Phân tích chi tiết Giọt sương đêm

Dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm Giọt sương đêm giúp các em học tốt môn văn lớp 6 sách CTST
(398) 1327 26/09/2022

I. Cuộc gặp gỡ của Bọ Dừa và Thằn Lằn

1. Hoàn cảnh
- Thời gian: Trời chạng vạng tối.
- Không gian: Xóm Bờ Giậu.
- Lí do gặp gỡ: Bọ Dừa muốn hỏi một chỗ trọ trong xóm.
2. Cuộc gặp gỡ
a. Bọ Dừa:
- Lai lịch: thuộc họ cánh cứng, làm nghề buôn.
- Ngoại hình: Béo, râu ngắn. 
- Hành động:
+ Thận trọng đáp xuống ngọn măng trúc ngoài cùng xóm Bờ Giậu. 
+ Hỏi thăm về chỗ trọ trong xóm, kể cả một chỗ trọ xoàng xĩnh. 
→ Lịch sự "Xin chào", "làm ơn" và không coi trọng điều kiện chỗ trọ "Tôi chỉ cần một chỗ trọ xoàng xĩnh...". 
+ Chấp nhận chỗ ngủ đơn giản "Thôi, tôi ngủ tạm dưới vòm trúc kia cũng ổn.".
+ Sợ hãi chiếc bình: "Khách giật mình", "Ôi tôi sợ các thứ bình, lọ, thùng, hộp ấy lắm.", "Hai sợ râu khách run run". 
→ Ám ảnh, sợ hãi vì mấy lần bị bọn trẻ con bắt cóc làm đồ chơi, giam trong những không gian tăm tối, chật hẹp, khó thở. 
=> Là nhân vật lịch sự, thiện chí.
b. Thằn Lằn:
- Đặc điểm: Sống bên trong chiếc bình gốm vỡ lăn lóc dưới chân giậu, cặp mắt nhỏ sắc, thụt đầu vào rồi nhanh chóng tuồn ra cửa sau.
- Hiếu khách: Hỏi han, đề nghị cho ở nhờ, hỏi để báo tin và ái ngại trước việc Bọ Dừa không ngủ được.
=> Thân thiện, nhanh nhẹn, hiếu khách.

II. Cuộc nói chuyện của Thằn Lằn và bác Cóc

1. Hoàn cảnh
- Thời gian: Trời chạng vạng tối.
- Không gian: Xóm Bờ Giậu.
- Lí do gặp gỡ: Thằn Lằn đến thông báo về sự có mặt của Bọ Dừa.
2. Cuộc gặp gỡ
a. Thằn Lằn:
- Đến báo tin.
- Kinh ngạc trước sự hiểu biết của ông giáo Cóc.
b. Cụ giáo Cóc:
- Thông thái, hiểu biết.
- Có sự hiểu biết sâu rộng về họ cánh cứng: "Có hàng trăm, hàng nghìn... cũng có,...".
- Nhận ra ngay Bọ Dừa chỉ từ hình dáng được Thằn lằn cung cấp.
- Sự hiểu biết về dân gian: "Bọ Dưa Bọ Dứa Bọ Dừa/ Bọ ăn lá trúc, bọ chừa lá me..." → Kinh nghiệm dân gian.
- Sự thâm trầm, sâu lắng: "Có khi người ta thức trắng đêm chỉ vì một giọt sương." → Từng trải, triết lí sâu sắc.

III. Sự tác động của giọt sương đêm đến quyết định của Bọ Dừa

1. Cảnh đêm sương: Bọ Dừa cảm nhận từng sự chuyển động trong đêm.
- Trời nhiều mây.
- Sương rơi lần trong tiếng thở dài của gió.
- Lá cây xào xạc.
- Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi điệu buồn.
+ Tắc Kè khuya khoắt gọi cửa.
+ Nghe thấy cả tiếng Ốc Sên nhẹ nhàng trườn qua chiếc lá rụng.
2. Quyết định của Bọ Dừa
- Nguyên nhân: Một giọt sương rơi trúng cổ ông khách rớt xuống khiến Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn.
- Cả đêm đó Bọ Dừa chẳng chợp mắt được nhưng lại rất hài lòng. → Cảm thấy biết ơn vì điều đó.
- Giọt sương khiến Bọ Dừa sực nhớ quê nhà. Bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn mà Bọ Dừa quên mất quê hương.
- Quyết định trở về quê hương.
→ Giọt sương đó trong trẻo như sự thức tỉnh đối với Bọ Dừa, khiến Bọ Dừa trở về với bản thể, nhớ về quê hương.
➩ Ý nghĩa của câu chuyện: Tác phẩm nhắc nhở con người đừng vì cuộc sống làm ăn xô bồ mà quên đi quê hương của mình.

IV. . Nghệ thuật

- Nhân hóa và miêu tả loài vật sinh động.
- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
- Am hiểu tập tính các loài vật và miêu tả, khắc họa một cách chính xác, rõ nét.
(398) 1327 26/09/2022