dẻo hơn và dinh hơn gạo tẻ vì thành phần có chứa nhiều Y hơn. Tên gọi của Y là
Tinh bột có mạch phân nhánh là amilopectin.
Chọn D.
Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch Pb(NO3)2 loãng là
Tính khử: Al > Fe > Pb > Cu > Ag
⟹ Al, Fe có thể phản ứng với Pb(NO3)2
Vậy có 2 kim loại.
Hòa tan hết 27,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4, Fe2O3 và Cu trong dung dịch chứa 0,9 mol HCl, thu được dung dịch Y chứa 13,0 gam FeCl3. Điện phân Y đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 13,64 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân, thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
nFeCl3 = 13 : 162,5 = 0,08 mol
Do khi cho AgNO3 dư vào dd sau điện phân thấy có khí NO thoát ra nên dd sau điện phân chứa H+, do đó HCl dư.
Sơ đồ bài toán:
\(27,2\left( g \right)X\left\{ \begin{array}{l}F{{\rm{e}}_3}{O_4}\\F{{\rm{e}}_2}{O_3}\\Cu\end{array} \right. + HCl:0,9 \to dd\,Y\left\{ \begin{array}{l}F{{\rm{e}}^{3 + }}:0,08\\F{{\rm{e}}^{2 + }}:x\\C{u^{2 + }}:y\\{H^ + }:z\\C{l^ - }:0,9\end{array} \right. \to {m_{dd \downarrow }} = 13,64\left( g \right)\)
+ BTĐT cho dd Y có: 3nFe3+ + 2nFe2+ + 2nCu2+ + nH+ = nCl- => 0,08.3 + 2x + 2y + z = 0,9 (1)
+ Phản ứng điện phân dung dịch Y
Catot: Thứ tự điện phân: Fe3+, Cu2+, H+, Fe2+
Điện phân đến khi catot bắt đầu thoát ra khí thì dừng lại => Điện phân hết Fe3+ và Cu2+; H+ và Fe2+ chưa bị điện phân.
Fe3+ + 1e → Fe2+
0,08 → 0,08 → 0,08
Cu2+ + 2e → Cu
y → 2y → y
Anot:
2Cl- → Cl2 + 2e
0,08+2y ← 0,04+y ← 0,08+2y
Ta có: m dd giảm = mCu + mCl2 => 64y + 71(0,04+y) = 13,64 (2)
+ Xét phản ứng của X và HCl:
nH+ phản ứng = nH+ bđ – nH+ dư = 0,9 – z (mol) => nO(X) = 0,5nH+ pư = 0,45 – 0,5z (mol)
=> mX = mFe + mCu + mO => 56(0,08 + x) + 64y + 16(0,45-0,5z) = 27,2 (3)
Giải hệ (1) (2) (3) được x = 0,2; y = 0,08; z = 0,1
Dung dịch sau điện phân gồm: \(\left\{ \begin{array}{l}F{e^{2 + }}:0,08 + x = 0,{28^{mol}}\\{H^ + }:0,{1^{mol}}\\C{l^ - }:0,{66^{mol}}(BTDT)\end{array} \right.\)
Cho dd sau điện phân tác dụng AgNO3 dư:
3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O
0,075dư 0,205 ← 0,1
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
0,205 → 0,205
Ag+ + Cl- → AgCl
0,66 → 0,66
=> m kết tủa = mAg + mAgCl = 0,205.108 + 0,66.143,5 = 116,85 gam
Đáp án A
Cho các chất sau: caprolatam, phenol, stiren, toluen, metyl metacrylat, isopren. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
Có 4 chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là: caprolatam, stiren, metyl metacrylat, isopren.
Đáp án C
Hòa tan hoàn toàn 1,94 gam hỗn hợp X chứa Na, K, Ca và Al trong nước dư thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y có chứa 2,92 gam chất tan. Phần trăm khối lượng của Al có trong X là?
Đặt số mol OH- do các kim loại Na, K, Ca tạo ra khi hòa tan vào nước là x (mol); số mol Al là y (mol)
- Ta có:
nH2(do K, Na, Ca) = 0,5nOH- = 0,5x (mol) (HS viết PTHH sẽ thấy được tỉ lệ)
nH2(do Al) = 1,5nAl = 1,5y (mol) (HS tự viết PTHH để suy ra tỉ lệ)
=> nH2 = 0,5x + 1,5y = 0,05 (1)
- Mặt khác:
nOH- pư = nAl = nAlO2- = y (mol)
Vậy chất tan gồm:
nOH- dư = x – y (mol)
AlO2-: y (mol)
Na+
K+
Ca2+
=> m chất tan = mOH- dư + mNa, K, Ca + mO(trong AlO2-) => 17(x-y) + 1,94 + 32y = 2,92 (2)
Giải (1) và (2) được x = 0,04 mol và y = 0,02 mol
=> %mAl = (0,02.27/1,94).100% = 27,84%
Đáp án B
Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:
(1) X → X1 + CO2
(2) X1 + H2O → X2
(3) X2 + Y → X + Y1 + H2O
(4) X2 + 2Y → X + Y2 + H2O
Hai muối X, Y tương ứng là
Loại C vì MgCO3 (X) nhiệt phân thành MgO (X1) mà MgO không phản ứng với H2O
Loại A vì X2 là Ba(OH)2 không phản ứng được với Na2CO3 (Y)
Loại D vì Ca(OH)2 (X2) phản ứng với NaHSO4 (Y) không sinh ra được CaCO3 (X)
PTHH:
(1) BaCO3 (X) → BaO (X1) + CO2
(2) BaO (X1) + H2O → Ba(OH)2 (X2)
(3) Ba(OH)2 (X2) + NaHCO3 (Y) → BaCO3 (X) + NaOH (Y1) + H2O
(4) Ba(OH)2 (X2) + 2NaHCO3 (Y) → BaCO3 (X) + Na2CO3 (Y2) + 2H2O
Đáp án B
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
A đúng.
B sai, vì anilin không làm quỳ tím chuyển hồng, không thỏa mãn tính chất của X
C sai, vì glucozo không tạo hợp chất xanh tím với I2, không thỏa mãn tính chất của Y
D sai, vì anilin không có phản ứng tráng gương, không thỏa mãn tính chất của Z.
Đốt cháy hoàn toàn 12,36 gam amino axit X có công thức dạng H2NCxHy(COOH)t, thu được a mol CO2 và b mol H2O (b>a). Mặt khác, cho 0,2 mol X vào 1 lít dung dịch hỗn hợp KOH 0,4M và NaOH 0,3M, thu được dung dịch Y. Thêm dung dịch HCl dư vào Y, thu được dung dịch chứa 75,25 gam muối. Giá trị của b là
X có dạng CnH2n+3-2kOaN (k là độ bất bão hòa)
Do nH2O > nCO2 => n + 1,5 - k > n => k < 1,5 => k = 1
Vậy X có 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2
- Thí nghiệm 2:
{X, KOH, NaOH} + HCl → Muối + H2O
Ta có: nHCl = nX + nKOH + nNaOH = 0,2 + 0,4 + 0,3 = 0,9 mol
nH2O = nKOH + NaOH = 0,4 + 0,3 = 0,7 mol
BTKL: mX + mKOH + mNaOH + mHCl = m muối + mH2O
mX + 0,4.56 + 0,3.40 + 0,9.36,5 = 75,25 + 0,7.18 => m muối = 20,6 gam
=> MX = 20,6 : 0,2 = 103
=> X có công thức là H2N-C3H6-COOH
- Thí nghiệm 1:
nX = 12,36 : 103 = 0,12 mol
H2N-C3H6-COOH → 4,5 H2O
0,12 → 0,54
=> b = 0,54 mol
Đáp án C
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl.
(2) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 dư, tạo sản phẩm khử duy nhất là NO.
(3) Sục khí SO2 đến dư vào dung dịch NaOH.
(4) Cho Fe vào dung dịch FeCl3 dư.
(5) Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào H2O dư.
(6) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng (không có khí thoát ra).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
(1) Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
=> Thu được 2 muối FeCl2 và FeCl3
(2) 3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
=> Thu được 1 muối Fe(NO3)3
(3) SO2 dư + NaOH → NaHSO3
=> Thu được 1 muối NaHSO3
(4) Fe + 2FeCl3 dư → 3FeCl2
=> Thu được 2 muối: FeCl2 và FeCl3 dư
(5) Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
1 1
=> Cu dư, FeCl3 hết => Thu được 2 muối FeCl2 và CuCl2
(6) 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O
=> Thu được 2 muối Al(NO3)3 và NH4NO3
Vậy có 4 thí nghiệm thu được 2 muối sau phản ứng là (1) (4) (5) (6)
Đáp án A
Cho các mệnh đề sau:
(1) Phản ứng giữa axit axetic với ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp), tạo thành benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín.
(2) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(3) Xenlulozo trinitrat là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo.
(4) Trong dung dịch, saccarozo, glucozo và fructozo đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(5) Xenlulozo là nguyên liệu để sản xuất tơ axetat.
