Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Lê Văn Thọ
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Lê Văn Thọ
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
38 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?
Hidroxxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có khả năng phân li như axit vừa có thể phân li như bazo.
Các hidroxit thường gặp như Zn(OH)2; Al(OH)3; Sn(OH)2; Pb(OH)3
Cho các phản ứng sau:
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2 ;
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại là
Theo quy tắc α: Chất khử mạnh + Chất oxi hóa mạnh → chất khử yếu + chất oxi hóa yếu.
Nên thứ tự tính oxi hóa: Fe2+, Fe3+, Ag+.
Cacbon vô định hình được điều chế từ than gỗ hay gáo dừa có tên là than hoạt tính. Tính chất nào sau đây của than hoạt tính giúp cho con người chế tạo các thiết bị phòng độc, lọc nước?
Than hoạt tính có khả năng hấp phụ mạnh, có thể hấp phụ các chất khí, chất tan trong nước, do đó được dùng trong mặt nạ phòng độc và trong công nghiệp hóa chất
Cho một oxit của kim loại M vào bình chứa dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi kết thúc phản ứng, thêm tiếp dung dịch NaOH dư vào bình, thu được dung dịch có màu vàng. Oxit của kim loại M là
2CrO3 + H2O → H2Cr2O7 (trong môi trường H2SO4)
H2Cr2O7 + 4NaOH → 2Na2CrO4 + 3H2O (dung dịch màu vàng)
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và rắn Y. Hình vẽ bên minh họa phản ứng:
NH3 và SO2 tan nhiều trong nước nên không thu khí bằng phương pháp đẩy nước.
NO2 có phản ứng với H2O ở ngay điều kiện thường khi có không khí:
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3.
Polime nào sau đây là tơ được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
Vinyl xianua CH2=CH-CN trùng hợp tạo poliacrilonitrin (CH2-CH(CN)-)n.
Phát biểu nào sau đây sai ?
Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là muối của axit béo và glixerol.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội. Trong nước nóng từ 65oC trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo nhớt gọi là hồ tinh bột
Phát biểu đúng là:
+ Tripeptit mạch hở luôn phản ứng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1:3 sai do có thể mắt xích peptit của axit glutamic thì tỉ lệ đó không đúng.
+ Ở trạng thái kết tinh, các α-amino axit tồn tại chủ yếu dưới dạng ion lưỡng cực.
+ Tính tan của protein rất khác nhau. Protein hình sợi thì không tan trong nước, còn protein hình cầu thì tan trong nước tạo dung dịch keo
Cho phương trình hóa học hai phản ứng sau:
(1) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
(2) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2;
Nhận định đúng là:
Ở phản ứng (2), trong H2O số oxi hóa của H là +1, sau phản ứng trong H2 số oxi hóa là 0 → chất oxi hóa
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg và Al vừa đủ 2,8 lít khí O2 (đktc) thu được 9,1 gam hỗn hợp hai oxit. Giá trị của m là
{Mg; Al} + 0,125 mol O2 → 9,1 gam hỗn hợp oxit.
Bảo toàn khối lượng có: m = 9,1 – 0,125. 32 = 5,1 gam.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Trong dung dịch, các α-aminoaxit tồn tại chủ yếu dưới dạng ion lưỡng cực.
Phát biểu sai là:
Quặng pirit sắt có thành phần chính là FeS2
Hòa tan một oxit sắt vào dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch X. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho một ít vụn Cu vào thấy tan ra và cho dung dịch có màu xanh
- Phần 2: Cho một vài giọt dung dịch KMnO4 vào thấy bị mất màu.
Oxit sắt là
Cho Cu vào dung dịch thấy tan ra và có màu xanh chứng tỏ trong dung dịch có Fe3+:
Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+
Cho KMnO4 vào thấy dung dịch bị mất màu → chứng tỏ dung dịch có cả Fe2+ (xảy ra phản ứng oxi hóa khử giữa Fe2+ và KMnO4 do Mn(+7) + 5e → Mn+2 và Fe+2 → Fe+3 + 1e
Phương án nào sau đây không đúng?
Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bột bó khi gãy xương...
Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (lysin) vào 400 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng với vừa hết 800ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp X là:
\(\begin{array}{l} X\left\{ \begin{array}{l} Glu{\rm{ N}}{{\rm{H}}_2}{C_3}{H_5}{\left( {COOH} \right)_2}:x{\rm{ }}mol\\ Lys{\rm{ }}{\left( {N{H_2}} \right)_2}{C_5}{H_9}COOH:y{\rm{ mol}} \end{array} \right. \to Y \to \left\{ \begin{array}{l} {\rm{N}}{{\rm{H}}_2}{C_3}{H_5}{\left( {COONa} \right)_2}\\ {\left( {N{H_2}} \right)_2}{C_5}{H_9}COONa\\ NaCl:0,4mol \end{array} \right.\\ \left\{ \begin{array}{l} x + y = 0,3\\ 2x + y + 0,4 = 0,8 \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} x = 0,1\\ y = 0,2 \end{array} \right. \end{array}\)
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Axit glutamic: HOOC-CH2CH2CH(NH2)COOH → quỳ chuyển hồng
Phân tử tinh bột hấp thụ iot tạo ra màu xanh tím.
Glucozo có chứa CHO → có phản ứng tráng bạc.
Anilin có phản ứng thế ở nhân thơm với brom tạo kết tủa trắng
Cho sơ đồ phản ứng sau: X → X1; X1 + H2, to → M; M + FeCl3 → X3; X3+ X4 → X + X5
Biết muối X là muối nitrat của kim loại M và X5 là khí NO. Các chất X, X1 và X4 lần lượt là
2Fe(NO3)3 → Fe2O3 + 6NO2 + 1,5 O2.
Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2.
3FeCl2 + 4HNO3 → 2FeCl3 + Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CuSO4, NaOH, NaHSO4, K2CO3, Ca(OH)2, H2SO4, HNO3, MgCl2, HCl, Ca(NO3)2. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là:
Các chất đó là: CuSO4, NaOH, NaHSO4, K2CO3, Ca(OH)2, H2SO4, HNO3, HCl
Cho hỗn hợp gồm Na, K, Ba vào 200 ml dung dịch CuCl2 0,6M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị m là
M + nH2O → M(OH)n + n/2 H2.
Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2,
Ta có: n(H2) = 0,1 → n(OH-) = 0,2 mol
Mặt khác: n(Cu2+) = 0,2. 0,6 = 0,12 mol → n(Cu(OH)2) = 0,1 → m = 9,8 (g)
Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (1); Zn-Fe (2); Fe-C (3); Sn-Fe (4); Fe-Cr-Ni (5). Để lâu các hợp kim trên trong không khí ẩm, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là:
Các trường hợp: 1, 2, 3, 4.
Fe-Cr-Ni là thép không gỉ, không bị ăn mòn điện hóa.
Cho dãy các chất sau: glucozơ, isoamyl axetat, phenylamoni clorua, anilin, Gly-Val, triolein. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH, đun nóng là:
Các chất đó là: isoamyl axetat, phenylamoni clorua, Gly-Val, triolein
Đốt cháy hoàn toàn x mol chất béo X, thu được y mol CO2 và z mol H2O. Mặt khác x mol X tác dụng với dung dịch chứa tối đa 5x mol Br2. Biểu thức liên hệ giữa x, y, z là:
Ta có: \(\frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}} = {n_X}\)
Ta có X tác dụng với Br2 theo tỉ lệ 1:5 nên nó có 5 liên kết C=C
⇒ k = 5+3 =8
⇒ y – z = 7x => y = 7x + z
Cho hỗn hợp gồm Mg và Zn có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1 vào 500 ml dung dịch Fe(SO4)3 0,2M và CuSO4 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam rắn Z. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 15,2 gam hỗn hợp chứa 2 oxit. Giá trị của m là
Ta có: nFe2(SO4)3 = 0,1 mol và nCuSO4 = 0,15 mol
Do nung kết tủa ngoài không khí thu được 15,2 gam hỗn hợp 2 oxit nên 2 oxit là MgO và Fe2O3 (Zn(OH)2 bị hòa tan trong NaOH dư) do vậy Cu hết và Fe3+ hết
Gọi số mol Zn là a → số mol Mg là 2a.
\( \to {n_{F{e^{2 + }}trong{\rm{ Y}}}} = \frac{{0,1.2.3 + 0,15.2 - 2a.2 - 2a}}{2} = 0,45 - 3a\)
Vậy oxit gồm 2a mol MgO và 0,225-1,5a mol Fe2O3
⇒ 40.2a +160(0,225-1,5a)=15,2
Giải được: a=0,13
Rắn Z thu được gồm Cu 0,15 mol và Fe 0,14 mol (bảo toàn Fe) → m = 17,44 gam
Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit Al2O, CuO, Fe2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao thu được rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được rắn Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Điều nào sau đây là sai?
\(\left\{ \begin{array}{l} A{l_2}{O_3}\\ CuO\\ F{e_2}{O_3}\\ MgO \end{array} \right. + {H_2} \to X\left\{ \begin{array}{l} A{l_2}{O_3}\\ Cu\\ Fe\\ MgO \end{array} \right. \to Y\left\{ \begin{array}{l} AlC{l_3}\\ FeC{l_2}\\ MgC{l_2}\\ HCl \end{array} \right. \to Y\left( \downarrow \right)\left\{ \begin{array}{l} Fe{\left( {OH} \right)_2}\\ Mg{\left( {OH} \right)_2} \end{array} \right. \to Z\left\{ \begin{array}{l} F{e_2}{O_3}\\ MgO \end{array} \right.\)
Y hòa tan được Fe do có phản ứng 2FeCl3+ Fe → 3FeCl2.
X chứa hai hợp chất Al2O3, MgO và hai đơn chất.
Trong Z chứa hai loại oxit là Fe2O3 và MgO.
Dung dịch Y chứa 3 muối clorua và axit.
Cho sơ đồ phản ứng sau:
\(\begin{array}{l} \left( 1 \right)Glucozo \to 2{X_1} + 2C{O_2};\\ \left( 2 \right){X_1} + {X_2} \to {X_3} + {H_2}O\\ \left( 3 \right)Y\left( {{C_2}{H_{12}}{O_4}} \right) + 2{H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {X_1} + {X_2} + {X_4}\\ \left( 4 \right){X_1} + {O_2} \to {X_4} + {H_2}O \end{array}\)
Biết các phản ứng trên đều xảy ra theo đúng tỉ lệ mol. Phát biểu sai là:
(1). C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2.
→ X1 là C2H5OH
(4). C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
→ X4 là CH3COOH
(3). C7H12O4 + 2H2O ↔ C2H5OH + X2 + CH3COOH
→ X2 là HOOC-C2H4-OH
(2). C2H5OH + HOOC-C2H4-OH → C2H5OOC-C2H4-OH + H2O
→ X3: C2H5OOC-C2H4-OH
→ X3 tạp chức; X2 có 6 H; Nhiệt độ sôi của CH3COOH > C2H5OH và Y có 2 đồng phân cấu tạo
Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh như sau: 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2 + 2813 kJ.Trung bình một phút, mỗi cm2 bề mặt trái đất cần nhận được khoảng năng lượng mặt trời là bao nhiêu Calo để trong 22 giờ 26 phút 10 lá xanh với diện tích mỗi lá là 10 cm2 tạo ra được 1,8 gam glucozơ. Biết năng lượng mặt trời chỉ sử dụng 10 % vào phản ứng tổng hợp glucozơ (biết: 1 cal = 4,19 J):
\({n_{glucozo}} = 0,01mol \to N{L_{LT}} = 2813.0,01 = 28,13kJ = 6720,34Cal\)
Thực tế cần: \(NL = \frac{{6720,34}}{{10\% }} = 67203,4Cal\)
Mỗi cm2 cần nhận \(\frac{{67203,4}}{{10.10.\left( {22.60 + 26} \right)}} = 0,5Cal\)
Thực hiện các phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gam Al và 4,56 gam Cr2O (trong điều kiện không có O), sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch HCl (loãng, nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,688 lít H2 (đktc). Còn nếu cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch NaOH (đặc, nóng), sau khi phản ứng kết thúc thì số mol NaOH đã phản ứng là
\({n_{C{r_2}{O_3}}} = 0,03mol\)
Cho toàn bộ X tác dụng với HCl loãng nóng thu được 0,12 mol H2.
Ta thấy 0,12 >nCr = 0,06 do vậy Al dư
Vậy X chứa Cr 0,06 mol, Al2O3 0,03 mol và Al dư
\( \to {n_{Al}} = \frac{{0,12 - 0,06}}{{1,5}} = 0,04mol\)
X tác dụng với lượng dư NaOH
\( \to {n_{NaOH}} = 0,03.2 + 0,04 = 0,1mol\)
Có các hiện tượng được mô tả như sau:
(1) Cho benzen vào ống nghiệm chứa tristearin, khuấy đều thấy tristearin tan ra.
(2) Cho benzen vào ống nghiệm chứa anilin, khuấy đều thấy anilin tan ra.
(3) Cho nước Svayde vào ống nghiệm chứa xenlulozơ, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra.
(4) Cho lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi, lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại.
(5) Nhỏ dung dịch Br2 vào ống nghiệm chứa benzen thấy dung dịch Br2 bị mất màu nâu đỏ.
(6) Cho 50 ml anilin vào ống nghiệm đựng 50 ml nước thu được dung dịch đồng nhất.
Số hiện tượng được mô tả đúng là
Các mệnh đề dúng là: 1, 2, 3, 4
+ Nhỏ dung dịch Br2 vào ống nghiệm chứa benzen không có hiện tượng.
+ Nhỏ nước vào anilin dung dịch không đồng nhất do anilin ít tan trong nước
Cho các hỗn hợp (tỉ lệ mol tương ứng) sau:
(a) Al và Na (1 : 2) vào nước dư.
(b) Fe2(SO4)3 và Cu (1 : 1) vào nước dư.
(c) Cu và Fe2O3 (2 : 1) vào dung dịch HCl dư.
(d) BaO và Na2SO4 (1 : 1) vào nước dư.
(e) Al4C3 và CaC2 (1 : 2) vào nước dư.
(f) BaCl2 và NaHCO3 (1 : 1) vào dung dịch NaOH dư.
Số hỗn hợp chất rắn tan hoàn toàn và tạo thành dung dịch trong suốt là:
Xét từng hỗn hợp:
(a) Na + H2O → NaOH + 1/2H2
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2
Al tan hết trong Na theo tỉ lệ 1 : 2.
(b) Fe2(SO4)3 + Cu → 2FeSO4 + CuSO4
Cu tan hết trong Fe2(SO4)3 theo tỉ lệ 1 : 1
(c) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
1 mol → 2 mol
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2 (1)
2 2
Vì tỉ lệ 2 : 1 nên giả sử có 1 mol Fe2O3 và 2 mol Cu. Theo phản ứng (1) thì dư a mol Cu.
(d) BaO + H2O → Ba(OH)2
Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NaOH.
Có kết tủa BaSO4 nên không thu được dd.
(e) Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4
1 mol → 4
CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2
2 mol → 2
Ca(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ca(AlO2)2 + 4H2O
2 4
Như vậy Al(OH)3 phản ứng hết. thu được dung dịch.
(f) NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl.
Sau phản ứng có kết tủa BaCO3.
Các trường hợp thoả mãn là: (a) (b) (e).
Đáp án: B.
Cho m gam hỗn hợp gồm Al4C3, CaC và Ca vào nước (dùng rất dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X và 3,12 gam kết tủa. Cho hỗn hợp khí X đi chậm qua Ni, đun nóng thu được hỗn hợp khí Y chỉ chứa các hiđrocacbon có tỉ khối so với H2 bằng 9,45. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Br dư, thấy lượng Br2 phản ứng là 19,2 gam. Giá trị của m là
Ta có: \({n_{Al{{(OH)}_3}}} = 0,04mol\)
Dẫn Y qua bình đựng Br2 dư thấy Br2 phản ứng 0,12 mol.
Gọi số mol Al4C3, CaC2 và Ca lần lượt là a, b, c.
Do vậy khí X thu được gồm 3a mol CH4, b mol C2H2 và c mol H2.
Mặt khác: \({n_{Al{{(OH)}_3}}} = 4a - 2b - 2c = 0,04\)
Cho X qua Ni thu dược hỗn hợp Y chỉ gồm các hidrocacbon nên số mol của Y là 3a+b mol
\( \to \frac{{16.3a + 26b + 2c}}{{3a + b}} = 18,9\)
Mặt khác bảo toàn liên kết π: 2b - c = 0,12
Giải hệ: a = b = 0,1; c = 0,08 ⇒ m = 24g
Hòa tan hết m gam hỗn hợp Na, Na2O và ZnO vào 300 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch X và 1,792 lít khí H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào X, đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì đã dùng 80 ml. Nếu cho 320 ml hoặc 480 ml dung dịch HCl 1M vào X, đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là
Có n(NaOH) = 0,15 mol; n(H2) = 0,08 mol.
Dd X gồm Na+; ZnO2-, OH‑.
OH- + H+ → H2O
ZnO2- + 2H+ → Zn(OH)2 ↓
Zn(OH)2 + 2H+ → Zn2+ + H2O.
Dùng hết 0,08 mol HCl thì bắt đầu có kết tủa → n(OH-) = 0,08 mol.
Khi cho 0,32 mol HCl hay 0,48 mol HCl vào dd X đều thu được a gam kết tủa.
Có:
n(H+ trước) = 2.n↓ + n(OH-) → n↓ = (0,32 – 0,08) : 2 = 0,12 mol.
n(H+ sau) = 4.n(ZnO2-) – 2n↓ + n(OH-) → n(ZnO2-) = 0,16 mol.
BTĐT trong dd X → n(Na+) = 0,4 mol.
BTNT (H): n(NaOH) + 2n(H2O) = 2.n(H2) + n(OH-)
→ n(H2O) = (2.0,08 + 0,08) : 2 = 0,045 mol.
BTKL: m(hh) + m(NaOH) + m(H2O) = m(H2) + m(Na+) + m(ZnO2-) + m(OH-)
→ m = (0,08.2 + 23.0,4 + 0,16.97 + 0,08.17) – (0,15.40 + 0,045.18) = 19,43 gam.
Cho các nhận xét sau:
(1) Thủy phân saccarozơ và xenlulozơ với xúc tác axit đều thu được cùng một loại monosaccarit.
(2) Từ caprolactam bằng phản ứng trùng ngưng trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron.
(3) Tính bazơ của các amin giảm dần: đimetylamin > metylamin > anilin > điphenylamin.
(4) Muối mononatri của axit 2-aminopentanđioic dùng làm gia vị thức ăn, còn được gọi là bột ngọt hay mì chính.
(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được 2 đipeptit là đồng phân của nhau.
(6) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm.
(7) Peptit mà trong phân tử chứa 2, 3, 4 nhóm -NH-CO- lần lượt gọi là đipeptit, tripeptit và tetrapeptit.
(8) Glucozơ, axit glutamic, sobitol, fructozơ đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.
(9) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo.
(10) Etyl butirat có mùi dứa chín và là đồng phân của isoamyl axetat.
Số nhận xét đúng là:
Các mệnh đề: 3, 4, 5.
+ Mệnh đề 1: Thủy phân saccarozo thu được glucozo và glucozo còn thủy phân xenlulozo chỉ thu được glucozo.
+ Mệnh đề 2: Từ caprolactam bằng phản ứng trùng hợp trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron.
+ Mệnh đề 6: Cu(OH)2 phản ứng với anbumin cho sản phẩm có màu tím đặc trưng (phản ứng màu biure)
+ Mệnh đề 7: Peptit mà trong phân tử chứa 2, 3, 4 nhóm -NH-CO- lần lượt gọi là tripeptit, tetrapeptit, pentapeptit.
+ Mệnh đề 8: Sobitol là hợp chất đa chức.
+ Mệnh đề 9: Xenlulozo là chất dễ cháy, nổ mạnh dùng để làm thuốc súng.
+ Mệnh đề 10: etyl butirat và isoamyl axetat không phải đồng phân của nhau
Cho các phát biểu sau:
(1) Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng giấm ăn.
(2) Cho CrO vào dung dịch KOH dư tạo ra K2Cr2O7.
(3) Cho bột Al dư vào dung dịch FeCl3 đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa AlCl và FeCl2.
(4) Có thể dùng thùng bằng Al, Fe, Cr để vận chuyển các axit H2SO4 đặc, nguội hoặc HNO3 đặc, nguội.
(5) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 thì giải phóng ra kim loại Cu.
(6) Cho CrO3 vào nước thu được hỗn hợp axit.
(7) Nước cứng làm hỏng các dung dịch pha chế.
(8) Hợp kim K và Na dùng làm chất làm chậm trong lò phản ứng hạt nhân.
Số phát biểu đúng là:
Các phát biểu đúng: 1, 4, 6, 7.
+ Cho CrO3 vào dung dịch KOH dư tạo ra K2CrO4.
+ Cho bột Al dư vào dung dịch FeCl3 đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa AlCl3.
+ Cho Ba vào dung dịch CuSO4 thì giải phóng ra H2 và cho kết tủa BaSO4; Cu(OH)2
Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) V lít dung dịch X chứa đồng thời R(NO3)2 0,45M (R là kim loại hóa trị không đổi) và NaCl 0,4M trong thời gian t giây, thu được 6,72 lít hỗn hợp khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch chứa KOH 0,75M và NaOH 0,5M, không sinh ra kết tủa. Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của V là
Ta có: \({n_{R{{\left( {N{O_3}} \right)}_2}}} = 0,45V;{n_{NaCl}} = 0,4V\)
Điện phân t giây thu được 0,3 mol hỗn hợp khí ở anot gồm O2 và Cl2 do vậy lúc này NaCl hết.
Nếu điện phân 2t giây thì thu được được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ hỗn hợp 0,3mol KOH và 0,2 mol NaOH, không sinh ra kết tủa, do vậy lúc này dung dịch kiềm chỉ phản ứng với H+ và ion R2+ đã bị điện phân hết.
Bảo toàn e: \({n_{{H^ + }}} = 0,45V.2 - 0,4V = 0,5 \to V = 1\)
Cho hỗn hợp M chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm anken X (CnH2n, n > 2) và hai amin đơn chức Y, Z (đồng đẳng kế tiếp nhau, MY < M). Đốt cháy 2,016 lít hỗn hợp M bằng lượng oxi vừa đủ thu được 10,2816 lít hỗn hợp khí và hơi N. Dẫn toàn bộ N qua bình đựng dung dịch H2SO4 (dùng dư) thấy thể tích của hỗn hợp N giảm đi một nửa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí và hơi đo ở cùng đktc. Giá trị của (MY + MZ) là
Đốt cháy 0,09 mol hỗn hợp M bằng O2 vừa đủ thu được 0,459 mol hỗn hợp khí và hơi.
Dẫn N qua bình đựng H2SO4 dư thì H2O bị giữ lại
\(\begin{array}{l} \to {n_{{H_2}O}} = 0,2295mol\\ \to \overline H = \frac{{0,2295.2}}{{0,09}} = 5,1 \end{array}\)
Do anken có số C lớn hơn 3 nên từ 6H trở lên vậy 2 amin có ít nhất 1 amin số H từ 5 trở xuống vậy có một amin có 5H amin còn lại có 7H.
Ta có: \({n_{{N_2}}} < 0,045 \to {n_{C{O_2}}} > 0,1845\)
\( \to {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} < 0,2295 - 0,1845 = 0,045 = \frac{{0,09}}{2} < \frac{{0,09.3}}{2}\)
Do vậy 2 amin phải là CH2=CHNH2 và C3H5NH2.
\({M_Y} + {M_Z} = 100\)
Cho m gam bột Fe vào bình kín chứa đồng thời 0,06 mol O2 và 0,03 mol Cl2, rồi đốt nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hết chỉ thu được hỗn hợp chất rắn chứa các oxit sắt và muối sắt (không còn khí dư). Hòa tan hết hốn hợp này trong một lượng dung dịch HCl (lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi kết thúc các phản ứng thì thu được 53,28 gam kết tủa (biết sản phẩm khử của N+5 là khí NO duy nhất). Giá trị của ml
Ta có: \({n_{HCl\left( {pu} \right)}} = 2{n_O} = 0,12.2 = 0,24mol \to {n_{HCl\left( {du} \right)}} = 0,06mol\)
Cho AgNO3 dư vào X thu được kết tủa gồm AgCl và Ag.
Bảo toàn Cl:
\(\begin{array}{l} {n_{AgCl}} = 0,03.2 + 0,24 + 0,06 = 0,36mol\\ \to {n_{Ag}} = 0,015mol \end{array}\)
Cho AgNO3 vào X thì xảy ra quá trình:
\(\begin{array}{l} 4{H^ + } + NO_3^ - + 3e \to NO + 2{H_2}O\\ A{g^ + } + e \to Ag \end{array}\)
Bảo toàn e toàn quá trình:
\({n_{Fe}} = \frac{{0,06.4 + 0,03.2 + 0,06.\frac{3}{4} + 0,015}}{3} = 0,12mol\)
⇒ m=6,72g
X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở, Z là ancol no, T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam, đồng thời thu được 5,824 lít khí H (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 15,68 lít O2 (đktc), thu được CO2, Na2CO và 7,2 gam H2O. Phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?
T là este 2 chức, mạch hở, tạo từ 2 axit và 1 ancol nên các axit này đều là đơn chức và ancol 2 chức.
Đặt Z là R(OH)2 \( \to {n_Z} = {n_{{H_2}}} = 0,26\)
Khối lượng tăng là khối lượng của RO2 bị hấp thụ
\(\to 0,26(R + 32) = 19,24 \to R = 42\)thỏa mãn Z là C3H6(OH)2.
Muối có dạng RCOONa 0,4 mol
\( \to {n_{{H_2}O}} = 0,4 \to \overline H = 2\) thỏa mãn muối là HCOONa 0,2 mol và CxH3COONa 0,2 mol
\(\to {n_{{O_2}}} = 0,2(x + 1) + 0,1 = 0,7 \to x = 2\)
Vậy X, Y là HCOOH và CH2=CH-COOH
→ T là HCOOC3H6OOC-CH=CH2.
Quy đổi E thành:
HCOOH 0,2 mol, CH2=CH-COOH 0,2 mol, C3H6(OH)2 0,26 mol và H2O –y mol
\(\begin{array}{l} \to {m_E} = 38,86 \to y = 0,25\\ \to {n_T} = \frac{y}{2} = 0,125 \to \% T = \frac{{0,125.158}}{{38,86}} = 50,82\% \end{array}\)
Cho 19,68 gam hỗn hợp gồm Mg, FeCO vào dung dịch chứa 1,22 mol NaHSO4 và 0,08 mol Fe(NO3)3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra hỗn hợp khí X gồm NO, N2O và 0,06 mol CO2; đồng thời thu được dung dịch Y và 3,36 gam một kim loại không tan. Để tác dụng tối đa các chất tan trong dung dịch Y cần dùng dung dịch chứa 1,26 mol NaOH. Tỉ khối của X so với He bằng a. Giá trị gần nhất với a là
Cho 19,68gam hỗn hợp Mg, FeCO3 tác dụng với 1,22mol NaHSO4 và 0,08mol Fe(NO3)3 thu được hỗn hợp X chứa NO, N2O và 0,06mol CO2. Ngoài ra thu được 3,36gam kim loại không tan là Fe (0,06mol)
Ta có: \({n_{FeC{O_3}}} = {n_{C{O_2}}} = 0,06mol \to {n_{Mg}} = 0,53mol\)
Do có kim loại không tan nên H+ hết
Bảo toàn Fe: \({n_{F{e^{2 + }}trong{\rm{ Y}}}} = 0,08mol\)
Dung dịch Y sẽ chứa Mg2+: 0,53mol; Fe2+:0,08mol; NH4+;Na+:1,22mol, SO42-:1,22mol và NO3-
Y tác dụng vừa đủ với 1,26mol NaOH \( \to {n_{NH_4^ + }} = 1,26 - 0,08.2 - 0,53.2 = 0,04mol\)
Bảo toàn điện tích \({n_{NO_3^ - }} = 0,53.2 + 0,08.2 + 0,04 + 1,22 - 1,22.2 = 0,04mol\)
Bảo toàn N: \({n_{N\left( X \right)}} = 0,08.3 - 0,04 - 0,04 = 0,16mol\)
Gọi số mol NO và N2O lần lượt là x, y → x + 2y = 0,12
Bảo toàn e: 0,53.2 = 3x + 8y + 0,04.8 + 0,08 + 0,06.2
Giải hệ: x = 0,1; y = 0,03 → a = 9,158
X, Y (MX < M) là hai peptit mạch hở, hơn kém nhau một liên kết peptit. Đun nóng 36,58 gam hỗn hợp E chứa X, Y và este Z (C5H11ON) với dung dịch NaOH vừa đủ, chưng cất dung dịch sau phản ứng, thu được 0,05 mol ancol etylic và hỗn hợp chứa 2 muối của 2 α-aminoaxit thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy toàn bộ muối cần dùng 1,59 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 26,5 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là
Vì ancol là C2H5OH ⇒ Z là este của alanin.
+ Quy đổi E thành CnH2n–1NO, H2O và C2H5OH ta có:
mHỗn hợp = 36,58 + 0,05×18 = 37,48 gam || Sơ đồ ta có:
\(37,48g\left\{ \begin{array}{l} {C_n}{H_{2n - 1}}NO:0,5\\ {H_2}O:a + 0,05\\ {C_2}{H_5}OH:0,05 \end{array} \right. + NaOH \to \left\{ \begin{array}{l} {C_n}{H_{2n}}N{O_2}Na:0,5\\ {C_2}{H_5}OH:0,05 \end{array} \right. + \underbrace {{H_2}O}_{a + 0,05}\)
+ PT theo số mol O2 đốt cháy muối là: 0,5× (6n-3) : 4 = 1,59 nên n = 2,62
⇒ Bảo toàn khối lượng hỗn hợp E ⇒ mH2O = 2,34 gam ⇒ nH2O = 0,13 mol.
⇒ n(X + Y) = 0,13 – 0,05 = 0,08 mol.
+ Với ∑nα–amino axit trong X và Y = 0,5 – 0,05 = 0,45 mol.
Nhận thấy 0,45÷0,08 = 5,625 ⇒ Pentapeptit và Hexapeptit.
Đặt nPentapeptit = a và nHexapeptit = b ta có hệ:
\(\left\{ \begin{array}{l} a + b = 0,08\\ 5a + 6b = 0,45 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{pentapeptit}} = 0,03\\ {n_{hexapeptit}} = 0,05 \end{array} \right.\)
Gọi số C trong pentapeptit và hexapeptit lần lượt là a và b:
⇒ PT bảo toàn C trong peptit là: 0,03a + 0,05b = 0,5×2,62 –0,05×5 = 1,06 (ĐK 10≤a≤15 và 12≤b≤18)
Ta có 3a + 5b = 106 || Giải PT nghiệm nguyên ⇒ a = 12 và b = 14.
⇒ X có dạng (Gly)3(Ala)2 và Y có dạng (Gly)4(Ala)2.
\( \to \% = \frac{{0,03.331}}{{36,58}}.100\% = 27,1\% \)