Tập đọc: Chú đất nung
I. Hiểu bài
1. Từ khó
- Kị sĩ: lính cưỡi ngựa, thuộc tầng lớp quý tộc ngày xưa
- Tía: tím đỏ như màu mận chín
- Son: đỏ tươi
- Đoảng: vụng về, chẳng được việc gì
- Chái bếp: gian nhỏ lợp một mái, thêm vào đầu hồi nhà để làm bếp
- Đống rấm: đống trấu hoặc mùn ủ giữ lửa trong bếp
- Hòn rấm: hòn đất nặn phơi khô để đè lên đống rấm cho lửa chỉ cháy âm ỉ
2. Ý nghĩa bài học
Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
3. Nội dung bài học
Câu 1: Cu Chắt có những đồ chơi gì? Chúng khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Những món đồ chơi của cu Chắt đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, một công chúa mặt trắng, một chú bé bằng đất.
Sự khác nhau của những món đồ chơi đó là:
- Nàng công chúa, chàng kị sĩ là món quà được tặng dịp tếtTrung thu
- Chú bé đất là đồ chơi do cu Chắt tự nặn lúc đi chăn trâu
Câu 2: Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
Trả lời:
Chú bé Đất nhớ quê, định ra cánh đồng nhưng mới đi đến chái bếp thì gặp cơn mưa chú bị ngấm nước, rét run bèn chui vào bếp sưởi ấm.
Câu 3: Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?
Trả lời:
Cu Đất quết định trở thành chú Đất Nung bởi vì:
Vì chú muốn được xông pha và làm nhiều việc có ích
Câu 4: Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
Trả lời:
Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho việc phải rèn luyện trong thử thách, khó khăn, con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi được
II. Hướng dẫn đọc diễn cảm
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt được lời của người kể với lời các nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú bé đất, ông Hòn Rấm)