Soạn bài Nội dung ôn tập cuối học kì 2 siêu ngắn

Soạn bài Nội dung ôn tập cuối học kì 2 bao gồm bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK CD siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
(356) 1188 26/09/2022

Phần I - ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Trả lời câu 1 (trang 112 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Thống kê tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6, tập hai.

Phương pháp giải:

Em xem lại mục lục, liệt kê các kiểu văn bản và tên tác phẩm của học kì 2, có thể kẻ bảng để trình bày rõ ràng hơn.

Giải chi tiết:

Trả lời câu 2 (trang 112 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Nêu nội dung chính của các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 6 tập hai theo mẫu sau:

VD: Lượm (Tố Hữu): Hình ảnh hỗn nhiên, dũng cảm của chú bé liên lạc và tình cảm sâu nặng của nhà thơ với chú bé.

Phương pháp giải:

Em xem lại mục lục và làm theo mẫu đã cho ở trên.

Giải chi tiết:

Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài): bài học đầu tiên của Dế Mèn khi gián tiếp hại chết Dế Choắt: ở đời không nên hung hăng, bậy bạ, nghịch ranh, ích kỷ để mang tai họa đến cho người khác và cho cả chính mình. 

Ông lão đánh cá và con cá vàng (Pu-skin): ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc như mụ vợ từ đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng: kể xấu xa, tham lam, bội bạc cuối cùng sẽ bị trừng trị.

Cô bé bán diêm (An-dec-xen): số phận của cô bé đáng thương, vạch trần xã hội lạnh lùng vô cảm, thể hiện tấm lòng nhân đạo, giàu tình yêu thương của nhà văn An-đéc-xen với những con người nhỏ bé, nghèo khổ bất hạnh đặc biệt là trẻ em trong xã hội lúc bấy giờ.

Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ): một đêm anh đội viên chứng kiến cảnh Bác không ngủ vì thương cán bộ, lo việc nước từ đó thể hiện tình cảm của người cha dành cho dân tộc cũng như tình cảm kính trọng của anh đội viên với Bác.

Lượm (Tố Hữu): hình ảnh hồn nhiên, dũng cảm của chú bé liên lạc và tinh cảm sâu nặng của nhà thơ với chú bé.

Gấu con chân vòng kiềng (U-xa-chốp): gấu con xấu hổ về đôi chân kiềng của mình nhưng sau khi nghe lời mẹ, cậu trở nên tự tin hơn, không hề xấu hổ mà vô cùng tự hào

Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? (Ki,m Hạnh Bảo- Trần Nghị Du): Nêu lên những lí do mà chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật.

Khan hiếm nước ngọt (Theo Trịnh Văn): Thực trạng khan hiếm nước ngọt và kêu gọi mọi người sử dụng hợp lí.

Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? (Theo Thùy Dương): Nêu lên lợi ích của việc nên nuôi vật nuôi trong nhà.

Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh): người anh và cô em gái có tài hội họa, lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh): Câu chuyện mà nhân vật tôi không lường trước được đó là trong một lần đá bóng, nhân vật tôi xảy ra xích mích với Nghi. Cứ nghĩ cả 2 sẽ đánh nhau một trận ai ngờ họ lại trò chuyện vui vẻ và trở thành những người bạn tốt.

Chích bông ơi! (Cao Duy Sơn): cậu bé nhờ bố bắt một chú chim chích bông mắc kẹt khiến Dế Vần- người bố nhớ lại kỉ niệm xưa vô tình bắt chú chim chích bông con xa mẹ phải chết để người con rút ra bài học cho mình.

Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng (Theo Nguyệt Cát): Sự kiện ra đời bài hát Như có bác Hồ để kỉ niệm ngày lễ mừng chiến thắng 30-4 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? (Theo thethaovanhoa.vn): Những lí do để đội tuyển bóng đá đem lại chiến thắng ở Sea Game U22.

Những phát minh "tình cờ và bất ngờ" (Theo khoahoc.tv): Sự ra đời không ngờ đến của một số vật dụng (đất nặn, giấy nhớ, que kem. lát khoai tây chiên).

Trả lời câu 3 (trang 112 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Nêu những điều cần chú ý về cách đọc truyện (truyện đồng thoại, truyện của An-đéc-xen và Pu-skin, truyện ngắn); thơ có yếu tổ tự sự, miêu tả; văn bản nghị luận và văn bản thông tin.

VD: Văn bản nghị luận:

– Xác định và đánh giá được ý kiến. Lí lẽ và bằng chứng nêu trong văn bản.

Phương pháp giải:

Em xem lại mục lục và lọc ra các kiểu văn bản rồi làm theo mẫu trên.

Giải chi tiết:

- Lưu ý khi đọc truyện:

+ Chú ý các yếu tố thuộc về nội dung của truyện: cốt truyện, nhân vật, tình tiết;

+ Chú ý các yếu tố thuộc về hình thức của truyện: điểm nhìn trần thuật, giọng điệu, ngôn ngữ.

- Lưu ý khi đọc văn bản thơ:

+ Nhận biết được những đặc điểm về hình thức (vần, nhịp, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả,…).

+ Nhận biết được yếu tố nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của thơ có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả.

- Lưu ý khi đọc văn bản nghị luận:

+ Xác định và đánh giá được ý kiến. Lí lẽ và bằng chứng nêu trong văn bản.

+ Xác định nội dung về đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa của các văn bản nghị luận xã hội.

- Lưu ý khi đọc văn bản thông tin:

+ Xác định và nắm được những thông tin văn bản muốn thông báo. 

+ Xác định hình thức trình bày các mục, spo của văn bản.

Trả lời câu 4 (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Thống kê các văn bản văn học (truyện, thơ) đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6: từ đó, nhận xét sự khác biệt về đặc điểm hình thức của mỗi thể loại ở hai tập sách

(Gợi ý: Sự khác biệt về đặc điểm hình thức của thơ là tập một tập trung vào thơ lục bát, tập hai tập trung vào thơ có yếu tô tự sự, miêu tả).

Phương pháp giải:

Xem lại lục lục để thống kê và đưa ra nhận xét.

Giải chi tiết:

Trả lời câu 5 (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Thống kê các văn bản nghị luận và văn bản thông tin đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6, từ đó, nhận xét sự khác biệt về nội dung đề tài của mỗi loại văn bản ở hai tập sách (Gợi ý: Sự khác biệt về nội dung để tài của văn bản nghị luận là ở Ngữ văn 6, tập một học về nghị luận văn học, Ngữ văn 6, tập hai học về nghị luận xã hội).

Phương pháp giải:

Em xem lại mục lục và thống kê các tác phẩm.

Giải chi tiết:

Phần II - VIẾT

Trả lời câu 6 (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Thống kê tên các kiểu văn bản đã được luyện viết trong sách Ngữ văn 6, tập hai.

Phương pháp giải:

Em xem lại phần VIẾT và thống kê các kiểu văn bản.

Giải chi tiết:

Các kiểu văn bản đã được luyện viết trong sách Ngữ văn 6, tập hai:

- Văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- Văn bản nghị luận xã hội.

- Tóm tắt văn bản thông tin.

- Viết biên bản.

Trả lời câu 7 (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Nêu và chỉ ra mối quan hệ giữa các nội dung đọc hiểu và yêu cầu viết trong các bài ở sách Ngữ văn 6, tập hai.

Phương pháp giải:

Trong mỗi bài học của từng chủ đề, giữa phần đọc hiểu và phần viết luôn có mối quan hệ với nhau. Các em liệt kê và chỉ ra các mối quan hệ đó.

Giải chi tiết:

- Các thể loại của các văn bản ở phần đọc hiểu luôn liên quan đến phần viết:

Ví dụ: Ở Bài 1 học về các tác phẩm truyện – theo phương thức tự sự thì trong phần viết sẽ viết các văn bản tự sự (kể lại câu chuyện hay trải nghiệm nào đó).

- Cần phải đọc hiểu nội dung, nắm được đối tượng mà văn bản muốn hướng đến thì chúng ta mới xác định và biết cách làm thế nào để bắt đầu viết một bài phân tích hay chứng minh, kể chuyện ở văn 6 tập, xác định được phương thức, cách thức làm bài.

Trả lời câu 8 (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Chỉ ra ý nghĩa và tác dụng của việc tạo lập một văn bản có minh hoạ hình ảnh, bảng biểu, đồ thị,... (văn bản đa phương thức).

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ xem việc thêm những yếu tố trên sẽ kích thích học sinh như thế nào.

Giải chi tiết:

Ý nghĩa và tác dụng của việc tạo lập một văn bản có minh hoạ hình ảnh, bảng biểu, đồ thị:

- Tạo điều kiện để học sinh động não, sáng tạo, từ đó kích thích sự khám phá kiến thức của học sinh.

- Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh.

- Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não.

 

Phần III - NÓI VÀ NGHE

Trả lời câu 9 (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Nêu các yêu cầu rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập hai. Các yêu cầu này có mối quan hệ thế nào với yêu cầu đọc và viết?

Phương pháp giải:

Xem lại mục lục phần kĩ năng nói và nghe từ đó liệt kê các ý và lần lượt trả lời các câu hỏi trên.

Giải chi tiết:

- Yêu cầu rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập hai:

+ Nói:

./ Kể lại được câu chuyện mà mình muốn kể.

./ Biết cách ngắt ngừng, nhấn mạnh vào trọng tâm câu chuyện.

./ Câu chuyện nói phải được miêu tả rõ ràng mạch lạc, nêu ra được vấn đề thảo

+ Nghe:

./ Nắm được nội dung trình bày của người khác.

./ Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp.

- Các yêu cầu này có mối quan hệ chặt chẽ với yêu cầu đọc và viết:

+ Trong phần đọc, học sinh phải xác định được những yếu tố tự sự, miêu tả, thông tin,… ở các tác phẩm đọc của từng chủ đề. Đến phần nói, học sinh dựa vào những kĩ năng đó để trình bày bài nói.

+ Trong phần viết, thường trong một bài nếu viết về chủ đề gì thì phần nói sẽ trình bày lại nội dung ở phần viết.

 

Phần IV - TIẾNG VIỆT

Trả lời câu 10 (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Các nội dung tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 6, tập hai là những nội dung nào?

Phương pháp giải:

Xem lại mục lục phần Thực hành Tiếng Việt sau đó giở xem từng bài và liệt kê các nội dung tiếng Việt đã được học.

Giải chi tiết:

Các nội dung tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 6, tập hai là:

-  Từ láy, từ ghép.

- Cụm từ (cụm danh từ, cụm tính từ,...).

- Thành ngữ.

- Hoán dụ.

- Mở rộng chủ ngữ.

- Từ Hán Việt.

- Trạng ngữ.

- Dấu ngoặc kép.

- Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu.

(356) 1188 26/09/2022