Số mệnh đề đúng là
(1) sai vì benzyl axetat có mùi hoa nhài
(2) đúng
(3) sai vì xenlulozo trinitrat là nguyên liệu sản xuất thuốc nổ
(4) đúng vì chúng đều có các nhóm –OH gắn vào C kề nhau
(5) đúng
Vậy có 3 mệnh đề đúng
Đáp án A
Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được chất hữu cơ Y (no, đơn chức, mạch hở, có tham gia phản ứng tráng bạc) và 53 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ Y cần vừa đủ 5,6 lít O2 (đktc). Khối lượng của 0,3 mol X là
nKOH = 0,5 mol; n este = 0,3 mol
=> 1 < nKOH : n este = 0,5 : 0,3 = 1,67 < 2 => X chứa 1 este của phenol
Đặt x, y lần lượt là số mol của este thường và este của phenol
nX = x + y = 0,3
nKOH = x + 2y = 0,5
Giải hệ được x = 0,1 và y = 0,2
Y có phản ứng tráng bạc nên Y là anđehit.
nY = x = 0,1 mol;
*Xét phản ứng đốt Y:
Đặt công thức của Y là CnH2nO
CnH2nO + (3n-1)/2 O2 → nCO2 + nH2O
0,1 mol 0,25 mol
=> 0,1.(3n-1)/2 = 0,25 => n = 2 (CH3CHO)
*Xét phản ứng thủy phân X: nH2O = y = 0,2 mol
BTKL: mX = m muối + mY + mH2O – mKOH = 53 + 0,1.44 + 0,2.18 – 0,5.56 = 33 gam
Đáp án C
Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch chứa AlCl3 x (mol) và Al2(SO4)3 y (mol). Phản ứng được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của x + y là
nAl3+ = x + 2y (mol)
nSO42- = 3y mol
Dựa vào đồ thị ta có:
- Tại n↓ = t (mol) thì BaSO4 max, Al(OH)3 chưa max
nBaSO4 = 3y mol ⟹ nBa(OH)2 = 3y mol ⟹ nOH- = 6y mol
nAl(OH)3 = nOH- : 3 = 2y mol
⟹ n↓ = 3y + 2y = t (1)
- Tại n↓ = t + 0,02 mol thì Al(OH)3 max, BaSO4 vẫn max
nOH- = 2nBa(OH)2 = 0,42 mol
nBaSO4 = 3y mol
nAl(OH)3 = nAl3+ = x + 2y (mol)
⟹ n↓ = 3y + x + 2y = t + 0,02 (2)
Mặt khác nAl(OH)3 = nOH- : 3 ⟹ x + 2y = 0,42 : 3 (3)
Giải (1) (2) (3) thu được x = 0,02; y = 0,06; t = 0,3
⟹ x + y = 0,08
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch chứa 3a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3.
(b) Cho a mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 4a mol H2SO4.
(c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(d) Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.
(g) Cho Al vào dung dịch HNO3 (phản ứng thu được sản phẩm khử duy nhất là NO).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
(a) AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
a 3a
=> Thu được 1 muối: NaCl
(b) Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
a 4a
=> Thu được 2 muối: FeSO4 và Fe2(SO4)3
(c) 2CO2 dư + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
=> Thu được 1 muối: Ca(HCO3)2
(d) Cu + Fe2(SO4)3 dư → CuSO4 + 2FeSO4
=> Thu được 3 muối: CuSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3 dư
(e) 2KHSO4+ 2NaHCO3→ K2SO4 + Na2SO4 + 2H2O + 2CO2
a a
=> Thu được 2 muối: K2SO4 và Na2SO4
(g) Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
=> Thu được 1 muối: Al(NO3)3
Vậy có 2 thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 muối là: (b) và (e)
Đáp án C
Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?
Độ bất bão hòa của X: k = (2C + 2 – H)/2 = (6.2 + 2 – 8)/2 = 3
Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete ⟹ Z là CH3OH
Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z ⟹ X là este 2 chức
Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau ⟹ T là CH2=C(COOH)2
⟹ X là CH2=C(COOCH3)2; Y là CH2=C(COONa)2
A sai vì CH3OH không làm mất màu Br2
B sai vì X tác dụng với H2 theo tỉ lệ 1:1
C đúng
D sai vì Y có CTPT là C4H2O4Na2
Đáp án C
Hỗn hợp X chứa các este đều mạch hở gồm một este đa chức, không no chứa một liên kết đôi C=C và 2 este đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol X cần dùng 1,04 mol O2, thu được 0,93 mol CO2 và 0,8 mol H2O, Nếu thủy phân X trong NaOH, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z chứa 2 muối. Phần trăm khối lượng của este đơn chức có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp X là ?
