Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Trần Phú
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Trần Phú
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
56 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
Đáp án D
HCl làm quỳ tím hóa đỏ.
NaOH và CH3NH2 làm quỳ tím hóa xanh
Vẻ sáng lấp lánh của các kim loại dưới ánh sáng Mặt Trời (do kim loại có khả năng phản xạ hầu hết những tia sáng khả kiến) được gọi là
Đáp án B
Vẻ sáng lấp lánh của các kim loại dưới ánh sáng Mặt Trời (do kim loại có khả năng phản xạ hầu hết những tia sáng khả kiến) được gọi là ánh kim.
Phương trình hóa học nào dưới đây không đúng ?
Đáp án C
BaSO4 không bị phân bủy thành Ba, SO2, O2 (trong chương trình THPT BaSO4 không bị phân hủy)
Số nguyên tử hiđro trong phân tử alanin là
Đáp án B
Alanin: H2NCH(CH3)COOH. => Có 7H
Chất nào dưới đây thuộc loại cacbohiđrat?
Đáp án D
Glucozơ thuộc loại cacbohidrat
Thu được kim loại nhôm khi
Đáp án D
Điện phân nóng chảy hỗn hợp Al2O3 với criolit là phương pháp sản xuất Al trong công nghiệp.
Với nguyên liệu là quặng boxit, thêm criolit Na3AlF6 để hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 từ 2050oC xuống 900oC tăng độ dẫn điện do tạo thành nhiều ion hơn, tạo lớp bảo vệ không cho O2 phản ứng với Al nóng chảy.
Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là
Đáp án D
Than hoạt tính màu đen có khả năng lọc không khí
Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng phản ứng thủy phân chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là
Đáp án D
Fructozơ và saccarozơ
Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X (bằng NaOH), thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án B
Ta có: \({n_{glu\cos e}} = {n_{frutose}} = \underbrace {{n_{saccarose\,tham\,gia}}}_{0,1} \Rightarrow {n_{glu\cos e}} = {n_{frutose}} = 0,1\,mol\)
Quá trình phản ứng: \(\left\{ \begin{array}{l} glu\cos e\,\,0,1\,mol\\ fructose\,\,\,0,1\,mol \end{array} \right.2Ag \Rightarrow {n_{Ag}} = 0,1.2 + 0,1.2 = 0,4\,mol\)
BTNT Cl: \({n_{AgCl}} = \underbrace {{n_{HCl}}}_{0,02} \Rightarrow {n_{AgCl}} = 0,02\,mol\)
\( \Rightarrow {m_ \downarrow } = \underbrace {{m_{Ag}}}_{0,4.108} + \underbrace {{m_{AgCl}}}_{0,02.143,5} \Rightarrow \) \({{m_ \downarrow } = 46,07\,gam}\)
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl phản ứng là:
Đáp án B
Dồn X về \(\left\{ \begin{array}{l} {C_n}{H_{2n + 2}}:0,1\\ NH:0,1k \end{array} \right.\left\{ \begin{array}{l} C{O_2}:0,1n\\ {H_2}O:0,1 + 0,1n + 0,05k\\ {N_2}:0,05k \end{array} \right.\)
\(0,2n + 0,1k + 0,1 = 0,5\to2n + k = 4\to\left\{ \begin{array}{l} n = 1\\ k = 2 \end{array} \right.\)
Vậy amin phải là: \(N{H_2} - C{H_2} - N{H_2}\)
\({n_X} = \frac{{4,6}}{{46}} = 0,1\to{n_{HCl}} = 0,2\left( {mol} \right)\)
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
PVC được trùng hợp từ vinyl clorua CH2=CHCl
Hòa tan hoàn toàn 3,9 gam hỗn hợp (X) gồm Mg và Al vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng Al có trong hỗn hợp (X) là:
Đáp án A
Đặt a, b là số mol Mg, Al
\( \to {m_X} = 24a + 27b = 3,9\)
\({n_{{H_2}}} = a + 1,5b = 0,2\)
\( \to a = 0,05;b = 0,1\)
\( \to {m_{Al}} = 2,7gam\)
Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là:
\({n_{{H_2}}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\,\,mol\)
\(3{n_{Al}} = 2{n_{{H_2}}} \to {n_{Al}} = \frac{2}{3}.0,15 = 0,1\,\,mol \to {m_{Al}} = 2,7\,\,gam\)
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở điều kiện thường, metylamin là chất khí mùi khai khó chịu, độc, dễ tan trong nước.
(b) Anilin là chất lỏng ít tan trong nước.
(c) Dung dịch anilin làm đổi màu phenolphtalein.
