Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Thanh Đa lần 3
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán
-
Hocon247
-
50 câu hỏi
-
90 phút
-
64 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Lớp 12C có 24 bạn nam. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra một đội bóng đá nam của lớp gồm 11 người để thi đấu giải bóng đá do đoàn trường tổ chức?
Mỗi cách chọn ra 1 đội bóng 11 người là một tổ hợp chập 11 của 24.
Vậy sẽ có \(C_{24}^{11}\) cách chọn ra một đội bóng.
Cho cấp số cộng \(\left(u_{n}\right)\) có \({{u}_{1}}=5\) và \(d=-3\). Giá trị của \({{u}_{6}}\) bằng
Ta có \({{u}_{1}}=5,\,\,d=-3\).
Do \(\left( {{u}_{n}} \right)\) là cấp số cộng nên \({{u}_{6}}={{u}_{1}}+5d=5+5.(-3)=-10\).
Cho hàm số \(f(x)\) có bảng biến thiên như sau:
Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng nào, trong các khoảng dưới đây?
Dựa vào bảng biến thiên ta thấy \({f}'\left( x \right)<0\) trên các khoảng \(\left( -1;0 \right)\) và \(\left( 1;+\infty\right)\Rightarrow \) hàm số nghịch biến trên \(\left( -1;0 \right)\).
Cho hàm số \(f(x)\)có bảng biến thiên như sau:
Điểm cực tiểu của hàm số đã cho là:
Từ bảng biến thiên ta thấy hàm số đạt cực tiểu bằng \(-2\) tại \(x=2\).
Cho hàm số \(f\left( x \right)\)liên tục trên \(R\) có đạo hàm \({f}'\left( x \right)=(x-1)(x-{{x}^{2}})(x+4)\).
Hàm số \(f\left( x \right)\) có bao nhiêu cực trị?
Ta có:
\(f'(x) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 1\\ x = - 4 \end{array} \right.\) (nghiệm bội chẵn)
Vậy \({f}'\left( x \right)\) không đổi dấu khi đi qua \(x=1\)
Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=\frac{2x-1}{x+2}\) là đường thẳng
\(\underset{x\to \pm \infty }{\mathop \lim }\,\frac{2x-1}{x+2}=2\)=> tiệm cận ngang \(y=2\).
Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình bên?
Đặc trưng của đồ thị là hàm bậc ba.
Khi \(x\to +\infty \) thì \(y\to +\infty \)\(\Rightarrow a>0\).
Cho hàm số y = \(\frac{x+2}{2x-1}\) có đồ thị như hình 1. Đồ thị hình 2 là đồ thị của hàm số nào sau đây?
Đồ thị hàm chẵn đối xứng nhau qua Oy
Đạo hàm của hàm số \(y={{\log }_{3}}x\) là:
Áp dụng công thức \(y={{\log }_{a}}x\Rightarrow y'=\frac{1}{x\ln a}\)
Với \(a\) là số thực dương tùy ý, \(a\sqrt[3]{a}\) bằng
Ta có \(a\sqrt[3]{a}=a.{{a}^{\frac{1}{3}}}={{a}^{\frac{4}{3}}}\)
Nghiệm của phương trình \({{3}^{4x+3}}=27\) là:
Ta có \({{3}^{4x+3}}=27\Leftrightarrow 4x+3=3\Leftrightarrow x=0\)
Tổng các nghiệm của phương trình \({{\log }_{3}}({{x}^{2}}-8x-7)=2\) là:
Ta có \({{\log }_{3}}({{x}^{2}}-8x-7)=2\Leftrightarrow {{x}^{2}}-8x-7={{3}^{2}}\Leftrightarrow {{x}^{2}}-8x-16=0\)
Vậy tổng các nghiệm phương trình là 8
Cho hàm số \(f(x)=4{{x}^{3}}-3\). Trong các khẳng đinh sau, khằng định nào đúng?
Áp dụng CT: \(\int{(4{{x}^{3}}-3)}\text{d}x={{x}^{4}}-3x+C\).
Cho hàm số \(f(x)={{e}^{5x}}.\) Trong các khằng định sau, khẳng định nào đúng?
Áp dụng CT: \(\int{{{e}^{5x}}}\text{d}x=\frac{1}{5}{{e}^{5x}}+C\).
Nếu \(\int\limits_{1}^{2}{f(x)}\text{d}x=15\) thì \(\int\limits_{1}^{2}{\left[ 3f(x)-2 \right]}\text{d}x\) bằng
Áp dụng CT: \(\int\limits_{1}^{2}{3f(x)}\text{d}x=3\int\limits_{1}^{2}{f(x)}\text{d}x=3.15=45\).
Tích phân \(\int_{0}^{\frac{\pi }{2}}{\cos x}~\text{d}x\) bằng
Áp dụng CT: \(\int_{0}^{\frac{\pi }{2}}{\cos x}~\text{d}x=\operatorname{s}\text{inx}\left| \begin{matrix} \frac{\pi }{2} \\ 0 \\ \end{matrix} \right.=1\)
Mô đun của số phức \(z=6+8i\) bằng
Ta có \(z=6+8i\Rightarrow \left| z \right|=\sqrt{{{6}^{2}}+{{8}^{2}}}=\sqrt{100}=10\).
Cho hai số phức \(z=5+2i\) và \(\text{w}=-3i+4\). Số phức \(z+\text{w}\) bằng
Ta có \(z=5+2i\); \(\text{w}=-3i+4\)\(\Rightarrow z+\text{w}=5+2i-3i+4=9-i\)
Cho số phức \(z=4-2i\). Trong mặt phẳng tọa độ, điểm nào dưới đây biểu diễn số phức \(\overline{z}\)
Ta có \(z=4-2i\) \(\Rightarrow \overline{z}=4+2i\Rightarrow M(4;2)\)
Cho khối chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác đều cạnh \(\sqrt{3}\) và chiều cao \(h=4\). Thể tích khối chóp \(S.ABC\) bằng
Vì tam giác \(ABC\) là tam giác đều nên diện tích tam giác \(ABC\) bằng: \({{S}_{ABC}}={{\left( \sqrt{3} \right)}^{2}}.\frac{\sqrt{3}}{4}=\frac{3\sqrt{3}}{4}\).
Thể tích của hình chóp \({{V}_{S.ABC}}=\frac{1}{3}.h.{{S}_{ABC}}=\frac{1}{3}.4.\frac{3\sqrt{3}}{4}=\sqrt{3}\).
Cho khối lăng trụ có diện tích đáy \(B=6\), và chiều cao \(h=3\). Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng.
Ta có \(V=B.h\Rightarrow V=6.3=18\).
Cho hình trụ có bán kính đáy \(r=2\) và chiều cao \(h=4.\) Diện tích xung quanh của hình trụ này bằng
Ta có đường sinh của hình trụ là \(l=h=2.\)
Suy ra diện tích xung quanh của hình trụ là \({{S}_{xq}}=2\pi rl=2\pi .2.4=16\pi .\)
Trong không gian \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{OM}=\left( -1\,;\,3\, ;\,4 \right)\). Tọa độ hình chiếu vuông góc của điểm \(M\) lên trục \(Oz\) là
Ta có \(\overrightarrow{OM}=\left( -1\,;\,3\, ;\,4 \right)\)\(\Rightarrow M\left( -1\,;\,3\,;\,4 \right)\).
Tọa độ hình chiếu vuông góc của điểm \(M\) lên trục \(Oz\) là \(\left( 0\,;\,0\,;\,4 \right)\).
Trong không gian \(\text{Ox}yz\), mặt cầu \(\left( S \right)\,:\,{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{\left( z-2 \right)}^{2}}=9\) có diện tích bằng?
Ta có: \(S=4\pi {{R}^{2}}=4\pi .9=36\pi \).
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \(\left( Q \right):2x-y+3z-1=0\). Mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng \(\left( Q \right)\). Một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \(\left( P \right)\) là
Mặt phẳng \(\left( Q \right)\) có một vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{{{n}_{\left( Q \right)}}}=\left( 2\,;\,-1\,;\,3 \right)\).
Vì \(\left( P \right)\text{//}\left( Q \right)\) nên \(\left( P \right)\) có một vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{{{n}_{\left( P \right)}}}=\overrightarrow{{{n}_{(Q)}}}=\left( 2\,;\,-1\,;\,3 \right)\).
Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l} x = 2\\ y = 3 + 4t\\ z = 5 - t \end{array} \right.\), \(\left( t\in \mathbb{R} \right)\). Véctơ nào dưới đây là một vecto chỉ phương của đường thẳng \(d\)?
Đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l} x = 2\\ y = 3 + 4t\\ z = 5 - t \end{array} \right.\), \(\left( t\in \mathbb{R} \right)\) có \(\overrightarrow{{{u}_{3}}}=\left( 0\,;\,4\,;\,-1\, \right)\) là một vecto chỉ phương.
Trong một hộp có 100 thẻ được đánh số từ 1 đến 100. Chọn ngẫu nhiên 1 thẻ, xác suất để chữ số ghi trên thẻ được chọn là một số chia hết cho 4 là bao nhiêu?
Từ số \(1\) đến \(100\) có tất cả \(100:4=25\) số chia hết cho \(4\).
Gọi là biến cố chữ sỗ ghi trên thẻ được chọn chia hết cho \(4\)
\(\Rightarrow \) Ta có: \(n\left( \Omega \right)=100\), \(n\left( A \right)=25\)\(\Rightarrow P\left( A \right)=\frac{n\left( A \right)}{n\left( \Omega \right)}=\frac{25}{100}=\frac{1}{4}\).
Trong các hàm số sau, hàm số nào nghịch biến trên \(R\)?
Vì: \(f'(x)=-3{{x}^{2}}+4x-4<0\begin{matrix} {} & \forall x\in R \\ \end{matrix}\)
Gọi \(M,m\) lần lượt là giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y=\frac{x+1}{x-3}\) trên đoạn \(\left[ 0;2 \right]\). Tích \(M.m\) bằng:
\(y'=\frac{-4}{{{\left( x-3 \right)}^{2}}}<0\begin{matrix} {} & {} \\ \end{matrix}\forall x\in \left[ 0;2 \right]\)
Hàm số liên tục và đơn điệu trên \(\left[ 0;2 \right]\)
\(\underset{\left[ 0;2 \right]}{\mathop{M\text{ax}y}}\,=y(0)=-\frac{1}{3}\begin{matrix} {} & \underset{\left[ 0;2 \right]}{\mathop{Miny}}\,=y(2)=-3 \\ \end{matrix}\)
Tập nghiệm của bất phương trình \({{2}^{{{x}^{2}}+3x}}\le 16\) là
Ta có \({{2}^{{{x}^{2}}+3x}}\le 16\Leftrightarrow {{x}^{2}}+3x\le {{\log }_{2}}16\Leftrightarrow {{x}^{2}}+3x\le 4\Leftrightarrow -4\le x\le 1\)
Nếu \(\int\limits_{2}^{9}{f(x)}dx=8\) ; \(\int\limits_{5}^{13}{f(x)}dx=10\) và \(\int\limits_{5}^{9}{f(x)}dx=6\).Tính \(\int_{2}^{13}{f}(x)\text{d}x\)
Ta có: \(\int\limits_{2}^{9}{f(x)}dx=\int\limits_{2}^{5}{f(x)}dx+\int\limits_{5}^{9}{f(x)}dx\Leftrightarrow 8=\int\limits_{2}^{5}{f(x)}dx+6\Rightarrow \int\limits_{2}^{5}{f(x)}dx=2\).
Lại có: \(\int\limits_{2}^{13}{f(x)}dx=\int\limits_{2}^{5}{f(x)}dx+\int\limits_{5}^{13}{f(x)}dx=2+10=12\).
Cho hai số phức \(z=4-2i\) và \(\text{w}=-3i+4\). Phần ảo của số phức \(z.\overline{\text{w}}\) là:
Ta có \(z.\overline{\text{w}}=(4-2i).(-3i-4)=7-11i\). Do vậy phần ảo của số phức cần tìm là \(-11\).
Cho hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là hình vuông tâm O, cạnh bằng a; SA vuông góc với đáy,\(SA=a\sqrt{3}\). Tính cosin góc giữa SB và AC.
Gọi \(\alpha \) là góc giữa \(SB\)và \(AC\)
Gọi I là trung điểm của SD\(\Rightarrow OI\) là đường trung bình của \(\Delta SBD\)
\(\Rightarrow OI//SB\), \(OI=\frac{SB}{2}=\frac{\sqrt{S{{A}^{2}}+A{{B}^{2}}}}{2}=\frac{\sqrt{3{{a}^{2}}+{{a}^{2}}}}{2}=a\)
Vì \(OI//SB\)\(\Rightarrow \alpha \) bằng góc giữa \(OI\) và \(AC\) hay \(\alpha =\widehat{AOI}\)
Ta có: \(AI=\frac{SD}{2}=\frac{\sqrt{S{{A}^{2}}+A{{D}^{2}}}}{2}=\frac{\sqrt{3{{a}^{2}}+{{a}^{2}}}}{2}=a\)\(\Rightarrow AI=OI\Rightarrow \Delta AOI\) cân tại I.
Gọi H là trung điểm của \(OA\Rightarrow IH\bot OA\)
Và \(OH=\frac{OA}{2}=\frac{AC}{4}=\frac{a\sqrt{2}}{4}\). Xét \(\Delta OHI\), ta có: \(\cos \widehat{HOI}=\frac{OH}{OI}=\frac{\frac{a\sqrt{2}}{4}}{a}=\frac{\sqrt{2}}{4}\)
Vậy \(\cos \alpha =\cos \widehat{HOI}=\frac{\sqrt{2}}{4}\).
Cho hình lăng trụ đứng \(ABCA'B'C'\), biết \(\vartriangle ABC\) vuông tại \(A\) và \(AB=a;\,AC=a\sqrt{3}\). Khoảng cách từ \(A\) đến mặt phẳng \((BCC'B')\) bằng:
Gọi \(H\) là chân đường cao hạ từ \(A\) xuống \(BC\).
Vì lăng trụ \(ABCA'B'C'\) là lăng trụ đứng nên
\(\begin{align} & BB'\bot (ABC) \\ & \Rightarrow BB'\bot AH\subset (ABC) \\ \end{align}\)
Do đó ta có
\(\left. \begin{array}{l} AH \bot BC\\ AH \bot BB'\\ BC \cap BB' = B \end{array} \right\} \Rightarrow AH \bot (BCC'B') \Rightarrow d(A;(BCC'B') = AH\)
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông \(\vartriangle ABC\) ta có
\(\begin{align} & \frac{1}{A{{H}^{2}}}=\frac{1}{A{{B}^{2}}}+\frac{1}{A{{C}^{2}}}=\frac{1}{{{a}^{2}}}+\frac{1}{{{(a\sqrt{3})}^{2}}}=\frac{4}{3{{a}^{2}}} \\ & \Rightarrow AH=\frac{a\sqrt{3}}{2} \\ \end{align}\)
Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\) cho điểm \(A\left( 2;3;4 \right)\). Mặt cầu tâm \(A\) tiếp xúc với trục tọa độ \({x}'Ox\) có bán kính \(R\) bằng
Gọi \({A}'\) là hình chiếu của điểm \(A\) trên trục tọa độ \({x}'Ox\). Ta có: \({A}'\left( 2;0;0 \right)\) \(\Rightarrow \overrightarrow{{A}'A}=\left( 0;3;4 \right)\)
Mặt cầu tâm \(A\) tiếp xúc với trục tọa độ \({x}'Ox\) có bán kính \(R=d\left( A,Ox \right)=\left| \overrightarrow{{A}'A} \right|=\sqrt{{{0}^{2}}+{{3}^{2}}+{{4}^{2}}}=5\).
Vậy \(R=5\).
Trong không gian \(Oxyz\) cho điểm \(M\left( 1;-1;2 \right)\) và hai đường thẳng \({{d}_{1}}:\frac{x-1}{2}=\frac{y+1}{3}=\frac{z-5}{1}\); \({{d}_{2}}:\frac{x-1}{3}=\frac{y+2}{2}=\frac{z+1}{2}\). Đường thẳng \(d\) đi qua \(M\) đồng thời vuông góc với cả \({{d}_{1}}\) và \({{d}_{2}}\) có phương trình là
Đường thẳng \({{d}_{1}}\) có một véctơ chỉ phương là là \(\overrightarrow{{{u}_{1}}}=\left( 2;3;1 \right)\).
Đường thẳng \({{d}_{2}}\) có một véctơ chỉ phương là \(\overrightarrow{{{u}_{2}}}=\left( 3;2;2 \right)\).
Do \(\left\{ \begin{array}{l} d \bot {d_1}\\ d \bot {d_2} \end{array} \right. \Rightarrow \) d có một véctơ chỉ phương là: \(\overrightarrow{u}=\left[ \overrightarrow{{{u}_{1}}},\overrightarrow{{{u}_{2}}} \right]=\left( 4;-1;-5 \right)\).
Mặt khác, \(d\) đi qua điểm \(M\left( 1;-1;2 \right)\).
Vậy phương trình đường thẳng \(d\) là: \(\frac{x-1}{4}=\frac{y+1}{-1}=\frac{z-2}{-5}\).
Gọi M và m là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của H = \(\left( x+y \right)\,\left( \frac{1}{x}+\frac{1}{y} \right)\). Biết x, y thoả mãn điều kiện \(1\le x\le y\le 2.\) Hỏi giá trị của tích M.m là
Ta có H = \(\left( x+y \right)\,\left( \frac{1}{x}+\frac{1}{y} \right)\,=\,2+\frac{x}{y}+\frac{y}{x}\).
Vì thế nếu đặt \(t=\frac{x}{y}\) ta có hàm số theo biến số t sau: \(H(t)=\,2+t+\frac{1}{t}.\)
Từ điều kiện ràng buộc \(1\le x\le y\le 2\) ta suy ra: \(\frac{1}{2}\le \frac{x}{y}\le 1\), do đó \(t\in \left[ \,\frac{1}{2};\,1 \right]\).
Bài toán trở thành: Tìm GTLN và GTNN của hàm số \(H(t)=\,2+t+\frac{1}{t}\) trên \(\left[ \frac{1}{2}\,\,;\,\,1 \right]\).
Vì \({{H}^{'}}(t)=\,\frac{1-{{t}^{2}}}{{{t}^{2}}}\le 0\,\,\,\forall t\in \left[ \frac{1}{2}\,;\,1 \right]\) nên H(t) là hàm số nghịch biến trên đoạn \(\left[ \frac{1}{2}\,\,;\,\,1 \right]\)
Từ đó: GTLN của H(t) trên đoạn \(\left[ \frac{1}{2}\,\,;\,\,1 \right]\) là \(\frac{9}{2}\) khi: t =\(\frac{1}{2}\).
GTNN trên đoạn này của H(t) bằng 4 khi: t = 1.
Đáp số: Max(H) = \(\frac{9}{2}\) \(\Leftrightarrow \)(x; y) = (1; 2) ; Min(H) = 4 \(\Leftrightarrow \) x = y (với \(1\le x,y\le 2).\)
Có bao nhiêu số nguyên dương \(y\)sao cho ứng với mỗi \(y\) có không quá 8 số nguyên \(x\) thỏa mãn \(\left( {{5.3}^{x}}-4 \right)\left( {{3}^{x}}-y \right)<0?\)
Đặt: \(t={{3}^{x}},t>0\)
Ta có BPT: \((5t-4)(t-y)<0\Leftrightarrow \frac{4}{5}<t<y\Leftrightarrow {{\log }_{3}}\frac{4}{5}<x<{{\log }_{3}}y\) (do \(y\ge 1\))
Nếu \({{\log }_{3}}y>8\) thì \(x\in \left\{ 0;1;2......;8 \right\}\) đều là nghiệm nên không thỏa mãn.
Vậy \({{\log }_{3}}y\le 8\Leftrightarrow y\le {{3}^{8}}=6561\Rightarrow y\in \left\{ 1;2;3;.......;6561 \right\}\)
Cho hàm số: \(f(x)=\left\{ \begin{matrix} 3x+2\begin{matrix} ; & x\le 5 \\ \end{matrix} \\ 4-6{{x}^{2}}\begin{matrix} ; & x>5 \\ \end{matrix} \\ \end{matrix} \right.\). Tích phân \(\int\limits_{\frac{1}{e}}^{e}{\frac{f(3\ln x+4)}{x}}dx\) bằng
Tích phân \(\int\limits_{\frac{1}{e}}^{e}{\frac{f(3\ln x+4)}{x}}dx\). Đặt \(3\ln x+4=t\Rightarrow \frac{dx}{x}=\frac{1}{3}dt\)
\(\begin{align} & \int\limits_{\frac{1}{e}}^{e}{\frac{f(3\ln x+4)}{x}}dx=\int\limits_{1}^{7}{f(t)}.\frac{1}{3}dt=\frac{1}{3}\int\limits_{1}^{5}{f(t)}dt+\frac{1}{3}\int\limits_{5}^{7}{f(t)}dt \\ & =\frac{1}{3}\int\limits_{1}^{5}{(3t+2)}dt+\frac{1}{3}\int\limits_{5}^{7}{(4-6{{t}^{2}})}dt=-128 \\ \end{align}\)
Có bao nhiêu số phức \(z\) thỏa mãn \(\left| z-1+5i \right|=\sqrt{13}\) và \)(1+i)z+(2-i)\overline{z}\) là một số thuần ảo?
Gọi \(z=x+yi\,;\,M(x;y)\,\) là điểm biểu diễn số phức \(z\)
Khi đó \((1+i)z+(2-i)\overline{z}=(1+i)(x+yi)+(2-i)(x-yi)=3x-2y-bi\) là một số thuần ảo
\(\Rightarrow 3x-2y=0\)
Mặt khác \(\left| z-1+5i \right|=\sqrt{13}\Leftrightarrow {{(x-1)}^{2}}+{{(y+5)}^{2}}=13\)
Như vậy điểm \(M(x;y)\) vừa thuộc đường tròn \((C):\,\,\,{{(x-1)}^{2}}+{{(y+5)}^{2}}=13\) có tâm I(1;-5), bán kính \(R=\sqrt{13}\) ; vừa thuộc đường thẳng \(\,\Delta :\,\,\,3x-2y=0\)
Ta có \(d(I;\Delta )=\frac{\left| 3.1-2.(-5) \right|}{\sqrt{{{3}^{2}}+{{(-2)}^{2}}}}=\frac{13}{\sqrt{13}}=\sqrt{13}=R\)
Vậy \(\Delta \) tiếp xúc với đường tròn (C) nên có một số phức \(z\) thỏa mãn đề bài
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng \(a,\) cạnh bên hợp với đáy một góc 60°. Gọi M là điểm đối xứng của C qua D, N là trung điểm của SC. Mặt phẳng (BMN) chia khối chóp S.ABCD thành hai phần. Tỉ số thể tích giữa hai phần (phần lớn trên phần bé) bằng:
Gọi \(\left\{ \begin{array}{l} BM \cap AD = \left\{ P \right\}\\ MN \cap SD = \left\{ Q \right\} \end{array} \right.\)
Khi đó ta có: P là trung điểm của AD và Q là trọng tâm \(\Delta SMC.\)
Gọi V là thể tích của khối chóp S.ABCD.
\({{V}_{1}}\) là thể tích khối chóp PDQ.BCN và \({{V}_{2}}\) là thể tích khối chóp còn lại.
Khi đó: \(V={{V}_{1}}+{{V}_{2}}\)
Ta có: \(\frac{{{V}_{M.PDQ}}}{{{V}_{M.BCN}}}=\frac{MP}{MB}.\frac{MD}{MC}.\frac{MQ}{MN}=\frac{1}{2}.\frac{1}{2}.\frac{2}{3}=\frac{1}{6}\)
Lại có: \({{V}_{M.BCN}}={{V}_{M.PDQ}}+{{V}_{1}}\Rightarrow {{V}_{1}}=\frac{5}{6}{{V}_{M.BCN}}\)
Mà: \(\left\{ \begin{array}{l} {S_{AMBC}} = {S_{ABDC}}\\ d\left( {N;\left( {ABCD} \right)} \right) = \frac{1}{2}d\left( {D;\left( {ABCD} \right)} \right) \end{array} \right. \Rightarrow {V_{M.BCN}} = {V_{N.MBC}} = \frac{1}{2}{V_{S.ABCD}} = \frac{V}{2}\)
\(\Rightarrow {{V}_{1}}=\frac{5}{12}V\Rightarrow {{V}_{2}}=V-{{V}_{1}}=\frac{7}{12}V\Rightarrow \frac{{{V}_{2}}}{{{V}_{1}}}=\frac{7}{5}.\)
Một hộp nữ trang (tham khảo hình vẽ). Biết \(AB=16cm;AD=\frac{8\sqrt{3}}{3}cm;AE=22cm\). Các tứ giác ABFE và DCGH, AEHD và BFGC, ABCD và EFGH là các hình chữ nhật bằng nhau từng đôi một. CD và GH là một phần của cung tròn có tâm là trung điểm của AB và EF. Tính thể tích của hộp nữ trang gần nhất với giá trị nào sau?
Gọi \(M,N\) lần lượt là trung điểm của \(AB\) và \(FE\). Thể tích của hộp nữ trang là hai lần thể tích của của lăng trụ đứng tam giác \(MBC.NFG\) và một phần thể tích của hình trụ có tâm hai đáy là M và N và bán kính hình trụ là \(MC\).
\({{V}_{MBC.NFG~}}={{S}_{\Delta MBC}}.BF=\frac{1}{2}.8.\frac{16\sqrt{3}}{3}.22=\frac{1408\sqrt{3}}{3}\left( c{{m}^{3}} \right)\), \(MC=\frac{16\sqrt{3}}{3}cm.\)
Thể tích của hình trụ có chiều cao \(h=22cm,\) và bán kính đáy \(r=\frac{16\sqrt{3}}{3}cm\) là \({{V}_{tru}}=\pi .{{r}^{2}}.h=\pi .\frac{256}{3}.22=\frac{5632\pi }{3}\left( c{{m}^{3}} \right)\)
Xét \(\Delta MCD\) ta có \(\text{cos}\widehat{CMD}=\frac{M{{D}^{2}}\text{+M}{{\text{C}}^{2}}\text{-}C{{D}^{2}}}{\text{2MC}\text{.MD}}\text{.}\Leftrightarrow \text{cos}\widehat{CMD}=\frac{\frac{256}{3}+\frac{256}{3}-256}{2.\frac{256}{3}}=-\frac{1}{2}\Rightarrow \widehat{CMD}={{120}^{0}}.\)
Thể tích của hộp nữ trang là: \(V=2.\frac{1408\sqrt{3}}{3}+\frac{1}{3}.\frac{5632\pi }{3}\approx 3591,75\left( c{{m}^{3}} \right)\).
Trong không gian vói hệ trục tọa độ \(Oxyz\), cho hình thang cân \(ABCD\) có hai đáy \(AB, CD\) thỏa mãn \(CD=2AB\) và diện tích bằng 27, đỉnh \(A\left( -1;-1;0 \right)\), phương trình đường thẳng chứa cạnh CD là\(\frac{x-2}{2}=\frac{y+1}{2}=\frac{z-3}{1}\). Biết điểm \(D\left( a;b;c \right)\) và hoành độ điểm B lớn hơn hoành độ điểm \(A\). Giá trị \(a+b+c\) bằng
Gọi điểm H là hình chiếu vuông góc của \(\text{A}\) lên đường thẳng CD.
Khi đó \(H\left( 2+2t;-1+2t;3+t \right)\)\(\Rightarrow \overrightarrow{AH}\left( 3+2t;2t;3+t \right)\).
Đường thẳng \(CD\) có vtcp là: \(\overrightarrow{u}\left( 2;2;1 \right)\). Ta có:
\(\overrightarrow{AH}\bot \overrightarrow{u}\Rightarrow \overrightarrow{AH}.\overrightarrow{u}=0\Rightarrow 2\left( 3+2t \right)+2.2t+3+t=0\Leftrightarrow t=-1\Rightarrow H\left( 0;-3;2 \right)\)\(\Rightarrow AH=3\).
Đường thẳng \(AB\) đi qua \(A\) và song song với CD\(\Rightarrow \) phương trình \(AB\) là: \(\frac{x+1}{2}=\frac{y+1}{2}=\frac{z}{1}\)
\(B\in AB\Rightarrow B\left( -1+2a;-1+2a;a \right)\Rightarrow AB=3\left| a \right|\Rightarrow CD=6\left| a \right|\)
Theo bài ra ta có: \({{S}_{ABCD}}=\frac{AB+CD}{2}.AH\Leftrightarrow \frac{3\left| a \right|+6\left| a \right|}{2}.3=27\Leftrightarrow \left| a \right|=2\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & a=2 \\ & a=-2 \\ \end{align} \right.\)
Với \(a=-2\Rightarrow B\left( -5;-5;-2 \right)\) (ktm).
Với \(a=2\Rightarrow B\left( 3;3;2 \right)\) (tmđk)
Ta có: \(\overrightarrow{DH}=\frac{1}{2}\overrightarrow{AB}\Rightarrow D\left( -2;-5;1 \right)\Rightarrow a+b+c=-6\).
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên \(R\). Hàm số \(y=f'\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ. Hàm số \(g\left( x \right)=f\left( {{x}^{2}} \right)+\frac{2020-1010{{x}^{2}}}{1009}\) có bao nhiêu cực trị?
Ta có \(g'\left( x \right)=2x.f'\left( {{x}^{2}} \right)-\frac{2020}{1009}x\).
\(g'\left( x \right)=0\Leftrightarrow 2x(f'\left( {{x}^{2}} \right)-\frac{1010}{1009})=0\)
Ta có \(1<\frac{1010}{1009}<2\) và dựa vào đồ thị của hàm số \(y=f'\left( x \right)\), ta suy ra đồ thị của hàm số \(g'\left( x \right)=0\) có nghiệm:
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ {x^2} = a < 0\\ {x^2} = b > 0\\ {x^2} = c > 0\\ {x^2} = d > 0 \end{array} \right.\)
Ta có \(1<\frac{1010}{1009}<2\) và dựa vào đồ thị của hàm số \(y=f'\left( x \right)\), ta suy ra đồ thị của hàm số \(g\left( x \right)\) cắt trục hoành tại 7 cực trị.
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)=a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d,\left( a,b,c\in \mathbb{R},a\ne 0 \right)\) có đồ thị \(\left( C \right)\). Biết rằng đồ thị \(\left( C \right)\) tiếp xúc với đường thẳng \(y=9x-18\) tại điểm có hoành độ dương.Tính diện tích \(S\) của hình phẳng giới hạn bởi đồ thị \(\left( C \right)\) và trục hoành.
Từ đồ thị suy ra \({f}'\left( x \right)=3{{x}^{2}}-3\).
\(f\left( x \right)=\int{{f}'\left( x \right)\text{d}x=\int{\left( 3{{x}^{2}}-3 \right)\text{d}x={{x}^{3}}-3x+C}}\).
Do \(\left( C \right)\) tiếp xúc với đường thẳng \(y=9x-18\) tại điểm có hoành độ \({{x}_{0}}\) dương nên \({f}'\left( {{x}_{0}} \right)=9\Leftrightarrow 3x_{0}^{2}-3=9\Leftrightarrow {{x}_{0}}=2\).
Suy ra \(f\left( 2 \right)=0\Leftrightarrow C=-2\) \(\Rightarrow \left( C \right):y={{x}^{3}}-3x-2\)
Xét phương trình \({x^3} - 3x - 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 2\\ x = - 1 \end{array} \right.\).
Diện tích hình phẳng cần tìm là: \(S=\int_{-1}^{2}{\left| {{x}^{3}}-3x-2 \right|\text{d}x}=\frac{27}{4}\).
Cho số phức \(z\) thỏa mãn \(\left| z-1+i \right|=2\). Giá trị lớn nhất của biểu thức \(P={{\left| z+2-i \right|}^{2}}+{{\left| z-2-3i \right|}^{2}}\) bằng:
Gọi \(z=x+yi\,\,\,(x;y\in \mathbb{R})\,\)
Ta có:
\(\left| z-1+i \right|=2\Leftrightarrow {{(x-1)}^{2}}+{{(y+1)}^{2}}=4\Leftrightarrow {{x}^{2}}+{{y}^{2}}=2x-2y+2\,\,\,(*)\)
Khi đó
\(\begin{array}{l} P = {\left| {z + 2 - i} \right|^2} + {\left| {z - 2 - 3i} \right|^2} = {(x + 2)^2} + {(y - 1)^2} + {(x - 2)^2} + {(y - 3)^2}\\ = 2{x^2} + 2{y^2} - 8y + 18 = 2({x^2} + {y^2}) - 8y + 18\,\,(**) \end{array}\)
Thay (*) vào (**) ta có
\(\begin{array}{l} P = 4x - 4y + 4 - 8y + 18 = 4x - 12y + 22\\ = 4(x - 1) - 12(y + 1) + 38\\ \le \sqrt {({4^2} + {{12}^2}){\rm{[}}{{(x - 1)}^2} + {{(y + 1)}^2}{\rm{]}}} + 38 = \sqrt {({4^2} + {{12}^2}).4} + 38 = 8\sqrt {10} + 38\,\, \end{array}\)
Vậy \({{P}_{max}}=8\sqrt{10}+38\)
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt cầu \(\left( S \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2x-4y+6z-13=0\) và đường thẳng \(d:\frac{x+1}{1}=\frac{y+2}{1}=\frac{z-1}{1}.\) Biết điểm \(M\left( a;b;c \right);a<0\) thuộc đường thẳng \(d\)sao cho từ \(M\)kẻ được 3 tiếp tuyến \(MA\), \(MB\), \(MC\) đến mặt cầu \(\left( S \right)\) (Với \(A\),\(B\),\(C\)là các tiếp điểm) thỏa mãn\(\widehat{AMB}=60{}^\circ \), \(\widehat{BMC}=90{}^\circ \), \(\widehat{CMA}=120{}^\circ \). Tổng \(a+b+c\) bằng
Mặt cầu \(\left( S \right)\) có tâm \(I\left( 1;2;-3 \right)\) và có bán kính \(R=3\sqrt{3}\).
Vì \(MA\), \(MB\) và \(MC\) là các tiếp tuyến của \(\left( S \right)\) nên \(MA=MB=MC\) nên \(MI\) là trục của tam giác \(ABC\).
Đặt \(MA=x\). Khi đó \(AB=x\). \(BC=x\sqrt{2}\)và \(CA=x\sqrt{3}\). Như vậy \(A{{B}^{2}}+B{{C}^{2}}=A{{C}^{2}}\)\(\Rightarrow \) tam giác \(ABC\)vuông tại \(B\).
Gọi \(J\) là trung điểm \(AC\) ta có \(J\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\)\(\Rightarrow J\in MI\) và \(BJ=\frac{1}{2}AC=\frac{x\sqrt{3}}{2}\).
Trong tam giác vuông \(MBI\) ta có: \(\frac{1}{B{{J}^{2}}}=\frac{1}{M{{B}^{2}}}+\frac{1}{B{{I}^{2}}}\)\(\Leftrightarrow \frac{4}{3{{x}^{2}}}=\frac{1}{{{x}^{2}}}+\frac{1}{27}\)\(\Leftrightarrow x=3\).
\(M{{I}^{2}}=M{{B}^{2}}+I{{B}^{2}}\)\(=9+27\)\(=36\)\(\Rightarrow MI=6\).
Phương trình tham số của \(d:\left\{ \begin{array}{l} x = - 1 + t\\ y = - 2 + t\\ z = 1 + t \end{array} \right.\).
\(M\in d\) nên \(M\left( -1+t;-2+t;1+t \right)\) với \(t<1\) (vì \(a=-1+t<0\))
\(MI = 6 \Leftrightarrow {\left( {2 + t} \right)^2} + {\left( {4 - t} \right)^2} + {\left( {4 + t} \right)^2} = 36\).
\(\Leftrightarrow 3{t^2} - 4t = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} t = 0\\ t = \frac{4}{3}\,\,\,\left( L \right) \end{array} \right.\)
Có bao nhiêu số nguyên dương y sao cho ứng với mỗi y có không quá 10 số nguyên x thỏa mãn \(\left( {{3}^{x+1}}-\sqrt{3} \right)\left( {{3}^{x}}-y \right)<0\)?
Đặt \(t={{3}^{x}}>0\) thì ta có bất phương trình \((3t-\sqrt{3})(t-y)<0\) hay \((t-\frac{\sqrt{3}}{3})(t-y)<0\text{ }(*).\)
Vì \(y\in {{\mathbb{Z}}^{+}}\) nên \(y>\frac{\sqrt{3}}{3}\), do đó \((*)\Leftrightarrow \frac{\sqrt{3}}{3}<t<y\Leftrightarrow \frac{\sqrt{3}}{3}<{{3}^{x}}<y\) Do \(y\in {{\mathbb{N}}^{*}}\)
\(\Leftrightarrow -\frac{1}{2}<x<{{\log }_{3}}y.\)
Do mỗi giá trị \(y\in {{\mathbb{N}}^{*}}\) có không quá 10 giá trị nguyên của \(x\in \left( -\frac{1}{2};{{\log }_{3}}y \right)\)
nên \(0\le {{\log }_{3}}y\le 10\) hay \(\Leftrightarrow 1\le y\le {{3}^{10}}=59049\), từ đó có \(y\in \{1,2,\ldots ,59049\}.\)
Vậy có 59049 giá trị nguyên dương của y.
Có bao nhiêu số phức \(z\) thỏa mãn \(\left| z \right|=\sqrt{5}\) và \(\left( z-3i \right)\left( \bar{z}+2 \right)\) là số thực?
Gọi z=a+bi
Ta có \(\left( z-3i \right)\left( \bar{z}+2 \right)=\left( a+bi-3i \right)\left( a+2-bi \right)=\left( {{a}^{2}}+2a+{{b}^{2}}-3b \right)+\left( 2b-3a-6 \right)i\)
Theo đề ta có hệ phương trình
\(\left\{ \begin{array}{l} {a^2} + {b^2} = 5\\ 2b - 3a - 6 = 0 \end{array} \right.\)
Giải hệ này tìm được 2 nghiệm, suy ra có 2 số phức thỏa yêu cầu bài toán.