Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 7 siêu ngắn
Trả lời câu 1 (trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Tìm các từ được viết hoa trong hai bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ và Lượm của Tổ Hữu. Xếp các từ được viết hoa vào hai nhóm:
a) Việt hoa tên riêng.
b) Viết hoa tu tử (viết hoa để thế hiện sự kính trọng).
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về từ ghép, từ láy.
Giải chi tiết:
a) Viết hoa tên riêng: Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội, Hàng Bè, Mang Cá.
b) Viết hoa tu từ (viết hoa để thế hiện sự kính trọng): Bác, người Cha, Lượm.
Trả lời câu 2 (trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về từ láy.
Giải chi tiết:
- Những từ láy có trong bài thơ: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, ngủ ngon, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh nình, phăng phắc, vội vàng, nằng nặc, lầm thâm, mênh mông.
- Từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng:
+ Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng...
+ Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm:mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, nằng nặc...
Trả lời câu 3 (trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Các từ láy trong khổ thơ sau giúp em hình dung chú bé Lượm như thể nào?
Chủ bé loắt choát
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
(Tố Hữu)
Phương pháp giải:
So sánh các thành ngữ và trả lời.
Giải chi tiết:
- Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh
- Tác dụng: miêu tả hình dáng, tính cách của cậu bé liên lạc nhỏ tuổi
Trả lời câu 4 (trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trong những câu thơ dưới đây, các từ ngữ in đậm chỉ ai, chỉ cái gì, việc gì? Giữa sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy biểu thị với sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy hàm ý có mỗi liên hệ như thế nào? Cách diễn đạt này có tác dụng gì?
a.
Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng
Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con
( Bình Nguyên)
b.
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú, cháu
Gặp nhau Hàng Bè
( Tố Hữu)
c.
Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người
Phương pháp giải:
Liệt kê và tìm cụm chủ ngữ trong từng câu.
Giải chi tiết:
a. Bàn tay là bộ phận của cơ thế người dùng để cầm nắm, tượng trưng cho sức lao động.
=> Bàn tay mẹ chỉ người mẹ.
b. Đổ máu: là thương tích mất mát hi sinh, ở đây nhắc đến sự kiện khởi nghĩa tháng 8/1945 ở thành phố Huế.
c. Mối quan hệ:
- mười năm: gọi cái cụ thể,
- trăm năm thay cho cái trừu tượng, không rõ ràng.
=> Những cách diễn đạt này làm tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao, tăng ý nghĩa giá trị cho câu văn.
Trả lời câu 5 (trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bảng và nối cho phù hợp.
Giải chi tiết:
1 – c:
Buôn thúng bán mẹt - Buôn bán vặt ở đầu đường, góc chợ.
2 – e:
Châm lấm tay bùn - Sự lam lũ, cực nhọc của việc đồng áng
3 – d:
Gạo chợ nước sông - Cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc
4 – b:
Một nắng hai sương - Làm lụng vất vả dãi dầu sương nắng
5 – a:
Nhường cơm sẻ áo - Giúp nhau lúc khó khăn, thiếu thốn
Trả lời câu 6 (trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
Em chọn thành ngữ trong bài 5 và viết đoạn văn ngắn đáp ứng yêu cầu trên.
Giải chi tiết:
Trong nhà tôi yêu bà tôi nhất. Cả cuộc đời bà tần tảo, một nắng hai sương một tay nuôi đàn con thơ khôn lớn trưởng thành. Ngày ông đi bộ đội, bà trở thành trụ cột chính trong gia đình, chạy ngược chạy xuôi buôn thúng bán mẹt để chăm lo cho gia đình. Vừa là một người mẹ tuyệt vời nhất, bà tôi trong xóm luôn được mọi người yêu quý. Những năm đói khổ nhất, bà không ngần ngại nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ những người hoàn cảnh khó khăn.