Hệ trục tọa độ trong mặt phẳng

Lý thuyết về Hệ trục tọa độ trong mặt phẳng MÔN TOÁN Lớp 10 với nhiều phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(396) 1320 29/07/2022

1. Định nghĩa

Hệ trục tọa độ gồm hai trục vuông góc \(Ox\) và \(Oy\) với hai vectơ đơn vị lần lượt là \(\overrightarrow i ,\,\overrightarrow j \). Điểm O gọi là gốc tọa độ, \(Ox\) gọi là trục hoành và \(Oy\) gọi là trục tung.

Kí hiệu \(Oxy\) hay \(\left( {O;\overrightarrow i ,\overrightarrow j } \right)\)

2. Tọa độ điểm, tọa độ vec tơ

+ Trong hệ trục tọa độ \(\left( {O;\overrightarrow i ,\overrightarrow j } \right)\) nếu \(\overrightarrow u  = x\overrightarrow i  + y\overrightarrow j \) thì cặp số \(\left( {x;y} \right)\) được gọi là tọa độ của vectơ \(\overrightarrow u \), kí hiệu là \(\overrightarrow u  = \left( {x;y} \right)\) hay \(\overrightarrow u \left( {x;y} \right)\).

$x$  được gọi là hoành độ, $y$  được gọi là tung độ của vectơ \(\overrightarrow u \)

+ Nếu \(\overrightarrow {OM}  = x\overrightarrow i  + y\overrightarrow j \) thì \(\left( {x;y} \right)\) gọi là tọa độ của điểm $M$, kí hiệu là \(M = \left( {x;y} \right)\) hay \(M\left( {x;y} \right)\). 

$x$  được gọi là hoành độ, $y$  được gọi là tung độ của điểm $M$ .

Gọi $H,K$  lần lượt là hình chiếu của $M$ lên \(Ox\) và \(Oy\) thì \(M\left( {x;y} \right) \Leftrightarrow \overrightarrow {OM}  = x\overrightarrow i  + y\overrightarrow j  = \overrightarrow {OH}  + \overrightarrow {OK} \)

Như vậy \(\overrightarrow {OH}  = x\overrightarrow i ,\,\,\overrightarrow {OK}  = y\overrightarrow j \) hay $x = \overline {OH} ,\,\,y = \overline {OK} $

3. Tọa độ trung điểm của đoạn thẳng. Tọa độ trọng tâm tam giác

Cho \(A({x_A};{y_A}),{\rm{ }}B({x_B};{y_B}),\,\,C\left( {{x_C};{y_C}} \right)\) phân biệt, không thẳng hàng và $M$ là trung điểm $AB$, \(G\) là trọng tâm của tam giác. Khi đó:

+) ${x_M} = \dfrac{{{x_A} + {x_B}}}{2},$ ${y_M} = \dfrac{{{y_A} + {y_B}}}{2}$

+) ${x_G} = \dfrac{{{x_A} + {x_B} + {x_C}}}{3}$ ${y_G} = \dfrac{{{y_A} + {y_B} + {y_C}}}{3}$

(396) 1320 29/07/2022