Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2019 - Sở GD & ĐT Ninh Bình lần thứ 1

Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2019 - Sở GD & ĐT Ninh Bình lần thứ 1

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 50 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 172337

Cho hàm số \(y=f(x)\) có bảng biến thiên như hình vẽ sau.

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để phương trình \(f\left( x \right) - m = 0\) có \(4\) nghiệm phân biệt.

Xem đáp án

Phương trình \(f(x)-m=0\) có 4 nghiệm phân biệt

\( \Leftrightarrow \) Đường thẳng y = m cắt đồ thị hàm số y = f(x) tại 4 điểm phân biệt

\( \Leftrightarrow \) 1 < m < 2

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 172339

Thể tích của khối cầu nội tiếp hình lập phương có cạnh bằng \(a\sqrt 2 \) là

Xem đáp án

\(R = \frac{{a\sqrt 2 }}{2} \Rightarrow V = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{{\pi \sqrt 2 {a^3}}}{3}\)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 172341

Số cách chọn đồng thời ra 3 người từ một nhóm có 12 người là

Xem đáp án

Số cách chọn đồng thời ra 3 người từ một nhóm có 12 người là tổ hợp chập 3 của 12: \(C_{12}^3\)

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 172342

Cho hàm số \(y = \frac{{2x + 1}}{{x + 2}}\). Khẳng định nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Tập xác định \(D = R\backslash \left\{ { - 2} \right\}\)

\(y' = \frac{3}{{{{\left( {x + 2} \right)}^2}}} > 0,\forall x \in D\) nên hàm số đồng biến trên từng khoảng xác định 

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 172343

Với \(a\) là số thực dương khác 1 tùy ý, \({\log _{{a^2}}}{a^3}\) bằng

Xem đáp án

\({\log _{{a^2}}}{a^3} = 3.\frac{1}{2}.{\log _a}a = \frac{3}{2}\)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 172344

Đạo hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {2^x} + x\) là

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}
f'\left( x \right) = \left( {{2^x} + x} \right)'\\
 = {2^x}\ln 2 + 1
\end{array}\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 172345

Tập xác định của hàm số \(y = {\left( {x - 1} \right)^{ - 4}}\) là

Xem đáp án

Hàm số \(y = {\left( {x - 1} \right)^{ - 4}}\) xác định \( \Leftrightarrow x - 1 \ne 0 \Leftrightarrow x \ne 1\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 172346

Hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} + {x^2} - 3x + 1\) đạt cực tiểu tại điểm

Xem đáp án

Ta có bảng biến thiên của hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} + {x^2} - 3x + 1\) như sau:

Hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} + {x^2} - 3x + 1\) đạt cực tiểu tại x = 1

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 172347

Thể tích của khối nón tròn xoay có đường kính đáy bằng 6 và chiều cao bằng 5 là

Xem đáp án

\(V = \frac{1}{3}\pi {R^2}h = \frac{1}{3}\pi {3^2}.5 = 15\pi \)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 172348

Phương trình \({5^{x + 2}} - 1 = 0\) có tập nghiệm là

Xem đáp án

\({5^{x + 2}} - 1 = 0 \Leftrightarrow {5^{x + 2}} = 1 \Leftrightarrow x + 2 = 0 \Leftrightarrow x =  - 2\)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 172349

Thể tích của khối cầu có bán kính bằng 4 là

Xem đáp án

\(V = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{{256\pi }}{3}\)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 172351

Tìm giá trị lớn nhất của hàm số \(y = x - {e^{2x}}\) trên đoạn \(\left[ { - 1;1} \right]\).

Xem đáp án

\(y' = 1 - 2{e^{2x}},y' = 0 \Leftrightarrow x =  - \frac{1}{2}\ln 2\)

\(\mathop {\max }\limits_{\left[ { - 1;1} \right]} y = y\left( { - \frac{1}{2}\ln 2} \right) =  - \frac{{\left( {\ln 2 + 1} \right)}}{2}\)

 

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 172352

Cho hình hộp đứng \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy \(ABCD\) là hình thoi có hai đường chéo \(AC=a, BD = a\sqrt 3 \) và cạnh bên \(AA' = a\sqrt 2 \). Thể tích \(V\) của khối hộp đã cho là

Xem đáp án

\(V = Sh = \frac{{AC.BD}}{2}.AA' = \frac{{\sqrt 6 }}{2}{a^3}\)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 172353

Tổng số đường tiệm cận ngang và đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{2\sqrt {{x^2} - 1}  + 1}}{x}\) là

Xem đáp án

Tập xác định: Từ đó suy ra hàm số không có tiệm cận đứng

\(\begin{array}{l}
\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \frac{{2\sqrt {{x^2} - 1}  + 1}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \frac{{2\sqrt {1 - \frac{1}{{{x^2}}}}  - \frac{1}{x}}}{{\frac{x}{x}}} = 2\\
\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{2\sqrt {{x^2} - 1}  + 1}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{ - 2\sqrt {1 - \frac{1}{{{x^2}}}}  - \frac{1}{x}}}{{\frac{x}{x}}} =  - 2
\end{array}\)

Suy ra hàm số có 2 tiệm cận ngang là \(y=2\) và \(y=-2\)

 

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 172354

Một khối gỗ hình trụ tròn xoay có bán kính đáy bằng 1, chiều cao bằng 2. Người ta khoét từ hai đầu khối gỗ hai nửa khối cầu mà đường tròn đáy của khối gỗ là đường tròn lớn của mỗi nửa khối cầu. Tỉ số thể tích phần còn lại của khối gỗ và cả khối gỗ ban đầu là

Xem đáp án

Hai nửa khối cầu ghép lại được khối cầu có thể tích là:

\({V_1} = \frac{4}{3}\pi {.1^3} = \frac{{4\pi }}{3}\)

Thể tích của khối trụ tròn xoay ba đầu

\(V = \pi {.1^2}.2 = 2\pi \)

Tỉ số thể tích phần còn lại của khối gỗ và cả khối gỗ ban đầu là:

\(\frac{{V - {V_1}}}{V} = \frac{1}{3}\)

 

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 172355

Cho \(a = {\log _2}5\). Tính \({\log _4}1250\) theo \(a\).

Xem đáp án

\({\log _4}1250 = \log _2^2\left( {{{2.5}^4}} \right) = \frac{{1 + 4{{\log }_2}5}}{2}\)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 172356

Cho hình nón tròn xoay có độ dài đường sinh là \(2a\), góc ở đỉnh của hình nón bằng \(60^0\). Thể tích \(V\) của khối nón đã cho là

Xem đáp án

Tính được \(r=a, h=a\sqrt{3}\) nên \(V = \frac{1}{3}\pi {r^2}h = \frac{{\pi \sqrt 3 {a^3}}}{3}\)

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 172357

Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) \(\left( {a \ne 0} \right)\) có đồ thị như hình dưới đây.

Khẳng định nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Dựa vào hình dáng đồ thị ta có \(a<0\)

Hàm số nghịch biến trên R nên \(y'=3ax^2+2bx+c<0\) \(\forall x \in R \Leftrightarrow {b^2} - 3ac < 0\)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 172358

Cho hàm số \(y=f(x)\) có bảng xét dấu của đạo hàm như sau.

Hàm số \(y =  - 2f\left( x \right) + 2019\) nghịch biến trên khoảng nào trong các khoảng dưới đây?

Xem đáp án

\(y = g\left( x \right) =  - 2f\left( x \right) + 2019 \Rightarrow g'\left( x \right) =  - 2f'\left( x \right)\). Ta có bẳng xét dấu đạo hàm của hàm số \(y=g(x)\)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 172359

Khẳng định nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Hình thang cân là tứ giác nội tiếp 

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 172360

Tính thể tích \(V\) của khối chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) mà \(SAC\) là tam giác đều cạnh \(a\).

Xem đáp án

 

Gọi O là tâm của hình vuông ABCD 

Ta có: \(SO \bot \left( {ABCD} \right)\)

Tam giacxs SAC là tam giác đều cạnh a nên tính được 

\(SO = \frac{{a\sqrt 3 }}{2},AC = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)

\({V_{S.ABCD}} = \frac{1}{3}.SO.{S_{ABCD}} = \frac{1}{3}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2}.{\left( {\frac{{a\sqrt 2 }}{2}} \right)^2} = \frac{{\sqrt 3 }}{{12}}{a^3}\)

 

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 172361

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \ln x - x\). Khẳng định nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Tập xác định \(D = \left( {0; + \infty } \right)\)