BTKL: mX = mCO2 + mH2O – mO2 = 0,93.44 + 0,8.18 – 1,04.32 = 22,04 (g)
C tb = 0,93 : 0,24 = 3,875
=> Có este có số C < 3,875 => số C của ancol ≤ 2
Mà sau phản ứng thu được 2 ancol có số C bằng nhau nên các ancol chỉ có thể là: C2H5OH và C2H4(OH)2
Vậy X chứa:
A: HCOOC2H5: a mol
B: CnH2n-1COOC2H5: b mol
C: HCOOCH2-CH2-OOCCnH2n-1: c mol
+) nX = a + b + c = 0,24 (1)
+) nO(X) = 2a + 2b + 4c = 0,58 (2)
+) Dễ thấy:
nCO2 – nH2O = nB
nCO2 – nH2O = 2nC
=> ∑nCO2 - ∑nH2O = nB + 2nC => b + 2c = 0,93 – 0,8 (3)
Giải (1) (2) (3) được a = 0,16; b = 0,03; c = 0,05
BTNT “C”: 0,16.3 + 0,03(n+3) + 0,05(n+4) = 0,93 => n = 2
Este đơn chức có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp X là C2H3COOC2H5 (0,03 mol)
=> %m = (0,03.100/22,04).100% = 13,6%
Đáp án A
Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy nước như hình bên.
Phản ứng nào sau đây không áp dụng được với cách thu khí này?
HCl tan nhiều trong nước nên không áp dụng cách thu khí bằng phương pháp đẩy nước.
Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch lòng trắng trứng có phản ứng màu biurê.
(b) Amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.
(c) Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
(d) Hiđro hóa hoàn toàn triolein thu được tristearin.
(e) Fructozơ là đồng phân của xenlulozơ.
(f) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
Số phát biểu đúng là
(a) đúng
(b) đúng
(c) đúng vì phenol có tính axit rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím
(d) đúng, (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 (C17H35COO)3C3H5
(e) sai vì chúng không có cùng CTPT
(d) sai, vì amilozo có cấu trúc mạch không nhánh, amilopectin có mạch polime phân nhánh
Vậy có 4 phát biểu đúng
Đáp án D
Hòa tan hoàn toàn 23 gam hỗn hợp Ca, CaO, K, K2O vào nước thu được dung dịch trong suốt X và thoát ra 4,48 lít H2 (đktc). Nếu sục 4,48 lít hoặc 13,44 lít (đktc) CO2 vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Sục V lít CO2 vào X thì thấy kết tủa đạt cực đại. Giá trị của V là
nH2 = 4,48 : 22,4 = 0,2 (mol)
Vì sục thể tích CO2 khác nhau lại cùng thu được m gam kết tủa => với lượng CO2 ít sẽ chỉ tạo kết tủa
Với lượng CO2 nhiều thì sẽ xảy ra trường hợp tạo kết tủa max sau đó kết tủa tan 1 phần
TN1: nCO2 = 4,48 : 22,4 = 0,2 (mol) => nCaCO3 = nCO2 = 0,2 (mol)
TN2: nCO2 = 13,44 : 22,4 = 0,6 (mol) => nCaCO3 = 0,2 (mol) và phần dung dịch chứa: Ca2+; K+ và HCO3- : 0,6 – 0,2 = 0,4 (mol) (BTNT C)
Quy đổi hỗn hợp ban đầu thành: \(\left\{ \matrix{Ca:a\,mol \hfill \cr K:\,b\,\,mol \hfill \cr O:\,\,c\,\,mol \hfill \cr} \right.\)
Ta có hệ phương trình:
\(\left\{ \matrix{
\buildrel {BTKL} \over
\longrightarrow 40a + 39b + 16c = 23 \hfill \cr
\buildrel {BT:e} \over
\longrightarrow 2a + b = 2c + 0,2.2 \hfill \cr
\buildrel {BTdien\,tich\,T{N_2}} \over
\longrightarrow 2a + b = 0,2.2 + 0,4 \hfill \cr} \right. \Rightarrow \left\{ \matrix{
a = 0,3 \hfill \cr
b = 0,2 \hfill \cr
c = 0,2 \hfill \cr} \right.\)
Sục V lít CO2 vào dd X thu được kết tủa cực đại khi tất cả Ca2+ chuyển về CaCO3 tức sau pư thu được các chất:
TH1: CaCO3: 0,3 (mol) và KOH: 0,2 (mol)
BTNT C: nCO2 = nCaCO3 = 0,3 (mol) => V1 = 0,3.22,4 = 6,72 (l)
TH2: CaCO3: 0,3 (mol) và KHCO3: 0,2 (mol)
BTNT C: nCO2 = nCaCO3 + nKHCO3 = 0,3 + 0,2 = 0,5 (mol) => V2 = 0,5.22,4 = 11,2 (lít)
Vậy giá trị của V nằm trong khoảng: 6,72 ≤ V ≤ 11,2 (Tức là giai đoạn chuyển CO2 pư với KOH thì lượng kết tủa không thay đổi)
Đáp án A
Cho các phát biểu sau
(a) Công thức hóa học của phèn chua là K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O.
