Lý thuyết về Ẩn dụ
I. Khái niệm ẩn dụ
Ẩn dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
II. Các kiểu ẩn dụ
1) Ẩn dụ hình thức:
- Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
(Nguyễn Đức Mậu)
=> Về hình thức, lửa hồng tương đồng với màu đỏ của bông hoa râm bụt.
(“thắp” thuộc ẩn dụ cách thức – “thắp” và “nở” đều có điểm chung về cách thức)
2) Ẩn dụ cách thức:
- Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động.
Ví dụ:
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
(Nguyễn Đức Mậu)
- “thắp” thuộc ẩn dụ cách thức – “thắp” và “nở” đều có điểm chung về cách thức)
3) Ẩn dụ phẩm chất:
- Là ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh năm
(Minh Huệ)
=> Người cha và Bác Hồ đều giống nhau ở phẩm chất yêu thương và quan tâm chăm sóc con cái (những người dân)
4) Ẩn dụ chuyển đối cảm giác:
- Phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .
Ví dụ: Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào.
=> Ngọt ngào là sự cảm nhận của vị giác. Dùng “giọng nói ngọt ngào” là án dụ chuyển đối cám giác - từ thính giác sang vị giác.
III. Ví dụ ẩn dụ
- Ẩn dụ hình thức:
Về thăm quê Bác làng Sen/ Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
=> Tương đồng về hình thức là màu hồng của lửa và màu đỏ của hoa râm bụt.
- Ẩn dụ cách thức:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
=> Tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả.
- Ẩn dụ phẩm chất:
Người cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm
=> Tương đồng về phẩm chất là người cha tức đang ẩn dụ Bác Hồ, Bác đang chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ như những người cha ruột đang chăm sóc cho các đứa con yêu của minh.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Nắng vàng giòn đang rải đều lên bãi cát.
=> Chuyển cảm giác từ thị giác sang vị giác. Từ nắng thấy bằng mắt qua đến giòn cảm nhận bằng miệng.