(d) Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên trên là do sự đông tụ protein.
(e) Đipeptit Ala-Val có phản ứng màu biure.
Số phát biểu đúng là
Đáp án C
(3) Sai, Dung dịch anilin không làm đổi màu phenolphtalein.
(5) Sai, Đipeptit Ala-Val không có phản ứng màu biure.
Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức, số mol X gấp hai lần số mol Y) và este Z được tạo ra từ X và Y. Cho một lượng M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, tạo ra 16,4 gam muối và 8,05 gam ancol. Công thức của X và Y là
Đáp án D
Gọi X là RCOOH, Y là R'OH => Z là RCOOR'
Đặt nX = 2x => nY = x => nZ = y
nNaOH = 0,2 => 2x + y = 0,2
m muối = 16,4 => nRCOONa = \(\frac{{16,4}}{{R + 67}}\); mà nRCOONa = nNaOH = 0,2
=> R =15 (CH3-)
nR'OH = \(\frac{{8,05}}{{R' + 17}}\) => x + y = \(\frac{{8,05}}{{R' + 17}}\)
Rõ ràng +) 2x + y < 2x + 2y => 0,2 < 2. \(\frac{{8,05}}{{R' + 17}}\) => R' < 63,5
+) x + y < 2x + y => 0,2 > \(\frac{{8,05}}{{R' + 17}}\) => R' > 23,25
=> R' = 29 (C2H5-) ; 43 (C3H7-) ; 59(C4H9-)
Để xác định nồng độ mol/l của dd K2Cr2O7 người ta làm như sau:
Lấy 10 ml dung dịch K2Cr2O7 cho tác dụng với lượng dư dung dịch KI trong môi trường axit sunfuric loãng dư. Lượng I2 thoát ra trong phản ứng được chuẩn độ bằng lượng vừa đủ là 18 ml dung dịch Na2S2O3 0,05M.
Biết các phản ứng hóa học xảy ra:
\(\;\begin{array}{*{20}{l}} {\left( 1 \right){\rm{ }}6KI{\rm{ }} + {\rm{ }}{K_2}C{r_2}{O_7}\; + {\rm{ }}7{H_2}S{O_4}\; \to {\rm{ }}4{K_2}S{O_4}\; + {\rm{ }}C{r_2}{{\left( {S{O_4}} \right)}_3}\; + {\rm{ }}3{I_2}\; + {\rm{ }}7{H_2}O;}\\ {\left( 2 \right){\rm{ }}{I_2}\; + {\rm{ }}2N{a_2}{S_2}{O_3}\; \to {\rm{ }}2NaI{\rm{ }} + {\rm{ }}N{a_2}{S_4}{O_6}.} \end{array}\)
Nồng độ mol/l của K2Cr2O7 là
Bước 1: Tính số mol của Na2S2O3
nNa2S2O3 = 0,018.0,05 = 9.10-4 mol
Bước 2: Viết phương trình phản ứng, tính số mol các chất theo PTHH
\(\begin{array}{l} PTTH:6KI + {K_2}C{r_2}O_7^{} + 7{H_2}S{O_4} \to 4{K_2}S{O_4} + C{r_2}{(S{O_4})_3} + 3{I_2} + 7{H_2}O\\ (mol)\;{\rm{ }}\;\;1,{5.10^{ - 4}}\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }} \leftarrow \;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;4,{5.10^{ - 4}}\;\\ {\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;{I_2} + N{a_2}{S_2}{O_3} \to 2NaI + N{a_2}{S_4}{O_6}\\ (mol){\rm{ }}\;\;\;4,{5.10^{ - 4}} \leftarrow \;{9.10^{ - 4}} \end{array}\)
Bước 3: Tính CM của K2Cr2O7
⟹ CM K2Cr2O7 = 1,5.10-4/0,01 = 0,0015M.
