Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Nguyễn Chí Thanh
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Nguyễn Chí Thanh
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
21 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?
Tơ visco có nguồn gốc từ xenlulozơ.
Al(OH)3 không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
Vì Al(OH)3 là 1 hyđroxit lưỡng tính → có thể tác dụng với axit và bazơ.
Cho các kim loại sau: Na, Cu, Al, Cr. Kim loại mềm nhất trong dãy là
Kim loại kiềm mềm hơn các kim loại còn lại.
Tinh bột và xenlulozơ đều thuộc loại
Đáp án B
Tinh bột và xemlulozơ đều thuộc loại polisaccarit vì do nhiều gốc glucozơ liên kết với nhau.
Metyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là
Đáp án B
Metyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là CH2=CHCOOCH3.
Cho 13,50 gam một amin đơn chức X tác dụng hết với dung dịch axit HCl, thu được 24,45 gam muối. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn chất trên là
Đáp án A
Vì amin đơn chức \( \Rightarrow {n_{HCl{\rm{ phan}}\,{\rm{ung}}}} = {n_{A\min }}\)
\( \Rightarrow {m_{{\rm{Tang}}}} = {m_{HCl}} = 24,45 - 13,5 = 10,95\,gam.\)
\( \Rightarrow {n_{HCl}} = {n_{A\min }} = 0,3\,mol \Rightarrow {M_{A\min }} = 45 \Rightarrow \) Amin có CTPT là C2H7N.
X có 2 đồng phân đó là: C2H5NH2 và (CH3)2NH
Cho sơ đồ phản ứng: \(Fe{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{2}}\to X+N{{O}_{2}}+{{O}_{2}}.\)
Chất X là
\(4Fe{\left( {N{O_3}} \right)_2} \to 2F{e_2}{O_3} + 8N{O_2} + {O_2} \uparrow .\)
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử vì kim loại luôn nhường electron trong các phản ứng.
Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là
Đáp án A
Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là metyl axetat, alanin, axit axetic.
Phương án B: etanol không tác dụng
Phương án C: anilin không tác dụng
Phương án D: etanol không tác dụng
Propyl fomat được điều chế từ
Đáp án A
Propyl fomat được điều chế từ axit fomic và ancol propylic.
Cho các chất: triolein, glucozơ, etyl axetat, Gly-Ala. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit, đun nóng là
Đáp án D
Số chất bị thủy phân trong môi trường axit, đun nóng gồm: Triolein, etyl axetat và Gly-Ala
Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
Tinh bột \( \to X \to Y \to Z \to \) metyl axetat.
Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:
Đáp án D
Chất X là Glucozơ
\({\left( {{C_6}{H_{10}}{O_5}} \right)_n} + n{H_2}O \to n{C_6}{H_{12}}{O_6}\)
Chất Y là ancol etylic
\({C_6}{H_{12}}{O_6} \to 2{C_2}{H_5}OH + 2C{O_2}\)
Chất Z là axit axetic
\({C_2}{H_5}OH + {O_2} \to C{H_3}COOH + {H_2}O\)
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
A Đúng vì để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl vì anilin phản ứng với axit HCl tạo thành muối phenyl amoniclorua tan được trong nước.
B sai vì anilin tan ít trong nước
C sai vì các amin đều độc
D sai vì anilin không làm đổi màu quỳ tím
Hòa tan hoàn toàn 14,40 gam kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
Đáp án B
Bảo toàn electron tìm được M = 12n (n là hóa trị của M)
Chỉ có n = 2, M = 24 thỏa mãn → M là Mg
Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch chứa 2a mol KOH, thu được dung dịch X. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án B
Dung dịch X có a mol KAlO2 và a mol KOH dư
A sai vì dung dịch X có KOH dư nên pH > 7.
B Đúng vì
\(C{{O}_{2}}+KOH\to KHC{{O}_{3}}\)
\(C{{O}_{2}}+2{{H}_{2}}O+KAl{{O}_{2}}\to KHC{{O}_{3}}+Al{{\left( OH \right)}_{3}}\)
Theo phản ứng: số mol KAlO2 = số mol Al(OH)3 = a mol
C sai vì thể tích khí H2 thu được là 33,6a lít (đktc).
D sai vài dung dịch CuSO4 có tác dụng với KOH dư trong X
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm K và Na vào nước, thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đktc). Trung hòa X cần 200ml dung dịch H2SO4 0,1M. Giá trị của V là
Đáp án A
Ta có: \({{n}_{O{{H}^{-}}}}={{n}_{{{H}^{+}}}}=2{{n}_{{{H}_{2}}}}=2{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,04\,mol\Rightarrow {{V}_{{{H}_{2}}}}=0,448\left( l \right)\)
Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%. Khối lượng glucozơ thu được là
Đáp án C
Phương trình phản ứng: \({\left( {{C_6}{H_{10}}{O_5}} \right)_n} + n{H_2}O \to n{C_6}{H_{12}}{O_6}\)
\({m_{{C_6}{H_{12}}{O_6}}} = \frac{{324.180.75\% }}{{162}} = 270gam\)
Cho các phát biểu sau:
(a) Điều chế kim loại Al bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3.
(b) Tất cả kim loại kiểm thổ đều tan trong nước ở nhiệt độ thường.
(c) Quặng boxit có thành phần chính là Na3AlF6.
(d) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.
(e) Thạch cao sống có công thức là CaSO4.H2O.
(g) Đun nóng có thể làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A
(a) Đúng
(b) Sai vì Be không tan trong nước
(c) Sai vì quặng boxit có thành phần chính Al2O3.
(d) Đúng
(e) Sai vì thạch cao sống có công thức là CaSO4.2H2O.
(g) Sai vì chỉ có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng cách đun nóng.
Đốt cháy hoàn toàn một lượng xenlulozơ cần 2,24 lít O2, thu được V lít CO2 (các khí đều đo ở đktc). Giá trị của V là
Đáp án B
Xenlulozơ thuộc cacbohidrat → có công thức tổng quát là Cn(H2O)m.
→ khi đốt ta có: \({C_n}{\left( {{H_2}O} \right)_m} + n{O_2} \to nC{O_2} + m{H_2}O\). (coi như chỉ đốt C: \(C + {O_2} \to C{O_2}\))
→ nên ta luôn có \({n_{C{O_2}}} = {n_{{O_2}}} = 0,1mol \Rightarrow {V_{C{O_2}}} = 2,24\) lít
Este X có công thức phân tử C9H10O2. Cho a mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 2a mol NaOH, thu được dung dịch Y không tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
Đáp án A
Vì Este có chứa 2 nguyên tử oxi → Este đơn chức.
Este đơn chức + NaOH theo tỉ lệ 1: 2 → Este có dạng \(RCOO{{C}_{6}}{{H}_{4}}{R}'.\)
Vì các sản phẩm sau phản ứng xà phòng hóa không tráng gương \(\Rightarrow R\ne H.\)
Vậy CTCT thỏa mãn X gồm:
CH3COOC6H4CH3 (3 đồng phân vị trí octo, meta, para).
C2H5COOC6H5.
Cho các chất hữu cơ đơn chức, mạch hở có công thức phân tử C3H6O2 lần lượt vào: Na, dung dịch NaOH (đun nóng), dung dịch NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
Đáp án B
+ C2H5COOH tác dụng được với Na, NaOH, NaHCO3.
+ HCOOC2H5 và CH3COOCH3 tác dụng được với NaOH.
Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch chứa a mol Na2SO4 và b mol Al2(SO4)3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của a là
Đáp án B
Ta có sơ đồ quá trình:
\(\left\{ \begin{array}{l} N{a_2}S{O_4}:a\\ A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3}:b \end{array} \right. + \underbrace {Ba{{\left( {OH} \right)}_2}}_{0,32\left( {mol} \right)} \to \underbrace {BaS{O_4} \downarrow }_{0,3\left( {mol} \right)} + \left\{ \begin{array}{l} Ba{\left( {Al{O_2}} \right)_2}:0,02\\ NaAl{O_2}:2a \end{array} \right.\)
Bảo toàn gốc SO42- ta có: a + 3b = 0,3 (1).
Bảo toàn Al ta có: \(0,02 \times 2 + 2a = 2b \Leftrightarrow 2a - 2b = - 0,04\,\,\,\,\left( 2 \right)\)
Giải hệ (1) và (2) ta có \(a = {n_{N{a_2}S{O_4}}} = 0,06\,\,mol\)
Cho hỗn hợp gồm Al và Zn vào dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng xảy hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa một muối và phần không tan Y gồm hai kim loại. Hai kim loại trong Y và muối trong X lần lượt là:
Phần không tan Y gồm hai kim loại, đó là Ag và Zn, vì nếu có Al dư thì Zn sẽ chưa phản ứng và Y sẽ gồm 3 kim loại. Do đó, Al tác dụng hết, X chỉ chứa 1 muối nên Zn chưa phản ứng, Al phản ứng vừa hết với AgNO3. X chỉ chứa Al(NO3)3.
Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) \(X+2NaOH\to {{X}_{1}}+2{{X}_{2}}\)
(b) \({{X}_{1}}+{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\to {{X}_{3}}+N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}\)
(c) \(n{{X}_{3}}+n{{X}_{4}}\to poli\left( etylen\,t\text{er}ephtalat \right)+2n{{H}_{2}}O\)
(d) \({{X}_{2}}+CO\to {{X}_{5}}\)
(e) \({{X}_{4}}+2{{X}_{5}}\rightleftarrows {{X}_{6}}+2{{H}_{2}}O\)
Cho biết, X là este có công thức phân tử C10H10O4; X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X6 và X2 lần lượt là:
Đáp án D
\(\left( c \right)\,\,\,np{\rm{ - HCOOC - }}{{\rm{C}}_6}{{\rm{H}}_4}{\rm{ - C}}OONa\left( {{X_3}} \right) + {\rm{n}}{{\rm{C}}_2}{H_4}{\left( {OH} \right)_2}\left( {{X_4}} \right) \to poli\left( {etilen{\rm{ - terephtalat}}} \right) + 2n{H_2}O.\)
\(\left( b \right)\,\,{\rm{ p - NaOOC - }}{{\rm{C}}_6}{{\rm{H}}_4}{\rm{ - C}}OONa\left( {{X_1}} \right) + {H_2}S{O_4} \to {\rm{ p - HOOC - }}{{\rm{C}}_6}{{\rm{H}}_4}{\rm{ - C}}OOH\left( {{X_3}} \right) + N{a_2}S{O_4}.\)
\(\left( d \right)\,\,\,C{H_3}OH\left( {{X_2}} \right) + CO \to C{H_3}COOH\left( {{X_5}} \right).\)
\(\left( a \right)\,\,\,{\rm{p - C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{ - OOC - }}{{\rm{C}}_6}{{\rm{H}}_4}{\rm{ - C}}OO{\rm{ - C}}{{\rm{H}}_3}\left( X \right) + 2NaOH \to {\rm{p - NaOOC - }}{{\rm{C}}_6}{{\rm{H}}_4}{\rm{ - C}}OONa + 2C{H_3}OH\left( {{X_2}} \right).\)
\(\left( e \right)\,\,{C_2}{H_4}{\left( {OH} \right)_2} + 2C{H_3}COOH \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\left( {C{H_3}COO} \right)_2}{C_2}{H_4}\left( {{X_6}} \right) + 2{H_2}O.\)
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước, thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được a mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được b mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được c mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và a < b < c. Hai chất X, Y lần lượt là:
Đáp án D
Vì CuCl2 tạo phức với dung dịch NH3 nên a > b → loại câu A, B.
Nếu đáp án là câu C thì a = b → Chỉ có D thỏa mãn.
Cho các phát biểu sau:
a. Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong etylenglicol.
b. CH3CHO và C2H6 đều phản ứng được với H2 (xúc tác Ni, nung nóng).
c. Đốt cháy hoàn toàn anđehit axetic, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
d. Ancol etylic phản ứng được với axit fomic ở điều kiện thích hợp.
e. Có thể phân biệt được stiren và anilin bằng nước brom.
f. Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với dung dịch brom.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A
a. Đúng.
b. Sai, CH3CHO phản ứng được với H2 nhưng C2H6 không phản ứng với H2.
c. Đúng.
d. Đúng.
e. Đúng.
f. Đúng.
Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Đáp án A
Ta có: anilin, etyl fomat khi cho vào dung dịch I2: không hiện tượng. Tinh bột khi cho vào dung dịch I2 → có màu xanh tím. Etyl fomat phản ứng với AgNO3/NH3 → tạo kết tủa Ag. →A đúng.
Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch X. Làm khô X, thu được 8,56 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là
Đáp án C
+ Xét trường hợp tạo 2 muối:
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} {n_{O{H^ - }}} = {n_{{H_2}O}} = 0,15mol\\ {n_{{H_3}P{O_4}}} = 2{n_{{P_2}{O_5}}} = \frac{m}{{71}}mol \end{array} \right. \to {m_{{H_3}P{O_4}}} + {m_{NaOH}} + {m_{KOH}} = {m_{{\rm{r\raise.5ex\hbox{$\scriptstyle 3$}\kern-.1em/ \kern-.15em\lower.25ex\hbox{$\scriptstyle 3$} n}}}} + {m_{{H_2}O}}\)
→ m = 3,231 gam
+ Xét trường hợp tạo muối trung hòa \(\left( {P{O_4}^{3 - }} \right)\) và kiềm dư:
Ta có: \({n_{{H_2}O}} = 3{n_{{H_3}P{O_4}}} \to {n_{{H_3}P{O_4}}} = 0,04mol \Rightarrow m = 2,84\left( g \right)\) (thỏa mãn).
Nhúng thanh kẽm và thanh đồng (không tiếp xúc với nhau) và cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng. Nối thanh kẽm và thanh đồng bằng dây dẫn (qui ước khi đóng khóa X thì mạch kín, mở khóa X thì mạch hở) như hình vẽ.
Cho các phát biểu sau:
a. Thay dung dịch H2SO4 bằng dung dịch glucozơ thì thanh kẽm chỉ bị ăn mòn hóa học.
b. Tốc độ bọt khí thoát ra khi mở khóa X lớn hơn khi đóng khóa X.
c. Mở khóa X hay đóng khóa X thanh kẽm đều bị ăn mòn.
d. Đóng khóa X thì có dòng electron chuyển từ thanh đồng sang thanh kẽm.
e. Đóng khóa X thì thanh kẽm đóng vai trò cực dương và bị oxi hóa.
f. Khi thay thanh đồng bằng thanh nhôm vẫn bị ăn mòn điện hóa.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A
(a) Sai, Glucozơ không phải là chất điện li nên dung dịch glucozơ không dẫn điện Zn không bị ăn mòn hóa học.
(b) Sai
Khi mở khóa X (mạch hở) thì chỉ có ăn mòn hóa học do Zn tác dụng với axit H2SO4
Khi đóng khóa X thì Zn bị ăn mòn điện hóa và cả ăn mòn hóa học
Tốc độ bọt khí thoát ra khi mở khóa X sẽ nhỏ hơn khi đóng khóa X.
(c) Đúng, Mở khóa X thì Zn bị ăn mòn hóa học, đóng khóa X thanh kẽm bị ăn mòn điện hóa.
d): Vì khi đóng khóa X thì có dòng e chuyển từ thanh kẽm sang thanh đồng.
(e) Sai, Do Zn có tính khử mạnh hơn Cu, nên đóng khóa X thì thanh kẽm đóng vai trò cực âm chứ không phải cực dương.
(g) Sai, Nhôm có tính khử mạnh hơn kẽm nên khi thay thanh đồng bằng thanh nhôm thì nhôm đóng vai trò cực âm và bị ăn mòn điện hóa.
Đốt cháy hoàn toàn x gam triglixerit E cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn x gam E trong dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch chứa y gam muối. Giá trị của y là
\( \to {m_X} = 44{n_{C{O_2}}} + 18{n_{{H_2}O}} - 32{n_{{O_2}}} = 35,6\left( g \right) \to {n_X} = \frac{{2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} - 2{n_{{O_2}}}}}{6} = 0,04mol\)
Khi cho X tác dụng với NaOH thì: \({n_{NaOH}} = 3{n_X} = 3{n_{{C_3}{H_5}{{\left( {OH} \right)}_3}}} = 0,12mol\)
\( \to m = {m_X} + 40{n_{NaOH}} - 92{n_{{C_3}{H_5}{{\left( {OH} \right)}_3}}} = 36,72\left( g \right)\)
X là este mạch hở có công thức phân tử C5H8O2; Y và Z là hai este (đều no, mạch hở, tối đa hai nhóm este, MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E gồm X, Y và Z, thu được 15,68 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp hai ancol có cùng số cacbon và hỗn hợp hai muối. Phân tử khối của Z là
Đáp án B
Giải đốt \(0,2mol\,E + {O_2} \to 0,7\,mol\,C{O_2} + ?\,\,mol\,{H_2}O\).
\( \Rightarrow {C_{{\rm{ trung binh E}}}} = 0,7 \div 0,2 = 3,5 \Rightarrow {C_Y} < 3,5.\)
→ có các khả năng cho Y là \(HCOOC{H_3};HCOO{C_2}{H_5}\) và \(C{H_3}COOC{H_3}.\)
Tuy nhiên chú ý rằng thủy phân E thu được 2 ancol có cùng số C → Y phải là HCOOC2H5 để suy ra được rằng ancol cùng số C còn lại là C2H4(OH)2.
→ cấu tạo của X là CH2=CH-COOC2H5.
este Z no là \({\left( {HCOO} \right)_2}{C_2}{H_4} \Rightarrow {M_Z} = 118.\)
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là
Đáp án B
Bản chất phản ứng: \({\rm{ - COOH}} + NaOH \to {\rm{ - COONa}} + {{\rm{H}}_2}O\)
mol: x x x x
Theo đề: \(\% {m_O} = \frac{{32x}}{m}.100 = 41,2\,\,\left( 1 \right)\) và \(m + 40x = 20,532 + 18x\,\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1), (2) suy ra: m = 16 gam.
Hỗn hợp E gồm một axit no, đơn chức X và một este tạo bởi axit no, đơn chức Y là đồng đẳng kế tiếp của X (MX < MY) và một ancol no, đơn chức. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3, thu được 14,4 gam muối. Cho a gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được 3,09 gam hỗn hợp muối và ancol, biết Mancol < 50 và không điều chế trực tiếp được từ các chất vô cơ. Đốt cháy toàn bộ hai muối trên, thu được Na2CO3, H2O và 2,016 lít CO2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Phát biểu nào sau đây đúng?
Dễ thấy 3,5 là trung bình cộng của 3 và 4
\(\Rightarrow {{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}COONa}}={{n}_{{{C}_{3}}{{H}_{7}}COONa}}=\frac{0,03}{2}=0,015mol\)
→ C sai vì tỉ lệ mol là 1:1.
→ trong m gam hay trong a gam E thì số mol axit = số mol este
\(\Rightarrow \left\{ \begin{align}
& X:{{C}_{2}}{{H}_{5}}COOH \\
& Y:{{C}_{3}}{{H}_{7}}COOH \\
\end{align} \right.\Rightarrow E\left\{ \begin{align}
& {{C}_{2}}{{H}_{5}}COOH \\
& {{C}_{3}}{{H}_{7}}COO{{C}_{2}}{{H}_{5}} \\
\end{align} \right.\xrightarrow{NaHC{{O}_{3}}}{{C}_{2}}{{H}_{5}}COONa\)
→ B sai vì CTPT là C6H12O2.
\(\Rightarrow \]trong m gam E có\[{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}COOH}}={{n}_{{{C}_{3}}{{H}_{7}}COO{{C}_{2}}{{H}_{5}}}}={{n}_{{{C}_{3}}{{H}_{7}}COONa}}=\frac{14,4}{96}=0,15mol\)
\(\Rightarrow m=0,15.74+0,15.116=28,5\,gam\Rightarrow \) A đúng
\(%{{m}_{{{C}_{3}}{{H}_{7}}COO{{C}_{2}}{{H}_{5}}}}=\frac{0,15.116.100%}{28,5}=61,053%\Rightarrow \) D sai
Hòa tan hết 40,1 gam hỗn hợp Na,B. và oxit của chúng vào nước dư, thu được dung dịch X chứa 11,2 gam NaOH và 3,136 lít khí H2 (đktc). Sục 0,46 mol CO2 và X, kết thúc phản ứng, lọc tách kết tủa thu được dung dịch Y. Cho từ từ 200 ml dung dịch Z chứa HCl 0,4M và H2SO4 aM vào Y thấy thoát ra x mol khí CO2. Cho từ từ dung dịch Y vào 200 ml Z thì thấy thoát ra 1,2x mol khí CO2. Giá trị của a là
Đáp án B
Quy đổi hỗn hợp ban đầu thành
\(\left\{ \begin{array}{l} Na\\ Ba\\ O \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} {n_{Na}} = {n_{NaOH}}\\ 23{n_{Na}} + 137{n_{Ba}} + 16{n_O} = 40,1\\ {n_{Na}} + 2{n_{Ba}} = 2{n_O} + 2{n_{{H_2}}} \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{Na}} = 0,28mol\\ {n_{Ba}} = 0,22mol\\ {n_O} = 0,22mol \end{array} \right.\)
Sục 0,46 mol CO2 vào dung dịch X gồm \(\left\{ \begin{array}{l} NaOH:0,28mol\\ Ba{\left( {OH} \right)_2}:0,22mol \end{array} \right.\)
có \(T = \frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} \simeq 1,57 \Rightarrow \) tạo 2 gốc muối.
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} {n_{C{O_3}^{2 - }}} + {n_{HC{O_3}^ - }} = {n_{C{O_2}}}\\ 2{n_{C{O_3}^{2 - }}} + {n_{HC{O_3}^ - }} = {n_{O{H^ - }}} \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{C{O_3}^{2 - }}} = 0,26mol\\ {n_{HC{O_3}^ - }} = 0,2mol \end{array} \right..\)
Lọc bỏ kết tủa \( \Rightarrow {n_{C{O_3}^{2 - }\left( Y \right)}} = 0,04mol\)
Cho từ từ Z vào Y thì: \({n_{C{O_2}}} = {n_{{H^ + }}} - {n_{C{O_3}^{2 - }}} \Rightarrow x = \left( {0,08 + 0,4a} \right) - 0,04\left( 1 \right)\)
Cho từ từ Z vào Y thì \(\left\{ \begin{array}{l} \frac{{{n_{C{O_3}^{2 - }}}}}{{{n_{HC{O_3}^ - }}}} = \frac{{0,04}}{{0,2}}\\ {n_{C{O_3}^{2 - }}} + {n_{HC{O_3}^ - }} = 1,2x \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{C{O_3}^{2 - }}} = 0,2x\\ {n_{HC{O_3}^ - }} = x \end{array} \right.\)
mà \(2{n_{C{O_3}^{2 - }}} + {n_{HC{O_3}^ - }} = {n_{{H^ + }}} \Rightarrow 1,4x = 0,08 + 0,4a\left( 2 \right)\).
Từ (1), (2) suy ra: x = 0,1 và a = 0,15.
Nhỏ từ từ đến hết 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M; K2CO3 0,2M vào 100 ml dung dịch HCl 0,2M; NaHSO4 0,6M và khuấy đều, thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch X. Cho 100 ml dung dịch chứa KOH 0,6M và BaCl2 1,5M vào X, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và m lần lượt là:
Đáp án C
\(\left\{ \begin{array}{l} \frac{{{n_{C{O_3}^{2 - }}}}}{{{n_{HC{O_3}^ - }}}} = \frac{{0,06}}{{0,03}}\\ 2{n_{C{O_3}^{2 - }}} + {n_{HC{O_3}^ - }} = {n_{{H^ + }}} = 0,08 \end{array} \right.\)
\(\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{C{O_3}^{2 - }}} = 0,032\\ {n_{HC{O_3}^ - }} = 0,016 \end{array} \right. \Rightarrow {n_{C{O_2}}} = {n_{C{O_3}^{2 - }}} + {n_{HC{O_3}^ - }} = 0,048 \Rightarrow V = 1,0752\left( l \right)\)
Dung dịch X có CO32- (0,028 mol), HCO3- (0,014 mol) tác dụng với SO42- (0,06 mol) và Ba2+ (0,15 mol) thì:
\(\begin{array}{l}
O{H^ - } + HC{O_3}^ - \to C{O_3}^{2 - } + {H_2}OB{a^{2 + }} + S{O_4}^{2 - } \to BaS{O_4} \downarrow \\
B{a^{2 + }} + C{O_3}^{2 - } \to BaC{O_3} \downarrow
\end{array}\)
Kết tủa gồm \(\left\{ \begin{array}{l}
BaS{O_4}:0,06mol\\
BaC{O_3}:0,042mol
\end{array} \right. \Rightarrow {m_ \downarrow } = 22,254\left( g \right)\)
Hỗn hợp X gồm anđehit acrylic và một anđehit no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 11,52 gam X cần vừa đủ 12,992 lít khí oxi (đktc), thu được 22,88 gam CO2. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 (đun nóng), thu được m gam Ag. Giá trị của m là
Đáp án B
Gọi anđehit no, đơn chức, mạch hở là A có CTPT là \({C_n}{H_{2n}}O.\)
\( \to {n_{{H_2}O}} = 0,4mol\) và \( \to {n_X} = 0,28mol \Rightarrow {n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}} = {n_{{C_3}{H_4}O}} = 0,12mol\)
Mà \({m_A} = {m_X} - {m_{{C_3}{H_4}O}} = 4,8\left( g \right) \Rightarrow {M_A} = 30\left( {HCHO} \right)\)
Vậy \({n_{Ag}} = 4{n_A} + 2{n_{{C_3}{H_4}O}} = 0,08\,mol \to {m_{Ag}} = 95,04g\)
Đốt cháy hoàn toàn a mol peptit X (tạo bởi aminoaxit no, mạch hở trong phân tử có một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH), thu được b mol CO2 và c mol H2O và d mol N2 (a = b – c). Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng dung dịch NaOH (lấy gấp đôi so với lượng cần thiết phản ứng) rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được chất rắn có khối lượng tăng m gam so với khối lượng peptit ban đầu. Giá trị của m là
Đáp án A
Ta có: \({n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}} = {n_X} \Rightarrow k = 4 \Rightarrow X\) là tetrapepit.
\( \to {m_X} + {m_{NaOH}} = {m_r} + {m_{{H_2}O}} \Rightarrow {m_r} - {m_X} = 40.2.0,8 - 0,2.18 = 60,4\left( g \right)\)
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H10O4N2. Cho X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được 2,24 lít (đktc) hai chất khí đều làm xanh quỳ tím ẩm và dung dịch chứa m gam muối của một axit hữu cơ. Giá trị của m là
X là \(N{H_4}{\rm{ - OOC - COON}}{{\rm{H}}_3}C{H_3} \Rightarrow {n_X} = 0,05\,mol \Rightarrow {m_{{{\left( {COONa} \right)}_2}}} = 6,7\left( g \right)\)
Cho 30,24 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Mg, MgCO3 và Mg(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 28,57% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 và 1,64 mol NaHSO4, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 215,08 gam và hỗn hợp khí Z gồm N2O, N2, CO2 và H2 (N2O và CO2 có số mol bằng nhau). Tỉ khối hơi của Z so với He bằng a. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án D
Dung dịch Y gồm \(M{g^{2 + }}\left( {a\,mol} \right),N{a^ + }\left( {1,64} \right),S{O_4}^{2 - }\left( {1,64} \right),N{H_4}^ + \left( {b\,mol} \right).\)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} 2a + b = 1,64\\ 24a + 18b = 19,92 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 0,8\\ b = 0,04 \end{array} \right.\)
Xét hỗn hợp X có: \(\left\{ \begin{array}{l} Mg:x\\ MgC{O_3}:y\\ Mg{\left( {N{O_3}} \right)_2}:z \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} x + y + z = 0,8\\ 24x + 84y + 148z = 30,24\\ 3y + 6z = 0,54 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 0,68\\ y = 0,06\\ z = 0,06 \end{array} \right.\)
Xét khí Z:
\({n_{{N_2}}} = 0,08mol \Rightarrow {M_Z} = 27,33 \Rightarrow d\frac{Z}{{He}} = 6,83\)
Một bình kín có chứa: 0,5 mol axetilen; 0,4 mol vinylaxetilen; 0,65 mol hiđro và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 là 19,5. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với 0,7 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được m gam kết tủa và 10,08 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 0,55 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
Đáp án C
Ta có:
\({m_X} = {m_{hh}} = 35,1\left( g \right) \Rightarrow {n_X} = 0,9\,mol \Rightarrow {n_{{H_2}\,{\rm{pu}}}} = {n_{hh}} - {n_X} = 0,65mol \Rightarrow {H_2}\) hết.
+ \(\left\{ \begin{array}{l} CH \equiv CC{H_2}C{H_3}:x\\ CH \equiv CCH = C{H_2}:y\\ CH \equiv CH:z \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x + y + z = 0,9 - 0,45 = 0,45\\ x + y + 2z = 0,7\\ 2x + 3y + 2z = 0,5.2 + 0,4.3 - 0,55 - 0,65 = 1 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 0,1\\ y = 0,1\\ z = 0,25 \end{array} \right.\)
Kết tủa gồm: \(\left\{ \begin{array}{l} AgC \equiv CC{H_2}C{H_3}:0,1mol\\ AgC \equiv CCH = C{H_2}:0,1mol\\ AgC \equiv CAg:0,25mol \end{array} \right. \Rightarrow {m_ \downarrow } = 92\left( g \right)\)