\(f'\left( x \right) = \frac{1}{x} - 1 = \frac{{1 - x}}{x} \Rightarrow f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow x = 1\). Ta có bảng xét dấu đạo hàm của hàm \(y=f(x)\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 172363

Bất phương trình \({\log _3}\left( {{x^2} - 2x} \right) > 1\) có tập nghiệm là

Xem đáp án

\({\log _3}\left( {{x^2} - 2x} \right) > 1 \Leftrightarrow {x^2} - 2x > 3 \Leftrightarrow {x^2} - 2x - 3 > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x > 3\\
x <  - 1
\end{array} \right.\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 172364

Cho khối chóp tứ giác S.ABCDcó đáy ABCD là hình thoi và SABC là tứ diện đều cạnh \(a\). Thể tích \(V\) của khối chóp \(S.ABCD\) là

Xem đáp án

\(V = 2{V_{S.ABCD}} = 2.\frac{{{a^2}\sqrt 2 }}{{12}} = \frac{{\sqrt 2 }}{6}{a^3}\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 172365

Gọi \(d\) là tiếp tuyến tại điểm cực đại của đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3x - 2\). Khẳng định nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Hàm số đạt cực đại tại điểm \(x=-1\)

Tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm \(x=-1\) là \(y = y'\left( { - 1} \right)\left( {x + 1} \right) + y\left( { - 1} \right) = 0\)

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 172366

Cho khối chóp tam giác S.ABC có đỉnh S và đáy là tam giác ABC. Gọi V là thể tích của khối chóp. Mặt phẳng đi qua trọng tâm của ba mặt bên của khối chóp chia khối chóp thành hai phần. Tính theo V thể tích của phần chứa đáy của khối chóp.

Xem đáp án

Mặt phẳng đi qua ba trọng tâm \(G_1, G_2, G_3\) là mặt phẳng song song với mặt phẳng (ABC) và cắt các cạnh SA, SB, SC lần lượt tại các điểm M, N, P 

\(\frac{{{V_{S.MNP}}}}{{{V_{S.ABC}}}} = \frac{{SM}}{{SA}}.\frac{{SN}}{{SB}}.\frac{{SP}}{{SC}} = {\left( {\frac{2}{3}} \right)^3} = \frac{8}{{27}}\)

Suy ra \({V_{MNP.ABC}} = V - {V_{S.MNP}} = V - \frac{8}{{27}}V = \frac{{19}}{{27}}V\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 172368

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \({x^3} - 3mx + 2 = 0\) có nghiệm duy nhất.

Xem đáp án

\({x^3} - 3mx + 2 = 0\left( * \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ne 0\\
m = \frac{{{x^3} + 2}}{{3x}}
\end{array} \right.\)

Xét hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{{x^3} + 2}}{{3x}}\) trên D=R\{0}. Ta có \(f'\left( x \right) = \frac{{2{x^3} - 2}}{{3{x^2}}}\) \(,f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow x = 1\)

Phương trình (*) có nghiệm duy nhất khi và chỉ khi đường thẳng y = m cắt đồ thị hàm số \(y=f(x)\) tại một điểm duy nhất khi và chỉ khi m = 1

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 172369

Cho hình chóp S.ABC có tam giác ABC vuông tại B, \(\widehat C = 60^\circ ,\,\,AC = 2,\,\,SA \bot \left( {ABC} \right),\,\,SA = 1\). Gọi M là trung điểm của AB. Khoảng cách d giữa SM và BC là

Xem đáp án

 

 

 

Gọi N là trung điểm AC, H là hình chiếu của A trên SM. Khi đó \(AH \bot \left( {SMN} \right)\). Lại có BC // (SMN) nên

\(d\left( {SM,BC} \right) = d\left( {B,\left( {SMN} \right)} \right) = d\left( {A,\left( {SMN} \right)} \right) = AH\)

Ta có \(AB = AC.\sin C = \sqrt 3 .AH = \frac{{SA.AM}}{{\sqrt {S{A^2} + A{M^2}} }} = \frac{{\sqrt {21} }}{7}\)

Vậy \(d\left( {SM,BC} \right) = \frac{{\sqrt {21} }}{7}\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 172370

Gọi M và m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \frac{{3\cos x - 1}}{{3 + \cos x}}\). Tổng M+m là

Xem đáp án

Đặt \(y=cos x ( - 1 \le t \le 1)\)

