Phân tích chi tiết Chuyện cổ nước mình

HocOn247 - Học toán và các môn với bài tập, lý thuyết và đề thi đầy đủ
(396) 1321 26/09/2022

I. Những bài học được ông cha gửi gắm trong chuyện cổ

- Xuất hiện các ý thơ nêu tên các câu chuyện cổ: 
+ Truyện Tấm Cám "Thị thơm thì giấu người thơm/ Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà".
+ Truyện Đẽo cày giữa đường "Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".
+ Tích Trầu cau "Đậm đà cái tích trầu cau/ Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người".
- Bài học được gửi gắm qua chuyện cổ:
+ Nhân hậu, tình người.
+ Tình yêu không quản ngại khoảng cách.
+ Ở hiền gặp lành.
+ Công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình.

II. Ý nghĩa những câu chuyện cổ với đời con cháu

- Cảm xúc của nhân vật "tôi": Yêu chuyện cổ nước tôi. 
- Chuyện cổ là hành trang cuộc sống "Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa/ Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi".
- Chuyện cổ là cuộc đối thoại giữa hai thế hệ "Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình".
- Chuyện cổ cũng thể hiện sự lo nghĩ cho đời sau của ông cha "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau".
- Chuyện cổ còn mãi, có ý nghĩa muôn đời "Nhưng bao chuyện cổ trên đời/ Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm".

III. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển.
- So sánh: "Như con sông với chân trời đã xa". 
- Điệp từ, câu trúc: ".....thì....", "....cơn...", "rất...", "Vừa....lại....".
- Từ láy: xa xôi, thiết tha, thầm thì...
(396) 1321 26/09/2022