Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Toán năm 2020 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Toán năm 2020 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi
-
Hocon247
-
50 câu hỏi
-
90 phút
-
57 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình sau?
Đồ thị có đường tiệm cận nên loại B và C.
Lại có :
\(\lim\limits _{x \rightarrow 2^{\pm}} y=\lim \limits_{x \rightarrow 2^{\pm}} \frac{x+2}{x-2}=\pm \infty\) nên x=2 là đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số nên chọn A.
Cho hình chóp S. ABC có \(S A=S B\,\, và \,\,C A=C B\) . Góc giữa hai đường thẳng SC và AB bằng
Goi I là trung điềm của AB. Vì SA=SB nên \(\Delta S A B\) cân tai S \(\Rightarrow S I \perp A B\)(1).
Vì C A=CB nên \(\Delta C A B\) cân tai C \(\Rightarrow C I \perp A B\)(2)
Từ (1) và(2) \(\Rightarrow A B \perp(S I C) \Rightarrow A B \perp S C \Rightarrow(S C, A B)=90^{\circ}\)
Giá trị lớn nhất của hàm số \(y=\frac{3 x-1}{x-3}\)-trên \([0 ; 2]\) là:
\(\begin{array}{l} y=f(x)=\frac{3 x-1}{x-3} \\ \operatorname{TXĐ}: D=\mathbb{R} \backslash\{3\} \end{array}\)
\(f^{\prime}(x)=\frac{-8}{(x-3)^{2}}<0 \forall x \neq 3 \Rightarrow\)Hàm số luôn nghịch biến trên \((-\infty ; 3) \text { và }(3 ;+\infty)\)
\(\Rightarrow \underset{[0 ; 2]}{\max } f(x)=f(0)=\frac{1}{3}\)
Số nghiệm của phương trình \(\log _{2}\left(x^{2}-x+2\right)=1\) là:
ĐK: \(x^{2}-x+2>0 \text{ luôn đúng } \forall x \in \mathbb{R}\)
Ta có:
\(\log _{2}\left(x^{2}-x+2\right)=1 \Leftrightarrow x^{2}-x+2=2 \Leftrightarrow x^{2}-x=0 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l} x=0 \\ x=1 \end{array}\right.\)
Phương trình đã cho có hai nghiệm.
Cho lăng trụ đều ABC.A' B'C' có cạnh đáy bằng 2a, độ dài cạnh bên bằng \(a \sqrt{3}\) . Tính thể tích V của khối lăng trụ
Diện tích đáy của lăng trụ là \(S=(2 a)^{2} \frac{\sqrt{3}}{4}=a^{2} \sqrt{3}\)
Thể tích lăng trụ là \(V=a^{2} \sqrt{3} \cdot a \sqrt{3}=3 a^{3}\)
Cho a là số thực dương khác 1 . Tính \(I=\log _{\sqrt{a}} a\)
Ta có: \(I=\log _{\sqrt{a}} a=2 \log _{a} a=2\)
Tính thể tích V của khối chóp có đáy là hình vuông cạnh bằng 3 và chiều cao bằng 4
Thể tích khối chóp là \(V=\frac{1}{3} \cdot 3^{2} \cdot 4=12\)
Hàm số \(y=x^{4}-2 x^{2}+1\)nghịch biến trên khoảng nào sau đây?
Ta có:
\(y^{\prime}=4 x^{3}-4 x ; y^{\prime}=0 \Leftrightarrow 4 x^{3}-4 x=0 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l} x=0 \\ x=\pm 1 \end{array}\right.\)
Dựa vào bảng biến thiên nhận thấy hàm số nghịch biến trên \((-\infty ;-1)\)
Thể tích khối cầu có bán kính r bằng
Áp dụng công thức ta có thể tích khối cầu là \(V=\frac{4}{3} \pi r^{3}\)
Cho số phức \(z=2-3 i\) . Phần ảo của số phức z là.
Phần ảo của số phức là -3
Xét số phức z thỏa mãn \((\bar{z}+2 i)(z-2)\)là số thuần ảo. Trên mặt phẳng tọa độ, tập hợp tất cả các điểm biễu diễn các số phức z là một đường tròn có tâm là điểm nào dưới đây?
Gọi \(z=a+b i,(a, b \in \mathbb{R})\)
Khi đó ta có:
\((\bar{z}+2 i)(z-2)=\bar{z} .z-2 .\bar{z}+2 i . z-4 i=a^{2}+b^{2}-2(a-b i)+2 i(a+b i)-4 i\)
\(=a^{2}+b^{2}-2 a-2 b+(2 a+2 b-4) i\)
Để \((\bar{z}+2 i)(z-2)\) là số thuần ảo thì
\(a^{2}+b^{2}-2 a-2 b=0 \Leftrightarrow(a-1)^{2}+(b-1)^{2}=2\)
Vậy trên mặt phẳng tọa độ, tập hợp tất cả các điểm biễu diễn các số phức z là một đường tròn có tâm là M (1;1).
Nếu \(\int\limits_{1}^{2} f(x) d x=5 \text { và } \int\limits_{1}^{2} g(x) d x=-7 \text { thì } \int\limits_{1}^{2}(2 f(x)+g(x)) d x\) bằng
Ta có:
\(\int\limits_{1}^{2}(2 f(x)+g(x)) d x=2 \int\limits_{1}^{2} f(x) d x+\int\limits_{1}^{2} g(x) d x=2.5-7=3\)
Họ tất cả các nguyên hàm của hàm số \(f(x)=3 x^{2}+\frac{1}{x}\) là:
Ta có: \(\int\left(3 x^{2}+\frac{1}{x}\right) d x=x^{3}+\ln |x|+C\)
Trên mặt phẳng tọa độ, điểm biểu diễn số phức liên hợp của số phức \(z=3+4 i\) là điểm nào dưới dây?
