Lý thuyết tập làm thơ lục bát
I. Định hướng làm thơ lục bát
1. Định nghĩa
Lục bát là thể thơ có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Một cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng (dòng lục) và một dòng 8 tiếng (dòng bát).
2. Đặc điểm
- Trong mỗi dòng thơ lục bát, việc sắp xếp các tiếng có thanh bằng (tiếng không dấu và dấu huyền; kí hiệu là B) và các tiếng có thanh trắc (tiếng có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng; kí hiệu là T) phải theo quy tắc. Em hãy chép lại các dòng thơ trong ô bên cạnh vào vở và điền kí hiệu B hoặc T dưới mỗi tiếng để tìm hiểu quy tắc đó.
Con về thăm mẹ chiều đông
B B B T B B
Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà
T B B T, T B T B
Mình con thơ thẩn vào ra
B B B T B B
Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi.
B B B T T B B B
(Đinh Nam Khương)
- Bảng gieo vần:
II. Hướng dẫn quy trình làm thơ lục bát
1. Chuẩn bị:
- Xác định đối tượng bài thơ.
Ví dụ: Mẹ.
- Điều em định viết trong bài?
Ví dụ: Tình yêu thương, sự hi sinh của mẹ cho con.
2. Viết bài thơ
- Bắt đầu bằng hình ảnh người em muốn viết hoặc tình cảm em dành cho người ấy...
Ví dụ: Hình ảnh mẹ ru con ngủ, hình ảnh mẹ đưa nôi.
- Lựa chọn từ ngữ thích hợp thể hiện hình ảnh người mà em muốn viết và diễn tả tình cảm của em với người đó. Thử vận dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ,...
- Sắp xếp các từ ngữ theo quy định về số tiếng, vần, nhịp của thể thơ lục bát.
3. Kiểm tra và chỉnh sửa
- Đọc lại bài thơ.
- Bài thơ đã đảm bảo số tiếng, vần, nhịp và luật bằng trắc của thơ lục bát chưa? Có mắc lỗi chính tả không?
- Bài thơ có tập trung thể hiện về người em chọn viết và tình cảm của em với người đó không?
- Có nên thay thế từ ngữ nào để bài thơ diễn tả chính xác hoặc hay hơn không?
III. Ví dụ làm thơ lục bát
Bàn tay đưa nôi
À ơi tay mẹ đưa nôi
B T B
À ơi tay mẹ đưa nôi em nằm.
B T B B
Đưa nôi lên bảy lên năm,
B T B
Đưa nôi đưa mãi trăm năm cuộc đời.
B T B B