Xét hàm số \(y = \frac{{3t - 1}}{{t + 3}}\) trên [-1;1]. Ta có \(y' = \frac{{10}}{{{{\left( {t + 3} \right)}^2}}} > 0,\forall x \in \left[ { - 1;1} \right]\)

Suy ra \(M = \mathop {\max }\limits_{\left[ { - 1;1} \right]} y = y\left( 1 \right) = \frac{1}{2},m = \mathop {\min }\limits_{\left[ { - 1;1} \right]} y = y\left( { - 1} \right) =  - 2\). Khi đó \(M + m = \frac{1}{2} - 2 =  - \frac{3}{2}\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 172371

Cho hàm số \(y = a{x^4} + b{x^2} + c\) (\(a \ne 0\)) có đồ thị như hình vẽ dưới đây.

       Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Dựa vào hình dáng đồ thị ta có \(a < 0\)

Hàm số có ba cực trị nên \(ab < 0\), suy ra \(b > 0\)

\(y(0)=c\). Dựa vào đồ thị ta có \(c < 0\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 172372

Cho hình chóp S.ABĐ có đáy ABCD là hình chữ nhật, \(AB = AD\sqrt 2 ,\,\,SA \bot \left( {ABC} \right)\). Gọi M là trung điểm của AB. Góc giữa hai mặt phẳng (SAC) và (SDM) bằng

Xem đáp án

Đặt AD = a. Ta tính được \(AB = a\sqrt 2 ,AM = \frac{{a\sqrt 2 }}{2},AC = a\sqrt 3 ,DM = \frac{{a\sqrt 3 }}{{\sqrt 2 }}\)

Ta có: \(\begin{array}{l}
\sin \left( {\widehat {BAC}} \right) = \frac{{BC}}{{AC}} = \frac{1}{{\sqrt 3 }}\\
\cos \left( {\widehat {AMD}} \right) = \frac{{AM}}{{DM}} = \frac{1}{{\sqrt 3 }}
\end{array}\)

Suy ra \(\widehat {BAC} + \widehat {AMD} = {90^0} \Rightarrow DM \bot AC\)

\( \Rightarrow DM \bot \left( {SAC} \right) \Rightarrow \left( {SDM} \right) \bot \left( {SAC} \right) \Rightarrow \left( {\left( {SDM} \right),\left( {SAC} \right)} \right) = {90^0}\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 172373

Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để đồ thị hàm số \(y =  - {\left( {x - 1} \right)^3} + 3{m^2}\left( {x - 1} \right) - 2\) có hai điểm cực trị cách đều gốc tọa độ. Tổng các giá trị tuyệt đối của tất cả các phần tử thuộc S là

Xem đáp án

Ta có \(y' =  - 3{\left( {x - 1} \right)^2} + 3{m^2},y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 1 + m\\
x = 1 - m
\end{array} \right.\). Suy ra hai điểm cực trị của đồ thị hàm số đã cho là \(\left( {1 + m;2{m^3} - 2} \right),\left( {1 - m; - 2{m^3} - 2} \right)\). Hai điểm này cách đều gốc tọa độ nên:

\(\begin{array}{l}
{\left( {1 + m} \right)^2} + {\left( {2{m^3} - 2} \right)^2} = {\left( {1 - m} \right)^2} + {\left( { - 2{m^3} - 2} \right)^2}\\
 \Leftrightarrow 4{m^3} - m = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
m = 0\\
m =  \pm \frac{1}{2}
\end{array} \right.
\end{array}\)

Vậy S = 1

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 172374

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho hai đường tròn \((C_1)\) và \((C_2)\) lần lượt có phương trình \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 1\) và \({\left( {x + 1} \right)^2} + {y^2} = 1\). Biết đồ thị hàm số \(y = \frac{{ax + b}}{{x + c}}\) đi qua tâm của \((C_1)\), đi qua tâm của \(( C_2)\) và có các đường tiệm cận tiếp xúc với cả \((C_1)\) và \((C_2)\). Tổng \(a+b+c\) là

Xem đáp án

Đường tròn \((C_1)\) có tâm \(I_1 (1;2)\). Đường tròn \((C_2)\) có tâm là \(I_2(-1;0)\) thuộc đồ thị hàm số nên a = b

Đồ thị đã cho có 2 đường tiệm cận x = - c và y = a. Suy ra I(-c;a) là tâm đối xúng của đồ thị. Vì 2 đường tròn \((C_1), (C_2)\) cùng tiếp xúc với 2 đường tiệm cận nên tâm của chúng nằm trên trục đối xứng của đồ thị hàm số, suy ra I là trung điểm \(I_1I_2\), do đố a = 1, c = 0.

Vậy a +b +c = 1+1+0=2

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 172375

Cho hàm số \(y=f(x)\) có đồ thị như hình dưới đây.

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để bất phương trình \(2f\left( x \right) + {x^2} > 4x + m\) nghiệm đúng với mọi \(x \in \left( { - 1;3} \right)\).

Xem đáp án

Ta có \(\mathop {\min }\limits_{\left( { - 1;3} \right)} f\left( x \right) =  - 3\) nên \(\mathop {\min }\limits_{\left( { - 1;3} \right)} 2f\left( x \right) =  - 6\), đạt được khi x = 2. Mặt khác, parabol \(g(x)=x^2-4x\) có hoành độ là \(x_0=2\) nên \(\mathop {\min }\limits_{\left( { - 1;3} \right)} g\left( x \right) = g\left( 2 \right) =  - 4\). Suy ra \(\mathop {\min }\limits_{\left( { - 1;3} \right)} \left( {2f\left( x \right) + {x^2} - 4x} \right) =  - 10\)

Vậy bất phương trình đã cho nghiệm đúng với mọi \(x \in \left( { - 1;3} \right)\) khi và chỉ khi \(m<-10\)

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 172376

Cho hàm số \(y = {x^3} + 2\left( {m - 2} \right){x^2} - 5x + 1\). Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho hàm số có hai điểm cực trị \(x_1, x_2\) \(x_1 < x_2\) thảo mãn \(\left| {{x_1}} \right| - \left| {{x_1}} \right| = - 2\)

Xem đáp án

Ta có \(y'=3x^2+4(m-2)^2-5\), tam thức bậc hai này có \(ac<0\) nên nó có hai nghiệm trái dấu. Do đó hàm số đã cho luôn có hai cựa trị \(x_1<0

Suy ra

\(\begin{array}{l}
\left| {{x_1}} \right| - \left| {{x_2}} \right| =  - 2 \Rightarrow {\left( {\left| {{x_1}} \right| - \left| {{x_2}} \right|} \right)^2} = 4 \Rightarrow x_1^2 - 2{x_1}{x_2} + x_2^2 = 4\\
 \Rightarrow x_1^2 + 2{x_1}{x_2} + x_2^2 = 4 \Rightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} = 4 \Rightarrow \frac{{16{{\left( {m - 2} \right)}^2}}}{9} = 4\\
 \Rightarrow {\left( {m - 2} \right)^2} = \frac{9}{4} \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}
m = \frac{7}{2}\\
m = \frac{1}{2}
\end{array} \right.
\end{array}\)

Thử lại ta thấy \(m = \frac{1}{2}\) thỏa bài toán 

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 172377

Cho \(x \in \left( {0;\frac{\pi }{2}} \right)\). Biết \(\log \sin x + \log \cos x =  - 1\) và \(\log \left( {\sin x + \cos x} \right) = \frac{1}{2}\left( {\log n - 1} \right)\). Giá trị của \(n\) là

Xem đáp án

Ta có \(\log \sin x + \log \cos x =  - 1\) nên \(\sin x.\cos x = \frac{1}{{10}}\). Lại có \(\log \left( {\sin x + cosx} \right) = \frac{1}{2}\left( {\log n - 1} \right)\) nên \(\begin{array}{l}
{\left( {\sin x + cosx} \right)^2} = \frac{n}{{10}} \Rightarrow 1 + 2\sin x\cos x = \frac{n}{{10}}\\
 \Rightarrow n = 12
\end{array}\)

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 172378

Số nghiệm của phương trình \({50^x} + {2^{x + 5}} = {3.7^x}\) là

Xem đáp án

Xét hàm số \(f\left( x \right) = {50^x} + {2^{x + 5}} - {3.7^x}\)

Ta có 

\(\begin{array}{l}
f'\left( x \right) = {50^x}\ln 50 + {32.2^x}\ln 2 - {3.7^x}\ln 7\\
f''\left( x \right) = {50^x}{\left( {\ln 50} \right)^2} + {32.2^x}{\left( {\ln 2} \right)^2} - {3.7^x}{\left( {\ln 7} \right)^2}
\end{array}\)