Số phức liên hợp của số phức z là \(z=3-4 i\)
Điểm biểu diễn là \(N(3 ;-4)\)
Tính diện tích xung quanh của hình nón có bán kính đáy \(r=\sqrt{3}\) và chiều cao h = 4
Chiều dài đường sinh hình nón là \(l=\sqrt{r^{2}+h^{2}}=\sqrt{3+16}=\sqrt{19}\)
Khi đó \(S_{x q}=\pi r l=\pi \sqrt{3} \sqrt{19}=\sqrt{57} \pi\)
Quay hình vuông ABCD cạnh a xung quanh một cạnh .Thể tích khối trụ được tạo thành là:
Khối trụ tạo thành có đường cao h=a, bán kính r=a
Suy ra \(V=\pi r^{2} h=\pi a^{2} a=\pi a^{3}\)
Cho cấp số nhân \((u_n )\) có \(u_{2}=\frac{1}{4} \text { và } u_{3}=1\). Tìm công bội q
Ta có công bội \(q=\frac{u_{3}}{u_{2}}=4\)
Trong không gian Oxyz , cho đường thẳng \(d: \frac{x-1}{2}=\frac{y+1}{1}=\frac{z-1}{2}\). Véc tơ nào sau đâu là véc tơ chỉ phương của đường thẳng d
Từ phương tình đường thẳng suy ra đường thẳng có một vec tơ chỉ phương là \(\vec{u}=(2 ; 1 ; 2)\)
Cho số phức \(z=2+i . \operatorname{Tính }|z|\)
Ta có: \(|z|=\sqrt{2^{2}+1^{2}}=\sqrt{5}\)
Có bao nhiêu cách để 10 người ngồi vào 10 ghế xếp thành hàng dài sao cho mỗi người ngồi đúng một ghế ?
Mỗi cách sắp xếp 10 người vào 10 ghế là một hoán vị của 10 phần tử. Do đó có 10! cách sắp xếp.
Tập nghiệm của bất phương trình \(e^{x^{2}-x+1}<e\)
TXĐ: \(D=\mathbb{R}\)
Ta có:
\(\mathrm{e}^{x^{2}-x+1}<\mathrm{e} \Leftrightarrow x^{2}-x+1<1 \Leftrightarrow x^{2}-x<0 \Leftrightarrow 0<x<1\)
Tổng số đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=\frac{2 x-1}{x+1}\)
Do \(\lim \limits_{x \rightarrow+\infty} \frac{2 x-1}{x+1}=2\), vậy đồ thị hàm số có một tiệm cận ngang.
Tìm tập xác định D của hàm số \(y=(2-x)^{\frac{1}{3}}\)
ĐK: \(2-x>0 \Leftrightarrow x<2\)
Vậy Tập xác định là \(D=(-\infty ; 2)\)
Cho lăng trụ tam giác đều \(A B C \cdot A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\) có độ dài cạnh đáy bằng a, góc giữa đường thẳng AB' và mặt phẳng (ABC) bằng \(60^{\circ} .\) . Tính thể tích V của khối trụ ngoại tiếp lăng trụ đã cho
Ta có: \(\widehat {\left(A B^{\prime} ;(A B C)\right)}=\widehat{Ơ\left(A B^{\prime} ; A B\right)}=\widehat{B A B^{\prime}}=60^{\circ}\)
\(\tan\widehat{ B A B^{\prime}}=\frac{B B^{\prime}}{A B} \Rightarrow B B^{\prime}=A B \cdot \tan \widehat{B A B^{\prime}}=a \cdot \tan 60^{\circ}=a \sqrt{3}\)
Bán kính đường tròn ngoại tiếp đáy lăng trụ:\(R=\frac{a \sqrt{3}}{3}\)
\(\Rightarrow V=S \cdot h=\pi\left(\frac{a \sqrt{3}}{3}\right)^{2} \cdot a \sqrt{3}=\frac{\pi a^{3} \sqrt{3}}{3}\)
Cho \(a=\log _{2} 5, b=\log _{2} 9\). Biểu diễn của \(P=\log _{2} \frac{40}{3}\) theo a và b là
Ta có:
\(P=\log _{2} \frac{40}{3}=\log _{2} 40-\log _{2} 3=\log _{2} 2^{3} .5-\log _{2} 3\)
\(=\log _{2} 2^{3}+\log _{2} 5-\frac{1}{2} \log _{2} 9=3+a-\frac{1}{2} b\)
Vậy \(P=3+a-\frac{1}{2} b\)
Tính thể tích vật thể giới hạn bởi các mặt phẳng x =0 và x= 1, biết thiết diện của vật thể cắt bởi mặt phẳng vuông góc với trục Ox tại điểm có hoàng độ \(0 \leq x \leq 1\) là một hình vuông có độ dài cạnh \(\sqrt{x (e^{x}-1)}\).
Diện tích thiết diện là \(: S(x)=x e^{x}-1\)
Thể tích \(V=\int_{0}^{1} S(x) d x=\int_{0}^{1} x( e^{x}-1) d x\)
Đặt \(\left\{\begin{array}{l} u=x \\ d v=e^{x}-1 d x \end{array} \Rightarrow\left\{\begin{array}{l} d u=d x \\ v=e^{x}-x \end{array}\right.\right.\) ta có:
\(V=x e^{x}-\left.1\right|_{0} ^{1}-\int\limits_{0}^{1} e^{x}-x d x=e-1-\left.\left(e^{x}-\frac{x^{2}}{2}\right)\right|_{0} ^{1}=e-1-\left(e-\frac{1}{2}-1\right)=\frac{1}{2}\)
Tất cả các giá trị của m để hàm số \(y=\frac{2 \cos x-1}{\cos x-m}\) đồng biến trên khoảng \(\left(0 ; \frac{\pi}{2}\right)\) là
Đặt \(t=\cos x, t \in(0 ; 1)\). Khi đó \(f(t)=\frac{2 t-1}{t-m}\)
Vì \(t=\cos x\) là hàm số nghịch biến trên \(\left(0 ; \frac{\pi}{2}\right)\) nên nên bài toán trở thành tìm m để hàm số y=f(t) nghịch biến trên (0;1).
Ta có: \(f^{\prime}(t)=\frac{-2 m+1}{(t-m)^{2}}\)
Yêu cầu bài toán \(\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l} -2 m+1<0 \\ {\left[\begin{array}{l} m \geq 1 \\ m \leq 0 \end{array}\right.} \end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l} m>\frac{1}{2} \\ m \geq 1 \\ m \leq 0 \end{array} \Leftrightarrow m \geq 1\right.\right.\)
Cho hàm số y =f(x) có đồ thị như sau
Số nghiệm thực của phương trình \(f(|x|)-1=0\) là
\(f(|x|)-1=0\Leftrightarrow f(|x|)=1\)
Từ đồ thị hàm số y =f(x) suy ra đồ thị hàm số \(y=f(|x|)\) bằng cách:
+ giữ nguyên phần đồ thị hàm ố y=f(x) nằm bến phải trục Oy. Bỏ đi phần đồ thị nằm bên trái Oy.
+Lấy đối xứng phần đồ thị y=f(x) nằm bên phải Oy qua trục Oy
Ta được
Dựa vào đồ thị hàm số \(y=f(|x|)\) suy ra phương trình \(f(|x|)-1=0\) có hai nghiệm thực.
COVID19 là một loại bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (nCOV) bắt đầu từ Trung Quốc (đầu tháng 12/2019) gây ra với tốc độ truyền bệnh rất nhanh (tính đến ngày 02/06/2020 đã có 6.365.173 người nhiễm bệnh. Giả sử ban đầu có 1 người nhiễm bệnh và cứ sau 1 ngày sẽ lây sang a người khác (\(a \in \mathbb{N}^{*}\) ). Tất cả những người nhiễm bệnh lại lây sang những người khác với tốc độ như trên (1 người lây cho a người). Tìm a biết sau 7 ngày có 16384 người mắc bệnh. (Giả sử người nhiễm bệnh không phát hiện bản thân bị bệnh, không phòng tránh cách ly và trong thời gian ủ bệnh vẫn lây sang người khác được)
Tổng số người mắc bệnh trong các ngày như sau:
Ngày thứ nhất mắc 1+a người
Ngày thứ hai mắc: \(1+a+(1+a) a=(1+a)^{2}\) người
...
Ngày thứ 7 mắc: \((1+a)^{7}\)
Theo đề bài ta có \((1+a)^{7}=16384 \Leftrightarrow a=3\)
Trong không gian Oxyz , cho điểm \(A(1 ;-3 ; 2)\) Tọa độ điểm A' đối xứng với A điểm qua mặt phẳng (Oyz) là
Hình chiếu của A lên mặt phẳng (Oyz) là \(H(0 ;-3 ; 2)\)
Do H là trung điểm của AA' nên \(A^{\prime}(-1 ;-3 ; 2)\)
Biết rằng hàm số \(y=f(x)=a x^{4}+b x^{2}+c\) có đồ thị là đường cong trong hình vẽ dưới đây.
Tính a+b+2c
\(y^{\prime}=f^{\prime}(x)=4 a x^{3}+2 b x\)
ĐỪng còn cắt Oy tại điểm \(M(0 ; 1) \Rightarrow c=1\)
Hàm số có hai điểm cực trị \(x=-1\,\, và \,\,x=1\) nên ta có:
\(f^{\prime}(-1)=f^{\prime}(1)=0 \Leftrightarrow 4 a+2 b=0(1)\)
Hàm số đi qua điểm \(A(-1 ;-1) ; B(1 ;-1)\)
\(f(-1)=f(1)=-1 \Leftrightarrow a+b+1=-1(2)\)
Từ (1) và (2) ta có hệ
\(\left\{\begin{array}{l} 4 a+2 b=0 \\ a+b+1=-1 \end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l} a=2 \\ b=-4 \end{array} \Rightarrow a+b+2 c=0\right.\right.\)
Tập nghiệm của bất phương trình \(\log _{2}^{2} x-5 \log _{2} x-6 \geq 0\) là:
Điều kiện: x>0
Bất phương trình tương đương:
\(\left[\begin{array}{l} \log _{2} x \leq-1 \\ \log _{2} x \geq 6 \end{array} \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l} x \leq \frac{1}{2} \\ x \geq 2^{6} \end{array}\right.\right.\)
Kết hợp với điều kiện ta được: \(S=\left(0 ; \frac{1}{2}\right] \cup[64 ;+\infty)\)
Cho hình chóp \(S . A B C D\) có đáy là hình thoi cạnh a ,\(\widehat{ B A D}=60^{\circ},S B=S D=S C\) , M là trung điểm của SD , H là hình chiếu của S trên mặt phẳng (ABCD). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng SH và CM
Ta có ABCD là hình thoi có \(\widehat{B A D}=60^{\circ}\) nên tam giác BDC đều cạnh a.
