Lý thuyết về trạng ngữ

HocOn247 - Học toán và các môn với bài tập, lý thuyết và đề thi đầy đủ
(378) 1260 26/09/2022

I. Khái niệm trạng ngữ

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... của sự việc nêu ở trong câu.

- Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?, Bằng cách nào?

II. Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ

- Số lượng: một câu có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ.

- Vị trí: trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu.

- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.

III. Phân loại trạng ngữ

- Trạng ngữ chỉ thời gian: chỉ thời gian, thời điểm (Câu hỏi: Khi nào? Bao giờ? Mấy giờ? Lúc nào?)

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: địa điểm, vị trí (Câu hỏi: Ở đâu)

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: lý do (Câu hỏi: Vì sao? Do đâu? Tại đâu?)

- Trạng ngữ chỉ mục đích: mục tiêu hướng tới (Câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì điều gì?)

- Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức

IV. Ví dụ trạng ngữ

- Sáng nay, khu vườn nhà tôi trở nên trong veo vì cơn mưa tối qua.

=> Trạng ngữ chỉ thời gian.

- Ngoài đồng, các bác nông dân đang gặt lúa.

=> Trạng ngữ chỉ nơi chốn

- Nhờ sự chăm chỉ, Nam đã trở thành một học sinh giỏi của lớp.

=> Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

- Nhằm xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, trường em đã tổ chức ngày Chủ nhật xanh.

=> Trạng ngữ chỉ mục đích.

- Bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ bảo vệ cả đàn gà con.

=> Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức.

(378) 1260 26/09/2022