Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Tào Mạnh Đức
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Tào Mạnh Đức
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
58 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Hòa tan hết 17,4 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và FeCO3 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa 36,0 gam muối và V lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Biết khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất của S+6. Giá trị của V là.
Đặt a, b là số mol Fe3O4 và FeCO3
→ mX = 232a + 116b = 17,4
nFe2(SO4)3 = (3a + b)/2 = 0,09
→ a = 0,03 và b = 0,09
→ nCO2 = 0,09
BT electron: 2nSO2 = nFe3O4 + nFeCO3 → nSO2 = 0,06
→ n khí tổng = 0,15 → V = 3,36 lít
Xà phòng hóa hoàn toàn 49,92 gam triglyxerit X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glyxerol có khối lượng m gam và hỗn hợp chứa a mol muối natri oleat và 2a mol muối natri panmitat. Giá trị m là.
nC17H33COONa : nC15H31COONa = 1: 2
→ X là (C17H33COO)(C15H31COO)2C3H5
→ nC3H5(OH)3 = nX = 0,06
→ mC3H5(OH)3 = 5,52 gam
X là amino axit no, trong phân tử chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Lấy 0,12 mol X tác dụng với 240 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y, cô cạn dung dịch sau khi kết thúc phản ứng, thu được 28,96 gam rắn khan. X là.
Chất rắn khan chứa:
NH2-R-COO-: 0,12 mol
Cl- : 0,24 mol
Na+ : 0,4 mol
BTDT: nOH- = 0,04
m rắn = 28,96 → R = 28
X là alanin
Cho hỗn hợp gồm 0,16 mol Mg và 0,08 mol Al vào dung dịch chứa Fe2(SO4)3 0,2M và CuSO4 0,3M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và m gam hỗn hợp rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 12,8 gam rắn khan. Giá trị m là.
mMgO = 6,4 < 12,8 → Chất rắn có thêm Fe2O3 (0,04 mol)
vậy dung dịch Y chứa Mg2+ (0,16), Al3+ (0,08) và Fe2+ (0,08). Bảo toàn điện tích→ nSO42- = 0,36
nFe2(SO4)3 = 2x và nCuSO4 = 3x → nSO42- = 9x = 0,36 → x = 0,04
Chất rắn Y chứa Fe và Cu. Bảo toàn khối lượng Fe, Cu:
mY = 56.4x + 64.3x - 0,08.56 = 12,16
Cho x mol axit glutamic tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa y mol NaOH. Biểu thức liên hệ x và y là.
nGlu = x → nHCl = x
nNaOH = 2nGlu + nHCl ⇒ y = 3x
Cho 11,03 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào 300 ml dung dịch HCl 0,6M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thấy thoát ra 2,688 lít khí H2 (đktc); đồng thời thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được lượng rắn khan là.
nH2 = 0,12 → nOH- = 0,24
nHCl = 0,18 → nH+ = 0,18
→ nOH- dư = 0,06
m rắn = m kim loại + mCl- + mOH- = 18,44
Hòa tan hết 21,6 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch X có chứa 29,25 gam muối FeCl3. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Giá trị gần nhất của m là.
nFeCl3 = 0,18 và nFeCl2 = x
BTNT(Cl) : nHCl = 2x + 0,54
BTNT(H): nH2O = x + 0,27 → nO = x + 0,27
→ 56.(x + 0,18) + 16.(x + 0,27) = 21,6
→ x = 0,1
nAgCl = nCl = 0,74
nAg = nFe2+ = 0,1
→ m = 116,99
X là este đơn chức, không no chứa một liên đôi C=C; Y là este no, hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 23,16 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 0,96 mol O2. Mặt khác đun nóng 23,16 gam E cần dùng 330 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp chứa a gam muối A và b gam muối B (MA> MB). Tỉ lệ gần nhất của a : b là.
Quy đổi X thành CH2=CH-COOCH3 (x), (COOCH3)2 (y) và CH2 (z)
mE = 86x + 118y + 14z = 23,16
nO2 = 4,5x + 3,5y + 1,5z = 0,96
nNaOH = x + 2y = 0,33
→ x = 0,09; y = 0,12; z = 0,09
Dễ thấy x = z nên X là C3H5COOCH3 (0,09) và Y là (COOCH3)2 (0,12)
Các muối gồm C3H5COONa (0,09) và (COONa)2 (0,12)
→ a = 0,12.134 = 16,08
và b = 0,09.108 = 9,72
→ a: b = 1,654
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và FexOy trong khí trơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Chia hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH loãng dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 8,0 gam; đồng thời thoát ra 1,344 lít khí H2 (đktc). Phần 2 tác dụng hết với dung dịch HCl loãng dư, thu được 5,376 lít khí H2 (đktc). Công thức FexOy là.
Phần 1:
nNaAlO2 = nNaOH = 0,2 → nAl ban đầu = 0,2
nH2 = 0,06 → nAl dư = 0,04 → nAl phản ứng = 0,16 → nO = 0,24
Phần 2:
3nAl dư + 2nFe = 2nH2 → nFe = 0,18
→ Fe : O = nFe : nO = 3: 4
→ Fe3O4
Hòa tan hết 14,76 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, MgCO3, Al(NO3)3 trong dung dịch chứa 0,05 mol HNO3 và 0,45 mol H2SO4, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm CO2, N2, N2O và H2 (trong đó H2 có số mol là 0,08 mol). Tỉ khối của Y so với He bằng 135/29. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 40,0 gam, thu được 16,53 gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của N2 trong hỗn hợp Y là.
Dung dịch X chứa: Mg2+ (a), Al3+ (b), NH4+ (c) và SO42- (0,45)
BTDT: 2a + 3b + c = 0,45.2
nNaOH = 2a + 4b + c = 1
nMg(OH)2 = a = 0,285
→ b = 0,1 và c = 0,03
BTNT(H): nH2O = 0,335
BTKL: mY = 2,7
→ nY = 0,145
Đặt nCO2 + nN2O = x và nN2 = y
→ nY = x + y + 0,08 = 0,145
mY = 44x + 28y + 0,08.2 = 2,7
→ x = 0,045 và y = 0,02
→ %N2 = 0,02.28/2,7 = 20,74%
Đề thi liên quan
-
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Tào Mạnh Đức
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-