Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống siêu ngắn
Phần I - Nội dung lý thuyết
- Trình bày rõ ràng ý kiến về hiện tượng cần bàn luận.
- Nêu lý lẽ, dẫn chứng ảnh để làm sáng tỏ cho ý kiến.
- Bố cục bài viết cần đảm bảo:
+ Mở bài: Giới thiệu được hiện tượng người viết quan tâm và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về hiện tượng ấy.
+ Thân bài: Đưa ra được ít nhất hai hình vẽ cụ thể để lý giải cho ý kiến của người viết. Các lý lẽ được sắp xếp theo trình tự hợp lý. Người viết có thể sử dụng các từ ngữ để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận. Người viết cần đưa ra được bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ lý lí lẽ.
+ Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và đưa ra những đề xuất.
III - Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Đọc văn bản trong SGK trang 129, sau đó trả lời những câu hỏi sau:
Trả lời câu 1 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và trả lời mục đích của tác giả khi viết bài này.
Giải chi tiết:
Tác giả viết bài viết này nhằm mục đích nêu ra tầm quan trọng của bữa cơm gia đình trong cuộc sống của chúng ta.
Trả lời câu 2 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản, tìm ý để trả lời các yêu cầu trên.
Giải chi tiết:
- Ý kiến 1: Bữa cơm gia đình rất bổ dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Lí lẽ 1: được chế biến bằng những nguyên liệu sạch, được lựa chọn cẩn thận, kĩ càng.
+ Lí lẽ 2: Không chỉ giúp ta khỏe mạnh mà còn khiến ta thấy ấm áp, hạnh phúc hơn.
- Ý kiến 2: sau một ngày mệt mỏi với công việc, trở về ăn bữa cơm gia đình, được tâm sự, được thấu hiểu, được lắng nghe và sẻ chia.
+ Lí lẽ 2: là dịp để người lớn trong gia đình dạy bảo con chasuu những điều hay, lẽ phải.
+ Bằng chứng 2: Ở Mỹ nghiên cứu chỉ ra rằng 1476 tình nguyện viên cho thấy rằng bữa cơm gia đình sẽ giúp mọi người gắn bó và hợp tác với nhau tốt hơn.
Trả lời câu 3 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ mở bài, xem nội dung phần này từ đó xét xem chức năng của nó.
Giải chi tiết:
Đoạn mở bài giúp người viết nêu ra được vấn đề và thể hiện rõ ý kiến về bữa cơm gia đình.
Trả lời câu 4 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Xem lại phần kết bài và tìm ra những đề xuất của người viết.
Giải chi tiết:
- Đề xuất của người viết ở phần kết là mỗi thành viên đều cần góp sức, người đi chợ, người nấu ăn, người rửa chén bát.
- Theo em, đề xuất của tác giả rất hợp lí. Vì mỗi thành viên góp phần làm nên bữa cơm gia đình sẽ giúp các thành viên thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn.
Trả lời câu 5 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Rút ra bài học về hình thức và nội dung khi trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống.
Giải chi tiết:
Từ bài viết trên, em rút ra được khi viết văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh cho lí lẽ của mình.
Đề bài
Em hãy viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm.
Phương pháp giải:
Viết bài văn đủ bố cục 3 phần, chọn một vấn đề tiêu biểu trong xã hội (vứt rác, nghiện internet, bạo lực học đường,…)
Giải chi tiết:
Lựa chọn vấn đề: Suy nghĩ về hiện tượng vứt rác bừa bãi.
Ngày nay, vấn đề giữ gìn vệ sinh trường lớp chính là một trong những vấn đề nghiêm trọng và đáng quan tâm hàng đầu tại mỗi cơ sở giáo dục. Nếu như so sánh với nước Nhật thì rõ ràng, cách giáo dục học sinh VN còn thiếu sót ở việc học sinh chưa tự ý thức được việc giữ gìn vệ sinh chung của trường lớp nơi mình theo học, đồng thời chúng ta chưa nhận thức được giá trị của sức lao động và ý nghĩa của việc giữ cho trường lớp sạch sẽ.
Tại trong chính các lớp học, hành lang, sân trường, hay bất cứ chỗ nào có học sinh đi qua, chúng ta đều dễ dàng nhận thấy những loại rác được vứt lại, đủ tất cả các loại. Bên cạnh các bạn học sinh có ý thức tốt trong việc vứt rác đúng nơi quy định, luôn giữ gìn vệ sinh trường lớp thật tốt thì số còn lại chưa làm được như vậy. Các bạn thường bạ đâu vứt rác ở đó, chẳng cần quan tâm đến việc mẩu rác đó sẽ đi đâu về đâu.
Hậu quả của việc vứt rác bừa bãi có thể nhìn thấy rất rõ. Đó là việc nguy hại trầm trọng đến vệ sinh của trường học, khiến cho các nhân viên vệ sinh của trường phải gồng mình dọn dẹp, giữ gìn cho vệ sinh chung
Vì vậy, giải pháp chính là việc nâng cao ý thức cho chính mỗi học sinh và cá nhân trong trường. Phải làm sao để ai cũng ý thức được việc giữ gìn vệ sinh trường lớp chính là bài học quan trọng cần khắc cốt ghi tâm khi đến trường. Đồng thời, nhà trường và gia đình cũng cần dạy các em giá trị của sức lao động, để các em biết trân trọng sức lao động của những người khác và có ý thức tập thể cao.
Tóm lại, việc vứt rác ở trong trường lớp của học sinh là việc làm thể hiện ý thức kém văn minh và ứng xử thiếu văn minh của học sinh. Vì vậy, mỗi học sinh đều cần thể hiện hành động giữ gìn vệ sinh trường lớp thật tốt bên cạnh việc học hành chăm chỉ ở trường.
IV. Hướng dẫn quy trình viết
Bước 1: Chuẩn bị trước khi biết.
a. Xác định đề tài.
Em có thể chọn một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm, tâm chẳng hạn:
- Thần tượng một ai đó: nên hay không?
- Thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không?
- Bảo tàng liệu có nhàm chán như suy nghĩ của một số người?
- Trò chơi điện tử: lợi hay hại?
Bài viết sẽ hay hơn khi em lựa chọn những hiện tượng đang có những ý kiến ngược nhau. Vì khi ấy, bài viết của em sẽ có thêm một tiếng nói, nói một góc nhìn để cùng làm sáng tỏ vấn đề còn đang bàn cãi.
b. Thu thập tư liệu: Hãy tìm nguồn tư liệu liên quan đến hiện tượng em muốn viết như các bài báo, bài nghiên cứu, cuốn sách về cùng chủ đề. Em có thể tìm tài liệu trên các trang web uy tín, trong thư viện,...
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.
Bước 3: Viết bài.
Từ dàn ý đã lập, em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh theo một số gợi ý sau:
- Để bài văn được mạch lạc, rõ ràng, cần có những câu văn nêu rõ ý kiến và sử dụng từ có chức năng chuyển ý.
- Có thể sử dụng các trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục cho bài viết.
- Chú ý đến người đọc và mục đích viết để chọn từ ngữ, cách diễn đạt phù hợp.
Ví dụ: Nếu người đọc là các bạn, em có thể viết bằng ngôn ngữ gần gũi, chân thành, nếu bài viết được đọc trước công chúng, thì cần viết bằng ngôn ngữ trang trọng.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.