Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Phong Điền
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Phong Điền
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
33 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(a) H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất phản ứng.
(b) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
(c) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
(d) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng
(b) Sai, thêm dung dịch NaCl bão hòa để este tách ra.
(c) Đúng, phản ứng este hóa không hoàn toàn nên axit và ancol đều dư.
(d) Đúng.
Kim loại nào dưới đây có khối lượng riêng lớn nhất?
- Nhẹ nhất: Li (0,5g/cm3)
- Nặng nhất Os (22,6g/cm3).
- Nhiệt độ nc thấp nhất: Hg (−390C)
- Nhiệt độ cao nhất W (34100C).
- Kim loại mềm nhất là Cs (K, Rb) (dùng dao cắt được)
- Kim loại cứng nhất là Cr (có thể cắt được kính).
Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
Thủy luyện điều chế các kim loại sau Al
Kim loại nào sau đây không tan trong nước ở điều kiện thường?
Al có lớp màng oxit bảo vệ nên ở điều kiện thường không tác dụng với H2O
Ở nhiệt độ thường, dung dịch HNO3 đặc có thể chứa trong loại bình bằng kim loại nào sau đây?
Al, Fe, Cr bị thụ động hóa trong HNO3 và H2SO4 đặc, nguội
Kim loại có các tính chất vật lý chung là:
Xem phần tính chất vật lý của KL (sgk 12)
Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
K+ Na+ Mg2+ Al3+ Zn2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Fe3+ Ag+ Hg2+ Pt2+ Au3+
Tính oxi hóa tăng dần
Dung dịch nào sau đây tác dụng được với Al?
Al là kim loại tan được trong axit và bazơ (Chú ý: Al không mang tính lưỡng tính)
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
Kim loại kiềm gồm: Li, Na, K, Rb,...
Thành phần chính của vôi sống là
Vôi sống là CaO (vôi bột)
Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây
Trong FeO nguyên tử sắt có mức số oxi hóa +2
Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl?
Cr(OH)3 mang tính chất lưỡng tính
Trong khí thải công nghiệp thường có chứa các khí SO2 và NO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ các chất khí đó trong hệ thống xử lý khí thải?
SO2, NO2 là các oxit axit sẽ bị hấp thụ bởi bazơ
Tên gọi của este có mùi hoa nhài là
Nhớ một số đặc tính vật lý
CH3COOCH2-C6H5: benzyl axetat (hoa nhài)
CH3COOCH2-CH2-CH(CH3)-CH3: isoamyl axetat (dầu chuối)
Trieste X tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri panmitat và glixerol. X là
Nhớ CTCT chung của chất béo : (RCOO)3C3H5
(C15H31COO)3C3H5: (806) tripanmitin
(C17H35COO)3C3H5 (890) tristearin.
(C17H33COO)3C3H5: (884) triolein.
Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
Saccarozơ là đisaccarit
Dung dịch nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển sang màu hồng?
Axit glutamic có công thức H2N-C3H5-(COOH)2 mang tính axit yếu nên làm quì tím chuyển sang màu đỏ nhạt (hồng)
Số nguyên tử cacbon trong phân tử alanin là
Alanin là C3H7NO2
Polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là
Một số loại polime được điều chế bằng trùng ngưng: nilon-6, nilon-6,6, nilon-7,...
Chất nào sau đây khi hòa tan vào nước thu được dung dịch có tính bazơ mạnh?
Các bazơ mạnh gồm: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2,...
nào sau đây có một liên kết đôi trong phân tử?
Etilen là anken (CnH2n) có 1 liên đôi trong phân tử
Kim loại sắt không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
Fe khử yếu hơn Mg trong dãy hoạt động hóa học nên không tác dụng với MgCl2
Este nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?
Este dạng HCOOR’ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
Khử hoàn toàn 4,176 gam Fe3O4 cần khối lượng Al là
\({n_{F{e_3}{O_4}}} = 0,018\)
\(\begin{array}{l}
3F{e_3}{O_4} + 8Al \to 9Fe + 4A{l_2}{O_3}\\
0,018......0,048
\end{array}\)
\( \to {m_{Al}} = 1,296\) gam.
Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây?
Ag khử yếu hơn Fe
Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian nhấc thanh Fe ra rồi sấy khô thấy khối lượng của nó tăng 1,6 gam so với ban đầu. Giả sử lượng Cu sinh ra bám hết lên thanh Fe. Khối lượng Cu bám trên lá Fe là
\(\begin{array}{l} Fe + CuS{O_4} \to FeS{O_4} + Cu\\ x......................................x \end{array}\)
\( \to \Delta m = {m_{Cu}} - {m_{Fe}}\) phản ứng
\( \to x = 0,2\)
\( \to {m_{Fe}}\) phản ứng = 56x = 11,2gam.
\({m_{Cu}}\) tạo thành = 64x = 12,8 gam
Este HCOOCH=CH2 không phản ứng với
Este không tác dụng với Na
Chất X là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, chiếm 98% thành phần bông nõn. Đun nóng X trong dung dịch H2SO4 70% đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất Y. Chất X, Y lần lượt là
Trong bông nõn thành phần chính là xenlulozơ, khi thủy phân tạo được glucozơ
Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit rồi cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3, thu được 21,6 gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Saccarozơ → Glucozơ + Fructozơ → Ag
\({n_{Ag}} = 0,2 \to {n_{Saccarozo }} = 0,05\)
\( \to m = 17,1\)
Trung hòa dung dịch chứa 5,9 gam amin X no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch HCl, thu được 9,55 gam muối. Số công thức cấu tạo của X là
\({n_X} = {n_{HCl}} = \frac{{{m_{muoi}} - {m_X}}}{{36,5}} = 0,1\)
\( \to {M_X} = 59:{C_3}{H_9}N\)
X có 4 cấu tạo:
\(C{H_3} - C{H_2} - C{H_2} - N{H_2}\)
\(C{H_3} - CH\left( {N{H_2}} \right) - C{H_3}\)
\(C{H_3} - NH - C{H_2} - C{H_3}\)
\( {\left( {C{H_3}} \right)_3}N\)
Cho các polime gồm: (1) tơ tằm; (2) tơ visco; (3) nilon-6,6; (4) tơ nitron. Số polime thuộc loại polime bán tổng hợp là
Các polime tổng hợp là: (3) nilon-6,6; (4) tơ nitron.
(1) là polime thiên nhiên.
(2) là polime bán tổng hợp (nhân tạo).
Nhiệt phân hoàn toàn 41,58 gam muối khan X (là muối ở dạng ngậm nước) thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi và 11,34 gam một chất rắn Z. Hấp thụ toàn bộ Y vào nước thu được dung dịch Y. Cho 280 ml dung dịch NaOH 1M vào T thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất, khối lượng muối là 23,80 gam. Phần trăm khối lượng nguyên tố kim loại trong X là
\({n_{NaOH}} = 0,28,\) muối có k nguyên tử Na → n muối = \(\frac{{0,28}}{k}\)
M muối \( = \frac{{23,8k}}{{0,28}} = 85k\)
\( \to k = 1,\) M muối = 85 (NaNO3) là nghiệm duy nhất.
\(\begin{array}{l} 4N{O_2} + {O_2} + 4NaOH \to 4NaN{O_3} + 2{H_2}O\\ 0,28......0,07.....................0,28 \end{array}\)
\({m_Y} = {m_X} - {m_Z} = 30,24\)
Y gồm \(N{O_2}\left( {0,28} \right),{O_2}\left( {0,07} \right),\) còn lại là \({H_2}O\left( {0,84} \right).\)
Do Y chứa \({n_{N{O_2}}}:{n_{{O_2}}} = 4:1\) nên Z là oxit kim loại và kim loại không thay đổi số oxi hóa trong phản ứng nhiệt phân.
\(2M{\left( {N{O_3}} \right)_x}.k{H_2}O \to {M_2}{O_x} + 2xN{O_2} + 0,5x{O_2} + 2k{H_2}O\)
\({n_{N{O_2}}} = 0,28 \to {n_{{M_2}{O_x}}} = \frac{{0,14}}{x}\)
\( \to {M_Z} = 2M + 16x = \frac{{11,34x}}{{0,14}}\)
\( \to M = 32,5x \to x = 2,M = 65:\) M là Zn.
\({n_{{H_2}O}} = \frac{{0,28k}}{x} = 0,84 \to k = 6\)
X là \(Zn{\left( {N{O_3}} \right)_2}.6{H_2}O \to \% O = 64,65\% .\)
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dự.
(b) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng.
(c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư.
(d) Cho Na vào dung dịch MgSO4.
(e) Nhiệt phân AgNO3.
(g) Đốt FeS2 trong không khí.
(h) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với các điện cực trơ.
Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là
(a) \(Mg + F{e_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3}\) dư \( \to MgS{O_4} + FeS{O_4}\)
(b) Không phản ứng
(c) \(AgN{O_3} + Fe{\left( {N{O_3}} \right)_2} \to Fe{\left( {N{O_3}} \right)_3} + Ag\)
(d) \(Na + {H_2}O \to NaOH + {H_2}\)
\(NaOH + MgS{O_4} \to Mg{\left( {OH} \right)_2} + N{a_2}S{O_4}\)
(e) \(AgN{O_3} \to Ag + N{O_2} + {O_2}\)
(g) \(Fe{S_2} + {O_2} \to F{e_2}{O_3} + S{O_2}\)
(h) \(Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2} + {H_2}O \to Cu + {O_2} + HN{O_3}\)
Cho các phát biểu sau:
(a) Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên trên là do sự đông tụ protein.
(b) Vải làm từ nilon-6,6 kém bền trong nước xà phòng có tính kiềm cao.
(c) Khi ăn cá, người ta thường chấm vào nước chấm có chanh hoặc giấm thì thấy ngon và dễ tiêu hơn.
(d) Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng.
(e) Khác với anilin ít tan trong nước, các muối của nó đều tan tốt.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng
(b) Đúng, nilon-6,6 có nhóm –CONH- dễ bị thủy phân trong kiềm.
(c) Đúng
(d) Sai, amino axit là chất rắn điều kiện thường.
(e) Đúng.
Hỗn hợp chất rắn X gồm Ba(HCO3)2, KOH và Ba(OH)2 có tỉ lệ số mol lần lượt là 1 : 2 : 1. Cho hỗn hợp X vào bình đựng nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất còn lại trong bình (không kể H2O) là
Giả sử số mol Ba(HCO3)2, KOH, Ba(OH)2 lần lượt là 1; 2; 1 (mol)
HCO3– + OH– → CO32- + H2O
2 2 2
Ba2+ + CO32- → BaCO3
2 2 2
Vậy sau phản ứng còn K+(2 mol) và OH- (2 mol) ⟹ chất tan là KOH.
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(b) Bột ngọt là muối đinatri của axit glutamic.
(c) Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
(d) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
(e) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất có màu tím.
(g) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
(a) đúng.
(b) sai, bột ngọt là muối mononatri của axit glutamic.
(c) đúng.
(d) sai, este khi thủy phân trong môi trường kiềm tạo muối của axit cacboxylic và có thể tạo các chất khác ngoài ancol như: muối của phenol, anđehit, xeton, …
(e) sai, đipeptit không có phản ứng màu biure.
(g) đúng.
Vậy có 3 phát biểu đúng
Thủy phân hoàn toàn một este hai chức, mạch hở E có công thức C7H10O4 bằng dung dịch NaOH thu được 2 muối X, Y (MX Y) của axit cacboxylic no, đơn chức và ancol Z. Cho các nhận xét sau:
(1) E có 4 đồng phân cấu tạo.
(2) Z có khả năng làm mất màu dung dịch Br2.
(3) Z hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(4) X không có phản ứng tráng gương.
(5) Muối Y có công thức phân tử C2H3O2Na.
Số phát biểu đúng là
Có 3 phát biểu đúng
Hỗn hợp A gồm 3 este đơn chức, mạch hở tạo thành từ cùng một ancol B với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH), trong đó có hai axit no và một axit không no (chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 4,5 gam A bằng dung dịch NaOH thu được hỗn hợp muối và m gam ancol B. Cho m gam ancol B vào bình đựng Na dư sau phản ứng thu được 0,56 lít khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,25 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 9 gam A thì thu được CO2 và 6,84 gam H2O. Phần trăm số mol của este không no trong A là
Đáp án C
Do este đơn chức nên ancol đơn chức
→ nancol =2.nH2 = 0,05 mol
Mà mbình tăng = mancol – mH2
→ mancol = 2,25 + 0,025.2 = 2,3 gam
- Mancol = 2,3 : 0,05 = 46 (C2H5OH)
Thủy phân 4,5 gam A thì: nA = nC2H5OH = 0,05 mol
Tỉ lệ: 4,5 gam A tương ứng với 0,05 mol
9 gam …………………. 0,1 mol
Đốt 9 gam A thu được 0,38 mol H2O:
Đặt nO2 = x và nCO2 = y (mol)
+) BTKL → mA + mO2 = mCO2 + mH2O → 9 + 32x = 44y + 6,84 (1)
+) Bảo toàn O → 2nA + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → 2.0,1 + 2x = 2y + 0,38 (2)
Giải hệ được x = 0,51 và y = 0,42
Đốt este no thì thu được mol CO2 bằng số mol H2O nên sự chênh lệch số mol của CO2 và H2O là do este không no
→ neste không no = nCO2 – nH2O = 0,42 – 0,38 = 0,04 mol
→ %neste không no = 0,04/0,1.100 = 40%
Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được chất hữu cơ Y (no, đơn chức, mạch hở, có tham gia phản ứng tráng bạc) và 53 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ Y cần vừa đủ 5,6 lít khí O2 (đktc). Khối lượng của 0,3 mol X là
Khối lượng của 0,3 mol X là 33,0 gam.
Cho các chất gồm: tơ tằm, tơ visco, tơ axetat, tơ lapsan (poli(etylen-terephtalat). Số chất thuộc loại tơ nhân tạo là
Đáp án A
Các chất thuộc loại tơ nhân tạo là tơ visco và tơ axetat.