Lý thuyết từ đồng âm

HocOn247 - Học toán và các môn với bài tập, lý thuyết và đề thi đầy đủ
(397) 1322 26/09/2022

I. Khái niệm từ đồng âm

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.

II. Sử dụng từ đồng âm

- Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

- Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể.

- Dùng từ đồng âm để chơi chữ: Là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.

III. Ví dụ từ đồng âm

- VD 1: Con ngựa đá con ngựa đá

+ đá 1: động từ chỉ hành động của con ngựa.

+ đá 2: danh từ chỉ vật liệu làm ra con ngựa.

- VD 2: Con kiến  đĩa thịt :

+ bò 1: động từ chỉ hành động của con kiến.

+ bò 2: danh từ chỉ loại thực phẩm thịt bò.

- VD 3: Lỡ tay làm vỡ cái cốc, cậu em bị anh trai cốc một cái vào đầu:

+ cốc 1: danh từ chỉ loại vật dụng để đựng nước uống.

+ cốc 2: động từ chỉ hành động tác động làm đau lên đối tượng.

(397) 1322 26/09/2022