Để xác định nồng độ dung dịch NaOH, người ta dùng dung dịch đó chuẩn độ 25,00 ml dung dịch H2C2O4 0,05M (dùng phenolphtalein làm chỉ thị). Khi chuẩn độ dùng hết 46,50 ml dung dịch NaOH. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đó là
Bước 1: Tính số mol NaOH
n(COOH)2 = 0,025.0,05 = 0,00125 mol
Bước 2: Tính nồng độ NaOH
\(\begin{array}{*{20}{l}} {PTHH:{\rm{ }}{{\left( {COOH} \right)}_2}\; + {\rm{ }}2NaOH{\rm{ }} \to {\rm{ }}{{\left( {COONa} \right)}_2}\; + {\rm{ }}2{H_2}O}\\ {{n_{NaOH\;}} = \;2{n_{\left( {COOH} \right)2}}\; = {\rm{ }}2.0,00125{\rm{ }} = {\rm{ }}0,0025{\rm{ }}\left( {mol} \right)}\\ { \Rightarrow {\rm{ }}{C_{M{\rm{ }}NaOH}}\; = \;0,025{\rm{ }}:{\rm{ }}0,0465{\rm{ }} \approx {\rm{ }}0,054M} \end{array}\)
Hòa tan 2,84 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí ở đktc. Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu là:
Đặt x và y lần lượt là số mol của CaCO3 và MgCO3
n = 0,03 mol
\(\begin{array}{l} CaC{O_3}\; + {\rm{ }}2HCl\; \to \;CaC{l_2}\; + {\rm{ }}{H_2}O{\rm{ }} + {\rm{ }}C{O_2}\\ x{\rm{ }}:{\rm{ }}x{\rm{ }}mol\\ MgC{O_3}\; + {\rm{ }}2HCl\; \to \;MgC{l_2}\; + {\rm{ }}{H_2}O{\rm{ }} + {\rm{ }}C{O_2}\\ y{\rm{ }}:{\rm{ }}y{\rm{ }}mol \end{array}\)
Ta có:(40+12+16. 3). x + (24+12+16. 3). y = 2,84 (1)
x + y = 0,03 (2)
Từ (1) và (2), giải hệ phương trình: x = 0,02, y = 0,01
m CaCO3 = 2 gam
%m CaCO3 = 70,4%
Cho 2,24 gam bột Fe vào dung dịch chứa 8,86 gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3. Kết thúc phản ứng được chất rắn Y. Cho toàn bộ Y vào dung dịch FeCl3 dư cho tới khi ngừng phản ứng thì thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 1,56 gam. Tính tỉ lệ % khối lượng AgNO3 trong hỗn hợp ban đầu
Nếu rắn Y không có Fe thì chỉ có Ag và Cu
Y phản ứng với dung dịch FeCl3 chỉ có Cu bị hòa tan
Khối lượng dung dịch tăng là khối lượng Cu 1,56 gam suy ra khối lượng ban đầu > 8,86 gam nên loại
Rắn Y gồm x mol AgNO3 , y mol Cu(NO3)2 và 0,04-(x/2 + y) mol Fe dư cho vào dung dịch FeCl3, chỉ có
Fe và Cu bị hòa tan làm cho khối lượng dung dịch tăng 1,56 gam
Có hệ phương trình: [0,04 - (x/2 + y)].56 + 64y = 1,56 gam
170x +188y = 8,86 gam hỗn hợp ban đầu
⇒ x = 0,03 mol AgNO3 tương ứng 57,56%
Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam một ete tạo ra từ axit no, đơn chức và ancol no, đơn chức, cần V lít oxi. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí CO2. Biết các thể tích đều đo ở đktc. Công thức phân tử của E:
Este no đơn chức
\({C_n}{H_{2n}}{O_2} + \frac{{3n - 2}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + n{H_2}O\)
Số mol H2O = số mol CO2 = 0,2 mol
Theo định luật bảo toàn nguyên tố oxi:
Số mol este = số mol CO2+1/2CO2+1/2 số mol H2O - số mol O2 = 0,05mol
Meste = 14n+32 = 88 ⇒ n = 4 ⇒ este là C4H8O2
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol saccarozơ, thu được dung dịch A. Cho lượng dư AgNO3/NH3 vào dung dịch A, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là.
0,1 mol saccarozơ (đisaccarit) thủy phân cho 0,2 mol monosaccarit (glucozơ và fructozơ) đều tráng bạc cho 0,4 mol Ag.
⇒ m = 108 x 0,4 = 43,2 (g)
Cho các chất: metyl fomat, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, axetilen, fructozơ, tinh bột, axit oxalic. Số chất tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 là
Gồm những chất có nhóm –CH=O hoặc −C≡CH−C≡CH: metyl fomat, glucoz, anđehit axetic, axetilen, fructozơ (môi trường kiềm chuyển thành glucozơ).
Hiện tượng khi cho Cu tác dụng với HNO3 đặc là gì?
Phương trình hóa học : Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Hiện tượng : dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ NO2 thoát ra
Có bao nhiêu thí nghiệm xảy ra phản ứng:
(1) Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3;
(2) H2S vào dung dịch CuSO4;
(3) KI vào dung dịch FeCl3;
(4) Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3;
(5) Dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2;
(6) CuS vào dung dịch HCl.
(1) Cu + Fe3+ → Cu2+ + Fe2+
(2) H2S + Cu2+ → CuS + 2H+
(3) I- + Fe3+ → I2 + Fe2+
(4) Ag+ + Cl- → AgCl
(5) Fe2+ + H+ + NO3- → Fe3+ + NO + H2O
(6) Không phản ứng.
Tìm X biết nó phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan, thu được dung dịch màu xanh thẫm.
Nhận thấy Cu không tan trong HCl → lọai D
Fe(OH)2 là kết tủa không tan trong NH3 dư → loại A, B
CuO + HCl → CuCl2 + H2O
CuCl2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ (xanh) + 2NH4Cl
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (dd màu xanh thẫm)
Cho Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y chứa chất nào?
Các phản ứng xảy ra lần lượt là
Cu (dư) + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 (X) + 2Ag
Fe (dư) + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 (Y) + Cu
Vậy Y chỉ chứa Fe(NO3)2 vì Fe dư.
Để bảo quản dung dịch FeSO4 trong phòng thí nghiệm, người ta dùng chất nào?
Để bảo quản FeSO4 trong PTN ta cần thêm 1 đinh sạch vì Fe sẽ khử Fe3+ sinh ra về Fe2+
Không dùng B vì Fe2+ rất dễ dàng bị oxi không khí oxh lên Fe3+
Không dùng C vì sẽ tạo muối Cu2+ lẫn trong dung dịch
Không dùng D vì Fe2+ sẽ tác dụng với axit sunfuric đặc lên Fe3+ ngay lập tức
Cho sơ đồ CuFeS2 → X → Y → Cu
Hai chất X, Y lần lượt là gì?
2CuFeS2 + 4O2 → Cu2S + 2FeO + 3SO2
(X)
2Cu2S + O2 → 2Cu2O + 2SO2
(Y)
2Cu2O + Cu2S → 6Cu + SO2
Hai chất X, Y lần lượt là Cu2S và Cu2O.
Cho hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu vào dung dịch hỗn hợp 2 muối AgNO3 và Ni(NO3)2. Kết thúc phản ứng được rắn X (tan một phần trong dung dịch HCl dư) và thu được dung dịch Y (phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH được tủa gồm 2 hydroxit kim loại). Nhận xét nào sau đây không đúng về thí nghiệm trên
Đầu tiên Al phản ứng với AgNO3 trước
(1) Nếu Al còn dư thì phản ứng với Ni(NO3)2 ; Cu không phản ứng
(2) Nếu Al hết và AgNO3 dư thì Cu phản ứng với AgNO3, Ni(NO3)2 giừ nguyên.
X tan 1 phần trong HCl → Chứng tỏ giả thuyết (1) đúng
→ Y gồm Al3+ ; Ni2+ (có thể )
Mà Y phản ứng với NaOH vừa đủ tạo 2 hydroxit → Y phải có Ni2+
→ Rắn X gồm Ag, Cu , Ni
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(b) Cho PbS vào dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Đun nhẹ dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Cho mẩu nhôm vào dung dịch Ba(OH)2.
(e) Cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với muối NaNO3 (rắn), đun nóng.
(f) Cho Si tác dụng với dung dịch KOH loãng.
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là
a) NxOy
(c) CO2
(d) H2
(e) NxOy
(f) H2
Hòa tan hỗn hợp ba kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất không tan là Cu. Phần dung dịch sau phản ứng chắc chắn có chứa
Cu dư không có Fe(NO3)3 → loại A,D
Do Cu có thể chưa phản ứng nên muối của Cu có thể không có nên chọn B.
Cho các mệnh đề sau
(1) Cu2O vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
(2) CuO vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(3) Cu(OH)2 tan dễ dàng trong dung dịch NH3.
(4) CuSO4 khan có thể dùng để phát hiện nước lẫn trong dầu hoả hoặc xăng.
(5) CuSO4 có thể dùng làm khô khí NH3.
Số mô tả sai là
(1) đúng, do trong Cu2O thì Cu có số oxi hóa +1 trung gian giữa 0 và +2
(2) sai, CuO chỉ có tính oxi hóa.
(3) đúng
(4) đúng,
(5) sai, CuSO4 cho vào khí NH3 ẩm sẽ có phản ứng xảy ra.
Chất lỏng Boocđo là hỗn hợp CuSO4 và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu CuSO4 dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây). Boocđo là một chất diệt nấm cho cây rất hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. Để phát hiện CuSO4 dư nhanh, có thể dùng phản ứng hóa học nào sau đây ?
Chất lỏng Boocđo gồm những hạt rất nhỏ muối đồng bazơ sunfat không tan và canxi sunfat.
4CuSO4 + 3Ca(OH)2 → CuSO4.3Cu(OH)2 + 3CaSO4
Để thử nhanh thuốc diệt nấm này tức là phát hiện đồng (II) sunfat dư, người ta dùng đinh sắt: sắt tan ra, có kim loại Cu đỏ xuất hiện.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Để loại bỏ tạp chất C2H2, C2H4, but-1,3-đien, CH3NH2 có lẫn trong C2H6 ta cho hỗn hợp lần lượt đi qua dung dịch
Cho hỗn hợp đi qua dung dịch Br2, các chất C2H2, C2H4, but-1,3-đien do có phản ứng với dung dịch Br2
Còn lại CH3NH2 và C2H6 đi ra khỏi dung dịch, dẫn hỗn hợp này qua dung dịch HCl. CH3NH2 bị giữ lại do phản ứng với HCl, còn lại ta thu được C2H6 tinh khiết
Cho hỗn hợp X gồm 2,80 gam Fe và 0,81 gam Al vào 500 ml dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 8,12 gam chất rắn T gồm 3 kim loại. Cho T tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch Y tương ứng là
T gồm 3 kim loại ⇒ chắc chắn gồm : Ag ; Cu ; Fe.
T + HCl dư thu được khí H2 : Fe + 2HCl ⇒ FeCl2 + H2
⇒ nFe (T) = nH2 = 0,03 mol
⇒ mAg + mCu = mT – mFe(T) = 6,44g
Lại có : Bảo toàn e : ne cho (KL) = ne nhận (muối)
⇒ 2.(0,05 – 0,03) + 3.0,03 = 2.nCu2+ + nAg+
⇒nCu2+ = 0,05 ; nAg+ = 0,03 mol
\(\Rightarrow {C_M}\;[Cu{(N{O_3})_2}]{\rm{ }} = {\rm{ }}0,1{\rm{ }}M{\rm{ }};{C_M}\;[AgN{O_3}]{\rm{ }} = {\rm{ }}0,06{\rm{ }}M\)
Chất nào sau đây tác dụng với sắt, tạo thành sắt(III) clorua?
Cl2 tác dụng với sắt, tạo thành sắt(III) clorua
Các PTHH:
\(\begin{array}{l} Fe{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}S{O_{4(loa ng)}}\; \to {\rm{ }}FeS{O_4}\; + {\rm{ }}{H_2}\\ Fe{\rm{ }} + {\rm{ }}S\;\mathop \to \limits^{{t^0}} \;FeS\\ Fe{\rm{ }} + {\rm{ }}2HCl{\rm{ }} \to {\rm{ }}FeC{l_2}\; + {\rm{ }}{H_2}\\ Fe{\rm{ }} + {\rm{ }}1,5C{l_2}\;\mathop \to \limits^{{t^0}} \;FeC{l_3} \end{array}\)
Vậy khi Fe tác dụng với Cl2 (to) thu được muối sắt (III)
Sắt + lưu huỳnh → sắt (II) sunfua xảy ra trong điều kiện nào?
“Sắt tác dụng với lưu huỳnh trong điều kiện nhiệt độ cao tạo thành sắt (II) sunfua”
Cho 5,6g sắt tác dụng hết với khí Cl2 dư thu được m(g) muối. Giá trị của m là
Muối FeCl3
Bảo toàn Fe có nmuối = nFe = 0,1mol
mmuối = 0,1.162,5 = 16,25g
Cho Fe vào H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc) và m1 gam muối. Mặt khác, cho Fe dư vào H2SO4 đặc, nóng thu được V lít SO2 (đktc) và dd có chứa m2 gam muối. So sánh m1 và m2?
- Cho Fe dư + H2SO4 → m1 gam muối + V lít H2
Fe + 2H+ → Fe2+ + H2↑
nFe2+ = nH2 = V/22,4 → m1 = mFeSO4 = V/22,4 x 152 gam.
- Cho Fe + H2SO4 đặc, nóng → m2 gam muối + V lít SO2
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
nFe2(SO4)3 = 1/3 x nSO2 = 1/3 x V/22,4 mol
→ m2 = mFe2(SO4)3 = 1/3 x V/22,4 x 400 gam
→ m1 > m2
→ Đáp án C
Nhúng Fe vào FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 (đặc, nóng), NH4NO3 số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II)?
Nhúng 1 lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa 1 trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 (đặc, nóng), NH4NO3.
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Fe + AlCl3 → không phản ứng.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb↓
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
Fe + NH4NO3 → không phản ứng.
→ Số trường hợp tạo muối Fe(II) là 4.
→ Đáp án D