Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Cách giải và biện luận hệ phương trình bậc nhất hai ẩn dựa vào việc tính định thức và số giao điểm của các đồ thị hàm số bậc nhất
(390) 1300 29/07/2022

1. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Cho hệ phương trình bậc nhất hai ẩn: \(\left\{ \begin{array}{l}ax + by = c\\a'x + b'y = c'\end{array} \right.\,\,\,\left( I \right)\,\,\,\left( {{a^2} + {b^2} \ne 0;a{'^2} + b{'^2} \ne 0} \right)\)

- Mỗi cặp số \(\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) đồng thời là nghiệm của cả hai phương trình trong hệ được gọi là một nghiệm của hệ.

- Giải hệ phương trình là tìm tất cả các nghiệm của nó.

Gọi \(d,d'\) lần lượt là các đường thẳng \(ax + by = c\) và \(a'x + b'y = c'\). Khi đó:

+) Hệ \(\left( I \right)\) có nghiệm duy nhất \( \Leftrightarrow d,d'\) cắt nhau.

+) Hệ \(\left( I \right)\) vô nghiệm \( \Leftrightarrow d,d'\) song song.

+) Hệ \(\left( I \right)\) có vô số nghiệm \( \Leftrightarrow d,d'\) trùng nhau.

2. Giải và biện luận hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Cho hệ \(\left\{ \begin{array}{l}ax + by = c\\a'x + b'y = c'\end{array} \right.\,\,\,\left( I \right)\,\,\,\left( {{a^2} + {b^2} \ne 0;a{'^2} + b{'^2} \ne 0} \right)\)

Phương pháp:

- Bước 1: Tính các giá trị:

 \(\begin{array}{l}D = \left| {\begin{array}{*{20}{c}}\begin{array}{l}a\\a'\end{array}&\begin{array}{l}b\\b'\end{array}\end{array}} \right| = ab' - a'b\\{D_x} = \left| {\begin{array}{*{20}{c}}\begin{array}{l}c\\c'\end{array}&\begin{array}{l}b\\b'\end{array}\end{array}} \right| = cb' - c'b\\{D_y} = \left| {\begin{array}{*{20}{c}}\begin{array}{l}a\\a'\end{array}&\begin{array}{l}c\\c'\end{array}\end{array}} \right| = ac' - a'c\end{array}\)

- Bước 2: Biện luận nghiệm của hệ phương trình:

a) Nếu \(D \ne 0\) thì hệ có một nghiệm duy nhất \(\left( {x;y} \right)\), trong đó: \(x = \dfrac{{{D_x}}}{D};y = \dfrac{{{D_y}}}{D}\)

b) Nếu \(D = 0\) và:

+) \({D_x} \ne 0\) hoặc \({D_y} \ne 0\) thì hệ vô nghiệm.

+) \({D_x} = {D_y} = 0\) thì hệ có vô số nghiệm, tập nghiệm của hệ là tập nghiệm của phương trình \(ax + by = c\)

- Bước 3: Kết luận

Ví dụ: Giải và biện luận hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}mx + y = m + 1\\x + my = 2\end{array} \right.\)

- Bước 1: Tính:

\(\begin{array}{l}D = \left| {\begin{array}{*{20}{c}}\begin{array}{l}m\\1\end{array}&\begin{array}{l}1\\m\end{array}\end{array}} \right| = {m^2} - 1 = \left( {m - 1} \right)\left( {m + 1} \right)\\{D_x} = \left| {\begin{array}{*{20}{c}}\begin{array}{l}m + 1\\2\end{array}&\begin{array}{l}1\\m\end{array}\end{array}} \right| = {m^2} + m - 2 = \left( {m - 1} \right)\left( {m + 2} \right)\\{D_y} = \left| {\begin{array}{*{20}{c}}\begin{array}{l}m\\1\end{array}&\begin{array}{l}m + 1\\2\end{array}\end{array}} \right| = 2m - m - 1 = m - 1\end{array}\)

- Bước 2: Biện luận:

+) Nếu \(D \ne 0 \Leftrightarrow m \ne  \pm 1\) thì hệ có nghiệm duy nhất \(\left( {x;y} \right)\) với:

\(\left\{ \begin{array}{l}x = \dfrac{{{D_x}}}{D} = \dfrac{{\left( {m - 1} \right)\left( {m + 2} \right)}}{{\left( {m - 1} \right)\left( {m + 1} \right)}} = \dfrac{{m + 2}}{{m + 1}}\\y = \dfrac{{{D_y}}}{D} = \dfrac{{m - 1}}{{\left( {m - 1} \right)\left( {m + 1} \right)}} = \dfrac{1}{{m + 1}}\end{array} \right.\)

+) Nếu \(D = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 1\\m =  - 1\end{array} \right.\) thì:

TH1: \(m = 1\) thì \({D_x} = {D_y} = 0\), hệ trở thành \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 2\\x + y = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow x + y = 2 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \in R\\y = 2 - x\end{array} \right.\)

TH2: \(m =  - 1\) thì \({D_x} \ne 0\) nên hệ vô nghiệm.

- Bước 3: Kết luận:

+) Với \(m \ne  \pm 1\) thì hệ có nghiệm duy nhất \(\left( {x;y} \right)\) là \(\left( {\dfrac{{m + 2}}{{m + 1}};\dfrac{1}{{m + 1}}} \right)\)

+) Với \(m = 1\) thì hệ có vô số nghiệm \(\left( {x;y} \right)\) là \(\left\{ \begin{array}{l}x \in R\\y = 2 - x\end{array} \right.\)

+) Với \(m =  - 1\) thì hệ vô nghiệm.

(390) 1300 29/07/2022