Lý thuyết từ Hán Việt
I. Khái niệm từ Hán Việt
Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái La tinh. Về mặt âm thanh từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc.Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao.
II. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
- Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập… có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.
- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
III. Từ ghép Hán Việt
- Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính : từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt :
+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:
+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
IV. Ví dụ từ Hán Việt
- Ngư nghiệp: nghề đánh cá.
- Cường quốc: đất nước lớn mạnh.
- Đại lộ: con đường lớn.