Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Tây Thạnh
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Tây Thạnh
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
34 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Kim loại M có các tính chất: nhẹ, bền trong không khí ở nhiệt độ thường; tan được trong dung dịch NaOH nhưng không tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. Kim loại M là:
A. Zn tan được trong dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. ⇒ Loại.
B. Fe không bền trong không khí ở nhiệt độ thường, dễ bị ăn mòn, hóa gỉ sắt. ⇒ Loại.
C. Cr thuộc nhóm kim loại nặng ⇒ Loại.
D. Al có đầy đủ các đặc điểm đã nêu: nhẹ, bền trong không khí ở nhiệt độ thường (tạo lớp màng oxit nhôm bền, bảo vệ kim loại bên trong khỏi sự ăn mòn); tan được trong dung dịch NaOH nhưng không tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
Dùng chất nào sau đây phân biệt 2 khí SO2 và CO2 bằng phương pháp hóa học?
Chọn dung dịch nước brom để phân biệt 2 khí SO2 và CO2:
+ Khí SO2 làm mất màu nước brom.
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
+ Khí CO2 không làm mất màu nước brom.
- HCl đều không phản ứng với 2 khí.
- NaOH đều phản ứng với 2 khí tạo dung dịch không màu, không có điểm khác biệt.
- Nước vôi trong đều phản ứng với 2 khí tạo kết tủa trắng.
⇒ Không dùng được 3 chất trên để phân biệt 2 khí.
Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3(CH2)2CH2OH là
A. propan-1-ol: CH3CH2CH2OH
B. butan-1-ol: CH3(CH2)2CH2OH
C. butan-2-ol: CH3CH(OH)CH2CH3
D. pentan-2-ol: CH3CH(OH)CH2CH2CH3
Phát biểu nào sau đây sai?
A đúng. Phương trình phản ứng: 2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2
B và C đúng. CTCT của phenol là C6H5OH
D sai. Phenol có tính acid yếu.
Cho các chất: Al, Fe3O4, NaHCO3, Fe(NO3)2, Cr2O3, Cr(OH)3. Số chất tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH loãng?
Các chất tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH loãng là: Al, NaHCO3, Fe(NO3)2, Cr(OH)3.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
9Fe(NO3)2 + 12HCl → 5Fe(NO3)3 + 4FeCl3 + 3NO + 6H2O
Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaNO3
Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O
Hợp chất etylamin là
Etylamin có CTCT: CH3CH2NH2
Đây là hợp chất amin bậc I.
Một este E mạch hở có công thức phân tử C4H6O2. Thủy phân E trong môi trường axit thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của E thỏa mãn tính chất trên?
Các công thức thỏa mãn là:
HCOOCH2CH=CH2
HCOOCH=CHCH3
HCOOC(CH3)=CH2
CH3COOCH=CH2
Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm (13Al ) lần lượt là
Al có 13 hạt proton và 14 hạt notron
Saccarozơ và axit fomic đều có phản ứng:
A sai. Axit fomic không bị thủy phân trong môi trường acid.
B đúng. Saccarozơ có nhiều nhóm –OH gắn với C liền kề nên tạo phức được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
2HCOOH + Cu(OH)2 → (HCOO)2Cu + 2H2O
C đúng. Saccarozơ là đường không khử, không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
D đúng. Cả 2 chất đều không phản ứng với NaCl.
Chất hữu cơ chủ yếu dùng điều chế trực tiếp axit axetic trong công nghiệp hiện nay là:
Ancol metylic dùng để điều chế trực tiếp axit axetic
Cho phản ứng: N2(k) + 3H2(k) → 2NH3(k) ΔH = –92 KJ và các yếu tố: (1) Giảm nhiệt độ; (2) Giảm áp suất; (3) Thêm xúc tác bột sắt; (4) Giảm nồng độ H2. Số yếu tố làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch là:
(1) Giảm nhiệt độ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận vì phản ứng thuận thu nhiệt (ΔH < 0).
(2) Giảm áp suất làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch để làm tăng số mol khí, tăng áp suất chung của hệ.
(3) Thêm xúc tác bột sắt không làm chuyển dịch cân bằng vì làm tăng tốc độ cả phản ứng thuận và phản ứng nghịch.
(4) Giảm nồng độ H2 làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận để làm giảm số mol khí H2. Vậy chỉ có một yếu tố làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A sai. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo % về khối lượng của P2O5 trong phân.
B đúng. NH4+ và NO3– là 2 dạng ion cung cấp đạm mà dễ tan, cây dễ hấp thu.
C sai. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo % về khối lượng của K2O trong phân.
D sai. Supephotphat đơn có thành phần chính là Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
Phát biểu nào sau đây không đúng:
A đúng. Kim loại Cesi mềm như sáp, là kim loại mềm nhất.
B đúng. Đi từ Li đến Cs, bán kính kim loại tăng dần, các nguyên tử dễ tách nhau hơn, nhìn chung nhiệt độ nóng chảy của chúng giảm dần.
C sai. Liti là kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ nhất (-3,05 V).
D đúng. Kim loại kiềm có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns1, chúng dễ tách 1 e để tạo cấu hình bền của khí hiếm, do vậy kim loại kiềm có năng lượng ion hóa I1 nhỏ nhất. Trong đó, Cs có bán kính lớn nhất, dễ tách 1 e lớp ngoài nhất nên Cs có năng lượng ion hóa I1 nhỏ nhất.
Công thức phân tử nào sau đây phù hợp với một este no, mạch hở?
Đặt CTTQ của este là: CxHyO2z
Este no, mạch hở có độ bội liên kết \(k = \frac{{2x + 2 - y}}{2} = z \Leftrightarrow 2x + 2 - y = 2z\)
Thử các đáp án chỉ thấy có công thức A phù hợp (x = 12, y = 16, z = 5 ).
Cho 4,5 gam amin X đơn chức, bậc 1 tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 8,15 gam muối. Tên gọi của X là:
Áp dụng tăng giảm khối lượng có: \({n_X} = \frac{{8,14 - 4,5}}{{36,5}} = 0,1 \Rightarrow {M_X} = 45 \Rightarrow X\) là CH3CH2NH2
Ancol no mạch hở A chứa n nguyên tử C và m nhóm OH trong cấu tạo phân tử. Cho 18 gam A tác dụng hết với Na cho 4,48 lít H2 (đktc). Mối quan hệ giữa n và m là:
Đặt CTTQ của A là CnH2n+2Om
18 gam A + Na → 0,2 mol H2
⇒ \({n_{OH}} = 2{n_{{H_2}}} = 0,4 \Rightarrow \frac{{18}}{{14n + 16m + 2}}.m = 0,4 \Rightarrow 14n + 2 = 29m\)
Để bảo quản Na người ta ngâm Na trong:
Trong các chất trên, chỉ có dầu hóa không phản ứng được với Na nên được dùng để bảo quản Na khỏi tác nhân không khí, độ ẩm, hơi nước…
Phương trình phản ứng:
2C6H5OH + Na → 2C6H5ONa + H2
2H2O + 2Na → 2NaOH + H2
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
Chất không phải axit béo là
Acid panmitic, acid stearic, acid oleic đều là các acid béo, là thành phần cấu tạo nên chất béo.Chỉ có acid acetic không phải là một acid béo.
Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 2M vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:
Quy đổi 15,15 gam hỗn hợp X thành Ca, Al và C. Xét quá trình đốt hỗn hợp khí Z, ta có hệ sau:
\(\left\{ \begin{array}{l} 40{n_{Ca}} + 27{n_{Al}} + 12{n_C} = {m_X}\\ {n_C} = {n_{C{O_2}}}\\ 2{n_{Ca}} + 3{n_{Al}} + 4{n_C} = 4{n_{{O_2}}}\\ {n_{{O_2}}} = \frac{{0,2.2 + 0,525}}{2} \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} 40{n_{Ca}} + 27{n_{Al}} + 12{n_C} = 15,15\\ {n_C} = 0,2\\ 2{n_{Ca}} + 3{n_{Al}} = 1,05 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{Ca}} = 0,15{\rm{ mol}}\\ {{\rm{n}}_{Al}} = 0,25{\rm{ mol}}\\ {{\rm{n}}_C} = 0,2{\rm{ mol}} \end{array} \right.\)
Dung dịch Y gồm Ca2+ (0,15 mol), AlO2– (0,25 mol) và OH–. Xét dung dịch Y có:
\(BDT:{n_{O{H^ - }}} = 2{n_{C{a^{2 + }}}} - {n_{AlO_2^ - }} = 0,05\)
Khi cho 0,4 mol HCl tác dụng với dung dịch Y ta nhận thấy: \({n_{Al{O_2}^ - }} < {n_{{H^ + }}} - {n_{O{H^ - }}} < 4{n_{Al{O_2}^ - }}\)
\( \Rightarrow {n_{Al{{(OH)}_3}}} = \frac{{4{n_{Al{O_2}^ - }} - \left( {{n_{{H^ + }}} - {n_{O{H^ - }}}} \right)}}{3} = \frac{{13}}{{60}}\)
mAl(OH)3 = 16,9 gam
Bố trí một sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ:
Biết rằng ở bình (2) có các điều kiện phản ứng đầy đủ và phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sản phẩm và khí dư đều thoát hết khỏi bình (1). Hiệu suất của phản ứng hợp nước trong bình (1) là
Khí A gồm CH3CHO (x mol) và C2H2 (y mol)
\(\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} 44x + 26y = 2,02\\ {m_{Ag}} + {m_{A{g_2}{C_2}}} = 108.2x + 240y = 11,04 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 0,04\\ y = 0,01 \end{array} \right.\)
⇒ Hiệu suất hợp nước trong bình (1): \(H\% = \frac{{0,04}}{{0,04 + 0,01}}.100\% = 80\% \)
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở cần dùng 1,11 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, thu được 97 gam kết tủa; đồng thời khí thoát ra có thể tích là 3,36 lít (đktc). Nếu đun nóng lượng X trên với dung dịch KOH vừa đủ, thu được m gam hỗn hợp Y gồm 4 muối của Gly, Ala, Val và Glu. Biết độ tan của N2 trong nước không đáng kể. Giá trị của m là:
Quy đổi hỗn hợp X về: \(\left\{ \begin{array}{l} {C_2}{H_3}ON:0,3{\rm{ mol}}\\ {\rm{C}}{{\rm{H}}_2}:a{\rm{ mol}}\\ {\rm{COO:b mol}}\\ {{\rm{H}}_2}O \end{array} \right.\)
Theo bài ra ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} \frac{3}{2}a = 1,11 - \frac{9}{4}.0,3\\ 0,3.2 + a + b = 0,97 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 0,29\\ b = 0,08 \end{array} \right.\)
X tác dụng với KOH thu được muối: \(m = 0,3.57 + 14.0,29 + 0,08.44 + 0,38.56 - 18.0,08 = 44,52\)
Có những nhận xét sau:
a. Từ Na2SO4 cần tối thiểu ba phản ứng hóa học để điều chế kim loại natri.
b. Có thể điều chế Cu bằng phương pháp thủy luyện, phương pháp nhiệt luyện và phương pháp điện phân.
c. Vai trò của criolit là chất xúc tác trong quá trình sản xuất nhôm bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3.
d. Trong pin điện hóa cũng như trong điện phân, ở anot xảy ra quá trình khử, catot xảy ra quá trình oxi hóa.
e. Nối thanh Cu với thanh Zn bằng dây dẫn rồi nhúng vào dung dịch HCl thì khí thoát ra chủ yếu ở thanh Zn.
f. Các kim loại kiềm là các chất rắn, màu trắng, dễ nóng chảy, dẫn điện và dẫn nhiệt kém.
g. Các hợp kim thường dẫn điện tốt hơn so với các kim loại.
h. Tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim khác nhiều so với kim loại tạo thành hợp kim.
i. Tính dẫn điện của các kim loại giảm dần theo thứ tự Ag, Au, Cu, Al.
k. Gang xám chứa ít cacbon, rất ít silic, chứa nhiều xementit (Fe3C). Gang xám rất cứng và giòn, chủ yếu dùng để luyện thép.
Số nhận xét đúng là:
a) Sai. Từ Na2SO4 cần tối thiểu 2 phản ứng để điều chế kim loại Na.
Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4
2NaCl → 2Na + Cl2
b) Đúng. Phương pháp thủy luyện:
CuSO4 + Fe → Cu + FeSO4
Phương pháp nhiệt luyện:
CuO + CO → Cu + CO2
Phương pháp điện phân:
CuCl2 → Cu + Cl2
c) Đúng.
d) Sai. Trong điện phân, ở catot xảy ra quá trình khử, ở anot xảy ra quá trình oxi hóa.
Catot: Cu2+ + 2e → Cu
Anot: 2Cl– → Cl2 + 2e
e) Sai. Nối thanh Cu với thanh Zn bằng dây dẫn rồi nhúng vào dung dịch HCl thì khí thoát ra chủ yếu ở thanh Cu. Cu đóng vai trò là catot, Zn đóng vai trò anot.
Catot: 2H+ + 2e → H2
Anot: Zn → Zn2+ + 2e
f) Sai. Kim loại kiềm có khả năng dẫn điện cao.
g) Sai. Các hợp kim thường dẫn điện kém hơn so với các kim loại do trong hợp kim còn có các liên kết cộng hóa trị làm giảm độ linh động của electron.
h) Sai. Tính chất vật lý của hợp kim không khác nhiều kim loại tạo ra chúng.
i) Sai. Tính dẫn điện của các kim loại giảm dần theo thứ tự Ag, Cu, Au, Al.
k) Sai. Gang xám: Chứa nhiều C và S, ít cứng và kém giòn hơn gang trắng, dùng chế tạo máy, ống dẫn nước. Gang xám dùng để đúc bệ máy, ống dẫn nước,…
Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm axit no, mạch hở, đơn chức và este no, mạch hở, đơn chức luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(b) Phân tử khối của hợp chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố C, H, O luôn là số chẵn.
(c) Số nguyên tử hiđro trong phân tử amin luôn là số lẻ.
(d) Dung dịch fructozơ bị oxi hóa bởi H2 (xúc tác Ni, t°) tạo ra sobitol.
(e) Saccarozơ không có phản ứng tráng bạc vì phân tử không có nhóm -OH hemiaxetal.
(f) Este tạo bởi axit no, 2 chức, mạch hở và ancol no, hai chức, mạch hở luôn có công thức dạng .
(g) Đa số các polime dễ tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, ete, xăng.
(h) Các amino axit là các chất lỏng, có nhiệt độ sôi cao.
(i) Anilin có tên thay thế là phenylamin.
(k) Đường mía, đường củ cải, đường thốt nốt, đường mạch nha đều có thành phần chính là saccarozơ.
Số phát biểu đúng là:
(a) Đúng. Axit no, mạch hở, đơn chức và este no, mạch hở, đơn chức có CTTQ là CnH2nO2.
(b) Đúng. Một hợp chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố C, H, O có CTTQ là CnH2n+2-2kOm. (là một số chẵn).
(c) Sai. Điamin có số nguyên tử H chẵn.
(d) Sai. Dung dịch fructozơ bị khử bởi H2 (xúc tác Ni, t°) tạo ra sobitol.
(e) Đúng.
(f) Đúng. Este no, có 2 chức –COO– và 1 vòng nên độ bội liên kết công thức dạng CnH2n-4O4.
(g) Sai. Đa số các polime không tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, ete, xăng
(h) Sai. Các amino axit là các chất rắn, có nhiệt độ sôi cao.
(i) Đúng. Anilin có tên thay thế là phenylamin.
(k) Sai. Đường mạch nha đều có thành phần chính là maltozơ.
Hỗn hợp X gồm 1 ancol đơn chức và 1 este đơn chức (mạch hở, phân tử có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ V lít khí O2 ở đktc, thu được 10,08 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Mặt khác, m gam X phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 0,15 mol hỗn hợp ancol. Giá trị của V gần nhất với:
\({n_{C{O_2}}} = \frac{{10,08}}{{22,4}} = 0,45;{n_{{H_2}O}} = \frac{{7,2}}{{18}} = 0,4;{n_X} = {n_{ancol}} = 0,15\)
⇒ Số C của ancol và este \( = \frac{{0,45}}{{0,15}} = 3\)
⇒ Este có thể là CH3COOCH3, HCOOC2H5.
Số H trung bình \(= \frac{{2.0,4}}{{0,15}} = 5,33\)
⇒ Ancol là \(CH \equiv CC{H_2}OH\)
Đặt số mol ancol, este trong X lần lượt là a, b.
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} a + b = 0,15\\ 2a + 3b = 0,4 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 0,05\\ b = 0,1 \end{array} \right.\\ \to {n_{{O_2}}} = 2.0,45 + 0,4 - \left( {0,05 + 2.0,1} \right) = 1,05 \to {V_{{O_2}}} = 23,52 \end{array}\)
Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, axit acrylic, ancol anlylic (C3H5OH). Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X, thu được 30,24 lít khí CO2 (đktc). Đun nóng X với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 1,25. Cho 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,1M. Giá trị của V là
Nhận thấy các chất hữu cơ trong X đều có 3C
⇒ nchất hữu cơ = \( \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{3} = \frac{{30,24}}{{22,4.3}} = 0,45\) mol
⇒ \({n_{{H_2}}} = 0,75 - 0,45 = 0,3\) mol
\(\frac{{{M_Y}}}{{{M_X}}} = 1,25;{m_X} = {m_Y} \Rightarrow \frac{{{n_X}}}{{{n_Y}}} = 1,25 \Rightarrow {n_Y} = \frac{{0,75}}{{1,25}} = 0,6\)mol
\( \to {n_{{H_2}{\rm{ phan ung}}}} = {n_X} - {n_Y} = 0,15\)mol
\(BTKL(\pi ):{n_{B{r_2}}} = 0,45 - 0,15 = 0,3\)mol
0,6 mol Y phản ứng hết với 0,3 mol Br2.
⇒ 0,1 mol Y phản ứng hết với 0,05 mol Br2.
\( \Rightarrow V = \frac{{0,05}}{{0,1}} = 0,5\)
Hòa tan hết 25 gam hỗn hợp X gồm Cu và các oxit sắt (trong hỗn hợp X oxi chiếm 16,8% về khối lượng) cần vừa đúng dung dịch hỗn hợp A chứa b mol HCl và 0,25 mol HNO3 thu được 1,68 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dung dịch AgNO3 vừa đủ thu được m gam kết tủa và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 28 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị gần nhất với m là:
\({n_O} = \frac{{16,8\% .25}}{{16}} = 0,2625\)
Đặt số mol Cu, Fe trong X lần lượt là x, y.
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} 64x + 56y + 16.0,2625 = 25\\ {m_{CuO}} + {m_{F{e_2}{O_3}}} = 80x + 160.\frac{y}{2} = 28 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 0,15\\ y = 0,2 \end{array} \right.\)
Trong dung dịch Y:
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{F{e^{2 + }}}} + {n_{F{e^{3 + }}}} = 0,2{\rm{ }}mol\\ \to 2{n_{F{e^{2 + }}}} + 3{n_{F{e^{3 + }}}} + 2.0,15 = 2.0,2625 + 3.\frac{{1,68}}{{22,4}} \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{F{e^{2 + }}}} = 0,15{\rm{ mol}}\\ {{\rm{n}}_{F{e^{3 + }}}} = 0,05{\rm{ mol}} \end{array} \right.\\ \to {n_{NO_3^ - (Y)}} = 0,25 - 0,075 = 0,175\\ \to b = 2.0,15 + 3.0,05 + 2.0,15 - 0,175 = 0,575\\ \Rightarrow m = {m_{AgCl}} + {m_{Ag}} = 143,5.0,575 + 108.0,15 = 98,7125 \end{array}\)
Sục 6,16 lít CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch chứa NaOH x (mol/l) và Na2CO3 y (mol/l) thu được dung dịch X. Cho từ từ 200 ml dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,3M vào dung dịch X thu được 2,688 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được 59,29 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là gần nhất với:
Trong X chứa (u mol), (v mol), Na+ (x + 2y mol)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow u + v = \frac{{6,16}}{{22,4}} + y = 0,275 + y\\ {n_{{H^ + }}} = 0,2.\left( {1 + 2.0,3} \right) = 0,32\\ {n_{{H^ + }}} = {n_{CO_3^{2 - }}} + {n_{C{O_2}}} = u + \frac{{2,688}}{{22,4}} = u + 0,12 = 0,32 \Rightarrow u = 0,2\\ {m_ \downarrow } = {m_{BaS{O_4}}} + {m_{BaC{O_3}}} = 233.0,06 + 197.{n_{BaC{O_3}}} = 59,29g \Rightarrow {n_{BaC{O_3}}} = 0,23\\ \to u + v = 0,12 + 0,23 \Rightarrow v = 0,15\\ \Rightarrow y = 0,075 \end{array}\)
Bảo toàn điện tích có: \(x + 2y = 2u + v \Rightarrow x = 0,4\)
\( \Rightarrow x:y = 5,33\) gần nhất với 5,1
Cho hỗn hợp X gồm CuCl2 và FeCl3 . Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp X với điện cực trơ, cường độ dòng điện 2,68A, trong thời gian là 4 giờ. Sau khi kết thúc điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 20,6 gam so với trước khi điện phân. Toàn bộ dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 136,4 gam kết tủa. Mặt khác cho 14,88 gam bột Mg vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp X ban đầu. Kết thúc phản ứng thu được m' gam kim loại. Giá trị của m' là
ne = 0,4 mol → nCl- pư = 0,4 mol → nCl2 = 0,2 mol
→ mCu = 20,6 - 0,2.71 = 6,4 gam → nCu = 0,1 mol
→ mFe3+ = 0,4 - 0,1.2 = 0,2 mol → nAg = 0,2 mol
→ nAgCl = (136,4 - 0,2.108)/143,5 = 0,8 mol
BTNT "Cl" → X chứa CuCl2 (0,8 mol) < 2nMg → Mg dư
→ a = 14,88 + 0,3.64 + 0,2.56 - 0,4.24 = 35,68 gam
Đáp án cần chọn là: B
Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu vào 600 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 6,4 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 102,3 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với:
\(\begin{array}{l} {n_{AgCl}} = {n_{HCl}} = 0,6 \Rightarrow {n_{Ag}} = \frac{{102,3 - 143,5.0,6}}{{108}} = 0,15\\ \Rightarrow {n_{F{e^{2 + }}}} = 0,15 \end{array}\)
Bảo toàn điện tích ta có:
\(\begin{array}{l} {n_{C{u^{2 + }}}} = \frac{{0,6 - 2.0,15}}{2} = 0,15\\ BTKL:m + 36,5.0,6 = 56.0,15 + 64.0,15 + 35,5.0,6 + 6,4 + 18.\frac{1}{2}.0,6 \Rightarrow m = 29,2 \end{array}\)
Cho 14,58 gam hỗn hợp X gồm chất béo Y và axit béo Z (trong đó Y được tạo từ glixerol và axit Z) tác dụng vừa đủ với 0,05 mol NaOH, thu được 0,92 mol glixerol. Khối lượng phân tử của axit Z (g/mol):
\(\begin{array}{l} {n_{{C_3}{H_5}{{(OH)}_2}}} = \frac{{0,92}}{{92}} = 0,01\\ {n_{NaOH}} = 3{n_{{C_3}{H_5}{{(OH)}_3}}} + {n_Z} = 0,05 \Rightarrow {n_Z} = 0,02\\ \Rightarrow {m_X} = \left( {92 + 3{M_Z} - 3.18} \right).0,01 + {M_Z}.0,02 = 14,58g \Rightarrow {M_Z} = 284 \end{array}\)
Hợp chất X mạch hở tạo bởi axit cacboxylic Y và ancol đa chức Z. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 1,792 lít CO2 và 1,44 gam nước. Lấy 0,15 mol Z vào bình chứa Na dư, kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít H2; đồng thời khối lượng bình tăng 11,1 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần 5,376 lít O2, thu được 4,704 lít CO2 và 3,6 gam nước. Các khí đo đktc. Phần trăm khối lượng của Y trong E là:
0,15 mol Z + Na → 0,15 mol H2
⇒ Z là ancol 2 chức.
mbình tăng = \({m_Z} - {m_{{H_2}}} = 11,1g \Rightarrow {m_Z} = 11,1 + 2.0,15 = 11,4\)
\( \Rightarrow {M_Z} = \frac{{11,4}}{{0,15}} = 76 \Rightarrow \) Ancol Z là C3H6(OH)2.
Y + O2 → 0,08 mol CO2 + 0,08 mol H2O
⇒ Y là axit no, đơn chức, mạch hở.
0,05 mol E + 0,24 mol O2 → 0,21 mol CO2 + 0,2 mol H2O.
Đặt số mol của X, Y, Z trong E lần lượt là x, y, z.
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x + y + z = 0,05\\ {n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}} = x - z = 0,21 - 0,2 = 0,01\\ \to 4x + 2y + 2z + 2.0,24 = 2.0,21 + 0,2 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 0,02\\ y = 0,02\\ z = 0,01 \end{array} \right.\\ \Rightarrow {n_{C{O_2}}} = \left( {3 + 2{C_Y}} \right).0,02 + {C_Y}.0,02 + 3.0,01 = 0,21 \to {C_Y} = 2\\ \Rightarrow \% {m_Y} = \frac{{60.0,02}}{{\left( {76 + 2.60 - 2.18} \right).0,02 + 60.0,02 + 76.0,01}}.100\% = 23,26\% \end{array}\)
X, Y là 2 axit cacboxylic đều no và mạch hở (MX < MY). Đốt cháy a mol X cũng như Y đều thu được a mol H2O. Z và T là 2 este đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác. Đun hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 240 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 16,14 gam hỗn hợp 2 muối và hỗn hợp F gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt toàn bộ F thu được 5,824 lít CO2 (đktc) và 7,92 gam nước. % khối lượng của Y trong E gần nhất với:
Số H của X, Y = 2 ⇒ X là HCOOH, Y là (COOH)2
F + O2 → 0,26 mol CO2 + 0,44 mol H2O
⇒ nF = nH2O - nCO2 = 0,18 mol
Số C trung bình của F = 1,44
⇒ 2 ancol là CH3OH và C2H5OH
\(\left\{ \begin{array}{l} {n_{C{H_3}OH}} + {n_{{C_2}{H_5}OH}} = 0,18{\rm{ mol}}\\ {{\rm{n}}_{C{H_3}OH}} + 2{n_{{C_2}{H_5}OH}} = 0,26{\rm{ mol}} \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{C{H_3}OH}} = 0,1{\rm{ mol}}\\ {{\rm{n}}_{{C_2}{H_5}OH}} = 0,08{\rm{ mol}} \end{array} \right.\)
Muối gồm HCOONa (a mol), (COONa)2 (b mol)
\(\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{NaOH}} = a + 2b = 0,24{\rm{ mol}}\\ 68a + 134b = 16,14g \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 0,06\\ b = 0,09 \end{array} \right.\)
Kết hợp với số mol 2 ancol ta có E gồm:
CH3OOC-COOC2H5: 0,08 mol
HCOOCH3: 0,02 mol
HCOOH: 0,04 mol
(COOH)2: 0,01 mol
\( \Rightarrow \% {m_{{{(COOH)}_2}}} = \frac{{90.0,01}}{{132.0,08 + 60.0,02 + 46.0,04 + 90.0,01}}.100\% = 6,2\% \)
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3.
(2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(4) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.
(5) Điện phân dung dịch KNO3 với điện cực trơ, có màng ngăn.
(6) Điện phân dung dịch Fe2(SO4)3 đến khi catot có khí thoát ra.
(7) Cho Na vào dung dịch MgSO4.
(8) Nhiệt phân Hg(NO3)2.
(9) Nhiệt phân AgNO3.
(10) Dẫn khí H2 qua Cr2O3 nung ở nhiệt độ cao.
(11) Sục khí H2S vào dung dịch AgNO3.
(12) Cho Zn dư vào dung dịch CrCl3.
Số thí nghiệm có tạo thành kim loại là:
(1) Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag
(2) Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4
(3) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
(4) CO + CuO → Cu + CO2
(5) 2H2O → 2H2 + O2
(6) 2Fe2(SO4)3 + 2H2O → 4FeSO4 + O2 + 2H2SO4
2FeSO4 + 2H2O → 2Fe + O2 + 2H2SO4
2H2O → 2H2 + O2
(7) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2NaOH + MgSO4 → Na2SO4 + Mg(OH)2
(8) Hg(NO3)2 → Hg + 2NO2 + O2
(9) AgNO3 → Ag + NO2 + O2
(10) 3H2 + Cr2O3 → 2Cr + 3H2O
(11) H2S + 2AgNO3 → Ag2S + 2HNO3
(12) Zn + 2CrCl3 → ZnCl2 + 2CrCl2
Zn + CrCl2 → ZnCl2 + Cr
Có tất cả 7 phản ứng tạo thành kim loại.
Hỗn hợp E chứa 2 axit cacboxylic và 1 este đều mạch hở, không phân nhánh và không chứa nhóm chức khác. Đốt cháy 25,48 gam E cần dùng 0,73 mol O2 thu được 7,92 gam nước. Hiđro hóa hoàn toàn 25,48 gam E thu được hỗn hợp F. Đun nóng F với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol Z có khối lượng 7,36 gam và 2 muối X, Y có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 (MX < MY). Đun nóng 2 muối với vôi tôi xút thu được 4,704 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với He bằng 15,5/3. Phần trăm khối lượng của axit có khối lượng phân tử lớn trong E là:
Vôi tôi xút 2 muối thu được 0,21 mol khí, gồm khí A (0,07 mol) và khí B (0,14 mol)
m khí = 0,07A + 0,14B = 0,21.4.15,5/3
→ A + 2B = 62 → A = 2 (H2), B = 30 (C2H6) là nghiệm duy nhất.
Đốt E → nH2O = 0,44, bảo toàn khối lượng
→ nCO2 = 0,93
Bảo toàn O → nO(E) = 0,84 → nCOONa = 0,42
Dễ thấy nCOONa = 2n khí nên các muối đều 2 chức.
→ X là (COONa)2 (0,07) và Y là C2H4(COONa)2 (0,14)
Bảo toàn C → nC của ancol = 0,93 – 0,07.2 – 0,14.4 = 0,23
Ancol dạng CnH2n+2O (0,23/n mol) → M ancol = 14n + 18 = 7,36n/0,23
→ n = 1: CH3OH (0,23 mol)
Kết hợp số mol hai muối ta có F chứa: (COOH)2: 0,07 mol C2H4(COOH)2: 0,025 mol C2H4(COOCH3)2: 0,115 mol
→ E chứa: (COOH)2: 0,07 mol C2Hr(COOH)2: 0,025 mol C2Hs(COOCH3)2: 0,115 mol
→ nH = 0,07.2 + 0,025(r + 2) + 0,115(s + 6) = 0,44.2
→ 5r + 23s = 0 → r = s = 0 là nghiệm duy nhất.
Vậy E chứa: (COOH)2: 0,07 mol HOOC-C≡C-COOH: 0,025 mol (11,19%) CH3OOC-C≡C-COOCH3: 0,115 mol
Cho hỗn hợp X gồm CuO và NaOH có tỉ lệ số mol 1:1 tác dụng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam hỗn hợp muối trung hòa. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, màng ngăn xốp cường độ I = 2,68A đến khi khối lượng dung dịch giảm 20,225 gam mất t giây thì dừng lại, thu được dung dịch Z. Cho m gam Fe vào dung dịch Z sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,9675m gam hỗn hợp 2 kim loại. Hiệu suất điện phân 100%. Giá trị của t gần nhất với:
Y chứa nCu2+ = nNa+ = x; nCl– = 2nSO42–
Bảo toàn điện tích:
nCl– = 2nSO42– = 1,5x
Fe + Z → 2 kim loại ⇒ Fe dư, Z chứa Cu2+.
Khối lượng Fe giảm ⇒ Z chứa H+ Quy sản phẩm điện phân về CuCl2 và CuO.
⇒ nCuCl2 = 0,75x mol; đặt nCuO = y ⇒ mdd giảm = 135 × 0,75x + 80y = 20,225 (g).
nH+ = 2y mol; nCu2+/Z = (0,25x – y) mol
⇒ tăng giảm khối lượng:
∆m = 56y – 8.(0,25x – y) = 0,0325m = 0,0325.(64x + 23x + 35,5.1,5x + 96.0,75x).
⇒ giải hệ có: x = 0,18 mol; y = 0,025 mol ⇒ ne = 0,32 mol ⇒ t = 11523s
Khi sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol của CO2 như trên. Khối lượng kết tủa cực đại là:
Khi nCO2 = 0,1 mol, kết tủa bị hòa tan một phần.
\(\begin{array}{l} {n_{C{O_2}}} = 2{n_{Ca{{(OH)}_2}}} - {n_{CaC{O_3}}} = 0,1 \Rightarrow {n_{Ca{{(OH)}_2}}} = \frac{{0,1 + 0,02}}{2} = 0,06\\ \Rightarrow {m_{ \downarrow \max }} = 100.0,06 = 6g \end{array}\)
Hỗn hợp E gồm một tripeptit X (có dạng M–M–Gly, được tạo từ các α–amino axit thuộc dãy đồng đẳng), amin Y và este no, hai chức Z (X, Y, Z đều mạch hở, X và Z cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử). Đun nóng m gam E với dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch thu được chất rắn A gồm 3 muối và 0,08 mol hỗn hợp hơi T (gồm 3 chất hữu cơ) có tỉ khối so với H2 bằng 24,75. Đốt cháy toàn bộ A cần dùng vừa đủ 21,92 gam khí O2 thu được N2, 15,18 gam K2CO3 và 30,4 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Khối lượng chất Y có trong m gam hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?
+ T chứa 3 chất hữu cơ trong đó chắc chắn có Y → T phải chứa 2 ancol
+ Z là este tạo bởi axit 2 chức.
+ Quy đổi A về C2H4NO2K: x mol, (COOK)2: y mol, CH2: z mol
⇒ nO2 = 2,25x + 0,5y + 1,5z = 0,685 mol.
nK2CO3 = 0,11 mol.
Bảo toàn nguyên tố kali: x + 2y = 0,11 × 2
+ Đốt A cho CO2: 1,5x + y + z; H2O: 2x + z → 30,4 = 44.(1,5x + y + z) + 18.(2x + z)
+ Giải hệ có: x = z = 0,18 mol; y = 0,02 mol ⇒ nX = 0,06 mol.
+ Đặt số gốc CH2 ghép vào peptit và axit là 2a và b (a ≥ 2; b ≥ 1).
⇒ 0,06.2a + 0,02b = 0,18. Giải phương trình nghiệm nguyên: a = 1; b = 3.
⇒ X là Ala–Ala–Gly và muối của axit là C5H6O4K2. Do có cùng số C nên Z chứa 8C.
⇒ Z tạo bởi 2 ancol là CH3OH và C2H5OH → nCH3OH = nC2H5OH = 0,02 mol.
⇒ mY = 0,08 × 24,75 × 2 – 0,02 × 32 – 0,02 × 46 = 2,4 gam.
Peptit X CxHyOzN6 mạch hở tạo bởi một α-amino axit no chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Để phản ứng hết 19g hỗn hợp E chứa X, este Y (CnH2n-2O4) và este Z (CmH2m-4O6) cần 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp muối và 2 ancol có cùng số cacbon. Lấy toàn bộ hỗn hợp muối nung với vôi tôi xút được hỗn hợp F chứa 2 khí có tỉ khối so với H2 là 3,9. Đốt cháy 19 g E cần 0,685 mol O2 thu được 9,72 g H2O. Biết X, Y đều là este thuần chức. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất với:
X: CxH2x-4O7N6 (a mol)
Y: CnH2n-2O4 (b mol)
Z: CmH2m-4O6 (c mol)
nNaOH = 6a + 2b + 3c = 0,3
nH2O = a(x – 2) + b(n – 1) + c(m – 2) = 0,54
nO2 = a(1,5x – 4,5) + b(1,5n – 2,5) + c(1,5m – 4) = 0,685
mE = a(14x + 192) + b(14n + 62) + c(14m + 92) = 19
Giải hệ trên được:
a = 0,01
b = 0,09
c = 0,02
ax + bn + cm = 0,69
→ 0,01x + 0,09n + 0,02m = 0,69
→ x + 9n + 2m = 69
Với x ≥ 12; n ≥ 4, m ≥ 6 và x chia hết cho 6
→ x = 12; n = 5; m = 6 là nghiệm phù hợp duy nhất.
Các chất trong E: X là (Gly)6 (0,01 mol)
Y là C5H8O4 (0,09 mol)
Z là C6H8O6 (0,02 mol) → %X = 18,95%
Hỗn hợp E gồm 3 este X, Y, Z đều no, mạch cacbon hở và không phân nhánh (MX < MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 18,26 gam E cần 13,104 lít O2 (đktc), thu được 8,82 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 18,26 gam E với dung dịch NaOH (lấy dư 40% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn T và hỗn hợp hai ancol no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng). Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 1,08 gam H2O. Phân tử khối của Z là
18,26 gam E + 0,585 mol O2 → 0,49 mol H2O + 0,64 mol CO2 (1).
BTKL ⇒ nCO2 = 0,64 mol. BTNT O ⇒ nO(E) = 0,6 mol. Vậy E có 0,64 mol C; 0,98 mol H và 0,6 mol O.
E chứa các este no, mạch hở nên 1 chức este phản ứng với 1NaOH. Do đó nNaOH pư = 0,3 mol ⇒ nNaOH dùng = 0,42 mol.
18,26g E (0,64 mol C; 0,98 mol H; 0,6 mol O) + 0,42 mol NaOH → T + 2 ancol (đđ kế tiếp) (2).
T + O2 → Na2CO3 + CO2 + 0,06 mol H2O (3).
Từ (3) BTNT H: nH(T) = 2nH2O = 0,12 mol.
Xét (2) BTNT H: nH(E) + nH(NaOH) = nH(T) + nH(ancol) ⇔ nH(ancol) = 1,28 mol.
nancol = nCOO = 0,3 mol ⇒ số H tb = \(\dfrac{1,28}{0,3}\) = 4,266... ⇒ hai ancol là CH3OH và C2H5OH.
Từ mol ancol và mol H trong ancol tính được nCH3OH = 0,26 mol; nC2H5OH = 0,04 mol.
nC(ancol) = 0,34 mol ⇒ nC(T) = nC(E) – nC(ancol) = 0,3 mol.
Vậy trong T có 0,3 mol C; 0,12 mol H; 0,42 mol Na và O.
T chứa muối của axit cacboxylic và NaOH dư 0,12 mol
⇒ Muối axit cacboxylic trong T chứa 0,3 mol C; 0,6 mol O; 0,3 mol Na và không chứa H.
nC : nO : nNa = 0,3 : 0,6 : 0,3 = 1 : 2 : 1. ⇒ Muối đó là (COONa)2.
Các este X, Y, Z theo thứ tự là CH3OOC–COOCH3, CH3OOC–COOC2H5, C2H5OOC–COOC2H5.
MZ = 146.
Chọn D.