Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Thanh Thủy

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Thanh Thủy

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 74 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 168274

Tập xác định của phương trình \(\frac{{2x}}{{{x^2} + 1}} - 5 = \frac{3}{{{x^2} + 1}}\) là:

Xem đáp án

Điều kiện xác định: \({{x}^{2}}+1\ne 0\) (luôn đúng).

Vậy TXĐ: \(D=\mathbb{R}\).

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 168276

Trong mặt phẳng Oxy, cho \(A(-2;3),\text{ }B(0;-1)\). Khi đó, tọa độ \(\overrightarrow{BA}\) là:

Xem đáp án

\(\overrightarrow {BA}  = \left( { - 2;{\mkern 1mu} 4} \right)\)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 168277

Tập xác định của hàm số \(y = \frac{{1 - \cos x}}{{\sin {\rm{x}} - 1}}\) là

Xem đáp án

Hàm số xác định khi \(\sin x - 1 \ne 0 \Leftrightarrow \sin x \ne 1 \Leftrightarrow x \ne \frac{\pi }{2} + k2\pi .\)

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 168278

Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là dãy số tăng nếu với mọi số tự nhiên n:

Xem đáp án

Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là dãy số tăng nếu với mọi số tự nhiên n: \({u_{n + 1}} > {u_n}\)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 168279

Trong mặt phẳng tọa độ \({Oxy}\) cho véctơ \(\vec{v}=\left( 1;-2 \right)\) và điểm \(A\left( 3;1 \right).\) Ảnh của điểm A qua phép tịnh tiến theo véctơ \(\overrightarrow{v}\) là điểm \({A'}\) có tọa độ

Xem đáp án

\({T_{\vec v}}\left( A \right) = A' \Rightarrow \overrightarrow {A{\mkern 1mu} A'}  = \vec v \Leftrightarrow A'\left( {4; - 1} \right)\)

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 168280

Cho tứ diện ABCD có AB,AC,AD đôi một vuông góc với nhau biết AB=AC=AD=1. Số đo góc giữa hai đường thẳng AB và CD bằng:

Xem đáp án

Ta có

\(\left\{ \begin{array}{l} AB \bot AC\\ AB \bot AD \end{array} \right. \Rightarrow AB \bot \left( {ACD} \right) \Rightarrow AB \bot CD\)

\(\Rightarrow \left( {AB;CD} \right) = 90^\circ \)

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 168281

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:

Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy hàm số nghịch biến trên khoảng (-1;1)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 168282

Tập xác định của hàm số \(y = {\left( {x - 1} \right)^{\frac{1}{5}}}\) là:

Xem đáp án

Hàm số xác định khi: \(x-1>0\Leftrightarrow x>1\). Vậy tập xác định: \(D=\left( 1;\,+\infty  \right)\). 

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 168283

Cho \(f\left( x \right), g\left( x \right)\) là các hàm số xác định và liên tục trên \(\mathbb{R}\). Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

Xem đáp án

Nguyên hàm không có tính chất nguyên hàm của tích bằng tích các nguyên hàm.

Hoặc B, C, D đúng do đó là các tính chất cơ bản của nguyên hàm nên A sai.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 168284

Cho hai số thực x, y thoả mãn phương trình x+2i=3+4yi. Khi đó giá trị của x và y là:

Xem đáp án

\(x + 2i = 3 + 4yi \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 3\\ 2 = 4y \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 3\\ y = \frac{1}{2} \end{array} \right.\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 168285

Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho \(\overrightarrow{a}=-\overrightarrow{i}+2\overrightarrow{j}-3\overrightarrow{k}\). Tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{a}\) là:

Xem đáp án

\(\overrightarrow a  =  - \overrightarrow i  + 2\overrightarrow j  - 3\overrightarrow k  \Rightarrow \overrightarrow a \left( { - 1;2; - 3} \right)\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 168286

Với hai số x, t dương thoả xy = 36, bất đẳng thức nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Áp dụng bất đẳng thức Cô – si cho hai số không âm x, y.

Ta có: \(x + y \ge 2\sqrt {xy}  = 12\)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 168287

Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm chẵn?

Xem đáp án

Hàm cos x là hàm chẵn các hàm còn lại là hàm lẻ.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 168288

Đạo hàm của hàm số \(y = \sqrt {4 - {x^2}} \) là:

Xem đáp án

\(y' = \frac{{ - x}}{{\sqrt {4 - {x^2}} }}.\)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 168289

Các yếu tố nào sau đây xác định một mặt phẳng duy nhất?

Xem đáp án

A sai. Trong trường hợp 3 điểm phân biệt thẳng hàng thì sẽ có vô số mặt phẳng chứa 3 điểm thẳng hàng đã cho.

B sai. Trong trường hợp điểm thuộc đường thẳng đã cho, khi đó ta chỉ có 1 đường thẳng, có vô số mặt phẳng đi qua đường thẳng đó.

D sai. Trong trường hợp 4 điểm phân biệt thẳng hàng thì có vô số mặt phẳng đi qua 4 điểm đó hoặc trong trường hợp 4 điểm mặt phẳng không đồng phẳng thì sẽ tạo không tạo được mặt phẳng nào đi qua cả 4 điểm.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 168290

Tìm giá trị cực đại y của hàm số \(y = {x^3} - 12x - 1\)

Xem đáp án

Ta có: \(y' = 3{x^2} - 12\).

Cho \(y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - 2 \Rightarrow y = 15\\ x = 2 \Rightarrow y = - 17 \end{array} \right.\).

Ta lại có: \(y'' = 6x \Rightarrow \left[ \begin{array}{l} y''\left( { - 2} \right) = - 12 < 0\\ y''\left( 2 \right) = 12 > 0 \end{array} \right.\) nên hàm số đạt cực đại tại x = -2 và giá trị cực đại của hàm số bằng 15.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 168291

Đường cong ở hình bên là đồ thị của một trong bốn hàm số dưới đây. Hàm số đó là hàm số nào?

Xem đáp án

Dạng đồ thị hình bên là đồ thị hàm đa thức bậc 3 \(y=a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d\) có hệ số a>0.

Do đó, chỉ có đồ thị ở đáp án A. là thỏa mãn.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 168292

Đồ thị hàm số \(y = \frac{{2017x - 2018}}{{x + 1}}\) có đường tiệm cận đứng là 

Xem đáp án

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ + }} \frac{{2017x - 2018}}{{x + 1}} =  -  \propto \)

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} \frac{{2017x - 2018}}{{x + 1}} =  +  \propto \)

Nên đồ thị hàm số có một tiệm cận đứng là x = -1

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 168293

Tiếp tuyến đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + 1\) tại điểm A (3;1) là đường thẳng

Xem đáp án

Ta có : \(y'=3{{x}^{2}}-6x\Rightarrow y'\left( 3 \right)=9\)

Phương trình tiếp tuyến tại điểm A (3;1) là \(y=9\left( x-3 \right)+1\Leftrightarrow y=9x-26\)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 168294

Trong các hàm số sau, hàm số nào không xác định trên R?

Xem đáp án

Hàm số \(y=\log \left( {{x}^{2}} \right)\) xác định khi \({{x}^{2}}>0\Leftrightarrow x\ne 0\)

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 168295

Trong mặt phẳng Oxy, khoảng cách từ điểm M (3;-4) đến đường thẳng \(\Delta :3x-4y-1=0\)

Xem đáp án

\(d = \frac{{\left| {3.3 - 4.\left( { - 4} \right) - 1} \right|}}{{\sqrt {{3^2} + {{\left( { - 4} \right)}^2}} }} = \frac{{24}}{5}\)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 168296

Tích của giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của hàm số \(f\left( x \right)=x+\frac{4}{x}\) trên đoạn [1;3] bằng

Xem đáp án

Ta có \(f'\left( x \right)=1-\frac{4}{{{x}^{2}}}=0\Leftrightarrow x=\pm 2\)

Ta có \(f\left( 1 \right)=5;\,\,f\left( 2 \right)=4;\,\,f\left( 3 \right)=\frac{13}{3}\)

Suy ra \(\underset{\text{ }\!\![\!\!\text{ }1;3]}{\mathop{\min }}\,f\left( x \right)=4;\,\,\underset{[1;3]}{\mathop{\max }}\,f\left( x \right)=5\)

Do đó tích giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số là 4.5 = 20

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 168297

Số nghiệm của phương trình \({9^x} + {2.3^{x + 1}} - 7 = 0\) là

Xem đáp án

Đặt \(t={{3}^{x}},\,t>0\)

Phương trình đã cho trở thành \({{t}^{2}}+6t-7=0\Leftrightarrow t=1\) (nhận) hoặc t=-7 (loại)

Với t=1 thì \({{3}^{x}}=1\Leftrightarrow x=0\)

Vậy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất x = 0

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 168298

Cho phương trình \(m{{\cos }^{2}}x-4\sin x\cos x+m-2=0\). Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để phương trình có đúng một nghiệm thuộc \(\left[ 0;\frac{\pi }{4} \right]\) ?

Xem đáp án

Ta có: \(m{{\cos }^{2}}x-4\sin x\cos x+m-2=0\Leftrightarrow m\frac{1+\cos 2x}{2}-2\sin 2x+m-2=0\)

\(\Leftrightarrow m\cos 2x-4\sin 2x+3m-4=0\Leftrightarrow m=\frac{4+4\sin 2x}{3+\cos 2x}\)

Xét M trên \(\left[ 0;\frac{\pi }{4} \right]\) ta có \(f'\left( x \right)=\frac{8+24\cos 2x+8\sin 2x}{{{\left( 3+\cos 2x \right)}^{2}}}\)

Nhận xét \(f'\left( x \right)>0\) với mọi \(x\in \left[ 0;\frac{\pi }{4} \right]\) nên để phương trình có nghiệm trên \(\left[ 0;\frac{\pi }{4} \right]\) thì \(f\left( 0 \right)\le m\le f\left( \frac{\pi }{4} \right)\Leftrightarrow 1\le m\le \frac{8}{3}\)

Khi đó phương trình \(m\cos 2x-4\sin 2x+3m-4=0\) có đúng một nghiệm trên \(\left[ 0;\frac{\pi }{4} \right]\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 168299

Cho cấp số nhân \(\left( {{u}_{n}} \right)\) có \({{u}_{1}}=-3\) và q=-2. Tính tổng 10 số hạng đầu liên tiếp của cấp số nhân

Xem đáp án

\({S_{10}} = {u_1}.\frac{{1 - {q^{10}}}}{{1 - q}} =  - 3.\frac{{1 - {{\left( { - 2} \right)}^{10}}}}{{1 - \left( { - 2} \right)}} = 1023\)

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 168300

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật với AD = 2a; \(SA\bot \left( ABCD \right)\) và SA = a. Khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SCD) bằng

Xem đáp án

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l} CD \bot AD\\ CD \bot SA \end{array} \right. \Rightarrow CD \bot (SAD) \Rightarrow \left( {SCD} \right) \bot \left( {SAD} \right)\) theo giao tuyến SD

Gọi H là hình chiếu vuông góc của A trên SD \(\Rightarrow AH \bot \left( {SCD} \right) \Rightarrow d\left( {A,\left( {SCD} \right)} \right) = AH\)

Xét \(\Delta SAD\) vuông tại A đường cao AH

\(\begin{array}{l} \Rightarrow AH = \frac{{SA.AD}}{{\sqrt {S{A^2} + A{D^2}} }} = \frac{{a.2a}}{{\sqrt {{a^2} + 4{a^2}} }} = \frac{{2a\sqrt 5 }}{5}\\ \Rightarrow d\left( {A,\left( {SCD} \right)} \right) = \frac{{2a\sqrt 5 }}{5} \end{array}\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 168301

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a mặt bên SAB là tam giác đều, mặt bên SCD là tam giác vuông cân tại S, gọi M là điểm thuộc đường thẳng CD sao cho BM vuông góc với SA. Tính thể tích V của khối chóp S.BDM

Xem đáp án

Gọi E, F lần lượt là trung điểm của đoạn CD và AB, ta có:

\(\Delta SAB\) đều \(\Rightarrow AB\bot SF\Rightarrow CD\bot SF\) (do CD||AB) (1)

\(\Delta SCD\) vuông cân tại S \(\Rightarrow CD\bot SE\) (2)

Từ (1), (2) suy ra \(CD\bot \left( SEF \right)\Rightarrow \left( SEF \right)\bot \left( ABCD \right)\) theo giao tuyến EF

Gọi H là hình chiếu vuông góc của S trên EF \(\Rightarrow SH\bot \left( ABCD \right)\)

Dựng \(BK\bot AH\) tại K \(\Rightarrow BK\bot \left( SAH \right)\Rightarrow BK\bot SA\)

Gọi \(M=BK\cap CD\) ta có \(SH\bot \left( ABCD \right)\) hay \(SH\bot \left( BDM \right)\)

\(\Rightarrow {{V}_{S.BDM}}=\frac{1}{3}SH.{{S}_{BDM}}\)

\(\Delta SCD\) vuông cân tại S \(\Rightarrow SE=\frac{CD}{2}=\frac{a}{2}\)

\(\Delta SAB\) đều cạnh \(AB=a\Rightarrow SF=\frac{a\sqrt{3}}{2};\,\text{EF}=a\)

\(\Rightarrow S{{E}^{2}}+S{{F}^{2}}=\frac{{{a}^{2}}}{4}+\frac{3{{a}^{2}}}{4}={{a}^{2}}=E{{F}^{2}}\Rightarrow \Delta SEF\) vuông cân tại S \(\Rightarrow SH=\frac{SE.SF}{EF}=\frac{\frac{a}{2}.\frac{a\sqrt{3}}{2}}{a}=\frac{a\sqrt{3}}{4}\)

\(\Rightarrow AH=\sqrt{S{{A}^{2}}-S{{H}^{2}}}=\sqrt{{{a}^{2}}-\frac{3{{a}^{2}}}{16}}=\frac{a\sqrt{13}}{4}\) và \(HF=\sqrt{S{{F}^{2}}-S{{H}^{2}}}=\sqrt{\frac{3{{a}^{2}}}{4}-\frac{3{{a}^{2}}}{16}}=\frac{3a}{4}\)

Ta có \(BK.AH=HF.AB\Rightarrow BK=\frac{HF.AB}{AH}=\frac{\frac{3a}{4}.a}{\frac{a\sqrt{13}}{4}}=\frac{3a}{\sqrt{13}}\)

\(\Delta KBA\) và \(\Delta ABI\) là hai tam giác vuông đồng dạng (với \(I=BM\cap AD\))

\(\begin{align} & \Rightarrow \frac{BI}{AB}=\frac{AB}{BK}\Rightarrow BI=\frac{A{{B}^{2}}}{BK}=\frac{{{a}^{2}}}{\frac{3a}{\sqrt{13}}}=\frac{a\sqrt{13}}{3} \\ & \Rightarrow AI=\sqrt{B{{I}^{2}}-A{{B}^{2}}}=\sqrt{\frac{13{{a}^{2}}}{9}-{{a}^{2}}}=\frac{2a}{3}\Rightarrow ID=\frac{a}{3} \\ \end{align}\)

\(\Delta DIM\) và \(\Delta AIB\) là hai tam giác vuông đồng dạng

\(\begin{align} & \Rightarrow \frac{DM}{AB}=\frac{DI}{AI}=\frac{\frac{a}{3}}{\frac{2a}{3}}=\frac{1}{2}\Rightarrow DM=\frac{AB}{2}=\frac{a}{2}\Rightarrow {{S}_{\Delta BDM}}=\frac{1}{2}BC.DM=\frac{1}{2}a.\frac{a}{2}=\frac{{{a}^{2}}}{4} \\ & \Rightarrow {{V}_{S.BDM}}=\frac{1}{3}SH.{{S}_{\Delta BDM}}=\frac{1}{3}.\frac{a\sqrt{3}}{4}.\frac{{{a}^{2}}}{4}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{48} \\ \end{align}\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 168302

Tìm giá trị thực của tham số m để hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l} \frac{{{x^3} - {x^2} + 2x - 2}}{{x - 1}},x \ne 1\\ 3x + m,x = 1 \end{array} \right.\) liên tục tại x = 1.

Xem đáp án

Ta có

\(\begin{array}{l} f\left( 1 \right) = m + 3\\ \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{{x^3} - {x^2} + 2x - 2}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + 2} \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left( {{x^2} + 2} \right) = 3 \end{array}\)

Hàm số f(x) liên tục tại x = 1 khi: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right) = f\left( 1 \right) \Leftrightarrow m + 3 = 3 \Leftrightarrow m = 0\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 168303

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A và có AB = a, \(BC=a\sqrt{3}\), mặt bên SAB là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng (ABC). Thể tích V của khối chóp S.ABC là

Xem đáp án

Gọi K là trung điểm của đoạn AB, ta có \(\Delta SAB\) đều \(\Rightarrow SK\bot AB\)

Mà \(\left( SAB \right)\bot \left( ABC \right)\) theo giao tuyến AB

\(\Rightarrow SK\bot \left( ABC \right)\Rightarrow {{V}_{S.ABC}}=\frac{1}{3}SK.{{S}_{\Delta ABC}}\)

Ta có \(\Delta ABC\) vuông tại A có \(AB=a,BC=a\sqrt{3}\)

\(\Rightarrow AC=\sqrt{B{{C}^{2}}-A{{B}^{2}}}=\sqrt{3{{a}^{2}}-{{a}^{2}}}=a\sqrt{2}\)

\(\Rightarrow {{S}_{\Delta ABC}}=\frac{1}{2}AB.AC=\frac{1}{2}.a.a\sqrt{2}=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{2}}{2}\)

\(\Delta SAB\) đều cạnh AB = a  \(\Rightarrow \) Đường cao \(SK=\frac{a\sqrt{3}}{2}\)

\(\Rightarrow {{V}_{S.ABC}}=\frac{1}{3}\frac{a\sqrt{3}}{2}.\frac{{{a}^{2}}\sqrt{2}}{2}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{12}\)

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 168304

Cho hàm số \(f\left( x \right)=\sqrt{{{x}^{2}}-2x}\). Tập nghiệm S của bất phương trình \(f'\left( x \right)\ge f\left( x \right)\) có bao nhiêu giá trị nguyên ?

Xem đáp án

Đkxđ: \(\left[ \begin{array}{l} x \le 0\\ x \ge 2 \end{array} \right.\)

Ta có: \(f'\left( x \right) = \frac{{x - 1}}{{\sqrt {{x^2} - 2x} }}.\)

Khi đó \(f'\left( x \right) \ge f\left( x \right) \Leftrightarrow \frac{{x - 1}}{{\sqrt {{x^2} - 2x} }} \ge \sqrt {{x^2} - 2x} \Leftrightarrow x - 1 \ge {x^2} - 2x \Leftrightarrow {x^2} - 3x + 1 \le 0\)

\( \Leftrightarrow \frac{{3 - \sqrt 5 }}{2} \le x \le \frac{{3 + \sqrt 5 }}{2}\). Vì x là nghiệm nguyên nên \(S = \left\{ {1;2} \right\}\).

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 168305

Cho hàm số \(y=m{{x}^{3}}-{{x}^{2}}-2x+8m\) có đồ thị \(\left( {{C}_{m}} \right)\). Tìm tất cả giá trị tham số m để đồ thị \(\left( {{C}_{m}} \right)\) cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt.

Xem đáp án

Ta có phương trình hoành độ giao điểm của \(\left( {{C_m}} \right)\) với trục hoành là

\(m{x^3} - {x^2} - 2x + 8m = 0 \Leftrightarrow \left( {x + 2} \right)\left[ {m{x^2} - \left( {2m + 1} \right) + 4m} \right] = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x + 2 = 0\\ m{x^2} - \left( {2m + 1} \right)x + 4m = 0(1) \end{array} \right.\)

Để \(\left( {{C_m}} \right)\) cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt thì (1) có hai nghiệm phân biệt khác -2

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m \ne 0\\ \Delta = - 12{m^2} + 4m + 1 > 0\\ m.4 + \left( {2m + 1} \right)2 + 4m \ne 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m \ne 0\\ - \frac{1}{6} < m < \frac{1}{2} \end{array} \right.\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 168306

Với giá trị nào của x thì biểu thức \(B = {\log _2}\left( {2x - 1} \right)\) xác định?

Xem đáp án

Để biểu thức \(B={{\log }_{2}}\left( 2x-1 \right)\) xác định thì \(2x-1>0\Leftrightarrow x>\frac{1}{2}.\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 168307

Tập xác định D của hàm số \(y = {\left( {x + 1} \right)^{\frac{1}{3}}}\) là

Xem đáp án

Hàm số \(y={{\left( x+1 \right)}^{\frac{1}{3}}}\) xác định khi \(x+1>0\Leftrightarrow x>-1\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 168308

Hàm số \(y={{\left( x+1 \right)}^{\frac{1}{3}}}\) xác định khi \(x+1>0\Leftrightarrow x>-1\)

Mệnh đề sau đây đúng?

Xem đáp án

Hàm số đồng biến trên \(\left( -\infty ;-1 \right)\) nên đồng biến trên \(\left( -\infty ;-3 \right)\).

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 168309

Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a, chiều cao của chóp bằng \(\frac{a\sqrt{3}}{2}\). Góc giữa mặt bên và mặt đáy bằng

Xem đáp án

+) Gọi \(O=AC\cap BD\), hạ \(OI\bot CD\Rightarrow \widehat{\left( \left( SCD \right),\left( ABCD \right) \right)}=\widehat{SIO}=\alpha \)

+) Ta có \(OI=\frac{a}{2};SO=\frac{a\sqrt{3}}{2}\Rightarrow \tan \alpha =\frac{SO}{OI}=\sqrt{3}\Rightarrow \widehat{SIO}=\alpha ={{60}^{0}}\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 168310

Trên đồ thị của hàm số \(y=\frac{2x-5}{3x-1}\) có bao nhiêu điểm có tọa độ là các số nguyên?

Xem đáp án

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\backslash \left\{ \frac{1}{3} \right\}.\)

Ta có: \(y=\frac{2x-5}{3x-1}=1-\frac{x+4}{3x-1}.\)

Để \(x,y\in \mathbb{Z}\Rightarrow \left( x+4 \right)\vdots \left( 3x-1 \right)\Rightarrow 3\left( x+4 \right)\vdots \left( 3x-1 \right)\Rightarrow \left( 3x-1+13 \right)\vdots \left( 3x-1 \right)\Rightarrow 13\vdots \left( 3x-1 \right)\)

Nên \(\left[ \begin{array}{l} 3x - 1 = 1\\ 3x - 1 = - 1\\ 3x - 1 = 13\\ 3x - 1 = - 13 \end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l} x = \frac{2}{3}(L)\\ x = 0\\ x = \frac{{14}}{3}(L)\\ x = - 4 \end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l} y = 5\\ y = 1 \end{array} \right.\)

Vậy trên đồ thị hàm số có hai điểm có tọa độ nguyên là \(\left( {0;5} \right),\left( { - 4;1} \right).\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 168312

Giải bất phương trình \({{\log }_{2}}\left( 3x-2 \right)>{{\log }_{2}}\left( 6-5x \right)\) được tập nghiệm là (a;b). Hãy tính tổng S=a+b.

Xem đáp án

Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l} 6 - 5x > 0\\ 3x - 2 > 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x < \frac{6}{5}\\ x > \frac{2}{3} \end{array} \right. \Leftrightarrow \frac{2}{3} < x < \frac{6}{5}.\)

\({\log _2}\left( {3x - 2} \right) > {\log _2}\left( {6 - 5x} \right) \Leftrightarrow 3x - 2 > 6 - 5x \Leftrightarrow x > 1.\)

Kết hợp với điều kiện ta có tập nghiệm của bất phương trình là \(1 < x < \frac{6}{5} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 1\\ b = \frac{6}{5} \end{array} \right.\)

Vậy \(S = a + b = 1 + \frac{6}{5} = \frac{{11}}{5}.\)

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 168314

Cho khối lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ có \({{S}_{ABC'}}=\sqrt{3}\). Mặt phẳng (ABC’) tạo với đáy một góc \(\alpha \). Tính \(\cos \alpha \) để \({{V}_{ABC.A'B'C'}}\) lớn nhất.

Xem đáp án

a có AB=a. Gọi M là trung điểm của \(AB\Rightarrow \widehat{C'MC}=\alpha \Rightarrow \cos \alpha =\frac{MC}{MC'}\Rightarrow CC'=MC'.\sin \alpha \)

\(\begin{align} & {{S}_{ABC'}}=\sqrt{3}\Leftrightarrow \frac{AB.C'M}{2}=\sqrt{3}\Leftrightarrow a.CM.cos\alpha =2\sqrt{3}\Leftrightarrow a.a\frac{\sqrt{3}}{2}\cos \alpha =2\sqrt{3}\Leftrightarrow \cos \alpha =\frac{4}{{{a}^{2}}} \\ & {{V}_{ABC.A'B'C'}}={{S}_{ABC}}.CC'=\frac{\sqrt{3}}{4}{{a}^{2}}.MC.\tan \alpha =\frac{\sqrt{3}}{4}{{a}^{2}}\frac{\sqrt{3}}{2}a.\tan \alpha =\frac{3}{8}{{a}^{3}}\sqrt{\frac{1}{16{{a}^{4}}}-1}=\frac{3}{8}\sqrt{\frac{{{a}^{2}}}{16}-{{a}^{6}}}. \\ \end{align}\)

Xét 

\(\begin{array}{l} f(x) = 16x - {x^3}\left( {0 \le x \le 4} \right)f'(x) = 16 - 3{x^2}\left( {0 \le x \le 4} \right);\\ f'(x) = 0 \Leftrightarrow 16 - 3{x^2} = 0 \Leftrightarrow x = \frac{4}{{\sqrt 3 }};f(0) = 0;f(4) = 0;f\left( {\frac{4}{{\sqrt 3 }}} \right) = \frac{{128}}{{3\sqrt 3 }}. \end{array}\)

Vậy \({{V}_{ABC.A'B'C'}}\) lớn nhất khi \(\alpha =\sqrt{x}=\frac{2}{{}^{4}\sqrt{3}}\) nên \(\cos \alpha =\frac{4}{{{a}^{2}}}=\frac{4}{x}=\frac{1}{\sqrt{3}}\)

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 168315

Từ một hộp có 1000 thẻ được đánh số từ 1 đến 1000. Chọn ngẫu nhiên ra hai thẻ. Tính xác suất để chọn được hai thẻ sao cho tổng của các số ghi trên hai thẻ nhỏ hơn 700.

Xem đáp án

Gọi A là biến cố chọn được hai thẻ sao cho tổng của các số ghi trên hai thẻ nhỏ hơn 700

Ta có \({{n}_{\Omega }}=C_{1000}^{2}\)

Gọi số thứ nhất là a; số thứ hai là b, ta có

\(\begin{align} & a=1\Rightarrow b=2\to 698\Rightarrow {{n}_{b}}=697 \\ & a=2\Rightarrow b=1;3\to 697\Rightarrow {{n}_{b}}=696 \\ & a=3\Rightarrow b=1;2;4\to 696\Rightarrow {{n}_{b}}=695 \\ & ... \\ & a=698\Rightarrow b=1\Rightarrow {{n}_{b}}=1 \\ & {{n}_{A}}=697+696+695+...+1=\frac{698.697}{2}=243253 \\ \end{align}\)

Vậy \(P(A)=\frac{{{n}_{A}}}{{{n}_{\Omega }}}=\frac{243253}{C_{1000}^{2}}\)

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 168316

Cho hình lăng trụ đứng \(2A=\left[ f'\left( 1 \right)+f'\left( 2018 \right) \right]+\left[ f'\left( 2 \right)+f'\left( 2017 \right) \right]+...+\left[ f'\left( 2018 \right)+f'\left( 1 \right) \right]=2018\) có AB = a, AC = 2a, \(\text{A}{{\text{A}}_{1}}=2a\sqrt{5}\) và \(\widehat{BAC}={{120}^{0}}\). Gọi K, I lần lượt là trung điểm của các cạnh \(C{{C}_{1}},B{{B}_{1}}\). Khoảng cách từ điểm I đến mặt phẳng \(({{A}_{1}}BK)\) bằng

Xem đáp án

Ta có \(BC=\sqrt{A{{C}^{2}}+A{{B}^{2}}-2AC.AB.cos{{120}^{0}}}=a\sqrt{7};\)

\(\begin{align} & {{A}_{1}}B=\sqrt{{{A}_{1}}{{A}^{2}}+A{{B}^{2}}}=a\sqrt{21};{{A}_{1}}K=\sqrt{{{A}_{1}}{{C}_{1}}^{2}+{{C}_{1}}{{K}^{2}}}=3a,KB=\sqrt{K{{C}^{2}}+C{{B}^{2}}}=2a\sqrt{3} \\ & d(I,({{A}_{1}}BK))=\frac{1}{2}d\left( {{B}_{1}},\left( {{A}_{1}}BK \right) \right)=\frac{1}{2}.\frac{3{{V}_{{{B}_{1}}{{A}_{1BK}}}}}{{{S}_{\Delta {{A}_{1}}BK}}} \\ \end{align}\)

Mà \({{V}_{{{B}_{1}}{{A}_{1}}BK}}=\frac{1}{2}{{V}_{K.{{A}_{1}}{{B}_{1}}BA}}=\frac{1}{2}.\frac{2}{3}{{V}_{ABC.{{A}_{1}}{{B}_{1}}{{C}_{1}}}}=\frac{1}{3}.2a\sqrt{5}.\frac{1}{2}.a.2a.\sin {{120}^{0}}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{15}}{3}.\)

Theo công thức Herong, diện tích tam giác \({{A}_{1}}BK\) bằng

\(S=\sqrt{p\left( p-2a\sqrt{3} \right)\left( p-3a \right)\left( p-a\sqrt{21} \right)}=3{{a}^{2}}\sqrt{3}\) với \(p=\frac{2a\sqrt{3}+3a+a\sqrt{21}}{2}\)

Vậy \(d\left( I,\left( {{A}_{1}}BK \right) \right)=\frac{3}{2}.\frac{\frac{{{a}^{3}}\sqrt{15}}{3}}{3{{a}^{2}}\sqrt{3}}=\frac{a\sqrt{5}}{6}.\)

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 168317

Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của tham số thực m thuộc đoạn \(\left[ -2018;2018 \right]\) để hàm số \(y={{x}^{3}}-6{{x}^{2}}+mx+1\) đồng biến trên khoảng \(\left( 1;+\infty  \right)\).

Xem đáp án

Tập xác định \(D=\mathbb{R},y'=3{{x}^{2}}-12x+m.\)

Hàm số \(y={{x}^{3}}-6{{x}^{2}}+mx+1\) đồng biến trên khoảng \(\left( 1;+\infty  \right)\) khi và chỉ khi \(y'\ge 0,\forall x\in \left( 0;+\infty  \right)\)

\(\Leftrightarrow m\ge -3{{x}^{2}}+12x,\forall x\in \left( 0;+\infty  \right)\Leftrightarrow m\ge \underset{\left( 0;+\infty  \right)}{\mathop{\max }}\,\left( -3{{x}^{2}}+12x \right)\Leftrightarrow m\ge 12\)

Do \(\left\{ \begin{align} & m\in \mathbb{Z} \\ & -2018\le m\le 2018 \\ \end{align} \right.\) nên \(m\in \left\{ 12,13,14,...,2018 \right\}.\)

Vậy có 2007 số nguyên m thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 168318

Do thời tiết ngày càng khắc nghiệt và nhà cách xa trường học, nên một thầy giáo muốn đúng 5 năm nữa có 500 triệu đồng để mua ô tô đi làm. Để đạt nguyện vọng, thầy có ý định mỗi tháng dành ra một số tiền cố định gửi vào ngân hàng (hình thức lãi kép) với lãi suất 0,5%/tháng. Hỏi số tiền ít nhất cần dành ra mỗi tháng để gửi tiết kiệm là bao nhiêu. (chọn đáp án gần nhất với số tiền thực)

Xem đáp án

Gọi số tiền ít nhất mà thầy giáo cần dành ra mỗi tháng để gửi tiết kiệm là x (đồng).

Số tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng sau 60 tháng là

\({{T}_{60}}=x\left( 1,{{005}^{1}}+1,{{005}^{2}}+...+1,{{005}^{60}} \right)=x.1,005.\frac{1,{{005}^{60}}-1}{0,005}\)

Theo bài ta có: \(x.1,005.\frac{1,{{005}^{60}}-1}{0,005}={{5.10}^{8}}\Leftrightarrow a=\frac{{{5.10}^{8}}.0,005}{1,005\left( 1,{{005}^{60}}-1 \right)}=7130747\) (đồng)

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 168319

Cho hàm số \(y={{x}^{4}}-2\left( 1-{{m}^{2}} \right){{x}^{2}}+m+1\). Tìm tất các giá trị của tham số m để hàm số cực đại, cực tiểu và các điểm cực trị của đồ thị lập thành một tam giác có diện tích lớn nhất

Xem đáp án

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\)

Ta có \(y'=4{{x}^{3}}-4\left( 1-{{m}^{2}} \right)x\Rightarrow y'=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=0 \\ & {{x}^{2}}=1-{{m}^{2}} \\ \end{align} \right.\)

Hàm số đã cho có ba điểm cực trị \(\Leftrightarrow \) phương trình y’ = 0 có ba nghiệm phân biệt \(\Leftrightarrow \) Phương trình \({{x}^{2}}=1-{{m}^{2}}\) có hai nghiệm phân biệt khác 0 \(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & 1-{{m}^{2}}>0 \\ & 1-{{m}^{2}}\ne 0 \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow -1<m<1\)

Khi đó gọi ba điểm cực trị là

\(A\left( 0;1+m \right),\,\,B\left( \sqrt{1-{{m}^{2}}};m+2{{m}^{2}}-{{m}^{4}} \right),\,\,C\left( -\sqrt{1-{{m}^{2}}};m+2{{m}^{2}}-{{m}^{4}} \right)\)

Ta có: \(BC=\left| {{x}_{C}}-{{x}_{B}} \right|=2\sqrt{1-{{m}^{2}}};\,\,d\left( A;BC \right)={{\left( 1-{{m}^{2}} \right)}^{2}}\)

Lại có: \({{S}_{ABC}}=\frac{1}{2}BC.d\left( A,BC \right)={{\left( 1-{{m}^{2}} \right)}^{2}}\sqrt{1-{{m}^{2}}}\le 1\Rightarrow {{S}_{\max }}=1\) khi m = 0

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 168320

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)=2019\ln \left( {{e}^{\frac{x}{2019}}}+\sqrt{e} \right)\). Tính giá trị biểu thức \(A=f'\left( 1 \right)+f'\left( 2 \right)+...+f'\left( 2018 \right)\)

Xem đáp án

Ta có \(y'=f'\left( x \right)=2019\frac{{{\left( {{e}^{\frac{x}{2019}}}+\sqrt{e} \right)}^{'}}}{\left( {{e}^{\frac{x}{2019}}}+\sqrt{e} \right)}=\frac{{{e}^{\frac{x}{2019}}}}{{{e}^{\frac{x}{2019}}}+\sqrt{e}}\)

Do đó

\(f'\left( x \right)+f'\left( 2019-x \right)=\frac{{{e}^{\frac{x}{2019}}}}{{{e}^{\frac{x}{2019}}}+\sqrt{e}}+\frac{{{e}^{\frac{2019-x}{2019}}}}{{{e}^{\frac{2019-x}{2019}}}+\sqrt{e}}=\frac{{{e}^{\frac{x}{2019}}}}{{{e}^{\frac{x}{2019}}}+\sqrt{e}}+\frac{{{e}^{1-\frac{x}{2019}}}}{{{e}^{1-\frac{x}{2019}}}+\sqrt{e}}\)

\(=\frac{{{e}^{\frac{x}{2019}}}}{{{e}^{\frac{x}{2019}}}+\sqrt{e}}+\frac{e}{e+\sqrt{e}.{{e}^{\frac{x}{2019}}}}=\frac{{{e}^{\frac{x}{2019}}}}{{{e}^{\frac{x}{2019}}}+\sqrt{e}}+\frac{\sqrt{e}}{\sqrt{e}+{{e}^{\frac{x}{2019}}}}=1\)

Bởi vậy \(2A=\left[ f'\left( 1 \right)+f'\left( 2018 \right) \right]+\left[ f'\left( 2 \right)+f'\left( 2017 \right) \right]+...+\left[ f'\left( 2018 \right)+f'\left( 1 \right) \right]=2018\)

Nên \(A=\frac{2018}{2}=1009\)

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 168321

Một công ty cần xây dựng một cái kho chứa hàng dạng hình hộp chữ nhật (có nắp) bằng vật liệu gạch và xi măng có thể tích 2000 m3, đáy là hình chữ nhật có chiều dài bằng hai lần chiều rộng. Người ta cần tính toán sao cho chi phí xây dựng là thấp nhất, biết giá xây dựng là 500.000 đồng/m2. Khi đó chi phí thấp nhất gần với số nào dưới đây?

Xem đáp án

Gọi kích thước đáy của cái kho cần xây dựng là x (m) và 2x (m), chiều cao của kho là y (m), (với x, y>0)

Ta có \(V=2{{x}^{2}}y=2000\Rightarrow y=\frac{1000}{{{x}^{2}}}\,\,\,(m)\)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là

\({{S}_{tp}}=2\left( x.2x+x.y+2x.y \right)=4{{x}^{2}}+6xy=4{{x}^{2}}+\frac{6000}{x}\)

\(=4{{x}^{2}}+\frac{3000}{x}+\frac{3000}{x}\ge 3\sqrt[3]{4{{x}^{2}}.\frac{3000}{x}.\frac{3000}{x}}=300\sqrt[3]{36}\,\,\left( {{m}^{2}} \right)\)

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(4{{x}^{2}}=\frac{3000}{x}\Leftrightarrow x=\sqrt[3]{750}\,\,\,\left( m \right)\)

Chi phí xây dựng thấp nhất khi đó sấp sỉ là \(300\sqrt[3]{36}.500000\approx \text{495289087}\) đồng

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 168322

Cho hàm số \(f\left( x \right)={{x}^{3}}+a{{x}^{2}}+bx+c\). Nếu phương trình \(f\left( x \right)=0\) có ba nghiệm phân biệt thì phương trình \(2f\left( x \right).f''\left( x \right)={{\left[ f'\left( x \right) \right]}^{2}}\) có nhiều nhất bao nhiêu nghiệm?

Xem đáp án

Xét đa thức bậc bốn \(g\left( x \right)=2f\left( x \right).f''\left( x \right)-{{\left( f'\left( x \right) \right)}^{2}}\). Ta có \(g'\left( x \right)=2f\left( x \right).f'''\left( x \right)=12f\left( x \right)\)

Vì \(g'\left( x \right)=0\) có ba nghiệm phân biệt nên \(g\left( x \right)=0\) có tối đa bốn nghiệm

Vậy phương trình \(2f\left( x \right).f''\left( x \right)={{\left[ f'\left( x \right) \right]}^{2}}\) có tối đa bốn nghiệm. Giả sử \({{x}_{1}}<{{x}_{2}}<{{x}_{3}}\) là ba nghiệm của \(f\left( x \right)=0\). Mà các nghiệm này đều phân biệt nên ta có \(f'\left( {{x}_{1}} \right),\,f'\left( {{x}_{2}} \right),\,f'\left( {{x}_{3}} \right)\) đều khác 0. Ta có

Nhận thấy

\(\begin{align} & g\left( {{x}_{1}} \right)=2f\left( {{x}_{1}} \right).f''\left( {{x}_{1}} \right)-{{\left( f'\left( {{x}_{1}} \right) \right)}^{2}}=-{{\left( f'\left( {{x}_{1}} \right) \right)}^{2}}<0 \\ & g\left( {{x}_{2}} \right)=2f\left( {{x}_{2}} \right).f''\left( {{x}_{2}} \right)-{{\left( f'\left( {{x}_{2}} \right) \right)}^{2}}=-{{\left( f'\left( {{x}_{2}} \right) \right)}^{2}}<0 \\ & g\left( {{x}_{3}} \right)=2f\left( {{x}_{3}} \right).f''\left( {{x}_{3}} \right)-{{\left( f'\left( {{x}_{3}} \right) \right)}^{2}}=-{{\left( f'\left( {{x}_{3}} \right) \right)}^{2}}<0 \\ \end{align}\)

Nên từ bảng biến thiên suy ra phương trình \(g\left( x \right)=0\) có đúng hai nghiệm phân biệt. Do đó phương trình \(2f\left( x \right).f''\left( x \right)={{\left[ f'\left( x \right) \right]}^{2}}\) có đúng hai nghiệm phân biệt.

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 168323

Tìm m để hàm số \(y=x+\sqrt{4-{{x}^{2}}}+m\) có giá trị lớn nhất bằng \(3\sqrt{2}\)

Xem đáp án

Tập xác định của hàm số \(y=x+\sqrt{4-{{x}^{2}}}+m$ là \(D=\left[ -2;2 \right]\)

Ta có \(y'=\frac{\sqrt{4-{{x}^{2}}}-x}{\sqrt{4-{{x}^{2}}}}\);

\(y'=0\Leftrightarrow \sqrt{4-{{x}^{2}}}-x=0\Leftrightarrow \sqrt{4-{{x}^{2}}}=x\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & x\ge 0 \\ & 4-{{x}^{2}}={{x}^{2}} \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow x=\sqrt{2}\)

Tính được \(y\left( \sqrt{2} \right)=m+2\sqrt{2},\,\,y\left( -2 \right)=m-2\) và \(y\left( 2 \right)=m+2\)

Để ý rằng \(m-2<m+2<m+2\sqrt{2}\) nên \(\underset{\left[ -2;2 \right]}{\mathop{\max }}\,y=m+2\sqrt{2}\Leftrightarrow m+2\sqrt{2}=3\sqrt{2}\Leftrightarrow m=\sqrt{2}\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »