Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Toán năm 2020 - Trường THPT Chuyên Trần Phú lần 2

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Toán năm 2020 - Trường THPT Chuyên Trần Phú lần 2

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 55 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 170724

Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy , gọi A , B ,C lần lượt là điểm biểu diễn các số phức \(-1-2 i, 4-4 i,-3 i\). Số phức biểu diễn trọng tâm tam giác ABC là

Xem đáp án

A , B ,C lần lượt là điểm biểu diễn các số phức \(-1-2 i, 4-4 i,-3 i\)\(\Rightarrow A(-1 ;-2), B(4 ;-4), C(0 ;-3)\)

Suy ra trọng tâm tam giác là G (1; -3) , biểu diễn cho số phức z 1-3i.  

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 170725

Tìm nghiệm của phương trình \(\log _{9}(x+1)=\frac{1}{2}\)

Xem đáp án

Ta có \(\log _{9}(x+1)=\frac{1}{2} \Leftrightarrow x+1=9^{\frac{1}{2}} \Leftrightarrow x+1=3 \Leftrightarrow x=2\)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 170726

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz , cho mặt phẳng \((P): 2 x-z+1=0\) . Tọa độ một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P) là

Xem đáp án

Một vec tơ pháp tuyến của mặt phẳng (P) là \(\vec{n}=(2 ; 0 ;-1)\)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 170727

Các khoảng nghịch biến của hàm số \(y=\frac{2 x+1}{x-1}\)

Xem đáp án

TXĐ: \(D=\mathbb{R} \backslash\{1\}\)

Ta có \(y=\frac{2 x+1}{x-1} \Rightarrow y^{\prime}=\frac{-3}{(x-1)^{2}}<0, \forall x \in D\)

Hàm số nghịch biến trên các khoảng \((-\infty ; 1) \text { và }(1 ;+\infty)\)

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 170728

Gọi R là bán kính, S là diện tích mặt cầu và V là thể tích của khối cầu. Công thức nào sau đây sai?

Xem đáp án

Công thức diện tích mặt cầu là: \(S=4 \pi R^{2}\)

Công thức thể tích khối cầu là \(V=\frac{4}{3} \pi R^{3}\)

\(\Rightarrow 3 V=4 \pi R^{3}=S \cdot R\)

Vậy công thức A sai

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 170729

Cho khối nón có độ dài đường sinh bằng 2a và bán kính đáy bằng a . Thể tích của khối nón đã cho bằng

Xem đáp án

Độ dài đường cao là \(h=\sqrt{l^{2}-r^{2}}=\sqrt{(2 a)^{2}-a^{2}}=a \sqrt{3}\)

\(\Rightarrow V=\frac{1}{3} \pi r^{2} h=\frac{1}{3} \pi \cdot a \cdot a \sqrt{3}=\frac{\sqrt{3} \pi a^{3}}{3}\)

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 170731

Cho hình lăng trụ đứng \(A B C D \cdot A^{\prime} B^{\prime} C D^{\prime}\) có \(A A^{\prime}=3 a, A C=4 a, B D=5 a\) , ABCD là hình thoi. Thể tích của khối lăng trụ \(A B C D \cdot A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} D^{\prime}\) bằng

Xem đáp án

Thể tích khối lăng trụ \(A B C D \cdot A^{\prime} B^{\prime} C D^{\prime}\) bằng:

\(V=S \cdot h=\frac{1}{2} A C \cdot B D \cdot A A^{\prime}=\frac{1}{2} \cdot 3 a \cdot 4 a \cdot 5 a=30 a^{3}\)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 170732

Mô đun của số phức\(z=12-5 i\)

Xem đáp án

Môđun của số phức z là \(|z|=\sqrt{12^{2}+(-5)^{2}}=13\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 170733

Cho hàm số \(y=x^{3}-3 x^{2}+2\). Đồ thị hàm số có điểm cực đại là

Xem đáp án

Ta có:

\(y=x^{3}-3 x^{2}+2 ; y^{\prime}=3 x^{2}-6 x ; y^{\prime \prime}=6 x-6\)

Cho \(y^{\prime}=0 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l} x=0 \\ x=2 \end{array}\right.\)

\(f''(2)=6>0\)

\(f^{\prime \prime}(0)=-6<0 \Rightarrow x=0\) là điểm cực đại của hàm số.

\(y(0)=2\Rightarrow(0 ; 2)\) là điểm cực đại của đồ thị hàm số.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 170734

Họ nguyên hàm của hàm số \(f(x)=5 x^{4}+2\) là:

Xem đáp án

Ta có: \(\int\left(5 x^{4}+2\right) d x=x^{5}+2 x+C\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 170735

Tích phân \(I=\int_{0}^{1} \mathrm{e}^{x+1} \mathrm{d} x\) bằng
 

Xem đáp án

Ta có: \(I=\int_{0}^{1} \mathrm{e}^{x+1} \mathrm{d} x=\int_{0}^{1} \mathrm{e}^{x+1} \mathrm{d}(x+1)=\left.\mathrm{e}^{x+1}\right|_{0} ^{1}=e^{2}-e\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 170736

Biết bốn số \(5 ; x ; 15 ; y\) theo thứ tự lập thành cấp số cộng. Giá trị của \(3 x+2 y\) bằng
 

Xem đáp án

Do bốn số 5; x; 15; y theo thứ tự lập thành cấp số cộng nên ta có \(\left\{\begin{array}{l} x=\frac{5+15}{2} \\ 15=\frac{x+y}{2} \end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l} x=10 \\ y=20 \end{array}\right.\right.\)

Vậy \(3 x+2 y=3.10+2.20=70\)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 170737

Cho \(a, b, c\) là các số thực dương, a khác 1. Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:

Xem đáp án

Ta có: 

\(\log _{a}(b c)=\log _{a} b+\log _{a} c \Rightarrow A\) đúng, B sai,

\(\log _{a} b^{c}=c \log _{a} b \Rightarrow C\) đúng

\(\log _{a} \frac{b}{c}=\log _{a} b-\log _{a} c \Rightarrow D\) đúng.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 170738

Cho hình chóp tứ giác \(S . A B C D\) . có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a , \(S A \perp(A B C)\), SA= 3a . Thể tích V của khối chóp \(S . A B C D\) . là

Xem đáp án

Diện tích hình vuông ABCD là \(S=a^{2}\)

Thể tích khối chóp S ABCD . có chiều cao SA =3a , diện tích đáy \(S=a^{2}\) là: \(V=\frac{1}{3} \cdot a^{2} \cdot 3 a=a^{3}\)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 170739

Phương trình đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=\frac{2 x-6}{x+1}\) là 

Xem đáp án

Ta có:

\(\lim\limits _{x \rightarrow \pm \infty} y=\lim\limits _{x \rightarrow \pm \infty} \frac{2 x-6}{x+1}=\lim\limits _{x \rightarrow \pm \infty} \frac{2-\frac{6}{x}}{1+\frac{1}{x}}=2\)

Vậy phương trình đường tiệm cận ngang là y=2

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 170740

Cho hình lập phương có cạnh bằng a . Tính thể tích khối trụ có hai đáy là hai đường tròn ngoại tiếp hai mặt của hình lập phương đó.

Xem đáp án

Bán kính khối trụ là: \(R=\frac{a \sqrt{2}}{2}\)

Chiều cao khối trụ là \(h=a\)

Thể tích khối trụ là \(V=\pi R^{2} h=\frac{1}{2} \pi a^{3}\)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 170741

Gọi \(x_{1}, x_{2} \) là hai nghiệm nguyên dương của bất phương trình \(\log _{2}(1+x)<2\) . Tính giá trị của \(P=x_{1}+x_{2}\)

Xem đáp án

Ta có:

\(\log _{2}(1+x)<2 \Leftrightarrow 0<1+x<4 \Leftrightarrow-1<x<3\)

Suy ra: Bất phương trình có hai nghiệm nguyên dương là \(x_{1}=1, x_{2}=2\)

Vậy \(P=x_{1}+x_{2}=3\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 170742

Từ các chữ số 1,5,6,7 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau?

Xem đáp án

Từ các chữ số 1,5,6,7 có thể lập được 4!= 24  số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 170743

Tìm tập xác định D của hàm số \(y=\left(x^{2}-2 x+1\right)^{\frac{1}{3}}\)

Xem đáp án

Điều kiện xác định của hàm số là \(x^{2}-2 x+1>0 \Leftrightarrow x \neq 1\)

Tập xác định: \(D=\mathbb{R} \backslash\{1\}\)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 170744

Số nào trong các số sau là số thuần ảo?

Xem đáp án

Ta có: 

\((\sqrt{2}+3 i)+(\sqrt{2}-3 i)=2 \sqrt{2}\)

\((\sqrt{2}+3 i) \cdot(\sqrt{2}-3 i)=11\)

\(\frac{2+3 i}{2-3 i}=\frac{-5}{13}+\frac{12}{13} i\)

\((2+2 i)^{2}=8 i\)  có phần thực bằng 0 nên là số thuần ảo. Chọn phương án D.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 170745

Cho hàm số \(y=x[\cos (\ln x)+\sin (\ln x)]\) . Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

ta có:

\(y^{\prime}=\cos (\ln x)+\sin (\ln x)+x\left[-\frac{1}{x} \sin (\ln x)+\frac{1}{x} \cos (\ln x)\right]=2 \cos (\ln x)\)

\(\Rightarrow y^{\prime \prime}=-\frac{2}{x} \sin (\ln x)\)

\(x^{2} y^{\prime \prime}-x y^{\prime}=-2 x \sin (\ln x)-2 x \cos (\ln x)=-2 x[\sin (\ln x)+\cos (\ln x)]=-2 y\)

Vậy \(x^{2} y^{\prime \prime}-x y^{\prime}+2 y=0\)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 170746

Đường cong trong hình bên dưới là đồ thị của hàm số nào trong bốn hàm số dưới đây?

Xem đáp án

Dựa vào hình dáng đồ thị ta thấy đồ thì là đồ thị của hàm số bậc ba \(y=a x^{3}+b x^{2}+c x+d\) với hệ số a < 0 nên loại các phương án A, B. 

Vì hàm số đạt cực trị tại x = 0 nên phương trình y'= 0 có nghiệm x = 0 .

Đáp án C có \(y^{\prime}=-3 x^{2}+6 x=0 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l} x=0 \\ x=2 \end{array}\right.\) nên C đúng. 

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 170747

Gọi\(z_{1} \text { và } z_{2}=4+2 i\) là hai nghiệm của phương trình \(a z^{2}+b z+c=0(a, b, c \in \mathbb{R}, a \neq 0)\) Tính \(T=\left|z_{1}\right|+3\left|z_{2}\right|\)
 

Xem đáp án

Phương trình \(a z^{2}+b z+c=0(a, b, c \in \mathbb{R}, a \neq 0)\) có hai nghiệm là hai số phức liên hợp.

Mà \(z_{2}=4+2 i \text { nên } z_{1}=4-2 i\)

\(\Rightarrow T=\left|z_{1}\right|+3\left|z_{2}\right|=4 \sqrt{20}=8 \sqrt{5}\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 170748

Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz , cho mặt phẳng \((P): x+2 y-2 z+3=0\), mặt phẳng \((Q): x-3 y+5 z-2=0\) . Cosin của góc giữa hai mặt phẳng (P) vfa (Q) là
 

Xem đáp án

Ta có \(\overrightarrow{n_{1}}=(1 ; 2 ;-2)\) là 1 vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P) và \(\overrightarrow{n_{2}}=(1 ;-3 ; 5)\) là 1 vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (Q).

Gọi \(\varphi= \widehat {((P),(Q))}\)

khi đó \(\cos \varphi=\left|\cos \left(\vec{n}_{1}, \vec{n}_{2}\right)\right|=\frac{|\overrightarrow{n_{1}} \cdot \overrightarrow{n_{2}}|}{\left|\vec{n}_{1}\right| \cdot\left|\vec{n}_{2}\right|}=\frac{|1-6-10|}{\sqrt{1^{2}+2^{2}+(-2)^{2}} \cdot \sqrt{1^{2}+(-3)^{2}+5^{2}}}=\frac{15}{3 \sqrt{35}}=\frac{\sqrt{35}}{7}\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 170749

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau:

Tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \(f(x)+m=0\) có hai nghiệm phân biệt là

Xem đáp án

Ta có: \(f(x)+m=0 \Leftrightarrow f(x)=-m\)(1)

Số nghiệm của phương trình (1) là số giao điểm hai đồ thị hạm số y=f(x) và y=-m

Từ bảng biến thiên suy ra phương trình\(f(x)+m=0\) có hai nghiệm phân biệt khi và chỉ khi  

\(-2<-m \leq-1 \Leftrightarrow 1 \leq m<2\)

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 170750

Cho số phức z thỏa mãn điều kiện \((1+i) \bar{z}-1-3 i=0\) . Tìm phần ảo của số phức

Xem đáp án

Ta có: 

\((1+i) \bar{z}-1-3 i=0 \Leftrightarrow \bar{z}=\frac{1+3 i}{1+i} \Leftrightarrow \bar{z}=2+i \Rightarrow z=2-i\)

\(\Rightarrow w=1-i z+\bar{z}=1-i(2-i)+2+i=2-i\)

Vậy phần ảo của số phức \(w=1-i z+\bar{z} \text { là }-1\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 170751

Đồ thị sau là đồ thị của hàm số nào trong bốn hàm số cho dưới đây?

Xem đáp án

Ta thấy đồ thị hàm số nằm hoàn toàn trên trục hoành, nghĩa là \(f(x)\ge0 \forall x\in \mathbb{R}\) nên chọn C

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 170752

Tích phân \(I=\int_{0}^{1} \frac{(x-1)^{2}}{x^{2}+1} \mathrm{d} x=a \ln b+c\) trong đó a , b , c là các số nguyên. Tính giá trị của biểu thức a + b + c
 

Xem đáp án

Ta có:

\( I=\int\limits_{0}^{1} \frac{(x-1)^{2}}{x^{2}+1} d x=\int\limits_{0}^{1} \frac{x^{2}-2 x+1}{x^{2}+1} d x=\int\limits_{0}^{1}\left(1-\frac{2 x}{x^{2}+1}\right) d x=\int\limits_{0}^{1} d x-\int\limits_{0}^{1} \frac{2 x}{x^{2}+1} d x=1-\int\limits_{0}^{1} \frac{d\left(x^{2}+1\right)}{x^{2}+1}\)

\(=1-\left.\ln \left(x^{2}+1\right)\right|_{0} ^{1}=1-\ln 2=-\ln 2+1=a \ln b+c\)

\( \Rightarrow a=-1 ; b=2 ; c=1 \Rightarrow a+b+c=2\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 170753

Cho (H ) là hình phẳng giới hạn bởi \((C): y=\sqrt{x}, y=x-2\) và trục hoành (hình vẽ). Diện tích của (H ) bằng


 

Xem đáp án

Hoành độ giao điểm của (C) và trục hoành là 0

Hoành độ giao điểm của đường thẳng \(d: y=x-2\) và trục hoành là 2

Hoành độ giao điểm của (C) và đường thẳng \(d: y=x-2\) là 4.

 Diện tích hình phẳng giới hạn bởi \((C): y=\sqrt{x}, y=x-2\) và trục hoành là \(S=S_{1}+S_{2}\) trong đó :

Với \(S_1\) là diện tích hình phẳng giới hạn bởi \((C): y=\sqrt{x}\) và trục hoành và đường x = 0, x= 2.

\(\Rightarrow S_{1}=\int_{0}^{2} \sqrt{x} d x=\left.\frac{2}{3} x \sqrt{x}\right|_{0} ^{2}=\frac{2}{3} 2 \sqrt{2}=\frac{4 \sqrt{2}}{3}\)

Với \(S_2\) là diện tích hình phẳng giới hạn bởi \((C): y=\sqrt{x}\) và các đường thẳng \(y=x-2, x=2, x=4\)

\(\Rightarrow S_{2}=\int_{2}^{4}(\sqrt{x}-x+2) d x=\left.\left(\frac{2}{3} x \sqrt{x}-\frac{x^{2}}{2}+2 x\right)\right|_{2}=\frac{16}{3}-\left(\frac{4 \sqrt{2}}{3}+2\right)=\frac{10}{3}-\frac{4 \sqrt{2}}{3}\)

\(\Rightarrow S=S_{1}+S_{2}=\frac{10}{3}\)

 

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 170754

Giải bất phương trình \((7+4 \sqrt{3})^{x-1}<7-4 \sqrt{3}\)

Xem đáp án

Ta có:

\((7+4 \sqrt{3})^{x-1}<7-4 \sqrt{3} \Leftrightarrow(7+4 \sqrt{3})^{x-1}<(7+4 \sqrt{3})^{-1} \Leftrightarrow x-1<-1 \Leftrightarrow x<0\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 170755

Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y=\frac{-x^{2}+x-6}{x+1}\) trên đoạn [0;3] bằng

Xem đáp án

Ta có:

\(\begin{array}{l} D=\mathbb{R} \backslash\{-1\} \\ y^{\prime}=\frac{-x^{2}-2 x+7}{(x+1)^{2}} \\ y^{\prime}=0 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l} x=-1-2 \sqrt{2} \notin[0 ; 3] \\ x=-1+2 \sqrt{2} \in[0 ; 3] \end{array}\right. \end{array}\)

\(y(0)=-6 ; \quad y(-1+2 \sqrt{2})=3-4 \sqrt{2} ; \quad y(3)=-3\)

Vậy \(\min \limits_{x \in[0 ; 3]} y=y(0)=-6\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 170756

Cho hình chóp \(S . A B C \text { có } S A=S B=S C=4, A B=B C=C A=3\). Tính thể tích khối nón giới hạn bởi hình nón có đỉnh là S và đáy là đường tròn ngoại tiếp ∆ABC .

Xem đáp án

Từ giả thiết suy ra hình chóp S.ABC đều. Vậy hình chiếu của đỉnh S trên mp (ABC) trùng với tâm O của đường tròn ngoại tiếp \(\Delta ABC\).

+ Bán kính đường tròn ngoại tiếp 

+ Chiều cao khối nón là: \(h=S O=\sqrt{S A^{2}-A O^{2}}=\sqrt{13}\)

Thể tích khối nón là \(V=\frac{1}{3} \pi R^{2} h=\pi \sqrt{13}\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 170757

Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz , cho điểm M (5;-3;2 ) và mặt phẳng \((P): x-2 y+z-1=0\). Tìm phương trình đường thẳng d đi qua điểm M và vuông góc (P) .

 

Xem đáp án

Ta có: \(\overrightarrow{n_{p}}=(1 ;-2 ; 1)\) là VTPT của (P).

Do \(d \perp(P) \Rightarrow \vec {n_{p}}\) là một vec tơ chỉ phương của d nên B sai.

 Ta thấy điểm M thuộc đường thẳng có phương trình \(\frac{x-6}{1}=\frac{y+5}{-2}=\frac{z-3}{1}\)

Vậy d: \(\frac{x-6}{1}=\frac{y+5}{-2}=\frac{z-3}{1}\) 

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 170758

Cho tứ diện \(S . A B C \text { có } S A=S B=S C=A B=A C=a ; B C=a \sqrt{2}\) . Góc giữa hai đường thẳng AB và SC bằng

Xem đáp án

Do \(S A=S B=S C=A B=A C=a ; B C=a \sqrt{2}\)

\(\Rightarrow \)suy ra hai tam giác SAB, SAC là các tam giác đều và tam giác SBC vuông cân tại S.  

Ta có:

\(\overrightarrow{S C} \cdot \overrightarrow{A B}=\overrightarrow{S C} \cdot(\overrightarrow{S B}-\overrightarrow{S A})=\overrightarrow{S C} \cdot \overrightarrow{S B}-\overrightarrow{S C} \cdot \overrightarrow{S A}=0-a \cdot a \cdot \cos 60^{\circ}=\frac{-2^{2}}{2}\)

\(\cos (\overrightarrow{S C}, \overrightarrow{A B})=\frac{\overrightarrow{S C} \cdot \overrightarrow{A B}}{S C \cdot A B}=-\frac{1}{2} \Rightarrow(\overrightarrow{S C}, \overrightarrow{A B})=120^{\circ} \Rightarrow(S C, A B)=60^{\circ}\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 170759

Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz , cho hai điểm \(A(1 ; 1 ; 2), B(2 ;-1 ; 3)\) . Viết phương trình đường thẳng AB .

Xem đáp án

Ta có: \(\overrightarrow{A B}=(1 ;-2 ; 1)\) là một vec tơ chỉ phương của đường thẳng  AB.

Vậy phương trình đường thẳng AB là \(\frac{x-1}{1}=\frac{y-1}{-2}=\frac{z-2}{1}\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 170761

Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz , cho tam giác ABC biết A(2;-1;3 ) và trọng tâm G của tam giác có toạ độ là G(2;1;0). Khi đó \(\overrightarrow {A B}+\overrightarrow {A C}\)có tọa độ là
 

Xem đáp án

Ta có: \(\overrightarrow{A G}=(0 ; 2 ;-3)\)

Gọi D là trung điểm BC.

Ta có:  \(\overrightarrow{A B}+\overrightarrow{A C}=2 \overrightarrow{A D}=3 \overrightarrow{A G}=(0 ; 6 ;-9)\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 170762

Cho hàm số y =f(x) có bảng biến thiên của đạo hàm y ' như sau:

Bất phương trình \(f(x)<\mathrm{e}^{x}+m\) đúng với mọi \(x \in(-1 ; 1)\)khi và chỉ khi
 

Xem đáp án

Ta có:

\(f(x)<e^{x}+m \Leftrightarrow f(x)-e^{x}<m \Leftrightarrow m \geq \max\limits _{[-1 ; 1]} g(x)\)

Xét \(g(x)=f(x)-e^{x} \text { vói } x \in[-1 ; 1]\)

\(g^{\prime}(x)=f^{\prime}(x)-e^{x}\),

ta có trên khoảng \((-1 ; 1):\left\{\begin{array}{l} f^{\prime}(x)<0 \\ e^{x}>0 \end{array} \Rightarrow f^{\prime}(x)-e^{x}<0\right.\)

\(\Rightarrow \max\limits _{[-1 ; 1]} g(x)=g(-1)=f(-1)-\frac{1}{e}\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 170763

Ông A muốn sau 5 năm có 1.000.000.000 đồng để mua ô tô Camry. Biết lãi suất hàng tháng là 0,5% , tiền lãi sinh ra hàng tháng được nhập vào tiền vốn và số tiền gửi hàng tháng là như nhau. Hỏi rằng ông A phải gửi ngân hàng mỗi tháng số tiền gần nhất với số tiền nào sau đây?
 

Xem đáp án

Áp dụng công thức \(T_{n}=\frac{a}{m}\left((1+m)^{n}-1\right)(1+m)\)

Trong đó \(T_{n}=10^{9}, m=0,5 \%, n=5.12=60\)

Ta được

\(10^{9}=\frac{a}{0,5 \%}\left[(1+0,5 \%)^{60}-1\right](1+0,5 \%) \Rightarrow a \approx 14261494,06 \text { đồng. }\)

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 170764

Cho hàm số y = f(x) liên tục, nhận giá trị dương trên \(\mathbb{R}\) và có bảng xét dấu đạo hàm như hình vẽ bên dưới:

Hàm số \(y=\log _{2}(f(2 x))\) đồng biến trên khoảng nào trong các khoảng sau: 

Xem đáp án

Ta có:

\(y=\log _{2}(f(2 x)) \Rightarrow y^{\prime}=\frac{2 f^{\prime}(2 x)}{f(2 x) \cdot \ln 2}\)

Vì \(f(2 x) \cdot \ln 2>0 \Rightarrow\)Để hàm số \(y=\log _{2}(f(2 x))\) luôn đồng biến trên khoảng thì  

\(\text { 2. } f^{\prime}(2 x) \geq 0 \Rightarrow f^{\prime}(2 x) \geq 0 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l} -1<2 x<1 \\ 2 x>2 \end{array} \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l} -\frac{1}{2}<x<\frac{1}{2} \\ x>1 \end{array}\right.\right.\)

Vậy A đúng

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 170765

Chiều cao của khối trụ có thể tích lớn nhất nội tiếp trong hình cầu có bán kính R là

Xem đáp án

Giả sử hình cầu có tâm là I và có bán kính là R, khối trụ có tâm của hai đáy là A, B.

Gọi r h, là bán kính và chiều cao của khối trụ\((0<h=2 I A<2 R)\)

\(r=\sqrt{R^{2}-A I^{2}}=\sqrt{R^{2}-\frac{h^{2}}{4}}\)

Thể tích khối trụ là \(V=\pi r^{2} h=\pi\left(R^{2}-\frac{h^{2}}{4}\right) h=\pi\left(R^{2} h-\frac{h^{3}}{4}\right)\)

Xét hàm số \(f(h)=R^{2} h-\frac{h^{3}}{4} \text { vói } 0<h<2 R\)

\(f^{\prime}(h)=R^{2}-\frac{3}{4} h^{2} ; f^{\prime}(h)=0\)

\(\Leftrightarrow h=\frac{2 \sqrt{3}}{3} R\)

Bảng biến thiên

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy thể tích của khối trụ lớn nhất khi và chỉ khi \(h=\frac{2 \sqrt{3}}{3} R\)

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 170766

Cho hàm số ff(x) liên tục trên \(\mathbb{R} \text { và } f(2)=16, \int\limits_{0}^{2} f(x) d x=4\)  . Tính \(I=\int_{0}^{4} x f^{\prime}\left(\frac{x}{2}\right) \mathrm{d} x\)
 

Xem đáp án

Đặt \(t=\frac{x}{2} \Rightarrow \mathrm{d} t=\frac{1}{2} \mathrm{d} x\)

Đổi cận :

\(x=0 \Rightarrow t=0, x=4 \Rightarrow t=2\)

Khi đó \(I=\int_{0}^{4} x f^{\prime}\left(\frac{x}{2}\right) \mathrm{d} x=\int_{0}^{2} 2 t f^{\prime}(t) 2 d t=4 \int_{0}^{2} x f^{\prime}(x) d x\)

Đặt \(\left\{\begin{array}{l} u=x \\ \mathrm{d} v=f^{\prime}(x) \mathrm{d} x \end{array} \Rightarrow\left\{\begin{array}{l} \mathrm{d} u=\mathrm{d} x \\ v=f(x) \end{array}\right.\right.\)

Ta có: 

\(I=4\left[\left.x f(x)\right|_{0} ^{2}-\int_{0}^{2} f(x) \mathrm{d} x\right]=4[2 f(2)-4]=4[2.16-4]=112\)

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 170767

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang vuông tại A và D ,\(S A \perp(A B C D)\) . Góc giữa SB và mặt phẳng đáy bằng 45°, E là trung điểm của SD , \(A B=2 a, A D=D C=a\) . Tính khoảng cách từ B đến ( ACE) .
 

Xem đáp án

\((\widehat{S B,(A B C D)})=45^{0} \Rightarrow \widehat{S B A}=45^{0} \Rightarrow\) Tam giác SAB vuông cân tại A \(\Rightarrow S A=A B=2 a\)

Chọn hệ trục Axyz như hình vẽ. Ta được \(A(0 ; 0 ; 0), \) \(S(0 ; 0 ; 2 a), B(2 a ; 0 ; 0), D(0 ; a ; 0)\)

Gọi K là trung điểm của AB . Nhận xét rằng tứ giác ADCK là hình chữ nhật \(\Rightarrow C(a ; a ; 0)\).

E là trung điểm của SD \(\Rightarrow E\left(0 ; \frac{a}{2} ; a\right)\)

\([\overrightarrow{A E}, \overrightarrow{A C}]=\left(-a^{2} ; a^{2} ;-\frac{a^{2}}{2}\right)=-\frac{a^{2}}{2}(2 ;-2 ; 1)\)

Mặt phẳng ( ACE) đi qua A(0;0;0) và nhận vectơ \((2 ;-2 ; 1)\) là một vectơ pháp tuyến nên có phương trình \(2 x-2 y+z=0\)

Vậy khoảng cách từ B đến (ACE)

\(\mathrm{d}(B,(A C E))=\frac{|2.2 a|}{\sqrt{2^{2}+(-2)^{2}+1^{2}}}=\frac{4 a}{3}\)

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 170768

Gọi A là tập các số tự nhiên có 3 chữ số đôi một khác nhau. Lấy ngẫu nhiên ra từ A hai số. Tính xác suất để lấy được hai số mà các chữ số có mặt ở hai số đó giống nhau.

Xem đáp án

Chọn B Số các số tự nhiên có 3 chữ số đôi một khác nhau là 9.9.8 = 648 , trong đó có 9.8.7= 504  số không có chứa chữ số 0 và 648- 504 =144 số có chứa chữ số 0 . 

Không gian mẫu: \(n(\Omega)=C_{648}^{2}\)

Trường hợp 1: Xét các số tự nhiên có 3 chữ số đôi một khác nhau và không chứa chữ số 0 . Khi đó số cách chọn ra được 2 số mà các chữ số có mặt ở hai số đó giống nhau là \(\frac{C_{504}^{1} \cdot C_{5}^{1}}{2}\) (vì mỗi số được đếm 2 lần).

