Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực
-
Hocon247
-
50 câu hỏi
-
90 phút
-
68 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Tìm m để mọi tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = {x^3} - m{x^2} + \left( {2m - 3} \right)x - 1\) đều có hệ số góc dương?
Ta có: \(y' = 3{x^2} - 2mx + 2m - 3\)
Gọi \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là điểm thuộc đồ thị hàm số.
Khi đó đồ thị hàm số có các tiếp tuyến có hệ số góc dương
\( \Leftrightarrow f'\left( {{x_0}} \right) > 0 \Leftrightarrow 3{x^2} - 2mx + 2m - 3 > 0{\rm{ }}\forall x \in R\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a > 0\\
\Delta ' < 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
3 > 0\\
{m^2} - 3\left( {2m - 3} \right) < 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow {m^2} - 6m + 9 < 0 \Leftrightarrow {\left( {m - 3} \right)^2} < 0{\rm{ }}\left( {VN} \right)\)
Hàm số \(y = - {x^3} + 1\) có bao nhiêu cực trị?
Ta có: \(y' = - 3{x^2} = 0 \Leftrightarrow x = 0\)
Mà x = 0 là nghiệm kép của phương trình \(y' = 0 \Rightarrow x = 0\) không là điểm cực trị của đồ thị hàm số.
Cho đồ thị hàm số y = f(x) có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = 0\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f\left( x \right) = + \infty \). Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng?
Theo đề bài ta có:\(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = 0 \Rightarrow y = 0\) là TCN của đồ thị hàm số.
Lại có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f\left( x \right) = + \infty \)
⇒ Hàm số có BBT như sau:
Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và có đạo hàm \(f'\left( x \right) = \left( {x + 2} \right){\left( {x - 1} \right)^{2018}}{\left( {x - 2} \right)^{2019}}\). Khẳng định nào sau đây là đúng
Ta có: \(f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left( {x + 2} \right){\left( {x - 1} \right)^{2018}}{\left( {x - 2} \right)^{2019}} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = - 2\\
x = 1\\
x = 2
\end{array} \right.\)
Trong đó x = - 2,x = 2 là hai nghiệm bội lẻ, x = 1 là nghiệm bội chẵn
\( \Rightarrow x = - 2,x = 2\) là hai điểm cực trị của hàm số, x = 1 không là điểm cực trị.
⇒ đáp án A sai.
Ta có: \(f'\left( x \right) \ge 0 \Leftrightarrow \left( {x + 2} \right){\left( {x - 1} \right)^{2018}}{\left( {x - 2} \right)^{2019}} \ge 0\)
\( \Leftrightarrow \left( {x + 2} \right){\left( {x - 2} \right)^{2019}} \ge 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x \ge 2\\
x \le - 2
\end{array} \right.\)
⇒ hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\) và \(\left( {2; + \infty } \right)\), hàm số nghịch biến trên (-2; 2)
Có bao nhiêu số hạng là số nguyên trong khai triển của biểu thức \({\left( {\sqrt[3]{3} + \sqrt[5]{5}} \right)^{2019}}\)
Ta có: \({\left( {\sqrt[3]{3} + \sqrt[5]{5}} \right)^{2019}} = \sum\limits_{k = 0}^{2019} {C_{2019}^k{{\left( {\sqrt[3]{3}} \right)}^{2019 - k}}{{\left( {\sqrt[5]{5}} \right)}^k}} = \sum\limits_{k = 0}^{2019} {C_{2019}^k{3^{\frac{{2019 - k}}{3}}}{5^{\frac{k}{5}}}} \)
Số hạng là số nguyên trong khai triển \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\frac{k}{5} \in Z\\
\frac{{2019 - k}}{3} \in Z\\
0 \le k \le 2019
\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow k \vdots 5,\left( {2019 - k} \right) \vdots 3\). Mà \(2019 \vdots 3 \Rightarrow k \vdots 3\)
Mà \(\left( {3;5} \right) = 1 \Rightarrow k \vdots 15 \Rightarrow k = 15m\left( {m \in Z} \right)\)
Mà \(0 \le k \le 2019 \Leftrightarrow 0 \le 15m \le 2019 \Leftrightarrow 0 \le m \le 134,6 \Leftrightarrow \) Có 134 số nguyên k thỏa mãn.
Vậy khai triển trên có 134 số hạng là số nguyên.
Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R, có bảng biến thiên như hình sau:
Trong mệnh đề sau, mệnh đề nào Sai?
Dựa vào BBT ta thấy hàm số đồng biến trên (-1; 2) và nghịch biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và \(\left( {2; + \infty } \right)\)
⇒ đáp án A đúng.
Hàm số có hai điểm cực trị là \(x_{CD}} = 2\) và \({x_{CT}} = - 1\)
⇒ đáp án B đúng.
Có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = - 4 \Rightarrow y = - 4\) là TCN là đồ thị hàm số.
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m \in \left[ { - 2018;2019} \right]\) để đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3mx + 3\) và đường thẳng y=3x + 1 có duy nhất một điểm chung?
Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị hai đồ thị hàm số là:
\(${x^3} - 3mx + 3 = 3x + 1 \Leftrightarrow {x^3} - 3\left( {m + 1} \right)x + 2 = 0\) (*)
Hai đồ thị hàm số có duy nhất 1 điểm chung khi và chỉ khi phương trình (*) có nghiệm duy nhất.
(*) \( \Leftrightarrow {x^3} - 3x + 2 = 3mx\)
Xét \(x = 0 \Leftrightarrow 2 = 0\) (vô lí) ⇒ không là nghiệm của (*)
\( \Leftrightarrow 3m = \frac{{{x^3} - 3x + 2}}{x} = {x^2} - 3 + \frac{2}{x} = f\left( x \right)\,\,\left( {x \ne 0} \right)\)
\(f'\left( x \right) = 2x - \frac{2}{{{x^2}}} = 0 \Leftrightarrow {x^3} = 1 \Leftrightarrow x = 1\)
BBT:
Phương trình có nghiệm duy nhất khi và chỉ khi \(3m < 0 \Leftrightarrow m < 0\)
Kết hợp điều kiện đề bài ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}
m \in Z\\
m \in \left[ { - 2018;0} \right)
\end{array} \right. \Rightarrow \) Có 2018 giá trị nguyên của m thỏa mãn.
.
Cho \(\sin x + \cos x = \frac{1}{2}\) và \(0 < x < \frac{\pi }{2}\) . Tính giá trị của sinx
Theo đề bài ta có: \(\sin x + \cos x = \frac{1}{2}\)
\( \Leftrightarrow {\left( {\sin x + \cos x} \right)^2} = \frac{1}{4} \Leftrightarrow 1 + 2\sin x\cos x = \frac{1}{4} \Leftrightarrow \sin x.\cos x = - \frac{3}{8}\)
Áp dụng định lý Vi-ét đảo ta có hai số \(\sin x,\cos x\) là hai nghiệm của phương trình
\({X^2} - \frac{1}{2}X - \frac{3}{8} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
X = \frac{{1 + \sqrt 7 }}{4}\\
X = \frac{{1 - \sqrt 7 }}{4}
\end{array} \right.\)
Vì \(x \in \left( {0;\frac{\pi }{2}} \right) \Rightarrow 0 < \sin x < 1 \Rightarrow \sin x = \frac{{1 + \sqrt 7 }}{4}\) là nghiệm cần tìm.
Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác ABC vuông cân ở B, \(AC = a\sqrt 2 \) . SA vuông góc với mặt phẳng (ABC) và (SA)=a. Gọi G là trọng tâm của tam giác SBC. Một mặt phẳng đi qua hai điểm A, G và song song với BC cắt SB, SC lần lượt tại B' và C'. Thể tích khối chóp S.A'B'C' bằng:
Qua G, kẻ đường thẳng song song với BC, cắt SC tại B’ cắt SC tại C’.
\( \Rightarrow \frac{{SG}}{{SM}} = \frac{2}{3}\) (tính chất đường trung tuyến).
Ta có: \(B'C'//BC \Rightarrow \frac{{SB'}}{{SB}} = \frac{{SC'}}{{SC}} = \frac{{SG}}{{SM}} = \frac{2}{3}\) (định lý Ta-let)
\(AB = \frac{{AC}}{{\sqrt 2 }} = a\) (\(\Delta ABC\) cân tại B)
Có: \({V_{SABC}} = \frac{1}{3}SA.{S_{ABC}} = \frac{1}{3}SA.\frac{1}{2}A{B^2} = \frac{1}{3}.a.\frac{1}{2}{a^2} = \frac{1}{6}{a^3}\)
Theo công thức tỉ lệ thể tích ta có:
\(\frac{{{V_{SAB'C'}}}}{{{V_{ABC}}}} = \frac{{SA}}{{SA}}.\frac{{SB'}}{{SB}}.\frac{{SC'}}{{SC}} = \frac{2}{3}.\frac{2}{3} = \frac{4}{9} \Rightarrow {V_{SAB'C'}} = \frac{4}{9}{V_{SABC}} = \frac{4}{9}.\frac{1}{6}{a^3} = \frac{2}{{27}}{a^3}\)
Tìm tất cả các giá trị của tham số m để phương trình \(\log _3^23x + {\log _3}x + m - 1 = 0\) có đúng 2 nghiệm phân biệt thuộc khoảng (0; 1)
Điều kiện: x > 0
Đặt \(t = {\log _3}x \Rightarrow x \in \left( {0;1} \right) \Rightarrow t \in \left( { - \infty ;0} \right)\)
Khi đó ta có phương trình:
\(\begin{array}{l}
\log _3^23x + {\log _3}x + m - 1 = 0 \Leftrightarrow {\left( {{{\log }_3}3 + {{\log }_3}x} \right)^2} + {\log _3}x - 1 = - m\\
\Leftrightarrow \log _3^2x + 3{\log _3}x = - m \Leftrightarrow {t^2} + 3t = - m\,\,\left( * \right)
\end{array}\)
Phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt thuộc (0; 1) <=> phương trình ẩn t có hai nghiệm phân biệt thuộc \(\left( { - \infty ;3} \right)\)
Xét hàm số: \(y = {t^2} + 3t\) trên \(\left( { - \infty ;3} \right)\) ta có: \(y' = 2t + 3\)
\( \Rightarrow y' = 0 \Leftrightarrow 2t + 3 = 0 \Leftrightarrow t = - \frac{3}{2}\)
Ta có BBT:
Để phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt thuộc \(\left( { - \infty ;0} \right)\) thì đường thẳng y = m cắt đồ thị hàm số y = f(t) tại hai điểm phân biệt thuộc \(\left( { - \infty ;0} \right) \Rightarrow - \frac{9}{4} < - m < 0 \Leftrightarrow 0 < m < \frac{9}{4}\)
Cho tam giác ABC cân tại A, góc \(\angle BAC = 120^\circ \) và AB = 4cm. Tính thể tích khối tròn xoay lớn nhất có thể khi ta quay tam giác ABC xung quanh đường thẳng chứa một cạnh của tam giác ABC.
Áp dụng định lí cosin trong tam giác ABC ta có:
\(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} - 2AB.AC.\cos \angle BAC = {4^2} + {4^2} - {2.4^2}\frac{{ - 1}}{2} = {3.4^2} \Rightarrow BC = 4\sqrt 3 \)
+) Gọi H là trung điểm của BC.
Khi quay tam giác ABC quanh cạnh BC ta được 2 hình nón có chung bán kính đáy AH, đường cao lần lượt là BH và CH với
\(AH = AB.\cos 60^\circ = 2,BH = CH = \frac{1}{2}BC = \frac{{4\sqrt 3 }}{2} = 2\sqrt 3 \)
\(\begin{array}{l}
V = \frac{1}{3}\pi A{H^2}.BH + \frac{1}{3}\pi A{H^2}.CH = \frac{1}{3}\pi .A{H^2}\left( {BH + CH} \right)\\
= \frac{1}{3}\pi {2^2}.2\sqrt 3 = \frac{{8\pi \sqrt 3 }}{3}
\end{array}\)
+) Khi quay tam giác ABC quanh AB ta được khối tròn xoay như sau:
Gọi D là điểm đối xứng C qua AB, H là trung điểm của CD.
\(\begin{array}{l}
\Rightarrow HC = BC.\sin 30^\circ = 4\sqrt 3 .\frac{1}{2} = 2\sqrt 3 \\
BH = BC.\cos 30^\circ = 4\sqrt 3 .\frac{{\sqrt 3 }}{2} = 6\\
\Rightarrow V = \frac{1}{3}\pi H{C^2}.BH - \frac{1}{3}\pi H{C^2}.AH = \frac{1}{3}\pi H{C^2}.AB = \frac{1}{3}\pi {\left( {2\sqrt 3 } \right)^2}.4 = 16\pi
\end{array}\)
+) Do điểm B và C có vai trò như nhau nên khi quay tam giác ABC quanh AC ta cũng nhận được khối tròn xoay có thể tích bằng 16.
Vậy thể tích lớn nhất có thể được khi quay tam giác ABC quanh một đường thẳng chứa cạnh của tam giác ABC là 16π.
Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có đồ thị hàm số như hình bên dưới đây:
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để phương trình \({f^2}\left( x \right) - \left( {m + 5} \right)\left| {f\left( x \right)} \right| + 4m + 4 = 0\) có 7 nghiệm phân biệt?
Đặt \(t = \left| {f\left( x \right)} \right| \Rightarrow \) Phương trình trở thành:
\({t^2} - \left( {m + 5} \right)t + 4m + 4 = 0 \Leftrightarrow \left( {t - 4} \right)\left( {t - m - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
t = 4\\
t = m + 1
\end{array} \right.\) (*).
Đồ thị hàm số y = |f(x)|
Ta thấy phương trình f(x) = t có các trường hợp sau:
+) Vô nghiệm.
+) Có 2 nghiệm phân biệt
+) Có 3 nghiệm phân biệt
+) Có 4 nghiệm phân biệt
Do đó để phương trình (*) có 7 nghiệm x phân biệt thì phương trình (*) có 2 nghiệm \({t_1},{t_2}\) phân biệt thỏa mãn \(\Rightarrow 0 < m + 1 < 4 \Leftrightarrow - 1 < m < 3\) .
Kết hợp điều kiện \(m \in Z \Rightarrow m \in \left\{ {0;1;2} \right\}\)
Có bao nhiêu giá trị thực của tham số m để phương trình \(\left( {x - 1} \right)\left( {x - 3} \right)\left( {x - m} \right) = 0\) có 3 nghiệm phân biệt lập thành cấp số nhân tăng?
Ta có: \(\left( {x - 1} \right)\left( {x - 3} \right)\left( {x - m} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 1\\
x = 3\\
x = m
\end{array} \right.\)
Phương trình đã cho có 3 nghiệm phân biệt \( \Leftrightarrow m \notin \left\{ {1;3} \right\}\)
+) Giả sử 1; 3; m lập thành 1 CSN tăng \( \Rightarrow {3^2} = m.1 \Leftrightarrow m = 9\) (tm)
+) Giả sử m; 1; 3 lập thành 1 CSN tăng \( \Rightarrow {1^2} = m.3 \Leftrightarrow m = \frac{1}{3}\) (tm)
+) Giả sử 1; m; 3 lập thành 1 CSN tăng \( \Rightarrow {m^2} = 3.1 \Leftrightarrow {m^2} = 3 \Rightarrow m = \sqrt 3 \) (tm)
Vậy có 3 giá trị m thỏa mãn.
Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như hình vẽ
Hỏi hàm số có bao nhiêu điểm cực trị?
Dựa vào BBT ta thấy hàm số có 2 điểm cực trị là x = -1, x = 1
Rút gọn biểu thức \(P = \frac{{{{\left( {{a^{\sqrt 3 - 1}}} \right)}^{\sqrt 3 + 1}}}}{{{a^{4 - \sqrt 5 }}.{a^{\sqrt 5 - 2}}}}\) (với a > 0 và \(a \ne 1\))
\(P = \frac{{{{\left( {{a^{\sqrt 3 - 1}}} \right)}^{\sqrt 3 + 1}}}}{{{a^{4 - \sqrt 5 }}.{a^{\sqrt 5 - 2}}}} = \frac{{{a^{\left( {\sqrt 3 - 1} \right)\left( {\sqrt 3 + 1} \right)}}}}{{{a^{4 - \sqrt 5 + \sqrt 5 - 2}}}} = \frac{{{a^{3 - 1}}}}{{{a^2}}} = 1\)
Mệnh đề nào sau đây Sai?
Sử dụng các tính chất của hàm mũ để chọn đáp án đúng.
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có AB = x,AD = 1 . Biết rằng góc giữa đường thẳng A'C và mặt phẳng \(\left( {ABB'A'} \right)\) bằng 30°. Tìm giá trị lớn nhất \({V_{\max }}\) của thể tích khối hộp ABCD.A'B'C'D'
Ta có \(BC \bot \left( {ABB'A'} \right) \Rightarrow A'B\) là hình chiếu của A'C lên \(\left( {ABB'A'} \right)\)
\( \Leftrightarrow \angle \left( {A'C;\left( {ABB'A'} \right)} \right) = \angle \left( {A'C;A'B} \right) = \angle BA'C = 30^\circ \)
\(BC \bot \left( {ABB'A'} \right) \Rightarrow BC \bot A'B \Rightarrow \Delta A'BC\) vuông tại .
Xét tam giác vuông A'BC có: \(A'B = BC.\cot 30^\circ = \sqrt 3 \)
Xét tam giác vuông AA'B có: \(AA' = \sqrt {A'{B^2} - A{B^2}} = \sqrt {3 - {x^2}} \)
\( \Rightarrow {V_{ABC.A'B'C'}} = AA'.AB.AD = \sqrt {3 - {x^2}} .x = V\)
Áp dụng BĐT Cô-si ta có \(\sqrt {3 - {x^2}} .x \le \frac{{3 - {x^2} + {x^2}}}{2} = \frac{3}{2} \Rightarrow {V_{\max }} = \frac{3}{2} \Leftrightarrow 3 - {x^2} = {x^2} \Leftrightarrow x = \frac{{\sqrt 6 }}{2}\)
Hình lăng trụ tam giác đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
Hình lăng trụ tam giác đều có 4 mặt phẳng đối xứng như hình vẽ bên dưới, trong đó:
+) 3 mặt phẳng tạo bởi 1 cạnh bên và trung điểm của các cạnh đối diện.
+) 1 mặt phẳng tạo bởi trung điểm của 3 cạnh bên.
Cho biết \({\left( {x - 2} \right)^{\frac{{ - 1}}{3}}} > {\left( {x - 2} \right)^{\frac{{ - 1}}{6}}}\), khẳng định nào sau đây Đúng?
Ta có: \({\left( {x - 2} \right)^{ - \frac{1}{3}}} > {\left( {x - 2} \right)^{ - \frac{1}{6}}} \Leftrightarrow 0 < x - 2 < 1 \Leftrightarrow 2 < x < 3\)
Trong các lăng trụ sau, lăng trụ nào không nội tiếp được trong một mặt cầu?
Các tứ giác có thể nội tiếp đường tròn là: hình chữ nhật, hình vuông, hình thang cân.
Trong tất cả các hình thang cân có cạnh bên bằng 2 và cạnh đáy nhỏ bằng 4, tính chu vi P của hình thang có diện tích lớn nhất.
Gọi H là chân đường cao kẻ từ A đến CD ta có: \({S_{ABCD}} = \frac{{\left( {AB + CD} \right).AH}}{2}\)
Đặt AH =x (0 < x < 2)
Khi đó áp dụng định lý Pi-ta-go ta có: \(DH = \sqrt {A{D^2} - A{H^2}} = \sqrt {4 - {x^2}} \)
Ta có: \(DH = CK = \sqrt {4 - {x^2}} \Rightarrow CD = 2\sqrt {4 - {x^2}} + 4\)
\( \Rightarrow {S_{ABCD}} = \frac{{\left( {AB + CD} \right).AH}}{2} = \frac{{\left( {4 + 2\sqrt {4 - {x^2}} + 4} \right).x}}{2} = \frac{{\left( {8 + 2\sqrt {4 - {x^2}} } \right)x}}{2}\)
Xét hàm số \(f\left( x \right) = \left( {8 + 2\sqrt {4 - {x^2}} } \right)x = 8x + 2x\sqrt {4 - {x^2}} \) (0 < x < 2)
Ta có: \(f'\left( x \right) = 8 + 2\sqrt {4 - {x^2}} - \frac{{4{x^2}}}{{2\sqrt {4 - {x^2}} }} = 8 + \frac{{2\left( {4 - {x^2}} \right) - 2{x^2}}}{{\sqrt {4 - {x^2}} }} = 8 + \frac{{4\left( {2 - {x^2}} \right)}}{{\sqrt {4 - {x^2}} }}\)
\(\begin{array}{l}
\Rightarrow f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow 8 + \frac{{4\left( {2 - {x^2}} \right)}}{{\sqrt {4 - {x^2}} }} = 0 \Leftrightarrow 8\sqrt {4 - {x^2}} + 4\left( {2 - {x^2}} \right) = 0\\
\Leftrightarrow 2\sqrt {4 - {x^2}} = {x^2} - 2 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x^2} - 2 \ge 0\\
4\left( {4 - {x^2}} \right) = {x^4} - 4{x^2} + 4
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x^2} \ge 2\\
{x^4} = 12
\end{array} \right. \Leftrightarrow {x^2} = 2\sqrt 3 \,\,\left( {tm} \right)\\
\Rightarrow {S_{\max }} \Leftrightarrow {x^2} = 2\sqrt 3 \Rightarrow CD = 2\sqrt {4 - 2\sqrt 3 } + 4 = 2\left( {\sqrt 3 - 1} \right) + 4 = 2\sqrt 3 + 2
\end{array}\)
Khi đó chu vi của hình thang là:
\(P = AB + 2.AD + CD = 4 + 2.2 + 2\sqrt 3 + 2 = 10 + 2\sqrt 3 \)
Cho \({\log _8}\left| x \right| + {\log _4}{y^2} = 5\) và \({\log _8}\left| y \right| + {\log _4}{x^2} = 7\). Tìm giá trị của biểu thức \(P = \left| x \right| - \left| y \right|\).
Điều kiện: \(x,y \ne 0\)
Theo đề bài ta có hệ phương trình:
\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
{\log _8}\left| x \right| + {\log _4}{y^2} = 5\\
{\log _8}\left| y \right| + {\log _4}{x^2} = 7
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\frac{1}{3}{\log _2}\left| x \right| + {\log _2}\left| y \right| = 5\\
\frac{1}{3}{\log _2}\left| y \right| + {\log _2}\left| x \right| = 7
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{\log _2}\left| x \right| + {\log _2}{\left| y \right|^3} = 15\\
{\log _2}\left| y \right| + {\log _2}{\left| x \right|^3} = 21
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{\log _2}\left| {x{y^3}} \right| = 15\\
{\log _2}\left| {{x^3}y} \right| = 21
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\left| {x{y^3}} \right| = {2^{15}}{\rm{ (*)}}\\
\left| {{x^3}y} \right| = {2^{21}}
\end{array} \right. \Leftrightarrow \frac{{\left| {{x^3}y} \right|}}{{\left| {x{y^3}} \right|}} = 64 \Leftrightarrow {\left| {\frac{x}{y}} \right|^2} = 64 \Leftrightarrow \left| {\frac{x}{y}} \right| = 8 \Leftrightarrow \left| x \right| = 8\left| y \right|
\end{array}\)
Thay vào (*) ta có \(8{y^4} = {2^{15}} \Leftrightarrow \left| y \right| = \sqrt[4]{{4096}} = 8\)
Khi đó ta có \(P = \left| x \right| - \left| y \right| = 8\left| y \right| - \left| y \right| = 7\left| y \right| = 7.8 = 56\)
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang cân (AB// CD), BC = 2a,AB = AD = DC = a với a > 0. Mặt bên SBC là tam giác đều. Gọi O là giao điểm của AC và BD. Biết SD vuông góc AC. M là một điểm thuộc đoạn OD; MD=x với x > 0; M khác O và D. Mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) đi qua M và song song với hai đường thẳng SD và AC cắt khối chóp S.ABCD theo một thiết diện. Tìm x để diện tích thiết diện là lớn nhất?
+) Chứng minh \(SD \bot \left( {ABCD} \right)\)
+) Xác định mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\), chia thiết diện thành 1 hình chữ nhật và một tam giác để tính diện tích.
Trải mặt xung quanh của một hình nón lên một mặt phẳng ta được hình quạt (xem hình bên dưới) là phần của hình tròn có bán kính bằng 3cm. Bán kính đáy r của hình nón ban đầu gần nhất với số nào dưới đây?
Chu vi đường tròn đáy hình nón là: \(C = \frac{3}{4}.2\pi .3 = \frac{{9\pi }}{2} = 2\pi r \Rightarrow r = \frac{9}{4} = 2,25\) (cm).
Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác ABC vuông tại C, AB = 2a, và SA vuông góc với mặt phẳng (ABC) . Biết góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (SBC) bằng 60°. Tính thể tích khối chóp S.ABC.
+) Kẻ \(CH \bot AB;CK \bot SB\), chứng minh \(\angle \left( {\left( {SAB} \right),\left( {SBC} \right)} \right) = \angle \left( {HK,CK} \right) = \angle CKH = 60^\circ \)
+) Chứng minh \(\Delta BHK\~\Delta BSA\left( {g - g} \right) \Rightarrow \frac{{HK}}{{SA}} = \frac{{HB}}{{SB}}\) , từ đó tính HK.
Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và có đồ thị như hình dưới đây:
Xét các mệnh đề sau:
(I). Hàm số nghịch biến trên khoảng (0; 1)
(II). Hàm số đồng biến trên khoảng (-1; 2)
(III). Hàm số có ba điểm cực trị
(IV). Hàm số có giá trị lớn nhất bằng 2.
Số mệnh đề đúng trong các mệnh đề trên là:
Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy hàm số đã cho
+) Đồng biến trên (1; 0) và \(\left( {1; + \infty } \right)\), nghịch biến trên \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và (0; 1)
+) Hàm số có 3 điểm cực trị.
+) Hàm số không có GTLN.
Do đó các mệnh đề (I), (III) đúng.
Tìm tất cả các giá trị của m để hàm số y = cos 2x + mx đồng biến trên R
TXĐ: D = R
Ta có: \(y' = - 2\sin 2x + m\)
Để hàm số đồng biến trên \(R \Leftrightarrow y' \ge 0{\rm{ }}\forall x \in R \Rightarrow - 2\sin 2x + m \ge 0{\rm{ }}\forall x \in R\)
\( \Leftrightarrow m \ge 2\sin 2x{\rm{ }}\forall x \in R \Leftrightarrow m \ge 2\)
.
Cho a, b là các số thực thỏa mãn a > 0 và \(a \ne 1\) biết phương trình \({a^x} - \frac{1}{{{a^x}}} = 2\cos \left( {bx} \right)\) có 7 nghiệm thực phân biệt. Tìm số nghiệm thực phân biệt của phương trình \({a^{2x}} - 2{a^x}\left( {\cos bx + 2} \right) + 1 = 0\)
\(\begin{array}{l}
{a^{2x}} - 2{a^x}\left( {\cos bx + 2} \right) + 1 = 0 \Leftrightarrow {a^x} + \frac{1}{{{a^x}}} = 2\left( {\cos bx + 2} \right)\\
\Leftrightarrow {\left( {{a^{\frac{x}{2}}}} \right)^2} + \frac{1}{{{{\left( {{a^{\frac{x}{2}}}} \right)}^2}}} - 2 = 2\left( {\cos bx + 1} \right) \Leftrightarrow {\left( {{a^{\frac{x}{2}}} - \frac{1}{{{a^{\frac{x}{2}}}}}} \right)^2} = 2.2{\cos ^2}\frac{{bx}}{2}\\
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{a^{\frac{x}{2}}} - \frac{1}{{{a^{\frac{x}{2}}}}} = 2\cos \frac{{bx}}{2}\\
{a^{\frac{x}{2}}} - \frac{1}{{{a^{\frac{x}{2}}}}} = - 2\cos \frac{{bx}}{2}
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{a^{\frac{x}{2}}} - \frac{1}{{{a^{\frac{x}{2}}}}} = 2\cos \frac{{bx}}{2}{\rm{ }}\left( 1 \right)\\
{a^{ - \frac{x}{2}}} - \frac{1}{{{a^{ - \frac{x}{2}}}}} = 2\cos \left( {\frac{{b\left( { - x} \right)}}{2}} \right){\rm{ }}\left( 2 \right)
\end{array} \right.
\end{array}\)
Theo bài ra ta có phương trình (1) có 7 nghiệm phân biệt.
Ta thấy nếu là nghiệm của (1) => (2) có nghiệm -x0.
Xét \(f\left( 0 \right) = 1 - 2.1\left( {1 + 2} \right) + 1 = - 4 \ne 0 \Rightarrow x = 0\) không là nghiệm của (1) \( \Rightarrow {x_0} \ne 0 \Rightarrow - {x_0} \ne {x_0}{\rm{ }}\forall {x_0}\)
Vậy phương trình đề bài có tất cả 14 nghiệm.
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
Phép đồng dạng không là phép dời hình vì nó không bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.
Tìm hàm số đồng biến trên R
Xét hàm số \(y = {3^x}\) có TXĐ D = R và a = 3 > 1 Hàm số đồng biến trên R
Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm các cạnh AD, BC; G là trọng tâm của tam giác BCD. Khi đó, giao điểm của đường thẳng MG và mp là:
Gọi \(E = ME \cap AN\) ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
E \in MG\\
E \in AN \subset \left( {ABC} \right) \Rightarrow E \in \left( {ABC} \right)
\end{array} \right. \Rightarrow E = MG \cap \left( {ABC} \right)\)
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc khoảng (-6; 5) sao cho hàm số \(f\left( x \right) = - \sin 2x + 4\cos x + mx\sqrt 2 \0 không có cực trị trên đoạn \(\left[ { - \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right]\)
TXĐ: D = R
Ta có:
\(\begin{array}{l}
y' = 2\cos 2x - 4\sin x + m\sqrt 2 = 2\left( {1 - 2{{\sin }^2}x} \right) - 4\sin x + m\sqrt 2 \\
= - 4{\sin ^2}x - 4\sin x + 2 + m\sqrt 2
\end{array}\)
Đặt t = sin x, với \(x \in \left[ { - \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right] \Rightarrow t \in \left[ { - 1;1} \right]\)
Khi đó \(y' = - 4{t^2} - 4t + 2 + m\sqrt 2 {\rm{ }}\forall t \in \left[ { - 1;1} \right]\)
Để hàm số không có cực trị trên \(\left[ { - \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right] \Rightarrow \) Phương trình y' = 0 không có nghiệm thuộc [=1; 1]
Xét \(y' = 0 \Leftrightarrow - 4{t^2} - 4t + 2 + m\sqrt 2 = 0{\rm{ }}\forall t \in \left[ { - 1;1} \right] \Leftrightarrow m\sqrt 2 = 4{t^2} + 4t - 2{\rm{ }}\forall t \in \left[ { - 1;1} \right]\)
Xét \(y' = 0 \Leftrightarrow - 4{t^2} - 4t + 2 + m\sqrt 2 = 0{\rm{ }}\forall t \in \left[ { - 1;1} \right] \Leftrightarrow m\sqrt 2 = 4{t^2} + 4t - 2{\rm{ }}\forall t \in \left[ { - 1;1} \right]\)
\( \Leftrightarrow m\sqrt 2 = f\left( t \right) = 4{t^2} + 4t - 2{\rm{ }}\forall t \in \left[ { - 1;1} \right]\)
Ta có \(f'\left( t \right) = 8t + 4 = 0 \Leftrightarrow t = \frac{{ - 1}}{2}\)
BBT:
Để phương trình không có nghiệm thuộc \(\left[ { - 1;1} \right] \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}
m\sqrt 2 < - 3\\
m\sqrt 2 > 6
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
m < \frac{{ - 3}}{{\sqrt 2 }}\\
m > 3\sqrt 2
\end{array} \right.\)
Kết hợp điều kiện đề bài \(m \in \left\{ { - 5; - 4; - 3} \right\}\)
Hàm số nào dưới đây đồng biến trên R?
Xét đáp án C ta có: \(y' = {x^2} - x + 3 = {x^2} - 2.x.\frac{1}{2} + \frac{1}{4} + \frac{{11}}{4} = {\left( {x - \frac{1}{2}} \right)^2} + \frac{{11}}{4} > 0,\forall x \in R\) do đó hàm số đồng biến trên R
Cho hai số thực dương x, y thỏa mãn \({2^{\ln \left( {\frac{{x + y}}{2}} \right)}}{.5^{\ln \left( {x + y} \right)}} = {2^{\ln 5}}\) . Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức sau: \(P = \left( {x + 1} \right)\ln x + \left( {y + 1} \right)\ln y\)
\(\begin{array}{l}
{2^{\ln \left( {\frac{{x + y}}{2}} \right)}}{.5^{\ln \left( {x + y} \right)}} = {2^{\ln 5}} \Leftrightarrow {2^{\ln \left( {\frac{{x + y}}{2}} \right)}}{.5^{\ln \left( {x + y} \right)}} = {5^{\ln 2}}\\
\Leftrightarrow {2^{\ln \left( {\frac{{x + y}}{2}} \right)}} = {5^{\ln 2 - \ln \left( {x + y} \right)}} = {5^{\ln \frac{2}{{x + y}}}} = {5^{ - \ln \frac{{x + y}}{2}}} = {\left( {\frac{1}{5}} \right)^{\ln \frac{{x + y}}{2}}}\\
\Leftrightarrow \ln \left( {\frac{{x + y}}{2}} \right) = 0 \Leftrightarrow \frac{{x + y}}{2} = 1 \Leftrightarrow x + y = 2
\end{array}\)
Khi đó ta có:
\(\begin{array}{l}
P = \left( {x + 1} \right)\ln x + \left( {y + 1} \right)\ln y = \left( {x + 1} \right)\ln x + \left( {2 - x + 1} \right)\ln \left( {2 - x} \right)\\
P = \left( {x + 1} \right)\ln x + \left( {3 - x} \right)\ln \left( {2 - x} \right) = f\left( x \right)
\end{array}\)
ĐK: 0 < x< 2
Xét hàm số \(f\left( x \right) = \left( {x + 1} \right)\ln x + \left( {3 - x} \right)\ln \left( {2 - x} \right)\), sử dụng MTCT ta tìm được \(\mathop {\max }\limits_{\left( {0;2} \right)} f\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow x = 1\)
Vậy \({P_{\max }} = 0 \Leftrightarrow x = y = 1\)
Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm trên (a; b). Phát biểu nào sau đây sai?
Dựa vào lý thuyết ta thấy chỉ có đáp án A đúng.
Chọn ngẫu nhiên 3 số tự nhiên từ tập hợp \(A = \left\{ {1,2,3,...,2019} \right\}\). Tính xác suất P trong 3 số tự nhiên được chọn không có 2 số tự nhiên liên tiếp.
Chọn ngẫu nhiên 3 số tự nhiên \( \Rightarrow n\left( \Omega \right) = C_{2019}^3\)
Gọi A là biến cố: “Trong 3 số tự nhiên được chọn không có 2 số tự nhiên liên tiếp”
=> \(\overline A \) : “Trong 3 số tự nhiên được chọn có 2 số tự nhiên liên tiếp”.
Số cách chọn 3 trong 2019 số, trong đó có 2 số tự nhiên liên tiếp, có cách (có bao gồm các bộ 3 số tự nhiên liên tiếp).
Số cách cả 3 số tự nhiên liên tiếp, có 2017 cách.
\( \Rightarrow n\left( {\overline A } \right) = 2018.2017 - 2017 = {2017^2}\) (vì các bộ 3 số tự nhiên liên tiếp được tính 2 lần).
\( \Rightarrow P\left( {\overline A } \right) = \frac{{{{2017}^2}}}{{C_{2019}^3}} = P\left( A \right) = 1 - \frac{{{{2017}^2}}}{{C_{2019}^3}} = \frac{{677040}}{{679057}}\)
.
Cho hình trụ có bán kính đáy R và độ dài đường sinh là l. Thể tích khối trụ là:
Thể tích hình trụ có bán kính R và độ dài đường sinh l là \(V = \pi {R^2}l\) .
Cho hình trụ có chiều cao bằng bán kính đáy và bằng 4cm. Điểm A nằm trên đường tròn tâm O, điểm B nằm trên đường tròn đáy tâm O’ của hình trụ. Biết khoảng cách giữa 2 đường thẳng OO’ và AB bằng \(2\sqrt 2 \)cm. Khi đó khoảng cách giữa OA’ và OB bằng:
+) Dựng AA'//OO',BB'//OO' ( thuộc đường tròn và thuộc đường tròn )
+) Xác định khoảng cách giữa và song song với OB, đưa về bài toán khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng.
+) Xác định khoảng cách, áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông tính khoảng cách.
Cho a > 0;b > 0. Tìm đẳng thức sai.
Sử dụng các công thức:
\(\begin{array}{l}
{\log _a}x + {\log _a}y = {\log _a}\left( {xy} \right)\\
{\log _a}x - {\log _a}y = {\log _a}\frac{x}{y}\\
{\log _a}x - {\log _a}y = {\log _a}\frac{x}{y}\\
\left( {0 < a \ne 1;x,y,b > 0} \right)
\end{array}\)
Cho hàm số \(y = \left| {\frac{{x + 1}}{{x - 3}}} \right|\) có đồ thị là (C) . Khẳng định nào sau đây là sai?
TXĐ: D = R \ {3}
Xét hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{x - 3}}\) có \(y' = \frac{{ - 4}}{{{{\left( {x - 3} \right)}^2}}} < 0{\rm{ }}\forall x \in D\)
Đồ thị hàm số \(y = \left| {\frac{{x + 1}}{{x - 3}}} \right|\) được vẽ như sau:
+) Vẽ đồ thị hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{x - 3}}\)
+) Lấy đối xứng toàn bộ phần đồ thị nằm dưới trục Ox qua trục Ox.
+) Xóa đi phần đồ thị phía dưới trục Ox.
Do đó ta vẽ được đồ thị hàm số \(y = \left| {\frac{{x + 1}}{{x - 3}}} \right|\) như sau:
Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy đồ thị hàm số có 2 đường tiệm cận là x = 3 và y = -1.
Đồ thị (C) cắt đường tiệm cận ngang của nó tại 1 điểm.
Hàm số đồng biến trên (1; 2) và hàm số có một điểm cực trị x = -1
Vậy khẳng định sai là đáp án C.
Đồ thị hàm số sau đây là đồ thị hàm số nào?
Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = - \infty \Rightarrow a < 0\), do đó loại các đáp án C và D.
Đồ thị hàm số đi qua (0;0) nên loại đáp án A.
Tìm tập xác định D của hàm số \(y = {\left( {5 + 4x - {x^2}} \right)^{\sqrt {2019} }}\)
Ta có: \(\sqrt {2019} \notin Z \Rightarrow \) Hàm số xác định \( \Leftrightarrow 5 + 4x - {x^2} > 0 \Leftrightarrow x \in \left( { - 1;5} \right)\)
Vậy \(D = \left( { - 1;5} \right)\)
Tìm giá trị của tham số m để hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}
\frac{{{x^2} + 3x + 2}}{{{x^2} - 1}}{\rm{ khi }}x < - 1\\
mx + 2{\rm{ khi }}x \ge - 1
\end{array} \right.\) liên tục tại x =-1
Ta có:
\(\begin{array}{l}
\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} \frac{{{x^2} + 3x + 2}}{{{x^2} - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} \frac{{\left( {x + 1} \right)\left( {x + 2} \right)}}{{\left( {x + 1} \right)\left( {x - 1} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} \frac{{x + 2}}{{x - 1}} = \frac{{ - 1}}{2}\\
\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ + }} \left( {mx + 2} \right) = - m + 2\\
f\left( { - 1} \right) = - m + 2
\end{array}\)
Để hàm số liên tục tại \(x = - 1 \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ + }} f\left( x \right) = f\left( { - 1} \right) \Rightarrow - m + 2 = \frac{{ - 1}}{2} \Leftrightarrow m = \frac{5}{2}\)
Cho A là điểm nằm trên mặt cầu (S) tâm (O), có bán kính R = 6cm. I, K là 2 điểm trên đoạn OA sao cho OI = IK = KA . Các mặt phẳng \(\left( \alpha \right),\left( \beta \right)\) lần lượt qua I, K cùng vuông góc với OA và cắt mặt cầu (S) theo các đường tròn có bán kính \({r_1},{r_2}\). Tính tỉ số \(\frac{{{r_1}}}{{{r_2}}}\)
Áp dụng định lí Pytago ta có:
\(\begin{array}{l}
{r_1} = \sqrt {{R^2} - O{I^2}} = \sqrt {{R^2} - {{\left( {\frac{R}{3}} \right)}^2}} = \frac{{2\sqrt 2 R}}{3}\\
{r_2} = \sqrt {{R^2} - O{K^2}} = \sqrt {{R^2} - {{\left( {\frac{{2R}}{3}} \right)}^2}} = \frac{{R\sqrt 5 }}{3}\\
\Rightarrow \frac{{{r_1}}}{{{r_2}}} = \frac{{\frac{{2\sqrt 2 R}}{3}}}{{\frac{{R\sqrt 5 }}{3}}} = \frac{{2\sqrt 2 }}{{\sqrt 5 }} = \frac{4}{{\sqrt {10} }}
\end{array}\)
Cho lăng trụ tam giác đều ABC.A'B'C' có cạnh đáy a = 3. Biết tam giác A'BA có diện tích bằng 6. Thể tích tứ diện ABB'C' bằng:
+) Tính thể tích khối tứ diện C.A'AB từ đó tính thể tích lăng trụ.
+) Phân chia, lắp ghép các khối đa diện, từ đó tính thể tích tứ diện ABB'C'.
Cho hàm số \(y = {x^3} + 5x + 7\). Giá trị lớn nhất của hàm số trên đoạn [-5; 0] bằng bao nhiêu?
TXĐ: dD = R
Ta có: \(y' = 3{x^2} + 5 > 0{\rm{ }}\forall x \in R\)=> Hàm số đồng biến trên [-5; 0]
\( \Rightarrow \mathop {\max }\limits_{\left[ { - 5;0} \right]} y = y\left( 0 \right) = 7\)
.
Cho biết \({9^x} - {12^2} = 0\) , tính giá trị biểu thức \(P = \frac{1}{{{3^{ - x - 1}}}} - {8.9^{\frac{{x - 1}}{2}}} + 19\)
Ta có: \({9^x} - {12^2} = 0 \Leftrightarrow {9^x} = {12^2} \Leftrightarrow x = {\log _{{3^2}}}{12^2} = {\log _3}12 \Rightarrow {3^x} = {3^{{{\log }_3}12}} = 12\)
\(\begin{array}{l}
P = \frac{1}{{{3^{ - x - 1}}}} - {8.9^{\frac{{x - 1}}{2}}} + 19\\
P = {3^{x + 1}} - {8.3^{x - 1}} + 19\\
P = {3.3^x} - \frac{8}{3}{.3^x} + 19\\
P = 3.12 - \frac{8}{3}.12 + 19 = 23
\end{array}\)
Cho hàm số \(f\left( x \right) = {e^{\frac{1}{3}{x^3} - \frac{3}{2}{x^2}}}\). Tìm mệnh đề đúng.
TXĐ: D = R
Ta có: \(f'\left( x \right) = \left( {{e^{\frac{1}{3}{x^3} - \frac{3}{2}{x^2}}}} \right)' = {e^{\frac{1}{3}{x^3} - \frac{3}{2}{x^2}}}\left( {\frac{1}{3}{x^3} - \frac{3}{2}{x^2}} \right)' = {e^{\frac{1}{3}{x^3} - \frac{3}{2}{x^2}}}.\left( {{x^2} - 3x} \right)\)
\(f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
x = 3
\end{array} \right.\)
Bảng xét dấu
Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’, M là trung điểm của CC’. Mặt phẳng (ABM) chia khối lăng trụ thành hai khối đa diện. Gọi V1 là thể tích khối đa diện chứa đỉnh C và V2 là thể tích khối đa diện còn lại. Tính tỉ số \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}}\)
Ta có:
\(\begin{array}{l}
{V_{M.ABC}} = \frac{1}{3}d\left( {M;\left( {ABC} \right)} \right).{S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{3}.\frac{1}{2}d\left( {C';\left( {ABC} \right)} \right).{S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{6}{V_{ABC.A'B'C'}}\\
\Rightarrow {V_1} = \frac{1}{6}{V_{ABC.A'B'C'}} \Rightarrow {V_2} = \frac{5}{6}{V_{ABC.A'B'C'}} \Rightarrow \frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{1}{5}
\end{array}\)
Cho lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có \(AC = a;BC = 2a,\angle ACB = 120^\circ \) . Gọi M là trung điểm của BB’. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AM và CC’ theo a.
Xác định khoảng cách giữa một mặt chứa đường này và song song với đường kia.
Đưa về bài toán khoảng cách từ 1 điểm đến mặt phẳng.