Có \(\left\{\begin{array}{l} S B=S C=S D \\ S H \perp(A B C D) \end{array} \Rightarrow H\right.\) là trọng tâm tam giác BCD.
Gọi I ,N lần lượt là trung điểm của DH, BC.
\(\triangle S D H \text { có } M I\) là đường trung bình
\(\Rightarrow M I / / S H \Rightarrow S H / /(M I C) \Rightarrow d(S H, C M)=d(S H,(M C I))=d(H,(C M I))=H K\)
H K là đường cao của \(\Delta I H C\)
Ta có: \(S_{\Delta H C}=\frac{1}{2} \cdot I H \cdot C N=\frac{1}{2} \cdot \frac{1}{3} \cdot D N \cdot C N=\frac{1}{6} \cdot \frac{a \sqrt{3}}{2} \cdot \frac{a}{2}=\frac{a^{2} \sqrt{3}}{24}\)
\(\begin{array}{l} S_{\Delta H C}=\frac{1}{2} \cdot H K \cdot C I \Rightarrow H K=\frac{2 S_{\triangle H C}}{C I} \\ \Delta D I C \text { có: } I C=\sqrt{D I^{2}+D C^{2}-2 \cdot D I \cdot D C \cdot \cos 30^{\circ}}=\frac{\sqrt{7}}{\sqrt{12}} a \end{array}\)
Vậy \(H K=\frac{2 \mathrm{S}_{\mathrm{NHC}}}{I C}=\frac{2 \mathrm{a}^{2} \sqrt{3}}{24} \cdot \sqrt{\frac{7}{12}} \cdot a=\frac{a \sqrt{7}}{14}\)
Trong không gian Oxyz , mặt phẳng đi qua điểm M (1;2;3) và song song với mặt phẳng \((P): x-2 y+z-3=0\) có phương trình là
Gọi \((\alpha)\) là mặt phẳng đi qua điểm \(M(1 ; 2 ; 3)\) và song song với (P).
Do \((\alpha)//(P)\) nên có dạng \(x-2 y+z+c=0(c \neq-3)\)
\(M(1 ; 2 ; 3)\in(\alpha)\Rightarrow 1-2.2+3+c=0 \Leftrightarrow c=0\)
Phương tình mặt phẳng là \((\alpha): x-2 y+z=0\)
Cho hàm số \(y=x^{3}-3 x^{2}+9\) có đồ thị là (C). Điểm cực tiểu của đồ thị (C) là
TXĐ: \(D=\mathbb{R}\)
Ta có: \(y^{\prime}=3 x^{2}-6 x=0 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l} x=0 \\ x=2 \end{array}\right.\)
Bảng biến thiên:
Dựa vào bảng biến thiên suy ra điểm cực tiểu của đồ thị hàm số là \(M(2 ; 5)\)
Trong không gian Oxyz cho mặt cầu (S) có tâm là I (0;0;1) và tiếp xúc với mặt phẳng \((\alpha): 2 x-2 y+z+8=0\) . Phương trình của (S ) là
Măt cầu (S) có tâm là I(0 ; 0 ; 1), bán kính R và tiếp xúc với mặt phẳng \((\alpha): 2 x-2 y+z+8=0\)
\(\Rightarrow R=d(I ; \alpha)=\frac{|1+8|}{\sqrt{2^{2}+2^{2}+1}}=3\)
Phưng trình mặt cầu (S) là \(x^{2}+y^{2}+(z-1)^{2}=9\)
Gọi Alà tập các số tự nhiên có 5 chữ số đôi một khác nhau được lập từ các số 1;2;3;4;5;6;7;8;9. Lấy ngẫu nhiên một số thuộc tập A. Tính xác suất để số lấy được luôn có mặt hai chữ số 1;2 và chúng không đứng cạnh nhau
Số phần tử của tập A: \(n(A)=A_{9}^{5}\)
Gọi \(\Omega\) là biến có số lấy được luôn có mặt hai chữ số 1; 2 và chúng không đứng cạnh nhau.
Số phần tử của biến cố số lấy được luôn có mặt hai chữ số 1;2 là \(5.4 \cdot A_{7}^{3}\)(số 1 có 5 vị trí, số 2 có 4 vị trí và sắp 7 số còn lại vào 3 vị trí)
Số phần tử của biến cố số lấy được luôn có mặt hai chũ số 1; 2 và chúng đứng cạnh nhau là \(2!.4. A_{7}^{3}\) ( gộp 2 số 1 và 2 thành 1 khối, trong khối đổi chỗ 2 vị trí số 1 và 2; khối 1 và 2 có 4 vị trí và sắp 7 số còn lại vào 3 vị trí)
Từ dó \(n(\Omega)=5.4 . A_{7}^{3}-2 ! .4 . A_{7}^{3}=2520\)
Xác suất để số lấy được luôn có mặt hai chũ số 1; 2 và chúng không đứng cạnh nhau là \(P(\Omega)=\frac{n(\Omega)}{n(A)}=\frac{2520}{A_{9}^{5}}=\frac{1}{6}\)
Gọi\(z_1, z_2\) , là các nghiệm phức của phương trình\(z^{2}+z+1=0, \text { đặt } \mathrm{w}=z_{1}^{2021}+z_{2}^{2021}\)1 Khi đó
Ta có:
\(\begin{array}{l} z^{2}+z+1=0 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l} z_{1}=\frac{-1+\sqrt{3} i}{2} \\ z_{2}=\frac{-1-\sqrt{3} i}{2} \end{array}\right. \\ z_{1}=\frac{-1+\sqrt{3} i}{2} \Rightarrow z_{1}^{3}=1 \Rightarrow\left(z_{1}^{3}\right)^{673}=1^{673} \Rightarrow z_{1}^{2019}=1 \Rightarrow z_{1}^{2021}=z_{1}^{2}=\frac{-1-\sqrt{3} i}{2} \\ z_{2}=\frac{-1-\sqrt{3} i}{2} \Rightarrow z_{2}^{3}=1 \Rightarrow\left(z_{2}^{3}\right)^{673}=1^{673} \Rightarrow z_{2}^{2019}=1 \Rightarrow z_{2}^{2021}=z_{2}^{2}=\frac{-1+\sqrt{3} i}{2} \\ \mathrm{w}=z_{1}^{2021}+z_{2}^{2021}=\frac{-1-\sqrt{3} i}{2}+\frac{-1+\sqrt{3} i}{2}=-1 \end{array}\)
Trong không gian Oxyz , phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB với \(A(3 ;-2 ; 1) \text { và } B(1 ; 0 ; 5)\) là:
Gọi I là trung điểm AB\(\Rightarrow I(2 ;-1 ; 3)\)
\(\overrightarrow{A B}=(-2 ; 2 ; 4)\)
Mặt phẳng trung trực đonạ AB đi qua điểm I và nhận \(\overrightarrow{A B}=(-2 ; 2 ; 4)\) làm vec tơ pháp tuyến có phương trình:
\(\begin{array}{l} -2(x-2)+2(y+1)+4(z-3)=0 \\ \Leftrightarrow-2 x+2 y+4 z-6=0 \end{array}\)
\(\Leftrightarrow x-y-2 z+3=0\)
Cho đường thẳng \(d: \frac{x-2}{-1}=\frac{y+1}{-1}=\frac{z+1}{1}\)-và mặt phẳng \((P): 2 x+y-2 z=0\). Đường thẳng \(\Delta\) nằm trong (P), cắt d và vuông góc với d có phương trình là:
Phương trình tham số của d \(\left\{\begin{array}{l} x=2-t \\ y=-1-t \\ z=-1+t \end{array}\right.\)
Goi I là giao điểm của d và (P).
\(I\in d\Rightarrow I(2-t;-1-t;-1+t)\)
Lại có \(I\in (P)\Rightarrow2(2-t)+(-1-t)-2(-1+t)=0 \Leftrightarrow 5 t=5 \Leftrightarrow t=1\)
Vậy M(1;-2;0)
Vì đường thẳng \(\Delta\)nằm trong (P) cắt d nên \(M \in \Delta\)
Vecto chì phương của d và vec to pháp tuyến của (P) có tọa độ lần lượt là \(\overrightarrow{a_{d}}=(-1 ;-1 ; 1) ; \overrightarrow{n_{P}}=(2 ; 1 ;-2)\)
Vì đường thằng \(\Delta\) nằm trong (P), cắt d và vuông góc với d nên vecto chi phương cùa \(\Delta\) là
\(\overrightarrow{a_{\Delta}}=[\overrightarrow{a_{d}} ; \overrightarrow{n_{P}}]=(1 ; 0 ; 1)\)
Phương trình đường thẳng \(\Delta\) cần tìm là:
\(\left\{\begin{array}{l} x=1+t \\ y=-2 \\ z=t \end{array}\right.\)
Gọi F x ( ) là nguyên hàm của hàm số \(f(x)=\frac{x}{\sqrt{8-x^{2}}}\) thỏa mãn F(2)=0 . Khi đó phương trình F(x)=x có nghiệm là:
Ta có: \(F(x)=\int f(x) d x=\int \frac{x}{\sqrt{8-x^{2}}} d x=-\int \frac{d\left(8-x^{2}\right)}{2 \sqrt{8-x^{2}}} d x=-\sqrt{8-x^{2}}+C\)
Theo đề bài ta có \(F(2)=0 \text { nên }-\sqrt{8-2^{2}}+C=0 \Leftrightarrow C=2\)
Ta có phương trình:
\(\begin{array}{l} F(x)=x \Leftrightarrow-\sqrt{8-x^{2}}+2=x \Leftrightarrow \sqrt{8-x^{2}}=2-x \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l} 2-x \geq 0 \\ 8-x^{2}=(2-x)^{2} \end{array}\right. \\ \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l} x \leq 2 \\ x=1 \pm \sqrt{3} \end{array} \Leftrightarrow x=1-\sqrt{3}\right. \end{array}\)
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh 3a . Hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng đáy ABCD là điểm H thuộc cạnh AB sao cho HB=2.HA . Cạnh SA hợp với mặt phẳng đáy góc \(60^0\) . Tính diện tích mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S ABCD
Goi G là tâm hình vuông A B C D ; M, N lần lươt là trung điểm AB, SA ; A' là điềm đối xứng cüa A qua H
Vì A' là điểm đối xứng của A qua H nên ta có HA=HA'
Suy ra SH là đường trung trực của AA'. Do đó \(\triangle S A A^{\prime}\) là tam giác cân.
Mà \(\widehat{S A A^{\prime}}=\widehat{(S A,(A B C D))}=60^{\circ} .\)
Do đó \(\Delta S A A^{\prime}\) là tam giác đều canh bằng 2a
Từ M kẻ đường trung trực của AB cắt A'N tại K . Khi đó K là tâm đường tròn ngoại tiếp \(\triangle S A B\)
Qua G dựng trục đương tròn ngoại tiếp Gy của hình vuông ABCD. Qua K dựng trục đường tròn ngoại tiếp Kx của \(\Delta S A B\). Goi\(O=K x \cap G y\) là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp \(S . A B C D\)
Ta có: \(A^{\prime} N=\sqrt{A A^{\prime 2}-A N^{2}}=a \sqrt{3} ; M A^{\prime}=\frac{a}{2}\)
Lại có \(\Delta M K A^{\prime} \sim \Delta N A A^{\prime} \Rightarrow \frac{A^{\prime} K}{A A^{\prime}}=\frac{M A^{\prime}}{N A^{\prime}}=\frac{\frac{a}{2}}{a \sqrt{3}}=\frac{\sqrt{3}}{6} \Rightarrow A^{\prime} K=\frac{\sqrt{3}}{6} A A^{\prime}=\frac{a \sqrt{3}}{3}\)
Mặt khác \(K O=M G=\frac{A D}{2}=\frac{3 a}{2}\)
Vậy diện tích mặt cầu ngoại tiếp là \(\frac{55 \pi a^{2}}{3}\)
Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị của tham số m để hàm số\(f x=m^{2}\left(\frac{e^{5 x}}{5}-16 e^{x}\right)+3 m\left(\frac{e^{3 x}}{3}-4 e^{x}\right)-14\left(\frac{e^{2 x}}{2}-2 e^{x}\right)+2020\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\) . Tổng của tất cả các phần tử thuộc S bằng:
Đặt \(t=e^{x} ; t>0\)
Bài toán trở thành tìm m để hàm số \(f (t)=m^{2}\left(\frac{t^{5}}{5}-16 t\right)+3 m\left(\frac{t^{3}}{3}-4 t\right)-14\left(\frac{t^{2}}{2}-2 t\right)+2020\) đồng biến trên \((0 ;+\infty)\)
Ta có: \(f^{\prime}( t)=m^{2} (t^{4}-16)+3 m (t^{2}-4)-14( t-2)\)
Khi đó yếu cầu bài toán \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow m^{2}( t^{4}-16)+3 m (t^{2}-4)-14( t-2) \geq 0 ; \forall t>0 \\ \Leftrightarrow (t-2)\left[m^{2} t^{2}+4 t+2+3 m( t+2)-14\right] \geq 0 ; \forall t>0 \end{array}\)
Điều kiện cần là \(m^{2} (t^{2}+4) (t+2)+3 m( t+2)-14=0\) có nghiệm t=2 thức là:
\(m^{2} (2^{2}+4)(2+2)+3 m( 2+2)-14=0 \Leftrightarrow 32 m^{2}+12 m-14=0 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l} m=\frac{1}{2} \\ m=-\frac{7}{8} \end{array}\right.\)
Thử lại
Với \(m=\frac{1}{2}\) thì
\(\begin{aligned} f^{\prime} (t) &=t-2\left[\frac{1}{4}( t^{2}+4)( t+2)+\frac{3}{2} (t+2)-14\right] \\ &=\frac{1}{4}( t-2)( t^{3}+2 t^{2}+10 t-36) \\ &=\frac{1}{4}( t-2^{2})( t^{2}+4 t+18) \geq 0 ; \forall t>0 \end{aligned}\)
nhận \(m=\frac{1}{2}\)
Với \(m=-\frac{7}{8}\) thì:
\(\begin{aligned} f^{\prime} (t) &=t-2\left[\frac{49}{64}( t^{2}+4)( t+2)-\frac{21}{8} (t+2)-14\right] \\ &=\frac{1}{64}( t-2) ( 49 t^{3}+98 t^{2}+28 t-840) \\ &=\frac{1}{64}( t-2)^{2}( 49 t^{2}+196 t+420) \geq 0 ; \forall t>0 \end{aligned}\)
Nên nhận \(m=-\frac{7}{8}\)
Vậy \(S=\left\{\frac{1}{2} ;-\frac{7}{8}\right\}\). Khi đó tổng các phần tử thuộc S là \(\frac{1}{2}-\frac{7}{8}=-\frac{3}{8}\)
Cho hàm số y=f(x) có đồ thị như hình sau:
Gọi S là tập hợp các giá trị nguyên của tham số m để phương trình \( f(3 \sin x+m)-3=0\)có đúng 6 nghiệm phân biệt thuộc \([0 ; 3 \pi]\) Tổng các phần tử của S bằng
Ta có \(f(3 \sin x+m)-3=0 \Leftrightarrow f(3 \sin x+m)=3\)
Dụa vào đô thị ta có
\(f(3 \sin x+m)=3 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l} 3 \sin x+m=-1 \\ 3 \sin x+m=2 \end{array} \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l} \sin x=\frac{-1-m}{3} \\ \sin x=\frac{2-m}{3}=1+\frac{-1-m}{3} \end{array}\right.\right.\)
Ta có đồ thị hàm số \(y=\sin x \text { trên }[0 ; 3 \pi]\) như sau
Dụa vào đồ thị để phương trình \(f(3 \sin x+m)-3=0\) có 6 nghiệm phân biệt thuộc \([0 ; 3 \pi]\) thì
\(\left\{\begin{array}{l} -1<\frac{-1-m}{3} \leq 0 \\ 0<\frac{2-m}{3} \leq 1 \end{array} \Leftrightarrow-1 \leq m<2\right.\)
Do \(m \in \mathbb{Z} \Rightarrow\left[\begin{array}{l} m=-1 \\ m=0 \Rightarrow S=0 \\ m=1 \end{array}\right.\)
Cho hình chóp S .ABCD có đáy là hình thang vuông tại A và B , \(S A \perp(A B C D), A D=3 a\), \(S A=A B=B C=a\) . Gọi S ' là điểm thỏa mãn \(\overrightarrow{S S^{\prime}}=\frac{1}{2} \overrightarrow{A B}\). Tính thể tích khối đa diện \(S S^{\prime} A B C D\)
Gọi E là điểm trên cạnh AD sao cho D E=2 A E
Do \(\overrightarrow{S S^{\prime}}=\frac{1}{2} \overrightarrow{A B} \Rightarrow S S^{\prime}=\frac{a}{2}\)
Ta có \(\left\{\begin{array}{l} B C \perp A B \\ B C \perp S A \end{array} \Rightarrow B C \perp\left(S A B S^{\prime}\right)\right.\)
\(V_{S S^{\prime} A B C D}=V_{S . A B C D}+V_{C . B S S^{\prime}}+V_{D . C S S}\)
Trong đó
\(V_{S . A B C D}=\frac{1}{3} S_{A B C D} . S A=\frac{1}{3} \cdot \frac{1}{2} \cdot(B C+A D) \cdot A B \cdot S A=\frac{1}{6} \cdot(a+3 a) \cdot a \cdot a=\frac{2 a^{3}}{3}(\mathrm{đvtt})\)
\(V_{C . B S S}=\frac{1}{3} \cdot S_{B S S^{\prime}} \cdot C B=\frac{1}{3} \cdot \frac{1}{2} \cdot S S^{\prime} \cdot d\left(B, S S^{\prime}\right) \cdot C B=\frac{1}{6} \cdot S S^{\prime} \cdot S A \cdot C B=\frac{1}{6} \cdot \frac{a}{2} \cdot a \cdot a=\frac{a^{3}}{12}(\mathrm{đv} \mathrm{t} \mathrm{t})\)
Do \(d\left(D,\left(C S S^{\prime}\right)\right)=2 d\left(A,\left(C S S^{\prime}\right)\right)\) nên suy ra:
\(V_{D . C S S^{\prime}}=2 V_{A . C S S^{\prime}}=2 V_{C . A S^{\prime}}=2 \cdot \frac{1}{3} \cdot S_{A S^{\prime}} \cdot C B=\frac{2}{3} \cdot \frac{1}{2} \cdot S A \cdot S S^{\prime} \cdot C B=\frac{1}{3} a \cdot \frac{a}{2} \cdot a=\frac{a^{3}}{6}(\mathrm{đv} \mathrm{tt})\)
Vậy \(V_{S S^{\prime} A B C D}=\frac{2 a^{3}}{3}+\frac{a^{3}}{12}+\frac{a^{3}}{6}=\frac{11 a^{3}}{12} \quad(\mathrm{đvtt})\)
Cho hàm số y=f(x) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có đồ thị như hình vẽ.
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để đồ thị hàm số \(y=f(\cos x)-2 \cos x-m\) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ thuộc khoảng \(\left(-\frac{\pi}{2} ; \frac{\pi}{2}\right)\)
Phương tình hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số \(y=f(\cos x)-2 \cos x-m\) và trục hoành là:
\(f(\cos x)-2 \cos x-m=0(1)\)
Đặt \(t=\cos x, t\in(0;1]\)
Phương trình trở thành \(f(t)-2 t=m(2)\) với \(t \in(0 ; 1]\)
Bài toán trở thành tìm giá trị nguyên của m để phương trình (2) có nghiệm thuộc (0 ; 1]
Xét hàm số \(g(t)=f(t)-2 t, \text { vói } t \in(0 ; 1]\)
\(g^{\prime}(t)=f^{\prime}(t)-2\)
Nhận xét: Dựa vào đồ thị hàm số y=f(x), ta có hàm số nghịch biến trong (0 ; 1) và đạt cực trị tại x=1 nên \(f^{\prime}(x) \leq 0, \forall x \in(0 ; 1],\) suy ra \(f^{\prime}(t) \leq 0, \forall t \in(0 ; 1]\)
Do đó \(g^{\prime}(t)<0, \forall t \in(0 ; 1]\)
Bảng biến thiên g(t)
Dựa vào bảng biến thiên, suy ra phương trình (2) có nghiệm thuộc (0;1] \(\Leftrightarrow-4 \leq m<-1\).
Vì m nguyên nên\(m \in\{-4 ;-3 ;-2\} .\)
Vậy có 3 giá trị nguyên của tham số m thỏa yêu cầu bài
toán.
Cho x, y, zlà các số thực không âm thoả mãn \(12^{x}+2^{y}+2^{z}=10\) . Giá trị lớn nhất của biểu thức \(P=x+y+3 z\)gần nhất với số nào sau đây?