Trường hợp 2: Xét các  số tự nhiên có 3 chữ số đôi một khác nhau và có chứa chữ số 0 . Khi đó số cách chọn ra được 2 số mà các chữ số có mặt ở hai số đó giống nhau là \(\frac{C_{144}^{1} \cdot C_{3}^{1}}{2}\)

Vậy xác suất cần tìm theo yêu cầu đề bài là \(\frac{C_{1}^{504} \cdot C_{5}^{1}+\frac{C_{144}^{1} \cdot C_{3}^{1}}{2}}{C_{648}^{2}}=\frac{41}{5823}\)

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 170769

Một người lập kế hoạch gửi tiết kiệm ngân hàng như sau: Đầu tháng 1 năm 2019, người đó gửi 10 triệu đồng; sau mỗi đầu tháng tiếp theo, người đó gửi số tiền nhiều hơn 10% so với số tiền đã gửi ở tháng liền trước đó. Biết rằng lãi suất ngân hàng không đổi là 0,5% mỗi tháng và được tính theo hình thức lãi kép. Với kế hoạch như vậy, đến hết tháng 12 năm 2020, số tiền của người đó trong tài khoản tiết kiệm là bao nhiêu? (Làm tròn đến hàng nghìn)
 

Xem đáp án

Gọi số tiền ban đầu là X

Lãi suất ngân hàng r = 0,005 , đặt k = 0,1.

Số tiền đầu tháng 1 là X

Số tiền đầu tháng 2 là: \(X+X \cdot r+X+X \cdot k=X(1+r)+X(1+k)\)

Số tiền đầu tháng 3 là:

\(\begin{array}{l} {[X(1+r)+X(1+k)]+[X(1+r)+X(1+k)] r+X(1+k)+X(1+k) k} \\ =X(1+r)^{2}+X(1+k)(1+r)+X(1+k)^{2} \end{array}\)

Số tiền đầu tháng 4 là:

\(X(1+r)^{3}+X(1+k)(1+r)^{2}+X(1+k)^{2}(1+r)+X(1+k)^{3}\)

Số tiền đầu tháng n là:

\(X\left[(1+r)^{n-1}+(1+r)^{n-2}(1+k)+\ldots+(1+r)(1+k)^{n-2}+(1+k)^{n-1}\right]\)

Đến cuối tháng n , số tiền người đó là:

\(X\left[(1+r)^{n-1}+(1+r)^{n-2}(1+k)+\ldots+(1+r)(1+k)^{n-2}+(1+k)^{n-1}\right](1+r)\)

Gọi M là số tiền trong tài khoản đến hết tháng 12 năm 2020 , khi đó n = 24

Ta được \(M=X \cdot \frac{(1+k)^{n}-(1+r)^{n}}{k-r}(1+r)=922,7563962\)

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 170770

Cho hàm số \(y=\frac{-x+1}{2 x-1}(C), y=x+m\). Với mọi m đường thẳng ( d) luôn cắt đồ thị (C) tại hai điểm phân biệt A và B . Gọi \(k_{1} ; k_{2}\) , lần lượt là hệ số góc của các tiếp tuyến với (C) tại A và B . Giá trị nhỏ nhất của \(T=k_{1}^{2020}+k_{2}^{2020}\) bằng

Xem đáp án

Phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị là: 

\(\frac{-x+1}{2 x-1}=x+m \Leftrightarrow-x+1=2 x^{2}-x+2 m x-m \Leftrightarrow 2 x^{2}+2 m x-m-1=0\)

phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi m ( vì\(\Delta>0\) ).

Gọi \(A\left(x_{1} ; y_{1}\right) ; B\left(x_{2} ; y_{2}\right)\)

\(\begin{aligned} &\left\{\begin{array}{l} x_{1}+x_{2}=-m \\ x_{1} x_{2}=\frac{-m-1}{2} \end{array}\right.\\ &(C): y=\frac{-x+1}{2 x-1} \Rightarrow y^{\prime}=\frac{-1}{(2 x-1)^{2}} \end{aligned}\)

  Ta có:

\(k_{1}^{2020}=\left[\frac{-1}{\left(2 x_{1}-1\right)^{2}}\right]^{2020} ; k_{2}^{2020}=\left[\frac{-1}{\left(2 x_{2}-1\right)^{2}}\right]^{2020}\)

\(T=k_{1}^{2020}+k_{2}^{2020}=\frac{1}{\left(2 x_{1}-1\right)^{4040}}+\frac{1}{\left(2 x_{2}-1\right)^{4040}} \geq 2\left[\frac{1}{\left(2 x_{1}-1\right) \cdot\left(2 x_{2}-1\right)}\right]^{2020}\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow T \geq 2\left[\frac{1}{4 x_{1} x_{2}-2\left(x_{1}+x_{2}\right)+1}\right]^{2020} \\ \Leftrightarrow T \geq 2\left[\frac{1}{4 \frac{-m-1}{2}-2(-m)+1}\right]^{2020} \end{array}\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow T \geq 2\left[\frac{1}{-2 m-2+2 m+1}\right]^{2020} \\ \Leftrightarrow T \geq 2 \end{array}\)

Dấu = xảy ra khi và chỉ khi 

\(\begin{array}{l} \frac{1}{\left(2 x_{1}-1\right)^{4040}}=\frac{1}{\left(2 x_{2}-1\right)^{4040}} \Leftrightarrow\left(2 x_{1}-1\right)^{4040}=\left(2 x_{2}-1\right)^{4040} \\ \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l} 2 x_{1}-1=2 x_{2}-1 \\ 2 x_{1}-1=-2 x_{2}+1 \end{array}\right. \end{array}\)

\(\Leftrightarrow\left[\begin{array}{l} x_{1}=x_{2}(V L) \\ x_{1}+x_{2}=1 \Leftrightarrow-m=1 \Leftrightarrow m=-1 \end{array}\right.\)

 

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 170771

Cho x ,y  là các số thực thỏa mãn\(x^{2}-x y+y^{2}=1\). Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của \(P=\frac{x^{4}+y^{4}+1}{x^{2}+y^{2}+1}\) .Giá trị của \(A=M+15 m\) là:

Xem đáp án

Ta có:

\(\begin{array}{l} x^{2}-x y+y^{2}=1 \Leftrightarrow 3 x y+1=(x+y)^{2} \geq 0 \Rightarrow x y \geq-\frac{1}{3} \\ x^{2}-x y+y^{2}=1 \Leftrightarrow x y=1-(x-y)^{2} \leq 1 \Rightarrow x y \leq 1 \end{array}\)

Đặt \(t=x y \text { với }-\frac{1}{3} \leq t \leq 1\)

Theo đề bài ta có: \(x^{2}+y^{2}=1+t\)

\(P=\frac{(t+1)^{2}-2 t^{2}+1}{t+2}=\frac{-t^{2}+2 t+2}{t+2}=f(t)\)

\(f^{\prime}(t)=\frac{-t^{2}-4 t+2=0}{(t+2)^{2}} ; f^{\prime}(t)=0 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l} t=-2+\sqrt{6} \in\left[-\frac{1}{3} ; 1\right] \\ t=-2-\sqrt{6} \notin\left[-\frac{1}{3} ; 1\right] \end{array}\right.\)

Ta có: \(f\left(-\frac{1}{3}\right)=\frac{11}{15} ; f(1)=1 ; f(\sqrt{6}-2)=6-2 \sqrt{6}\)

Khi đó:

\(M=6-2 \sqrt{6} \text { và } m=\frac{11}{15} \Rightarrow M+15 m=6-2 \sqrt{6}+15 \cdot \frac{11}{15}=17-2 \sqrt{6}\)

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 170772

Cho hình lập phương \(A B C D \cdot A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} D^{\prime} \text { cạnh } 2 a\) . Gọi M là trung điểm của BB′ và P thuộc cạnh DD′ sao cho  \(D P=\frac{1}{4} D D^{\prime}\). Biết mặt phẳng ( AMP) cắt CC′ tại N , thể tích của khối đa diện AMNPBCD bằng

Xem đáp án

Thể tích khối lập phương là \(V=8 a^{3}\)

Ta có: \(a=\frac{A A}{A A^{\prime}}=0, b=\frac{B M}{B B^{\prime}}=\frac{1}{2}, \quad c=\frac{C N}{C C^{\prime}}, d=\frac{D P}{D D^{\prime}}=\frac{1}{4}\)

Vì A, M, N, P đồng phẳng nên 

Khi đó \(\frac{V_{A M N P B C D}}{V_{A B C D . A^{\prime} B^{\prime} C D^{\prime}}}=\frac{1}{4}(a+b+c+d)=\frac{1}{4}\left(0+\frac{1}{2}+\frac{3}{4}+\frac{1}{2}\right)=\frac{3}{8}\)

Vậy \(\Rightarrow V_{A M N P B C D}=\frac{3}{8} \cdot V_{A B C D . A^{\prime} B^{\prime} C D^{\prime}}=3 a^{3}\)

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 170773

Cho các số thực a , b thỏa mãn điều kiện \(0<b<a<1\) . Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P=\log _{a} \frac{4(3 b-1)}{9}+8\left(\log _{\frac{b}{a}} a\right)^{2}-1\)

Xem đáp án

Từ \((3 b-2)^{2} \geq 0 \Leftrightarrow 9 b^{2}-12 b+4 \geq 0 \Leftrightarrow \frac{4(3 b-1)}{9} \leq b^{2} \text { và } 0<b<a<1\)

\(\Rightarrow P \geq \log _{a} b^{2}+8\left(\log _{\frac{b}{a}} a\right)^{2}-1=2\left(\log _{a} b-1\right)+8\left(\log _{\frac{b}{a}} a\right)^{2}+1=8\left(\log _{\frac{b}{a}} a\right)^{2}+2 \log _{a} \frac{b}{a}+1\)

\(=8\left(\log _{\frac{b}{a}} a\right)^{2}+\frac{2}{\log _{\frac{b}{a}} a}+1=8\left(\log _{\frac{b}{a}} a\right)^{2}+\frac{1}{\log _{\frac{b}{a}} a}+\frac{1}{\log _{b} a}+1\)

\(\geq 3 \sqrt[3]{\left(\log _{\frac{b}{a}} a\right)^{2} \cdot \frac{1}{\log _{\frac{b}{a}} a} \cdot \frac{1}{\log _{\frac{b}{a}} a}}+1=7\)

Vậy giá trị nhỏ nhất của P là 7

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »