Tập làm văn: Kể lại hành động của nhân vật – Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện – Kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật

Lý thuyết về tập làm văn: kể lại hành động của nhân vật – tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện – kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật môn tiếng việt lớp 4 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(393) 1310 02/08/2022

I. Kể lại hành động của nhân vật

Khi kể chuyện, cần chú ý

1. Chọn kể những hành động tiêu biểu của nhân vật

2. Thông thường, nếu hành động xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau

II. Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện

Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi cần miêu tả ngoại hình của nhân vật.

Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn

III. Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật

1. Trong bài văn kể chuyện nhiều khi ta phải kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật. Lời nói và ý nghĩ cũng nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện

2. Có hai cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật

- Kể nguyên văn (lời dẫn trực tiếp)

VD:

Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi – Ông lão nói bằng giọng khản đặc

- Kể bằng lời của người kể chuyện (lời dẫn gián tiếp)

VD:

Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.

(393) 1310 02/08/2022