Lý thuyết về cụm động từ

HocOn247 - Học toán và các môn với bài tập, lý thuyết và đề thi đầy đủ
(396) 1321 26/09/2022

I. Khái niệm cụm động từ

- Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.

- Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.

II. Cấu tạo của cụm động từ

- Mô hình cụm động từ:

- Trong cụm động từ:

+ Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hoạt động.

+ Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hoạt động.

III. Ví dụ cụm động từ

- VD 1: Các bạn học sinh còn đang vui chơi ở sân trường.

=> Cụm động từ: “còn đang vui chơi ở sân trường”.

+ Phần trước: “còn đang” bổ ngữ cho động từ chính, diễn tả sự việc đang xảy ra.

+ Phần trung tâm: “vui chơi”.

+ Phần sau: “ở sân trường” bổ ngữ cho động từ chính về địa điểm.

- VD 2: Nam đã ăn cơm lúc 7 giờ tối.

=> Cụm động từ: “đã ăn cơm lúc 7 giờ tối”.

+ Phần trước: “đã” diễn tả quan hệ thời gian, hành động tiếp diễn.

+ Phần trung tâm: “ăn”.

+ Phần sau: “lúc 7 giờ tối” bổ sung ý nghĩa về mốc thời gian diễn ra.

(396) 1321 26/09/2022