Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí số liệu (tiếp)
I. Vẽ biểu đồ tranh
1. Các bước vẽ biểu đồ tranh
Bước 1. Chuẩn bị
- Chọn biểu tượng (hình ảnh) đại diện cho dữ liệu cần biểu diễn.
- Xác định mỗi biểu tượng (hình ảnh) thay thế cho bao nhiêu đối tượng.
Bước 2. Vẽ biểu đồ tranh
- Biểu đồ tranh thường gồm 2 cột:
+ Cột 1: Danh sách phân loại đối tượng thống kê
+ Cột 2: Vẽ các biểu tượng thay thế đủ số lượng các đối tượng
- Ghi tên biểu đồ và các chú thích số lượng tượng ứng mỗi biểu tượng của biểu đồ tranh.
2. Ví dụ
Cho bảng thống kê số xe máy bán được trong tháng của một của hàng bằng bảng số liệu:
Màu xe máy |
Vàng |
Xanh |
Đỏ |
Trắng |
Đen |
Số xe bán được |
10 |
20 |
35 |
15 |
25 |
Vẽ biểu đồ tranh:
Số xe bán được trong tháng 6
Chọn biểu tượng mặt cười làm đại diện cho dữ liệu cần biểu diễn.
II. Đọc biểu đồ tranh
1. Lý thuyết
Biểu đồ tranh sử dụng biểu tượng hoặc hình ảnh để biểu diễn dữ liệu
Một biểu tượng (một hình ảnh) có thể thay thế cho một số các đối tượng.
Cách đọc biểu đồ tranh:
Bước 1: Xác định biểu tượng (hình ảnh) có thể thay thế cho bao nhiêu đối tượng.
Bước 2: Lấy số lượng nhân với số thay thế vừa xác định để tìm số liệu cho đối tượng tương ứng.
2. Ví dụ
Biểu đồ tranh dưới đây cho biết số ti vi (TV) bán được qua các năm của 1 siêu thị điện máy.
Các biểu tượng thay thế cho số lượng ti vi:
Trong hàng thứ hai:
Năm 2016 có số ti vi là 2.500=1000 ti vi.
Năm 2017: 3.500=1500 ti vi.
Năm 2018: có 500+250=750 ti vi.
Năm 2019: 4.500=2000 ti vi
Năm 2020: 6.500=3000 ti vi
III. Vẽ biểu đồ cột
1. Các bước vẽ biểu đồ
Bước 1: Vẽ trục ngang và trục dọc, trục ngang là danh sách các đối tượng, trục dọc là thang đo các số liệu của các đối tượng.
Bước 2: Vẽ các hình chữ nhật cho từng đối tượng, các hình chữ nhật có chiều rộng không đổi và chiều cao tương ứng với số liệu của các đối tượng đó.
2. Ví dụ
Từ bảng số liệu:
Các con vật được nuôi của học sinh
Con vật được nuôi |
Số con |
Chó |
6 |
Mèo |
7 |
Chim |
9 |
Cá |
4 |
Rùa |
3 |
Vẽ biểu đồ cột:
Bước 1: Vẽ các trục ngang (tên con vật) và trục dọc (số con vật với thang đo từ 0 đến 10)
Bước 2: Vẽ các hình chữ nhật chiều rộng bằng nhau cho các đối tượng “Chó, mèo, chim, cá, rùa” và chiều cao là:
Chó: 6; Mèo: 7; Chim: 9; Cá: 4; Rùa: 3
Hình vẽ:
IV. Đọc biểu đồ cột
1. Đọc biểu đồ cột
+ Nhìn theo một trục (ngang hoặc đứng) để đọc danh sách các đối tượng thống kê.
+ Nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó.
+ Lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc các số liệu.
2. Ví dụ
Biểu đồ cột thể hiện các môn thể thao yêu thích của học sinh lớp 6A:
Đọc biểu đồ cột:
Trục ngang: Tên các môn thể thao
Trục đứng: Số học sinh chọn môn thể thao
Cột bóng đá: Cao 18 nên số học sinh thích môn này là 18 bạn
Cột cầu lông: 8 bạn
Cột bóng bàn: 2 bạn
Cột đá cầu: 4 bạn
Cột bóng rổ: có chiều cao nằm giữa 6 và 8 nên có 7 bạn thích.
Từ biểu đồ cột lập bảng thống kê:
Môn thể thao |
Bóng đá |
Cầu lông |
Bóng bàn |
Đá cầu |
Bóng rổ |
Số học sinh chọn |
18 |
8 |
2 |
4 |
7 |