Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2020 - Trường THPT Lê Văn Lương lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2020 - Trường THPT Lê Văn Lương lần 1
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
144 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Thành phần chính của đạm urê là
Đáp án C
Thành phần chính của đạm urê là (NH2)2CO
Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?
Đáp án A
+ Tơ axetat, tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo).
+ Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
+ Tơ nilon-6,6 được điều chế từ phản ứng trùng ngưng, thuộc loại tơ tổng hợp.
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu đỏ?
Đáp án C
+ C6H5OH, H2NCH2COOH không làm quỳ tím đổi màu.
+ (CH3)2NH làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
+ CH3COOH làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội?
Đáp án A
+ Al, Fe, Cr thụ động trong H2SO4 đặc nguội → không xảy ra phản ứng.
+ Cu + 2H2SO4 (đặc, nguội) →CuSO4 + SO2 + 2H2O.
Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit?
Glucozo không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit
Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là H2?
Đáp án D
Phương pháp nhiệt luyện ứng dụng điều chế các kim loại sau Al Loại A, B, C.
Ở nhiệt độ cao CO và H2 khử được các oxit của kim loại sau Al
Với CO:
+ Tổng quát: \({M_x}{O_y} + yCO \to xM + yC{O_2}\)
mCR giảm = mO (oxit pư); nO (oxit pư) = nCO pư = nCO2
b) Với H2:
+ Tổng quát: \({M_x}{O_y} + y{H_2} \to xM + y{H_2}O\)
mCR giảm = mO (oxit pư); nO (oxit pư) = nH2 pư = nH2O
c) Với hỗn hợp CO, H2:
→ mCR giảm = mO (oxit pư); nO (oxit pư) = (nCO pư + nH2 pư) = ( nCO2 + nH2O )
Chất nào sau đây làm mềm nước cứng tạm thời?
Đáp án B
Nước cứng tạm thời chứa các ion Mg2+, Ca2+, HCO , nên có thể dùng NaOH để làm mềm:
\(HCO_3^ - + O{H^ - } \to CO_3^{2 - } + {H_2}O;\left\{ \begin{array}{l}
M{g^{2 + }} + CO_3^{2 - } \to MgC{O_3} \downarrow \\
C{a^{2 + }} + CO_3^{2 - } \to CaC{O_3} \downarrow
\end{array} \right.\)
Công thức hóa học của sắt từ oxit là
Đáp án B
+ Fe(OH)3 là sắt (III) hiđroxit → Loại A.
+ Fe3O4 là oxit sắt từ → B đúng.
+ Fe2O3 là sắt (III) oxit → Loại C.
+ Fe(OH)2 là sắt (II) hiđroxit → Loại D.
Công thức của tripanmitin là
Đáp án B
Công thức của tripanmitin là (C15H31COO)3C3H5
Dung dịch nào sau đây không hòa tan được Cr(OH)3?
Đáp án B
- Các dung dịch NaOH, HCl, H2SO4 đều hòa tan được Cr(OH)3;
\(Cr{(OH)_3} + NaOH \to NaCr{O_2} + 2{H_2}O;\)
\(Cr{(OH)_3} + 3HCl \to CrC{l_3} + 3{H_2}O;\)
\(2Cr{(OH)_3} + 3{H_2}S{O_4} \to C{r_2}{(S{O_4})_3} + 6{H_2}O.\)
- Cr(OH)3 không tác dụng với K2SO4, nên dung dịch K2SO4 không hòa tan được Cr(OH)3.
Ở trạng thái chất rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là
Đáp án B
Ở trạng thái rắn, CO2 được gọi là nước đá khô
Dung dịch nào sau đây không hòa tan được Al?
Đáp án C
+ Các dung dịch HCl, NaOH, FeSO4 đều hòa tan được Al:
\(\begin{array}{l}
2Al + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2} \uparrow \\
2Al + 2NaOH + 2{H_2}O \to 2NaAl{O_2} + 3{H_2} \uparrow \\
2Al + 3FeS{O_4} \to A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} + 3Fe \downarrow
\end{array}\)
Nhiệt phân hoàn toàn 16,2 gam Ca(HCO3)2, thu được V lít khí CO2 ở đktc. Giá trị của V là
Đáp án C
\(Ca{(HC{O_3})_2} \to CaO + 2C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)
\( \to {n_{C{O_2}}} = 2{n_{Ca{{\left( {HC{O_3}} \right)}_2}}} = 2.\frac{{16,2}}{{162}} = 0,2mol \to V = 4,48\) lít
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
A sai vì: Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch mạng không gian.
B sai vì: Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
C sai vì tơ olon thuộc loại tơ tổng hợp.
D đúng: Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng axit ađipic với hexametylenđiamin.
Lưu ý: Đặc điểm về cấu trúc của polime
- Mạch không phân nhánh: amilozơ, PE,...
- Mạch phân nhánh: amilopectin, glicogen ...
- Mạch mạng không gian: nhựa bakelít, cao su lưu hóa, nhựa rezit ...
Phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C
C sai vì: Cho hồ tinh bột vào dung dịch I2 thấy xuất hiện màu xanh tím
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án A
A sai vì: Anilin là chất lỏng không tan trong nước, tách lớp với nước.
B đúng vì: dung dịch protein (là polipeptit) có phản ứng màu biure.
C đúng vì: Gly-Ala-Ala H-C2H3NO-C3H5NO-C3H5NO-OH, phân tử có 4 nguyên tử O.
D đúng vì: Lysin có 2 nhóm –NH2, có 2 nguyên tử N.
Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
Đáp án D
Áp dụng quy tắc \(\alpha \) vào phản ứng trên ta có:
Tính khử của Fe > Cu → Fe là chất khử ( Sự oxi hóa Fe)
Tính oxi hóa Cu2+ > Fe2+ → Cu2+ là chất oxi hóa ( Sự khử Cu2+)
Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (III) sau khi kết thúc phản ứng?
Đáp án D
A sai vì: \(Fe + {H_2}S{O_4} \to FeS{O_4} + {H_2} \uparrow \)
B sai vì: \(\left\{ \begin{array}{l}
Fe + 4HN{O_3} \to Fe{(N{O_3})_3} + NO + 2{H_2}O\\
F{e_{du}} + 2Fe{(N{O_3})_3} \to 3Fe{(N{O_3})_2}
\end{array} \right.\)
C sai vì: \(FeO + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \)
D đúng vì: \(2Fe + 3C{l_2} \to 2FeC{l_3}\), ở trạng thái rắn Fe dư và FeCl3 không phản ứng với nhau chất rắn thu được gồm Fe dư và FeCl3
Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn là H+ + OH- → H2O
(1) Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O
(2) KHCO3 + KOH → K2CO3 + H2O
(3) Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + H2O
(4) Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
Các phương trình ion rút gọn của các phản ứng là:
(1) \(B{a^{2 + }} + 2O{H^ - } + 2{H^ + } + SO_4^{2 - } \to BaS{O_4} \downarrow + 2{H_2}O\)
(2) \(HCO_3^ - + O{H^ - } \to CO_3^{2 - } + {H_2}O\)
(3) \(Fe{(OH)_2} + 2H{}^ + \to F{e^{2 + }} + 2{H_2}O\)
(4) \({H^ + } + O{H^ - } \to {H_2}O\)
Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit axetic?
Đáp án B
Anđehit axetic có công thức là CH3CHO
A sai vì: \(C{H_2} = CHCOOC{H_3} + NaOH \to C{H_2} = CHCOONa + C{H_3}OH\)
B đúng vì: \(HCOOCH = C{H_2} + NaOH \to HCOONa + C{H_3}CHO;\)
C \(C{H_3}COO{C_3}{H_7} + NaOH \to C{H_3}COONa + {C_3}{H_7}OH\)
D sai vì: \({(C{H_3}COO)_2}{C_2}{H_4} + 2NaOH \to 2C{H_3}COONa + {C_2}H{}_4{(OH)_2}\)
Hòa tan m gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO ở đktc. Giá trị của m là
Đáp án B
\( \to 3{n_{Fe}} = 3{n_{NO}} \to {n_{Fe}} = {n_{NO}} = \frac{{4,48}}{{22,4}} = 0,2mol \to {m_{Fe}} = 56.0,2 = 11,2gam\)
Cho 1ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 1M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch chất X, đun nóng nhẹ hỗn hợp ở khoảng 60 - 70°C trong vài phút, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng. Chất X là
Đáp án D
Chất X có phản ứng tráng Ag → X là anđehit fomic
Hỗn hợp X gồm 9 gam glyxin và 4,4 gam etyl axetat. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
\({n_{{H_2}NC{H_2}COOH}} = \frac{9}{{75}} = 0,12mol;{n_{C{H_3}COO{C_2}{H_5}}} = \frac{{4,4}}{{88}} = 0,05mol\)
\( \to m\,\,gam\left\{ \begin{array}{l}
{H_2}NC{H_2}COONa:0,12mol\\
C{H_3}COONa:0,05mol\\
NaOH\,\,du:0,03mol
\end{array} \right. \to m = 97.0,12 + 82.0,05 + 40.0,03 = 16,94gam\)
Lên men 81 gam tinh bột thành ancol etylic (hiệu suất của cả quá trình là 75%). Hấp thụ hoàn toàn CO2 sinh ra vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án C
mtinh bột (pư) = \(\frac{{81.75}}{{100}} = 60,75gam \to \) ntinh bột (pư) = \(\frac{{60,75}}{{162}} = 0,375mol\)
\({C_6}{H_{10}}{O_5} \to 2{C_2}{H_5}OH + 2C{O_2}\)
\( \to {n_{CaC{O_3}}} = {n_{C{O_2}}} = 0,75mol \to m = 100.0,75 = 75gam\)
Cho các phát biểu sau:
(1) Sử dụng xà phòng để giặt quần áo trong nước cứng sẽ làm vải nhanh mục.
(2) Nếu nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của quả chuối xanh thì xuất hiện màu xanh tím.
(3) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.
(4) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm.
(5) Vải làm từ nilon-6,6 kém bền trong nước xà phòng có tính kiềm.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
(1) đúng vì: tạo kết tủa bám vào sợi vải làm cho sợi vải nhanh mục nát.
(2) đúng vì: trong quả chuối xanh có tinh bột làm xanh dung dịch I2.
(3) sai vì: glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(4) đúng
(5) đúng vì: nilon-6,6 có chứa liên kết –CO-NH- kém bền trong môi trường kiềm hoặc môi trường axit.
Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch loãng chứa 0,3 mol H2SO4, thu được khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào X, kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Đáp án D
- Thí nghiệm 1: \({n_{NaOH}} = 0,21.2 = 0,42{\rm{ }}mol\)
\(NaOH(0,42mol) + X \to \) sản phẩm \(\left| \begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
N{a^ + }:0,42\\
SO_4^{2 - }:0,3\\
A{l^{3 + }}:0,06(BTDT)
\end{array} \right.\\
\downarrow Al{(OH)_3}:(2a + 1,56)gam
\end{array} \right.\)
- Thí nghiệm 2: \({n_{NaOH}} = 0,36.2 = 0,72mol\)
\(NaOH(0,72mol) + X \to \) sản phẩm \(\left| \begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
N{a^ + }:0,72\\
SO_4^{2 - }:0,3\\
AlO_2^ - :0,12(BTDT)
\end{array} \right.\\
\downarrow Al{(OH)_3}:a\,\,gam
\end{array} \right.\)
\( \to 0,06 + \frac{{\left( {2a + 1,56} \right)}}{{78}} = 0,12 + \frac{a}{{78}} \to a = 3,12gam \to {n_{Al}} = 0,12 + \frac{{3,12}}{{78}} = 0,16\)
\( \to m = 27.0,16 = 4,32gam\)
Dẫn 0,5 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và CO2) qua cacbon nóng đỏ, thu được 0,95 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2, CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2 sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án D
\(0,5mol\,\,X\left\{ \begin{array}{l}
{H_2}O:c\\
C{O_2}:(a + b - 0,45)
\end{array} \right. \to 0,95\,mol\,\,\,Y\left\{ \begin{array}{l}
CO:a\\
C{O_2}:b\\
{H_2}:c
\end{array} \right. \to \left| \begin{array}{l}
Ba{(HC{O_3})_2}\\
\downarrow BaC{O_3}
\end{array} \right.\)
\( \to {n_C} = {n_Y} - {n_X} = 0,95 - 0,5 = 0,45mol\)
\( \to \left\{ \begin{array}{l}
{n_Y} = a + b + c = 0,95\\
\to c + 2\left( {a + b - 0,45} \right) = a + 2b \to a + c = 0,9
\end{array} \right. \to b = 0,95 - 0,9 = 0,05mol\)
\( \to {n_{BaC{O_3}}} = {n_{O{H^ - }}} - {n_{C{O_2}}} = 0,2 - 0,05 = 0,15mol \to m = 197.0,15 = 29,55gam\)
Thực hiện thí nghiệm sau:
(1) Sục CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH)2;
(2) Đun nóng dung dịch NaHCO3 và CaCl2 (có số mol bằng nhau);
(3) Thêm nước dư vào hỗn hợp rắn Na2O và Al2O3 (có số mol bằng nhau);
(4) Thêm dung dịch HCl từ từ đến dư vào dung dịch Na2CO3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm mà dung dịch sau phản ứng chứa 2 muối là
Đáp án A
(1) \(\left\{ \begin{array}{l}
C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} \downarrow + {H_2}O\\
C{O_{2(du)}} + {H_2}O + CaC{O_3} \to Ca{(HC{O_3})_{2(du)}}
\end{array} \right. \to \) dung dịch thu được chứa 1 muối.
(2) \(\left| \begin{array}{l}
2NaHC{O_3} \to N{a_2}C{O_3} + C{O_2} \uparrow + {H_2}O;N{a_2}C{O_3} + CaC{l_2} \to 2NaCl + CaC{O_3} \downarrow \\
\,\,\,\,1\,\,mol \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,5\,mol\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,5 \to \,\,\,\,\,\,\,0,5\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,1
\end{array} \right.\)
→ Dung dịch thu được gồm 2 muối \(\left\{ \begin{array}{l}
NaCl:1\,\,mol\\
CaC{l_2}:0,5\,\,mol
\end{array} \right.\)
(3) \(\left| \begin{array}{l}
N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH;A{l_2}{O_3} + 2NaOH \to 2NaAl{O_2} + {H_2}O\\
1\,\,mol \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2\,\,mol\,\,\,\,\,\,\,1\,\,mol \to \,\,\,\,2\,\,mol\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2\,\,mol
\end{array} \right.\)
→ Dung dịch thu được chứa 1 muối NaAlO2
(4) \(\left\{ \begin{array}{l}
HCl + N{a_2}C{O_3} \to NaHC{O_3}\\
HC{l_{(du)}} + NaHC{O_3} \to NaCl + C{O_2} \uparrow + {H_2}O
\end{array} \right. \to \) dung dịch thu được chứa 1 muối.
→ Có 1 thí nghiệm, dung dịch sau phản ứng chứa 2 muối
Thủy phân hoàn toàn chất béo X sau phản ứng thu được axit oleic (C17H33COOH) và axit linoleic (C17H31COOH). Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 76,32 gam oxi thu được 75,24 gam CO2. Mặt khác m gam X tác dụng vừa đủ với V ml Br2 1M. Tìm V
Đáp án A
+ Thủy phân hoàn toàn X thu được glixerol và hỗn hợp 2 axit C17H33COOH và C17H31COOH
→ Số nguyên tử C trong X = 18.3 + 3 = 57 nguyên tử C
→ Số nguyên tử O trong X = 2.3 = 6 nguyên tử O
+ Bài hỏi thể tích của dung dịch Br2 ta đi tìm số liên kết Pi trong X → ta cần xác định thêm số nguyên tử H trong X trước.
Đặt công thức của X là C57HyO6
\(\begin{array}{l}
{C_{57}}{H_y}{O_6} + \left( {54 + \frac{y}{4}} \right){O_2} \to 57C{O_2} + \frac{y}{2}{H_2}O\\
\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2,385\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,1,71
\end{array}\)
\( \to \left\{ \begin{array}{l}
1,71\left( {54 + \frac{y}{4}} \right) = 57.2,385 \to y = 102\\
{n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{57}} = 0,03mol
\end{array} \right.\)
Số liên kết pi trong \(X = \frac{{2.57 + 2 - 102}}{2} = 7 = 3{\pi _{COO}} + 4{\pi _{C = C}}\)
\( \to {n_{B{r_2}}} = 4{n_X} = 4.0,03 = 0,12mol \to V = \frac{{0,12}}{1} = 0,12\) lít = 120 ml
Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(1) X → Y + CO2
(2) Y + H2O → Z
(3) T + Z → R + X + H2O
(4) 2T + Z → 2X + Q + 2H2O
Chất R, Q thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là:
(a) CaCO3 → CaO + CO2
(X) (Y)
(b) CaO + H2O → Ca(OH)2
(Y) (Z)
(c) NaHCO3 + Ca(OH)2 → NaOH + CaCO3↓ + H2O
(T) (Z) (R) (X)
(d) 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → Na2CO3 + CaCO3↓ + 2H2O
(T) (Z) (Q) (X)
Vậy Q, R thỏa mãn là Na2CO3, NaOH.
Cho 6,03 gam hỗn hợp gồm etanal và axetilen tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 41,4 gam kết tủa. Cho toàn bộ lượng kết tủa này vào dung dịch HCl (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
CH3CHO: x mol và C2H2: y mol
Ta có: 44x+ 26y = 6,03 x 0,075 và 216x + 240y = 41,4
→ x = 0,075 và y = 0,105
Khi cho kết tủa tác dụng với HCl thì thu được: m = 46,335 gam
Este X hai chức mạch hở có công thức phân tử C7H10O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau:
(1) X + 2NaOH dư → X1 + X2 + X3
(2) X2 + H2 → X3
(3) X1 + H2SO4 loãng → Y + Na2SO4
(4) 2Z + O2 → 2X2
Biết các phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol. Phát biểu nào sau đây là sai?
Độ bất bão hòa của phân tử X: k = (2C + 2 - H)/2 = (2.7 + 2 - 10)/2 = 3
→ X là este hai chức và có 1 liên kết C=C
- Từ (3) suy ra X1 muối natri của axit hữu cơ
- Từ (2) suy ra X2 có cùng số C với X3
→ X là C2H5OOC-CH2-COOCH=CH2
Các PTHH:
(1) C2H5OOC-CH2-COOCH=CH2 (X) + 2NaOH → NaOOC-CH2-COONa (X1) + CH3CHO (X2) + C2H5OH (X3)
(2) CH3CHO (X2) + H2 → C2H5OH (X3)
(3) NaOOC-CH2-COONa (X1) + H2SO4 → HOOC-CH2-COOH (Y) + Na2SO4
(4) 2C2H4 + O2 → 2CH3CHO
A. Đun nóng X3 với H2SO4 đặc (170°C), thu được chất Z
→ đúng, đun nóng C2H5OH với H2SO4 đặc (170°C), thu được C2H4.
B. Trong Y có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử hiđro
→ Sai, Y có CTPT là C3H4O4
C. X có mạch cacbon không phân nhánh
→ Đúng
D. X3 có nhiệt độ sao cao hơn X2
→ Đúng, X3 có liên kết H nên có nhiệt độ sôi cao hơn X2
Đáp án B
Thủy phân hoàn toàn 10,12 gam este X trong dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được muối của axit cacboxylic đơn chức và 3,68 gam ancol metylic. Công thức của X là
nCH3OH = 3,68 : 32 = 0,115 (mol)
→ nEsste X = nCH3OH = 0,115 (mol)
→ MX = 10,12 : 0,115 = 88 (g/mol)
→ CTPT X: C4H8O2 → CTCT: C2H5COOCH3
Đun nóng 41,49 gam hỗn hợp E gồm chất X (C2H8O2N2) và tripeptit Y (C7H13N3O4) trong 350 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch T chứa ba muối và HCl dư. Cho dung dịch T tác dụng vừa đủ với 508 ml dung dịch NaOH 2,5M thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là
X là NH2-CH2-COONH4 (x mol)
Y là Gly-Gly-Ala (y mol) → 92x + 203y = 41,49 (1)
nHCl = 0,7 và nNaOH = 1,27
nNaOH = x + 3y + 0,7 = 1,27 (2)
(1)(2) → x = 0,12 và y = 0,15
Muối gồm GlyNa (x + 2y), AlaNa (y), NaCl (0,7)
→ m muối = 98,34
Đốt 4,2 gam sắt trong không khí thu được 5,32 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit sắt. Hòa tan toàn bộ X bằng 200 ml dung dịch HNO3 a mol/lít, thu được 0,448 lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất của HNO3). Giá trị của a là
Ta có : mO = mX – mFe = 1,12g
→ Qui hỗn hợp X thành : 0,075 mol Fe và 0,07 mol O
Giả sử Fe bị oxi hóa thành x mol Fe2+ và y mol Fe3+
→ bảo toàn e : 2x + 3y = 2nO + 3nNO = 0,2 mol
Và nFe = x + y = 0,075 mol
→ x = 0,025 ; y = 0,05 mol
→ nHNO3 pứ = nNO + 2nFe2+ + 3nFe3+ = 0,22 mol
→ a = 1,1M
Có ba dung dịch riêng biệt: HCl 1M; Fe(NO3)2 1M; FeCl2 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3). Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch (1) thu được m1 gam kết tủa.
- Thí nghiệm 2: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch (2) thu được m2 gam kết tủa.
- Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch (3) thu được m3 gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m1 < m2 < m3. Hai dung dịch (1) và (3) lần lượt là
(1) là Fe(NO3)2 vì chỉ tạo Ag (1 mol) → m1 = 108
(2) là HCl vì tạo AgCl (1 mol) → m2 = 143,5 gam
(3) là FeCl2 vì tạo AgCl2 (2 mol) + Ag (1 mol) → m3 = 395 gam
Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Fe2O3. Trộn 2,7 gam Al vào 20 gam X rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp Y. Hoà tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 dư, thu được 8,064 lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khối lượng của Fe3O4 trong 20 gam X là
Bảo toàn electron:
3nAl + nFe3O4 = nNO2
→ nFe3O4 = 0,06 mol → mFe3O4 = 13,92 gam
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số mol khí thu được trên cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị bên (đồ thị gấp khúc tại các điểm M, N). Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
Đoạn 1:
nCl2 = 0,04
Trong a giây mỗi điện cực đã trao đổi 0,04.2 = 0,08 mol electron.
Đoạn 2: Có độ dốc lớn hơn đoạn 1 nên tốc độ thoát khí nhanh hơn → Thoát Cl2 và H2
Bảo toàn electron → nCl2 = nH2 = u
Đoạn 3: Thoát H2 và O2.
Đặt nO2 = v → nH2 = 2v
n khí tổng = 2u + 3v + 0,04 = 0,21
ne anot = 2(u + 0,04) + 4v = 3,5.0,08
→ u = 0,04 và v = 0,03
nCuSO4 = nCu = nCl2 đoạn 1 = 0,04
nNaCl = 2nCl2 tổng = 0,16 → m = 15,76 gam
Hỗn hợp E gồm: X, Y là hai axit đồng đẳng kế tiếp; Z, T là hai este (đều hai chức, mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau; MT - MZ = 14). Đốt cháy hoàn toàn 12,84 gam E cần vừa đủ 0,37 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho 12,84 gam E phản ứng vừa đủ với 220 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp muối khan G của các axit cacboxylic và 2,8 gam hỗn hợp ba ancol có cùng số mol. Khối lượng muối của axit có phân tử khối lớn nhất trong G là
X, Y là axit đồng đẳng kế tiếp
Z, T là este 2 chức đồng đẳng kế tiếp
Y và Z là đồng phân của nhau
→ CTPT chung của hỗn hợp E: \({C_{\overline n }}{H_{2\overline m }}{O_4};{n_E} = \frac{1}{2}{n_{NaOH}} = 0,11\,(mol)\)
\(\begin{gathered}
{C_{\overline n }}{H_{2\overline m }}{O_4} + (\overline n + \frac{{\overline m }}{4} - 2){O_2}\xrightarrow{{}}\overline n C{O_2} + \frac{{\overline m }}{2}{H_2}O \hfill \\
0,11\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to 0,37 \hfill \\
= > \left\{ \begin{gathered}
0,11.(\overline n + \frac{{\overline m }}{4} - 2) = 0,37 \hfill \\
0,11.(12\overline n + \overline m + 64) = 12,84 \hfill \\
\end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}
\overline n = 3,9 \hfill \\
\overline m = 5,8 \hfill \\
\end{gathered} \right. \hfill \\
\end{gathered} \)
→ X (C3H4O4): CH2(COOH)2 : y (mol)
Y ( C4H6O4): C2H4(COOH)2 : z (mol)
Z ( C4H6O4): (HCOO)2C2H4 : x (mol)
T ( C5H8O4) : H3C-OOC-COO-C2H5: x (mol)
nCH3OH = nC2H5OH = nC2H4(OH)2 = x (mol)
\(\begin{gathered}
= > x = \frac{{2,8}}{{32 + 46 + 62}} = 0,02\,(mol) \hfill \\
\left\{ \begin{gathered}
y + z = 0,11 - 0,02.2 = 0,07 \hfill \\
104y + 118z = 7,84 \hfill \\
\end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}
y = 0,03 \hfill \\
z = 0,04 \hfill \\
\end{gathered} \right. = > {m_{{C_2}{H_4}{{(COONa)}_2}}} = 6,48\,(g) \hfill \\
\end{gathered} \)
Hòa tan hết 28,16 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Mg, Fe3O4 và FeCO3 vào dung dịch chứa H2SO4 và NaNO3, thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y (gồm CO2, NO, N2, H2) có khối lượng 5,14 gam và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 1,285 mol NaOH, thu được 43,34 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc). Nếu cho Z tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 166,595 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Mg trong X là
Khi cho Z tác dụng với BaCl2 dư thì kết tủa thu được là BaSO4 → nBaSO4 = 0,715 mol
→ nH2SO4 = 0,715 mol
Khi cho Z tác dụng với NaOH vừa đủ thu được khí là NH3: nNH3 = 0,025 mol → nNH4+ = 0,025 mol
nNaOH = 2nMg2+ + 2nFe2+ + 3nFe3+ + nNH4+ = 1,285 (mol)
BTĐT cho dd Z: 2nMg2+ + 2nFe2+ + 3nFe3+ + nNH4+ + nNa+ = 2nSO42-
Hay 1,285 + nNa+ = 2.0,715 => nNa+ = 0,145 mol => nNaNO3 = 0,145 mol
nOH- (hidroxit) = 1,285 – 0,025 = 1,26 mol => mMg,Fe = 43,34 – 1,26.17 = 21,92 gam
→ mZ = 21,92 + 0,145.18 + 0,025.18 + 0,715.96 = 94,345 gam
BTKL: mH2O = 28,16 + 0,715.98 + 0,145.85 – 5,14 – 94,345 = 11,07 gam => nH2O = 0,615 mol
BTNT “H”: nH2 = (0,715.2 - 4.0,025 – 0,615.2)/2 = 0,05 mol
Đặt số mol CO2, NO, N2 lần lượt là x, y, z
x + y + z = 0,2 – 0,05
44x + 30y + 28z + 0,05.2 = 5,14
y + 2z + 0,025 = 0,145 (BTNT “N”)
Giải hệ được x = 0,04; y = 0,1; z = 0,01
→ nFeCO3 = nCO2 = 0,04 mol
mO(Fe3O4) = 28,16 – mMg,Fe – mCO3 = 28,16 – 21,92 – 0,04.60 = 3,84 gam → nO(Fe3O4) = 0,24 mol
→ nFe3O4 = 0,06 mol
→ mMg = 28,16 – 0,06.232 – 0,04.116 = 9,6 gam
→ %mMg = 34,09%