Lý thuyết về viết đoạ̣n văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Lý thuyết về lý thuyết về viết đoạ̣n văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ môn văn lớp 6 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(412) 1373 26/09/2022

I. Khái niệm viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn. Về hình thức, đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

II. Yêu cầu viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

- Trình bày cảm xúc về một bài thơ.

- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.

- Cấu trúc gồm có 3 phần:

+ Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).

+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ chữ được trích từ bài thơ.

+ Kết đoạn:  Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

III. Hướng dẫn quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.

Xác định đề tài.

Hãy đọc kĩ đề bài và xác định:

- Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?

- Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu?

Thu thập tư liệu

Trong bước này, em hãy tự hỏi:

- Cần tìm những thông tin nào?

- Tìm những thông tin ấy ở đâu?

Em có thể tìm và chọn một bài thơ lục bát mà em yêu thích hoặc có cảm xúc đặc biệt để viết.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

Em hãy:

- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ và xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em.

- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả bài thơ sử dụng.

- Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.

- Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên.

Lập dàn ý.

Hãy sắp xếp những ý đã nêu thành dàn ý của đoạn văn theo mẫu sau:

Mở đoạn: Giới thiệu cảm xúc chung về bài thơ lục bát.

Thân bài: Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ lục bát,

Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của vài thơ đối với bản thân.

Bước 3: Viết đoạn.

Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

Xem lại và chỉnh sửa.

Sau khi viết xong, em có thể tự chỉnh sửa đoạn văn của mình dựa vào bảng dưới đây:

Bảng kiểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ 

Tiếp theo, em hãy dựa vào các gợi ý dưới đây để chỉnh sửa đoạn văn:

- Tìm câu chủ đề của đoạn văn và thêm vào những từ ngữ miêu tả khái quát cảm xúc của em khi đọc bài thơ lục bát.

- Thêm những từ ngữ và câu văn thể hiện cảm xúc của em về bài thơ.

- Bổ sung những từ ngữ, hình ảnh được trích dẫn từ bài thơ.

- Viết lại câu kết đoạn theo hướng khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

Rút kinh nghiệm

Trả lời hai câu hỏi dưới đây để tự đánh giá những gì đã học qua việc viết đoạn văn:

- Em rút ra kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ?

- Nếu viết lại, em sẽ điều chỉnh thế nào để đoạn văn hoàn chỉnh hơn?

IV. Ví dụ viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ "Mây và sóng" của tác giả Ta-go

Bài làm

     Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời:”hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp hư trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đáng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.

(412) 1373 26/09/2022