(b) Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.
(c) Quặng boxit có thành phần chính là Al2O3.2H2O.
(d) Nhôm là kim loại có màu trắng bạc, nhẹ, có nhiều ứng dụng quan trọng.
(e) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Mg2+, Ca2+.
(g) Có thể điều chế kim loại Na bằng cách điện phân dung dịch NaCl.
Số phát biểu đúng là
Chỉ có (g) sai vì \(2NaCl + 2{H_2}O\buildrel {dpdd} \over\longrightarrow \,2NaOH + {H_2} \uparrow + \,C{l_2} \uparrow \)
=> có 5 phát biểu đúng
Đáp án C
Cho lên men 45 gam glucozơ để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 80%, thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là:
nC6H12O6 = 45 : 180 = 0,25 (mol)
Vì %H = 80% => nC6H12O6 pư = 0,25.0,8 = 0,2 (mol)
PTHH: C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH
0,2 → 0,4 (mol)
=> VCO2(đktc) = 0,4.22,4 = 8,96 (l)
Đáp án D
Cho các nhận xét sau:
(1) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau.
(2) Hai đồng phân của amino axit C3H7NO2 tạo ra tối đa 4 đipeptit.
(3) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3/NH3 thu được Ag.
(4) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ chỉ tạo ra 1 loại monosaccarit.
(5) Nồng độ glucozơ trong máu người thường khoảng 1%.
(6) Dung dịch lòng trắng trứng có phản ứng màu biure.
Số nhận xét đúng là
1) Sai, tinh bột và xenlulozo có cùng công thức chung (C6H10O5)n nhưng hệ số n khác nhau nên không phải là đồng phân của nhau.
(2) Sai, chỉ có α – amino axit mới tạo được peptit, do đó C3H7NO2 chỉ taoh 1 peptit Ala – Ala
(3) đúng, vì trong môi trường bazo fructozo chuyển thành glucozo nên cũng có pư tráng bạc
(4) đúng, thủy phân tinh bột và xenlulozo cùng thu được monosaccarit là glucozo
(5) sai, trong máu nồng độ glucozo chỉ khoảng 0,1%
(6) đúng, lòng trắng trứng chính là protein nên có pư màu biure,
=> có 3 nhận xét đúng
Đáp án B
Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3?
A. 2Fe3+ + 3SO42- + 3Ba2+ + 6OH- → 3BaSO4 + 2Fe(OH)3
B. Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3
C. 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3
D. 2Fe3+ + 3CO32- + 3H2O → 2Fe(OH)3 + 3CO2
Đáp án B
Hỗn hợp X gồm metan, axetilen và propen có tỉ khối so với H2 là 13,1. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X sau đó dẫn sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 38 gam kết tủa trắng và khối lượng bình tăng lên m gam. Giá trị m là
Đặt nCH4 = x; nC2H2 = y; nC3H6 = z (mol)
+) nX = x + y + z = 0,2 (1)
+) Tỉ khối:
\({M_X} = \dfrac{{16x + 26y + 42z}}{{0,2}} = 13,1.2\) (2)
+) nCaCO3 = nCO2 = 38/100 = 0,38 mol
BTNT C ⟹ nCO2 = x + 2y + 3z = 0,38 (3)
Từ (1)(2)(3) ⟹ x = 0,06; y = 0,1; z = 0,04
BTNT “H” ⟹ nH2O = 2x + y + 3z = 0,34 mol
⟹ mbình tăng = mCO2 + mH2O = 0,38.44 + 0,34.18 = 22,84 gam.
Đáp án C
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,615 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,40 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là:
Đặt số mol của amino axit, amin, H2O lần lượt là x, y, z
*nX = x + y = 0,18 (1)
*BTNT "O": 2n amino axit + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O ⟹ 2x + 0,615.2 = 2.0,4 + z (2)
*Peptit có dạng CnH2n+1O2N ⟹ n peptit = (nH2O – nCO2)/0,5
⟹ nH2O - nCO2 = 0,5 n peptit
Amin có dạng CmH2m+3N ⟹ n amin = (nH2O – nCO2)/1,5
⟹ nH2O – nCO2 = 1,5n amin
⟹ ∑nH2O – ∑nCO2 = 0,5 n peptit + 1,5n amin ⟹ z – 0,4 = 0,5x + 1,5y (3)
Giải (1) (2) (3) thu được: x = 0,08; y = 0,1; z = 0,59
Khi cho hỗn hợp tác dụng với KOH thì chỉ có amino axit phản ứng: nKOH = n amino axit = x = 0,08 mol
Đáp án A
Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch hỗn hợp chứa Ca(OH)2 và NaAlO2. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của m và x là
mAl(OH)3 = 27,3 gam ⟹ nAl(OH)3 = nAlO2- = 0,35 mol
Thứ tự phản ứng:
(1) CO2 + 2H2O + AlO2- → Al(OH)3 + HCO3-
(2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
(3) CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
- Tại nCO2 = 0,74 mol thì cả Al(OH)3 và CaCO3 đạt giá trị lớn nhất, phản ứng (2) vừa kết thúc:
nCO2 = nAlO2- + nCa(OH)2 ⟹ 0,74 = 0,35 + nCa(OH)2 ⟹ nCa(OH)2 = 0,39 mol
⟹ m = mCaCO3 + mAl(OH)3 = 0,39.100 + 0,35.78 = 66,3 gam
- Tại nCO2 = x: CaCO3 bị hòa tan hết, phản ứng (3) vừa kết thúc
x = nCO2 = nAlO2- + 2nCa(OH)2 = 0,35 + 2.0,39 = 1,13 mol.
X, Y là hai chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của ancol anlylic; Z là axit no, hai chức; T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 17,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 10,864 lít (đktc) khí O2 thu được 7,56 gam H2O. Mặt khác 17,12 gam E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,09 mol Br2. Nếu đun nóng 0,3 mol hỗn hợp E với 450ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng lấy phần lỏng chứa các chất hữu cơ đi qua bình đựng Na (dư) thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m gần nhất với?
nO2 = 0,485 mol; nH2O = 0,42 mol
BTKL: mCO2 = mE + mO2 – mH2O = 17,12 + 0,485.32 – 7,56 = 25,08 gam
=> nCO2 = 0,57 mol
BTNT “O”: nO(E) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 2.0,57 + 0,42 – 0,485.2 = 0,59 mol
Quy đổi hỗn hợp thành:
\(\begin{gathered}
17,12(g)\,E\left\{ \begin{gathered}
Ancol{\text{ }}{C_{\overline n }}{H_{2\overline n }}O:0,09 \hfill \\
Axit\,{C_m}{H_{2m - 2}}{O_4}:a \hfill \\
{H_2}O: - b \hfill \\
\end{gathered} \right. + {O_2}:0,485 \to \left\{ \begin{gathered}
C{O_2}:0,57 \hfill \\
{H_2}O:0,42 \hfill \\
\end{gathered} \right. \hfill \\
\begin{array}{*{20}{l}}
{BTNT{\text{ }}O:{n_{O\left( E \right)}} = 0,09 + 4a-b = 0,59(1)} \\
\begin{gathered}
BTNT{\text{ }}C:{n_{C{O_2}}} = 0,09\overline n + am = 0,57(2) \hfill \\
{m_E} = 0,09(14\overline n + 16) + a(14m + 62) - 18b = 17,12 \hfill \\
\Leftrightarrow 14(0,09\overline n + am) + 62a - 18b = 15,68(3) \hfill \\
\end{gathered}
\end{array} \hfill \\
\end{gathered} \)
Thay (2) vào (3) được: 62a + 18b = 15,68 – 0,09.0,57 (4)
Giải (1) và (4) được a = 0,13 và b = 0,02
\(\begin{gathered}
0,09\overline n + 0,13m = 0,57 \hfill \\
Ta\,co:\,\overline n > 3 \to m < 2,3 \Rightarrow m = 2,\overline n = \frac{{31}}{9} \hfill \\
\end{gathered} \)
=> 2 ancol là C3H6O (x mol) và C4H8O (y mol)
\(\left\{ \begin{gathered}
{n_{ancol}} = x + y = 0,09 \hfill \\
\overline n = \frac{{3x + 4y}}{{0,09}} = \frac{{31}}{9} \hfill \\
\end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}
x = 0,05 \hfill \\
y = 0,04 \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Quy đổi lại hỗn hợp ban đầu:
C3H5OOC-COOC4H7 (0,02/2 = 0,01)
HOOC-COOH (0,13 – 0,01 = 0,12)
C3H6O (0,05 – 0,01 = 0,04)
C4H8O (0,04 – 0,01 = 0,03)
=> nE (17,12 g) = 0,2 mol
Ta thấy: 0,3 mol E gấp 1,5 lần so với 17,12 g E
Mà ta thấy: 1,5(2neste + 2n axit) = 0,39 mol < nKOH = 0,45 mol => KOH dư
Ancol gồm:
C3H6O: 1,5.0,05 = 0,075 mol
C4H8O: 1,5.0,04 = 0,06 mol
Vì các ancol đơn chức nên: nH2 = 0,5n ancol = 0,0675 mol
m bình tăng = m ancol – mH2 = 0,075.58 + 0,06.72 – 0,0675.2 = 8,535 gam gần nhất với 8,5 gam
Đáp án C
Cho các chất sau: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy có phản ứng tráng bạc là
Các chất có pư tráng bạc là: HCHO, HCOOH, HCOOCH3 => có 3 chất
Đáp án C
Cho các phát biểu sau:
(1) Sự kết tủa của protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ.
(2) Sợi bông và tơ tằm có thể phân biệt bằng cách đốt chúng.
(3) Dùng dung dịch HCl có thể tách riêng benzen ra khỏi hỗn hợp gồm benzen và anilin.
(4) Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao.
(5) Để nhận biết glucozơ và fructozơ có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3, t0.
(6) Gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ do trong gạo nếp chứa nhiều amilopectin hơn.
(7) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π.
Số nhận xét đúng là
(1) đúng
(2) đúng, vì sợi bông có thành phần chính là xenlulozo khi đốt bông không có mùi khét, còn khi đốt tơ tằm ta ngửi thấy có mùi khét như mùi tóc cháy do tơ tằm được kết tinh từ protein.
(3) đúng, vì anilin phản ứng với dung dịch HCl dư theo PTHH:
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Sau đó dung dịch tách thành 2 lớp (lớp trên là bezen, lớp dưới là H2O, HCl dư và C6H5NH3Cl), ta tách và thu được benzen bằng phương pháp chiết.
(4) đúng vì ở trạng thái rắn thì amino axit tồn tại dưới dạng các ion lưỡng cực, có nhiệt độ nóng chảy cao
(5) sai vì glucozo và fructozo đều có phản ứng tráng gương
(6) đúng
(7) sai vì trong phân tử triolein chứa 6 liên kết π (3 liên kết π trong 3 nhóm COO và 3 liên kết π ngoài gốc hidrocacbon)
Vậy có 5 phát biểu đúng
Đáp án B
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại K vào dung dịch HCl.(2) Đốt bột Al trong khí Cl2.
(3) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường;
(4) Cho NaOH vào dung dịch Mg(NO3)2.
(5) Điện phân Al2O3 nóng chảy, có mặt Na3AlF6 với điện cực dương bằng than chì;
(6) Cho FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3dư.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá – khử xảy ra là
\(\eqalign{
& (1)\,\mathop K\limits^0 + \mathop {2H}\limits^{ + 1} Cl \to \,\mathop {2K}\limits^{ + 1} Cl\, + \mathop {{H_2}}\limits^0 \cr
& (2)2\mathop {Al\,}\limits^0 + 3\mathop {C{l_2}}\limits^0 \buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow 2\mathop {Al}\limits^{ + 3} \mathop {C{l_3}}\limits^{ - 1} \cr
& (3)\mathop {C{l_2}}\limits^0 + 2NaOH \to Na\mathop {Cl}\limits^{ - 1} + Na\mathop {Cl}\limits^{ + 1} O + {H_2}O \cr
& (4)2NaOH + Mg{(N{O_3})_2} \to Mg{(OH)_2} + 2NaN{O_3} \cr
& (5)\mathop {A{l_2}}\limits^{ + 3} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} \buildrel {dpnc} \over
\longrightarrow 2\mathop {Al}\limits^0 + 3\mathop {{O_2}}\limits^0 \cr
& (6)\mathop {Fe}\limits^{ + 2} C{l_2} + \mathop {3Ag}\limits^{ + 1} N{O_{3\,}}du\buildrel {} \over
\longrightarrow \mathop {Fe}\limits^{ + 3} {(N{O_3})_3} + 2AgCl + \mathop {Ag}\limits^0 \cr} \)
Trừ thí nghiệm (4) ra tất cả các thí nghiệm còn lại đều là pư oxh khử => có 5 thí nghiệm tất cả
Đáp án C
Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam este no, đơn chức, mac̣h hở X, thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Số CTCT của X là
Đặt công thức phân tử của este no, đơn chức, mạch hở là: CnH2nO2
nCO2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 (mol)
CnH2nO2 → nCO2
0,15/n ← 0,15 (mol)
Ta có: mCnH2nO2 = nCnH2nO2. MCnH2nO2
\(\eqalign{
& \Rightarrow {{0,15} \over n}.(14n + 32) = 3,7 \cr
& \Rightarrow 14n + 32 = {{74} \over 3}n \cr
& \Rightarrow n = 3 \cr} \)
Vậy CTPT của este là C3H6O2
Các CTCT thỏa mãn là: HCOOC2H5; CH3COOCH3
=> Có 2 CTCT thỏa mãn
Đáp án A
Người ta điều chế cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau:Xenlulozơ → Glucozơ → Etanol → Buta -1,3 - đien → cao su BunaBiết hiệu suất 3 phản ứng đầu lần lượt là 35%, 80%, 60%. Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn cao su Buna là:
Sơ đồ:
(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH →nCH2=CH-CH=CH2 → (-CH2-CH=CH-CH2-)n (cao sư Bu –Na)
Không mất tính tổng quát của bài toán, bỏ qua hệ số n để tính toán cho thuận tiện
1 tấn cao su buna có số mol là: \(n = {1 \over {54}}\,(\tan \,mol)\)
Từ sơ đồ pư => \({n_{tinh\,bot\,}} = n{\,_{cao\,su\,bu\,na}}\, = {1 \over {54}}\,(\tan \,mol)\)
Khối lượng tinh bột là: \({m_{tinh\,bot\,}} = {1 \over {54}}.162.{{100\% } \over {60\% }}.{{100\% } \over {80\% }}\,.{{100\% } \over {35\% }} = 17,857(\tan )\)
Đáp án B
Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
nH2= 1,12 :22,4 = 0,05 (mol)
nBa(OH)2 = 20,52 :171 = 0,12 (mol)
Coi hỗn hợp X ban đầu có: Na: a (mol) ; Ba: 0,12 (mol) và O: b (mol)
BTKL ta có: 23a + 0,12.137 + 16b = 21,9 (1)
BT “e” ta có: nNa + 2nBa2+ = 2nO + 2nH2
=> a + 2.0,12 = 2b + 2.0,05 (2)
Từ (1) và (2) => a = 0,14 và b = 0,14 (mol)
Vậy dung dịch Y chứa: NaOH: 0,14 (mol) và Ba(OH)2: 0,12 (mol)
=> ∑nOH- = 0,14 + 2.0,12 = 0,38 (mol)
Xét dd Y + Al2(SO4)3: 0,05 (mol)
Ta có:\(3 < {{{n_{O{H^ - }}}} \over {{n_{A{l^{3 + }}}}}} = {{0,38} \over {0,1}} = 3,8 < 4\) => tạo ra Al(OH)3 và AlO2-
=> nAl(OH)3= 4nAl3+ - nOH- = 4.0,1 – 0,38 = 0,02 (mol)
Khối lượng kết tủa thu được gồm: Al(OH)3: 0,02 (mol) và BaSO4: 0,12 (mol) (Tính theo Ba2+)
=> m↓ = mAl(OH)3 + mBaSO4 = 0,02.78 + 0,12.233 = 29,52 (g)
Đáp án C
Cho 0,1 mol phenyl fomat tác dụng với 300 ml dd NaOH 1M đun nóng, đến pứ hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
nNaOH = 0,3.1 = 0,3 (mol)
PTHH: HCOOC6H5 + 2NaOH → HCOONa + C6H5ONa + H2O
Pư: 0,1 → 0,2 → 0,1(mol)
PTHH tính theo số mol của HCOOC6H5 => rắn sau pư gồm có muối và NaOH dư
BTKL ta có: mHCOOC6H5 + mNaOH bđ = mRẮN + mH2O
=> 0,1.122 + 0,3.40 = mrắn + 0,1.18
=> mrắn = 22,4 (g)
Đáp án A
Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong 4 chất: etan, etanol, etanal, axit etanoic là
Nhiệt độ sôi: axit etanoic(CH3COOH) > etanol (C2H5OH) > etanal (CH3CH=O) > etan (C2H6)
Đáp án B
Muối mononatri của amino axit nào sau đây được dùng làm bột ngọt (mì chính)?
Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm bột ngọt (mì chính)
Đáp án D
Cho dãy các kim loai: Mg, Fe, Ag. Kim loaị trong dãy có tính khử yếu nhất là
Tính khử giảm theo thứ tự: Mg > Fe > Cu > Ag. => Ag có tính khử yếu nhất
Đáp án D