Đặt \(\left\{\begin{array}{l} a=2^{x} \\ b=2^{y} \Rightarrow\left\{\begin{array}{l} x=\log _{2} a \\ y=\log _{2} b \end{array}\right. \\ c=2^{z} \end{array} \Rightarrow\left\{\begin{array}{l} a+b+c=10 ; a, b, c \geq 1 \\ z=\log _{2} c \end{array}\right.\right.\)
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy ta có:
\(\begin{array}{c} a \cdot b \cdot c^{3} \leq c^{3}\left(\frac{a+b}{2}\right)^{2}=c^{3}\left(\frac{10-c}{2}\right)^{2}=\frac{c}{3} \cdot \frac{c}{3} \cdot \frac{c}{3}\left(\frac{10-c}{2}\right) \cdot\left(\frac{10-c}{2}\right) \cdot 27 \\ \leq\left(\frac{c+10-c}{5}\right)^{5} \cdot 27=2^{5} \cdot 27 \end{array}\)
Dấu bằng xảy ra khi \(\frac{c}{3}=\frac{10-c}{2} \Rightarrow c=6 \Rightarrow a=b=2\)
\(\Rightarrow P=\log _{2}\left(a b c^{3}\right) \leq \log _{2}\left(2^{5} \cdot 27\right)=5+3 \log _{2} 3 \approx 6,58\)
Cho hàm số f(x) liên tục trên \(\mathbb{R}\) thỏa mãn \(f(x)=\left\{\begin{array}{ll}
x+m & \text { khi } x \geq 0 \\
c^{2 x} & \text { khi } x<0
\end{array}\right.\) (m là hằng số). Biết \(\int_{-1}^{2} f(x) \mathrm{d} x=a+b . c^{-2}\) . trong đó a b , là các số hữu tỷ. Tính a + b
Do hàm số liên tục trên \(\mathbb{R}\) nên hàm só liên tục tại x=0
\(\Leftrightarrow \lim\limits _{x \rightarrow 0^{+}} f(x)=\lim\limits _{x \rightarrow 0^{-}} f(x)=f(0) \Leftrightarrow m=1\)
Khi đó ta có:
\(\begin{array}{c} \int\limits_{-1}^{2} f(x) \mathrm{d} x=\int\limits_{-1}^{0} f(x) \mathrm{d} x+\int\limits_{0}^{2} f(x) \mathrm{d} x=\int\limits_{-1}^{0} e^{2 x} \mathrm{d} x+\int\limits_{0}^{2}(x+1) \mathrm{d} x \\ =\left.\frac{e^{2 x}}{2}\right|_{-1} ^{0}+\left.\left(\frac{x^{2}}{2}+x\right)\right|_{0} ^{2}=\frac{1}{2}-\frac{e^{-2}}{2}+4=\frac{9}{2}-\frac{1}{2} e^{-2} \end{array}\)
\(\Rightarrow a=\frac{9}{2} ; b=-\frac{1}{2} \Rightarrow a+b=4\)
Cho hàm số f x ( ) có bảng biến thiên như sau:
Gọi \(g(x)=\| 2 f(x)-2|+f(x)+10-m|\) có tổng giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất trên đoạn [-2 ; 2] bằng 2. Tính tích các phần tử của S .
Xét hàm số \(g(x)=|| 2 f(x)-2|+f(x)+10-m| \text { trên đoạn }[-2 ; 2]\)
ta có: \(g(x)=\| 2 f(x)-2|+f(x)+10-m|=|-2 f(x)+2+f(x)+10-m|\) vì \(f(x) \leq 1 \quad \forall x \in[-2 ; 2]\)
Hay \(g(x)=|-f(x)+12-m|=|f(x)+m-12| \text { trên đoạn }[-2 ; 2]\)
Xét hàm số \(h(x)=f(x)+m-12\text{ trên đoạn }[-2 ; 2]\) ta có bảng biến thiên.
Ta thấy \(\underset{[-2 ; 2]}{\operatorname{Max}} g(x)=\operatorname{Max}\{|m-14| ;|m-11|\}\)
Theo đề bài ta có:
\(\operatorname{Max}_{[-2 ; 2]} g(x) \leq 2 \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l} |m-14| \leq 2 \\ |m-11| \leq 2 \end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l} -2 \leq m-14 \leq 2 \\ -2 \leq m-11 \leq 2 \end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l} 12 \leq m \leq 16 \\ 9 \leq m \leq 13 \end{array} \Leftrightarrow 12 \leq m \leq 13\right.\right.\right.\)
Từ đó ta có \(\left\{\begin{array}{l} m-11>0 \\ m-14<0 \end{array} . \text { Nên } \operatorname {Ming}(x)=0 \text { và } \operatorname{Max}\limits_{[-2 ; 2]} g(x)=2\right.\)\
Suy ra \(\left[\begin{array}{l} |m-14|=2 \\ |m-11|=2 \end{array} \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l} m=16 \\ m=12 \\ m=13 \\ m=9 \end{array}\right.\right.\)
Vì \(12 \leq m \leq 13 \text { nên }\left[\begin{array}{l} m=13 \\ m=12 \end{array} . \text { Ta có: } 12.13=156\right.\)
Cho Hàm số f(x) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có đồ thị hàm số y =f'(x)như hình vẽ bên dưới
Hàm số \(g(x)=f\left(\frac{5 x}{x^{2}+4}\right)\) có bao nhiêu điểm cực đại?
Ta có:
\(\begin{array}{l} g^{\prime}(x)=\frac{5\left(x^{2}+4\right)-2 x \cdot 5 x}{\left(x^{2}+4\right)^{2}} f^{\prime}\left(\frac{5 x}{x^{2}+4}\right)=\frac{20-5 x^{2}}{\left(x^{2}+4\right)^{2}} f^{\prime}\left(\frac{5 x}{x^{2}+4}\right) \\ g^{\prime}(x)=0 \Leftrightarrow \frac{20-5 x^{2}}{\left(x^{2}+4\right)^{2}} f^{\prime}\left(\frac{5 x}{x^{2}+4}\right)=0 \end{array}\)
\(\Leftrightarrow\left[\begin{array}{l} \frac{20-5 x^{2}}{\left(x^{2}+4\right)}=0 \\ f^{\prime}\left(\frac{5 x}{x^{2}+4}\right)=0 \end{array} \Rightarrow\left[\begin{array}{l} x^{2}=4 \\ \frac{5 x}{x^{2}+4}=0 \\ \frac{5 x}{x^{2}+4}=1 \\ \frac{5 x}{x^{2}+4}=2(V N) \end{array} \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l} x=\pm 2 \\ x=0 \\ x=1 \\ x=4 \end{array}\right.\right.\right.\)
Từ bảng biến thiên suy ra hàm số \(g(x)=f\left(\frac{5 x}{x^{2}+4}\right)\) có 1 điểm cực đại.