Vì \({\left( {\ln 50} \right)^2} > 3{\left( {\ln 7} \right)^2}\) nên \(f''\left( x \right)>0,\forall x \in R\), hay \(f](x)\) là hàm đồng biến. Mà \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } f'\left( x \right) = 0\) nên \(f'\left( x \right)>0,\forall x \in R\). Suy ra \(f(x)\) là hàm đồng biến trên R, mà \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } f'\left( x \right) = 0\) nên \(f\left( x \right)>0,\forall x \in R\)

Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 172379

Cho tứ giác ABCD. Trên các cạnh AB, BC, CA, AD lần lượt lấy 3; 4; 5; 6 điểm phân biệt khác các điểm A, B, C, D. Số tam giác phân biệt có các đỉnh là các điểm vừa lấy là

Xem đáp án

Số cách lấy ra 3 điểm bất kì từ các điểm đã lấy là \(C_{18}^3\)

Để lấy ra bộ ba điểm không tạo thành một tam giác, ta lấy 3 điểm nằm trên một cạnh và số bộ như vậy là \(C_3^3 + C_4^3 + C_5^3 + C_6^3 = 35\)

Vậy số tam giác có 3 đỉnh thuộc các điểm đã cho là \(C_{18}^3 - 35 = 781\)

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 172380

Cho hình chóp đều S.ABC có độ dài cạnh đáy bằng 2, điểm M thuộc cạnh SA sao cho SA=4SM và SA vuông góc với mặt phẳng ABCD. Thể tích V của khối chóp S.ABC là

Xem đáp án

Gọi H là tâm của tam giác ABC và N là trung điểm của BC. Do \(SA \bot \left( {MBC} \right)\) nên \(SA \bot MN\), lại có \(AH \bot AN\) nên tứ giác SMNH nội tiếp. Suy ra

\(\begin{array}{l}
\frac{3}{4}A{S^2} = AM.AS = AH.AN = \frac{{2\sqrt 3 }}{3}.\frac{{2\sqrt 3 }}{2} = 2\\
 \Rightarrow A{S^2} = \frac{8}{3}SH = \sqrt {S{A^2} - A{H^2}}  = \frac{{2\sqrt 3 }}{3}\\
 \Rightarrow V = \frac{1}{3}.SH.{S_{ABC}} = \frac{2}{3}
\end{array}\)

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 172381

Cho hình trụ có hai đáy là hai hình tròn (O;R) và (O';R). AB là một dây cung của đường tròn (O;R) sao cho tam giác O'AB là tam giác đều và mặt phẳng (O'AB) tạo với mặt phẳng chứa đường tròn (O;R) một góc \(60^0\). Tính theo R thể tích V của khối trụ đã cho.

Xem đáp án

Gọi H là trung điểm AB. Khi đó \(\widehat {O'HO} = {60^0}\). Suy ra

\(\frac{{O'A\sqrt 3 }}{2} = O'H = \frac{{2O'O\sqrt 3 }}{3} \Rightarrow O'A = \frac{{4O'O}}{3}\)

Suy ra 

\(\begin{array}{l}
\frac{{16O'O}}{9} = O'{A^2} = O'{O^2} + O{A^2} \Rightarrow O'O = \frac{{3\sqrt 7 }}{7}R\\
 \Rightarrow V = {R^2}\pi .\frac{{3\sqrt 7 }}{7}R = \frac{{3\pi \sqrt 7 {R^3}}}{7}
\end{array}\)

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 172382

Biết \({\log _2}\left( {\sum\limits_{k = 1}^{100} {\left( {k \times {2^k}} \right)}  - 2} \right) = a + {\log _c}b\) với \(a,b,c\) là các số nguyên và \(a > b > c > 1\). Tổng \(a + b + c\) là

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}
\sum\limits_{k = 1}^{100} {\left( {k{{.2}^k}} \right) = \left( {2 + {2^2} + ... + {2^{100}}} \right) + \left( {{2^2} + {2^3} + ... + {2^{100}}} \right) + ... + {2^{100}}} \\
 = 2\left( {{2^{100}} - 1} \right) + {2^2}\left( {{2^{99}} - 1} \right) + ... + {2^{99}}({2^2} - 1) + {2^{100}}(2 - 1)\\
 = {100.2^{101}} - \left( {2 + {2^2} + ... + {2^{100}}} \right) = {100.2^{101}} - 2\left( {{2^{100}} - 1} \right)\\
 = {99.2^{101}} + 2\\
 \Rightarrow {\log _2}\left( {\sum\limits_{k = 1}^{100} {\left( {k{{.2}^k}} \right)} } \right) = {\log _2}\left( {{{99.2}^{101}}} \right) = 101 + {\log _2}99\\
 \Rightarrow a = 101,b = 99,c = 2 \Rightarrow a + b + c = 202
\end{array}\)

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 172383

Số giá trị nguyên của tham số m nằm trong khoảng \(\left( {0;2020} \right)\) để phương trình \(\left| {\left| {x - 1} \right| - \left| {2019 - x} \right|} \right| = 2020 - m\) có nghiệm là

Xem đáp án

Ta có \(f\left( x \right) = \left| {\left| {x - 1} \right| + \left| {2019 - x} \right|} \right| = \left\{ \begin{array}{l}
2018,x \notin \left[ {1;2019} \right]\\
|2x - 2020|,x \in \left[ {1;2019} \right]
\end{array} \right.\). Suy ra \(\min f\left( x \right) = 0,\max f\left( x \right) = 2018\). Do đó phương trình đã cho có nghiệm khi và chỉ khi \(0 \le 2020 - m \le 2018 \Leftrightarrow 2 \le m \le 2020\)

Từ đó có 2018 giá trị nguyên của m trong khoảng (0;2020) thỏa mãn bài toán 

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 172384

Một cái hộp có dạng hình hộp chữ nhật có thể tích bằng 48 và chiều dài gấp đôi chiều rộng. Chất liệu làm đáy và 4 mặt bên của hộp có giá thành gấp ba lần giá thành của chất liệu làm nắp hộp. Gọi h là chiều cao của hộp để giá thành của hộp là thấp nhất. Biết \(h = \frac{m}{n}\) với \(m, n\) là các số nguyên dương nguyên tố cùng nhau. Tổng \(m+n\) là

Xem đáp án

Giả sử chiều dài, chiều rộng của hộp là \(2x\) và \(x\); giá thành làm đáy và mặt bên hộp là 3, giá thành làm nắp hộp là 1. Theo giả thiết ta có:

\(2x^2h=V_h=48 \Rightarrow x^2h=24\)

Giá làm hộp là: \(3\left( {2{x^2} + 2xh + 4xh} \right) + 2{x^2} = 8{x^2} + 9xh + 9xh \ge 3\sqrt[3]{{{{8.9}^2}.{x^4}{h^2}}} = 216\)

Dấu bằng xảy ra khi \(\left\{ \begin{array}{l}
8{x^2} = 9xh\\
{x^2}h = 24
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = \frac{{9h}}{8}\\
\frac{{{9^2}}}{{{8^2}}}.{h^3} = 24
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = 3\\
h = \frac{8}{3}
\end{array} \right.\)

Vậy \(m=8, n=3\) và \(m+n=11\)

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 172385

Cho hàm số \(f\left( x \right) = m{x^4} + n{x^3} + p{x^2} + qx + r\) \(\left( {m \ne 0} \right)\). Chia \(f(x)\) cho \(x-2\) được phần dư bằng 2019, chia \(f'(x)\) cho \(x-2\) được phần dư bằng 2018. Gọi g(x) là phần dư khi chia f(x) cho \({\left( {x - 2} \right)^2}\). Giá trị của \(g\left( { - 1} \right)\) là

Xem đáp án

Theo dữ liệu đề bài ta có thể viết 

\(\begin{array}{l}
f\left( x \right) = a{\left( {x - 2} \right)^4} + b{\left( {x - 2} \right)^3} + c{\left( {x - 2} \right)^2} + d\left( {x - 2} \right) + e\\
 \Rightarrow f'\left( x \right) = 4a{\left( {x - 2} \right)^3} + 3b{\left( {x - 2} \right)^2} + 2c{\left( {x - 2} \right)^2} + d
\end{array}\)

Theo giả thiết \(f\left( 2 \right) = 2019,f'\left( 2 \right) = 2108\) nên e = 2019 và d = 2018. Suy ra \(g\left( x \right) = 2018\left( {x - 2} \right) + 2019\) nên  \(g(-1)=-4035\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »