Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2020 - Trường THPT Trần Phú lần 1

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2020 - Trường THPT Trần Phú lần 1

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 40 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 194597

Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?

Xem đáp án

Dung dịch không dẫn điện được là HCl trong C6H6

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 194598

CH3COOC2H5 thuộc loại chất

Xem đáp án

CH3COOC2H5 là este

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 194599

Tinh bột và xenlulozơ đều không thuộc loại

Xem đáp án

Tinh bột và xenlulozơ đều không thuộc loại monosacarit

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 194600

Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?

Xem đáp án

Axit fomic có nhiệt độ sôi thấp nhất trong số các axit trên.

Đáp án D

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 194601

Dãy đồng đẳng của ancol etylic có công thức là:

Xem đáp án

Dãy đồng đẳng của ancol etylic có công thức là CnH2n + 1OH.     

 
Câu 6: Trắc nghiệm ID: 194602

Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3COOCH3. Tên gọi của X là:

Xem đáp án

CH3COOCH3 có tên gọi là metyl axetat.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 194603

Công thức nào sau đây là của fructozơ ở dạng mạch hở?

Xem đáp án

Công thức của fructozơ ở dạng mạch hở là CH2OH–(CHOH)3–COCH2OH.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 194604

Bệnh nhân phải tiếp đường (truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào?

Xem đáp án

Glucozơ dùng để chuyền vào tĩnh mạch cho bênh nhân.

Đáp án B

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 194605

Chất nào dưới đây không phải là este?

Xem đáp án

CH3COOH là axit cacboxylic

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 194606

Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm

Xem đáp án

Amoniac là bazo nên làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.  

Đáp án A

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 194607

Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài. Công thức phân tử của benzyl axetat là

Xem đáp án

Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài, công thức phân tử của benzyl axetat là C9H10O2

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 194608

Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm là:

Xem đáp án

Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm là phản ứng k thuận nghịch

Đáp án D

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 194609

Cho dãy các chất: Ag, Fe3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

Xem đáp án

Chọn A

Có 3 chất tác dụng:

Fe3O4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 +FeSO4 + H2O

Na2CO3 + H2SO4 Na2SO4 + CO2 + H2O

Fe(OH)3 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + H2O

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 194610

Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen?

Xem đáp án

Al4C3 không dùng để điều chế trực tiếp axetilen

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 194611

Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?

Xem đáp án

Tinh bột và xenlulozo là đồng phân của nhau

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 194612

Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc?

Xem đáp án

HCOOCH=CHvừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 194613

Để rửa sạch lọ đã chứa anilin người ta dùng

Xem đáp án

Để rửa sạch lọ đã chứa anilin người ta dùng dung dịch HCl và nước.

 
Câu 19: Trắc nghiệm ID: 194615

Phản ứng CH3COOH + CH≡CH → CH3COOCH=CH2 thuộc loại phản ứng nào sau đây?

Xem đáp án

Phản ứng CH3COOH + CH≡CH → CH3COOCH=CH2 thuộc loại phản ứng cộng

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 194616

Khi có sấm chớp khí quyển sinh ra chất:

Xem đáp án

Khi có sấm chớp khí quyển sinh ra chất oxit nito.

Đáp án B

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 194617

Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

Xem đáp án

Polime Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 194618

Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?

Xem đáp án

CH3NHCH3 là amin bậc hai

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 194619

Muối nào sau đây là muối axit?

Xem đáp án

Muối axit là Ca(HCO3)2.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 194620

Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được

Xem đáp án

Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 194621

Khi nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol Cu(NO3)2 và b mol HCl, ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng thanh Mg vào thời gian phản ứng được biểu diễn như hình vẽ dưới đây.

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rút thanh Mg ra, thu được NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 tỉ lệ a:b là

Xem đáp án

Chọn D

Đoạn 1: Khối lượng Mg giảm 18 gam (0,75 mol)

\(\begin{array}{l}
3Mg + 8{H^ + } + 2NO_3^ -  \to 3M{g^{2 + }} + 2NO + 4{H_2}O\\
0,75 \to 2
\end{array}\)

Đoạn 2: Khối lượng Mg tăng 18 – 8 =10 gam

\(\begin{array}{l}
Mg + C{u^{2 + }} \to M{g^{2 + }} + Cu\\
a.........a.......................a\\
\Delta m = 64a - 24a = 10 \to a = 0,25
\end{array}\)

Đoạn 3: Khối lượng Mg giảm 14 – 8 = 6 gam (0,25 mol)

\(\begin{array}{l}
Mg + 2{H^ + } \to M{g^{2 + }} + {H_2}\\
0,25 \to 0,5
\end{array}\)

Vậy \(\begin{array}{l}
{n_{{H^ + }}} = b = 2 + 0,5 = 2,5\\
 \to a:b = 1:10
\end{array}\)

 

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 194622

Khí cacbonic chiếm 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 gam tinh bột thì cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp

Xem đáp án

Chọn D

\(\begin{array}{l}
6nC{O_2} + 5n{H_2}O \to {({C_6}{H_{10}}{O_5})_n}\\
 \to {n_{C{O_2}}} = 6.500/162 = 500/27
\end{array}\)

V không khí   \( = 22,4{n_{C{O_2}}}/0,03\%  = 1382716\) lít

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 194624

Hòa tan hoàn toàn 2,72 gam hỗn hợp X chứa Fe và Mg bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch Y và 1,344 lít (đktc). Cho AgNO3 dư vào Y thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là?

Xem đáp án

Chọn A

X gồm Fe (a) và Mg (b)

\(\begin{array}{l}
{m_X} = 56a + 24b = 2,72\\
{n_{{H_2}}} = a + b = 0,06\\
 \to a = 0,04,\,\,\,b = 0,02\\
{n_{AgCl}} = {n_{C{l^ - }}} = 2{n_{{H_2}}} = 0,12\\
{n_{Ag}} = {n_{F{e^{2 + }}}} = 0,04\\
 \to m \downarrow  = 21,54
\end{array}\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 194625

Từ m gam glucozơ (có chứa 5% tạp chất) cho lên men rượu với hiệu suất 90%. Toàn bộ lượng CO2 tạo ra cho hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong thu được 11 gam kết tủa, khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 4,4 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C

\(\begin{array}{l}
\Delta {m_{{\rm{dd}}}} = {m_{C{O_2}}} - {m_{CaC{O_3}}} =  - 4,4\\
 \to {n_{C{O_2}}} = 0,15\\
{C_6}{H_{12}}{O_6} \to 2C{O_2} + 2{C_2}{H_5}OH\\
0,075............0,15
\end{array}\)

m glucozơ = 0,075.180/(95%.90%) = 15,79 gam.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 194626

Người ta điều chế C2H5OH từ xenlulozơ với hiệu suất chung của cả quá trình là 60% thì khối lượng C2H5OH thu được từ 32,4 gam xeluluzơ là:

Xem đáp án

Chọn D

\(\begin{array}{l}
{({C_6}{H_{10}}{O_5})_n} \to n{C_6}{H_{12}}{O_6} \to 2n{C_2}{H_5}OH\\
162............................................2.46\\
32,4.............................................m
\end{array}\)

→ mC2H5OH thu được = 60%.32,4.2.46/162 = 11,04 gam

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 194627

Trong sơ đồ phản ứng sau:

(1) Xenlulozơ → glucozơ → X + CO2

(2) X + O2 → Y + H2O

Các chất X, Y lần lượt là

Xem đáp án

X và Y lần lượt là ancol etylic, axit axetic.

Đáp án B

 
Câu 32: Trắc nghiệm ID: 194628

Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo X cần 1,106 mol O2, sinh ra 0,798 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Cho 24,64 gam chất béo X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là:

Xem đáp án

Chọn B

Bảo toàn O: \(6{n_X} + 2{n_{{O_2}}} = 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}}\)

\( \to {n_X} = 0,014\)

Số \(C = {n_{C{O_2}}}/{n_X} = 57\)

Số \(H = 2{n_{{H_2}O}}/{n_X} = 100\)

X là C­57­H100O6

Trong phản ứng với Br2: \({n_X} = 24,64/880 = 0,028\)

Chất béo này có \(k = (2C + 2 - H)/2 = 8\)

\( \to {n_{B{r_2}}} = 0,028(k - 3) = 0,14\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 194629

Chia hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(OH)3 và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn một phần trong dung dịch HCl dư, thu được 0,1 mol hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 bằng 9,4 và dung dịch Y. Cho hai phần tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z và 0,2075 mol hỗn hợp khí T gồm CO2 và SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Khối lượng của FeCl2 có trong dung dịch Y là

Xem đáp án

Chọn B

Ta coi như X gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3, FeCO3

Phần 1: Với HCl dư

Khí gồm CO2 (0,04 mol) và H2 (0,06 mol)

Đặt a, b là số mol FeCl2; \(FeC{l_3} \to {n_{HCl}} = 2a + 3b\)

Quy đổi X thành Fe (a+b); O (c); \(C{O_2}(0,04) \to {n_{{H_2}O}} = c\) mol

Bảo toàn H \( \to 2a + 3b = 0,06.2 + 2c(1)\)

Phần 2: Với H2SO4 đặc, nóng, dư.

\({n_{S{O_2}}} = 0,2075 - 0,04 = 0,1675\)

Bảo toàn electron: 3(a+b) = 2c + 0,1675.2 (2)

\(\begin{array}{l}
(2) - (1) \to a = 0,215\\
 \to {m_{FeC{l_2}}} = 27,305g
\end{array}\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 194630

Một este E mạch hở có công thức phân tử C4H6O2. Thủy phân E trong môi trường axit thu được sản phẩm có phản ứng tr|ng bạc. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của E thỏa mãn tính chất trên?

Xem đáp án

Chọn D

1. X có 4 công thức cấu tạo thỏa mãn:

HCOO-CH=CH-CH3 → HCOOH + CH3-CH2-CHO

HCOO-CH2-CH=CH2 → HCOOH + CH2=CH-CH2OH

HCOO-C(CH3)=CH2 → HCOOH + CH3-CO-CH3

CH3-COO-CH=CH2 → CH3COOH + CH3CHO

Sản phẩm in đậm là chất tham gia tráng gương.

2. Có 5 este thỏa mãn (gồm đồng phân cis-trans của chất đầu tiên ở trên)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 194632

Cho 34,2 gam đường saccarozơ có lẫn một ít mantozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3, thu được 0,216 gam Ag, độ tinh khiết của đường là:

Xem đáp án

Chọn A

\({n_{Ag}} = 0,002 \to {n_{Mantozo}} = 0,001\)

Độ tinh khiết = %Saccarozơ = (34,2 – 0,001.342)/34,2 = 99%.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 194633

Cho các phản ứng:

X + 3NaOH → C6H5ONa + Y + CH3CHO + H2O

Y + 2NaOH → T + 2Na2CO3

CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → Z + ...

Z + NaOH → T + Na2CO3

Công thức phân tử của X là:

Xem đáp án

Chọn C

Phản ứng (3) → Z là CH3COONa

Phản ứng (4) → T là CH4

Phản ứng (2) → Y là CH2(COONa)2

Phản ứng (1) → X là C6H5-OOC-CH2-COO-CH=CH2

Công thức phân tử của X là C11H10O4.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 194634

Đốt cháy 3,24 gam bột Al trong khí Cl2, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch NaOH loãng dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 9,6 gam. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Chọn C

\({n_{Al}} = 0,12\)

Chất rắn X gồm AlCl3 (a) và Al dư (b) → a+b = 0,12

\(\begin{array}{l}
{n_{NaOH}} = 4a + b = 0,24\\
 \to a = 0,04,\,\,b = 0,08\\
 \to {m_X} = 7,5
\end{array}\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 194635

Hỗn hợp E gồm axit no, đơn chức X, axit đa chức Y (phân tử có ba liên kết π, mạch không phân nhánh) đều mạch hở và este Z (chỉ chứa nhóm chức este) tạo bởi ancol đa chức T với X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 14,93 gam E cần dùng vừa đủ 0,3825 mol O2. Mặt khác, 14,93 gam E phản ứng tối đa với 260ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam ancol T. Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol T thu được 1,98 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Nhận xét nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Chọn D

Y đa chức, không nhánh → Y hai chức

Đốt T → nCO2 = 0,045 và nH2O = 0,06

\(\begin{array}{l}
 \to {n_T} = {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = 0,015\\
 \to C = {n_{C{O_2}}}/{n_T} = 3
\end{array}\)

Từ T tạo ra este thuần chức với 1 axit đơn và 1 axit đôi T là ancol 3 chức

→ T là C3H5(OH)3 (0,015 mol)

Quy đổi E thành HCOOH (a), C2H2(COOH)2 (b), CH2 (c), C3H5(OH)3 (0,015) và H2O (-0,045)

\(\begin{array}{l}
{n_{NaOH}} = a + 2b = 0,26\\
{m_E} = 46a + 116b + 14c + 0,015.92 - 0,045.18 = 14,93\\
{n_{{O_2}}} = 0,5a + 3b + 1,5c + 0,015.3,5 = 0,3825\\
 \to a = 0,06;b = 0,1;c = 0
\end{array}\)

Z là C2H2(COO)2(HCOO)C3H5 → Z có 8H → A sai

B đúng:

X tạo khí CO2: \(HCOOH + B{r_2} \to C{O_2} + HBr\)

Y làm mất màu \(B{r_2}:{C_2}{H_2}{(C{\rm{OO}}H)_2} + B{r_2} \to {C_2}{H_2}B{r_2}{(C{\rm{OOH)}}_2}\)

T không làm mất màu Br2.

C đúng.

D đúng: Z có 2 đồng phân cấu tạo, ứng với HCOO- nằm giữa và nằm ngoài rìa.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 194636

Cho từ từ một lượng nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch X không thấy có hiện tượng gì. Cho tiếp dung dịch HCl vào thì thấy dung dịch bị vẩn đục, sau đó dung dịch trong trở lại khi HCl dư. Tiếp tục cho từ từ dung dịch NaOH vào thấy dung dịch lại bị vẩn đục, sau đó dung dịch lại trở nên trong suốt khi NaOH dư. Dung dịch X là

Xem đáp án

Chọn B

Một ít HCl vào X không thấy hiện tượng gì, khi nhiều HCl hơn thì xuất hiện kết tủa

X là dung dịch hỗn hợp NaOH và NaAlO2.

Phản ứng theo thứ tự:

\(HCl + NaOH \to NaCl + {H_2}O\) (không hiện tượng)

\(HCl + {H_2}O + N{\rm{aAl}}{{\rm{O}}_2} \to Al{(OH)_3} + NaCl\) (Có kết tủa).

Thêm tiếp HCl đến dư thì dung dịch sẽ trong suốt:

\(Al{(OH)_3} + HCl \to AlC{l_3} + {H_2}O\)

Khi thêm NaOH thì sau một thời gian dung dịch lại vẩn đục, cuối cùng lại trong suốt:

HCl dư + NaOH → NaCl + H2O

AlCl3 + NaOH → Al(OH)3 + NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »