Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Thăng Long lần 3

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 67 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 151379

Cho cấp số nhân \(\left( {{x}_{n}} \right)\) có \(\left\{ \begin{matrix} {{x}_{2}}-{{x}_{4}}+{{x}_{5}}=10 \\ {{x}_{3}}-{{x}_{5}}+{{x}_{6}}=20 \\ \end{matrix} \right..\) Tìm \({{x}_{1}}\) và công bội q.

Xem đáp án

Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{x_2} - {x_4} + {x_5} = 10}\\ {{x_3} - {x_5} + {x_6} = 20} \end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{x_2}\left( {1 - {q^2} + {q^3}} \right) = 10}\\ {{x_2}q\left( {1 - {q^2} + {q^3}} \right)} \end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{x_2} = 2}\\ {q = 2} \end{array}} \right..\;\)

Suy ra \({x_1} = \frac{{{x_2}}}{q} = 1.\)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 151380

Hàm số \(y=\frac{1}{2}{{x}^{4}}-3{{x}^{2}}-3\) nghịch biến trên các khoảng nào ?

Xem đáp án

\(y'=2{{x}^{3}}-6x\). Dùng MTCT chức năng giải BPT bậc ba dạng “< 0”.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 151381

Đồ thị hàm số  y = x4 -3x2 + 2 có số điểm cực trị là

Xem đáp án

Ta có y’ = 4x3 – 6x, y’ = 0 có 3 nghiệm phân biệt nên đồ thị có 3 cực trị.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 151382

Đồ thị hàm số \(y=-2{{x}^{4}}+(m+3){{x}^{2}}+5\) có duy nhất một điểm cực trị khi và chỉ khi

Xem đáp án

Hàm số có 1 cực trị \(\Leftrightarrow a.b\ge 0\Leftrightarrow -2\left( m+3 \right)\ge 0\Leftrightarrow m\le -3\)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 151383

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=0\) và \(\underset{x\to {{0}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=+\infty \). Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?

Xem đáp án

Theo định nghĩa về tiệm cận, ta có:

 \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=0\,\,\xrightarrow{{}}\,\,y=0\) là TCN.

 \(\underset{x\to {{0}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=+\infty \,\,\xrightarrow{{}}\,\,x=0\) là TCĐ.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 151384

Đường cong trong hình bên là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hỏi hàm số đó là hàm số nào?

Xem đáp án

Hình dáng đồ thị thể hiện \(a>0\). Loại đáp án A, D.

Thấy đồ thị cắt trục hoành tại điểm \(x=-1\) nên thay \(\left\{ \begin{array}{l} x = - 1\\ y = 0 \end{array} \right.\) vào hai đáp án B và C, chỉ có B thỏa mãn

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 151385

Trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hàm số nào có bảng biến thiên sau?

Xem đáp án

Dựa vào BBT và các phương án lựa chọn, ta thấy

Đây là dạng hàm phân thức hữu tỉ, có tiệm cận đứng là \(x=-1\). Loại A và B.

Do đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là \(y=-2\).

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 151386

Cho các mệnh đề sau:

(I). Cơ số của logarit phải là số nguyên dương.

(II). Chỉ số thực dương mới có logarit.

(III). \(\ln \left( A+B \right)=\ln A+\ln B\) với mọi \(A>0,\text{ }B>0\).

(IV) \({{\log }_{a}}b.{{\log }_{b}}c.{{\log }_{c}}a=1\), với mọi \(a,\text{ }b,\text{ }c\in \mathbb{R}\).

Số mệnh đề đúng là:

Xem đáp án

Cơ số của lôgarit phải là số dương khác \(1\). Do đó (I) sai.

Rõ ràng (II) đúng theo lý thuyết SGK.

Ta có \(\ln A+\ln B=\ln \left( A.B \right)\) với mọi \(A>0,\text{ }B>0\). Do đó (III) sai.

Ta có \({{\log }_{a}}b.{{\log }_{b}}c.{{\log }_{c}}a=1\) với mọi \(0<a,\text{ }b,\text{ }c\ne 1\). Do đó (IV) sai.

Vậy chỉ có mệnh đề (II) đúng.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 151387

Tìm tập xác định \(\text{D}\) của hàm số \(y=\frac{1}{\sqrt{2-x}}+\ln \left( x-1 \right)\).

Xem đáp án

Hàm số xác định \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x - 1 > 0\\ 2 - x > 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x > 1\\ x < 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow 1 < x < 2\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 151388

Tính giá trị của biểu thức \(P={{\log }_{a}}\left( a.\sqrt[3]{a\sqrt{a}} \right)\) với \(0<a\ne 1.\)

Xem đáp án

Ta có \(P={{\log }_{a}}\left[ a.{{\left( a.{{a}^{\frac{1}{2}}} \right)}^{\frac{1}{3}}} \right]={{\log }_{a}}\left( {{a}^{\frac{3}{2}}} \right)=\frac{3}{2}{{\log }_{a}}a=\frac{3}{2}\). 

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 151389

Tìm tập nghiệm \(S\) của phương trình \({{\left( \frac{2}{3} \right)}^{4x}}={{\left( \frac{3}{2} \right)}^{2x-6}}\)

Xem đáp án

Ta có \({{\left( \frac{2}{3} \right)}^{4x}}={{\left( \frac{3}{2} \right)}^{2x-6}}\Leftrightarrow {{\left( \frac{2}{3} \right)}^{4x}}={{\left( \frac{2}{3} \right)}^{6-2x}}\Leftrightarrow 4x=6-2x\Leftrightarrow x=1.\) 

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 151390

Tìm tập nghiệm \(S\) của phương trình \({{\sqrt{2}}^{{{x}^{2}}+2x+3}}={{8}^{x}}.\)

Xem đáp án

Phương trình \(\Leftrightarrow {{x}^{2}}-4=\frac{6-3x}{x}{{\log }_{3}}2\Leftrightarrow \left( x-2 \right)\left( x+2+\frac{3}{x}{{\log }_{3}}2 \right)=0\)

\(\Leftrightarrow x=1\) hoặc \(x=3\) 

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 151391

Nguyên hàm của \(f\left( x \right)={{x}^{3}}-{{x}^{2}}+2\sqrt{x}\) là:

Xem đáp án

Ta có:

\(\int{\left( {{x}^{3}}-{{x}^{2}}+2\sqrt{x} \right)}dx=\frac{1}{4}{{x}^{4}}-\frac{1}{3}{{x}^{3}}+\frac{4}{3}\sqrt{{{x}^{3}}}+C\).

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 151392

Tìm nguyên hàm của hàm số\(f\left( x \right)={{x}^{3}}\ln \left( \frac{4-{{x}^{2}}}{4+{{x}^{2}}} \right)\) ?

Xem đáp án

Đặt : \(\left\{ \begin{array}{l} u = \ln \left( {\frac{{4 - {x^2}}}{{4 + {x^2}}}} \right)\\ dv = {x^3}dx \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} du = \frac{{16x}}{{{x^4} - 16}}\\ v = \frac{{{x^4}}}{4} - 4 = \frac{{{x^4} - 16}}{4} \end{array} \right.\)

\(\Rightarrow \int{{{x}^{4}}\ln \left( \frac{4-{{x}^{2}}}{4+{{x}^{2}}} \right)dx=\left( \frac{{{x}^{4}}-16}{4} \right)\ln \left( \frac{4-{{x}^{2}}}{4+{{x}^{2}}} \right)-\int{4xdx}=\left( \frac{{{x}^{4}}-16}{4} \right)\ln \left( \frac{4-{{x}^{2}}}{4+{{x}^{2}}} \right)-2{{x}^{2}}}+C\)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 151393

Tích phân \(I=\int\limits_{1}^{2}{2x.dx}\) có giá trị là:

Xem đáp án

\(I=\int\limits_{1}^{2}{2x.dx}=2.\int\limits_{1}^{2}{x.dx}=\left. \left( 2.\frac{{{x}^{2}}}{2} \right) \right|_{1}^{2}=3\).

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 151394

Giá trị của tích phân \(I=\int\limits_{0}^{1}{\frac{x}{x+1}}dx=a\). Biểu thức \(P=2a-1\) có giá trị là:

Xem đáp án

Giá trị của tích phân \(I=\int\limits_{0}^{1}{\frac{x}{x+1}}dx=a\). Biểu thức \(P=2a-1\) có giá trị là:

Tacó: \(I=\int\limits_{0}^{1}{\frac{x}{x+1}}dx=\int\limits_{0}^{1}{\left( 1-\frac{1}{x+1} \right)dx}=\left. \left( x-\ln \left| x+1 \right| \right) \right|_{0}^{1}=1-\ln 2\Rightarrow a=1-\ln 2\Rightarrow P=2a-1=1-2\ln 2\).

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 151396

Tìm số phức liên hợp của số phức \(z=i\left( 3i+3 \right)\).

Xem đáp án

Theo bài ra ta có:

\(z=i\left( 3i+1 \right)=-3+i\Rightarrow \overline{z}=-3-i\) 

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 151397

Cho số phức z thỏa mãn \(iz=2+i\). Khi đó phần thực và phần ảo của z

Xem đáp án

Ta có: \(z=\frac{2+i}{i}=1-2i\)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 151398

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), cạnh bên \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy và \(SA=a\sqrt{2}.\) Tính thể tích \(V\) của khối chóp \(S.ABCD.\) 

Xem đáp án

Diện tích hình vuông \(ABCD\) là \({{S}_{ABCD}}={{a}^{2}}\).

Chiều cao khối chóp là \(SA=a\sqrt{2}.\)

Vậy thể tích khối chóp \({{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}{{S}_{ABCD}}.SA=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{3}.\)

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 151399

Cho tứ diện \(ABCD\) có các cạnh \(AB,\text{ }AC\) và \(AD\) đôi một vuông góc với nhau; \(AB=6a,\,\text{ }AC=7a\) và \(AD=4a.\) Gọi \(M,\text{ }N,\text{ }P\) tương ứng là trung điểm các cạnh \(BC,\text{ }\,CD,\,\text{ }BD.\) Tính thể tích \(V\) của tứ diện \(AMNP.\)

Xem đáp án

Do \(AB,\text{ }AC\) và \(AD\) đôi một vuông góc với nhau nên

\({{V}_{ABCD}}=\frac{1}{6}AB.AC.AD=\frac{1}{6}.6a.7a.4a=28{{a}^{3}}.\)

Dễ thấy \({{S}_{\Delta MNP}}=\frac{1}{4}{{S}_{\Delta BCD}}\).

Suy ra \({{V}_{AMNP}}=\frac{1}{4}{{V}_{ABCD}}=7{{a}^{3}}\).

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 151400

Cho hình nón đỉnh \(S\) có bán kính đáy \(R=a\sqrt{2}\), góc ở đỉnh bằng \({{60}^{0}}\). Diện tích xung quanh của hình nón bằng:

Xem đáp án

Theo giả thiết, ta có

\(OA=a\sqrt{2}\) và \(\widehat{OSA}={{30}^{0}}\).

Suy ra độ dài đường sinh:

\(\ell =SA=\frac{OA}{\sin {{30}^{0}}}=2a\sqrt{2}.\)

Vậy diện tích xung quanh bằng:

\({{S}_{xq}}=\pi R\ell =4\pi {{a}^{2}}\) (đvdt). 

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 151401

Mặt phẳng đi qua trục hình trụ, cắt hình trụ theo thiết diện là hình vuông cạnh bằng \(a\). Thể tích khối trụ bằng:

Xem đáp án

Do thiết diện đi qua trục hình trụ nên ta có \(h=a\).

Bán kính đáy \(R=\frac{a}{2}.\) Do đó thể tích khối trụ \(V={{R}^{2}}\pi .h=\frac{\pi {{a}^{3}}}{4}\) (đvtt).

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 151402

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm \(A\left( 1;2;1 \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right):x+2y-2z-1=0.\) Gọi B là điểm đối xứng với A qua \(\left( P \right)\). Độ dài đoạn thẳng AB là

Xem đáp án

B là điểm đối xứng với A qua \(\left( P \right)\) nên:

\(AB=2.{{d}_{\left( A,\left( P \right) \right)}}=2.\frac{\left| 1+2.2-2.1-1 \right|}{\sqrt{{{1}^{2}}+{{2}^{2}}+{{\left( -2 \right)}^{2}}}}=2.\frac{2}{3}=\frac{4}{3}\) 

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 151403

Phương trình mặt câu tâm \(I\left( a,b,c \right)\) có bán kính \(R\) là:

Xem đáp án

Theo lý thuyết SGK về phương trình mặt cầu, ta chọn D.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 151404

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai điểm \(A\left( 2;-3;-1 \right);B\left( 4;-1;2 \right)\). Phương trình mặt phẳng trung trực của AB là 

Xem đáp án

Trung điểm AB là:

\(M\left( \frac{2+4}{2};\frac{-3-1}{2};\frac{-1+2}{2} \right)\Rightarrow M\left( 3;-2;\frac{1}{2} \right)\)

Phương trình mặt phẳng trung trực AB nhận \(\overrightarrow{AB}=\left( 2;2;3 \right)\) là vecto pháp tuyến và đi qua điểm M nên nó có dạng:

\(2\left( x-3 \right)+2\left( y+2 \right)+3\left( z-\frac{1}{2} \right)=0\)

\(\Leftrightarrow 4x+4y+6z-7=0\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 151405

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):x-2y+z-5=0\). Điểm nào dưới đây thuộc \(\left( P \right)\)?

Xem đáp án

Đặt \(f\left( x;y;z \right)=x-2y+z-5\).

Với phương án A: Ta có

\(f\left( 2;-1;5 \right)=2-2\left( -1 \right)+5-5=4\ne 0\) nên điểm \(Q\left( 2;-1;5 \right)\) không thuộc mặt phẳng \(\left( P \right)\).

Với phương án B:

\(f\left( 0;0;-5 \right)=0.-2.0+\left( -5 \right)-5=-10\ne 0\) nên điểm \(P\left( 0;0;-5 \right)\) không thuộc mặt phẳng \(\left( P \right)\).

Với phương án C:

\(f\left( -5;0;0 \right)=-5-2.0+0-5=-10\ne 0\) nên điểm \(N\left( -5;0;0 \right)\) không thuộc mặt phẳng \(\left( P \right)\).

Với phương án D: \(f\left( 1;1;6 \right)=1-2.1+6-5=0\) nên điểm \(M\left( 1;1;6 \right)\) nằm trên mặt phẳng  \(\left( P \right)\).

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 151406

Cho hàm số \(y=\frac{x+2}{x-1}\) có đồ thị (C). Chọn mệnh đề sai? 

Xem đáp án

Ta có \(y'=\frac{-3}{{{\left( x-1 \right)}^{2}}}<0;\forall x\ne 1\).

Vì \(1\in \left( 0;+\infty  \right)\) nên đáp án A sai.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 151407

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có đồ thị như hình sau:

          (I). Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( 0;1 \right)\).

          (II). Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( -1;2 \right)\).

          (III). Hàm số có ba điểm cực trị.

          (IV). Hàm số có giá trị lớn nhất bằng 2.

Trong các mệnh đề đã cho có bao nhiêu mệnh đề đúng?

Xem đáp án

Xét trên \(\left( 0;1 \right)\) ta thấy đồ thị đi xuống (từ trái sang phải) nên hàm số nghịch biến. Do đó (I) đúng

Xét trên \(\left( -1;2 \right)\) ta thấy đồ thị đi lên, rồi đi xuống, rồi đi lên. Do đó (II) sai.

Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy có ba điểm cực trị. Do đó (III) đúng.

Hàm số không có giá trị lớn nhất trên \(\mathbb{R}\). Do đó (IV) sai.

Vậy có 2 mệnh đề đúng.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 151408

Giải bất phương trình \({{\log }_{2}}\left( 3x-1 \right)>3\).

Xem đáp án

Bất phương trình \(\Leftrightarrow 3x-1>{{2}^{3}}\Leftrightarrow 3x>9\Leftrightarrow x>3.\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 151409

Hàm số\(f\left( x \right)\)liên tục trên \(\left[ 0;\pi  \right]\)  và : \(f(\pi -x)=f(x)\ \forall x\in [0;\pi ]\ ,\ \int\limits_{0}^{\pi }{f(x)dx}=\frac{\pi }{2}\) . Tính \(I=\int\limits_{0}^{\pi }{x.f(x)dx}\) 

Xem đáp án

Đặt \(t=\pi -x\Rightarrow dt=-dx.\ \)

\(x=0\Rightarrow t=\pi ,\ x=\pi \Rightarrow t=0\)

\(I=-\int\limits_{\pi }^{0}{(\pi -t)f(\pi -t)dt}\)

\(=\int\limits_{0}^{\pi }{(\pi -t)f(t)dt}\)

\(=\pi \int\limits_{0}^{\pi }{f(x)dx}-\int\limits_{0}^{\pi }{xf(x)dx}\)

\(\Rightarrow I=\pi .\frac{\pi }{2}-I\Rightarrow I=\frac{{{\pi }^{2}}}{4}.\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 151411

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

Xem đáp án

Đáp án A: Đúng

Đáp án B: Sai, do phát biểu này thiếu yếu tố cắt nhau.

Đáp án C: Sai, vì mặt phẳng đó chưa chắc đã tồn tại.

Đáp án D: Sai, do phát biểu này thiếu yếu tố vuông góc.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 151412

Mệnh đề nào sau đây có thể sai?

Xem đáp án

Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì song song chỉ đúng khi ba đường thẳng đó đồng phẳng

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 151413

Cho mặt cầu \(\left( S \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}+4x-2y+6z-2=0\) và mặt phẳng \(\left( P \right):3x+2y+6z+1=0\). Gọi \(\left( C \right)\) là đường tròn giao tuyến của \(\left( P \right)\) và \(\left( S \right)\). Viết phương trình mặt cầu cầu \(\left( S' \right)\) chứa \(\left( C \right)\) và điểm \(M\left( 1,-2,1 \right).\)

Xem đáp án

Phương trình của \(\left( S' \right):\left( S \right)+m\left( P \right)=0,\,\,m\ne 0\)

\(\left( S' \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}+4x-2y+6z-2+m\left( 3x+2y+6z+1 \right)=0\)

\(\left( S' \right)\) qua \(M\left( 1,-2,1 \right)\Rightarrow 6m+18=0\Leftrightarrow m=-3\)

\(\Rightarrow \left( S' \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-5x-8y-12z-5=0\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 151414

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, viết phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua điểm \(A\left( 1;2;0 \right)\) và vuông góc với đường thẳng \(d:\frac{x-1}{2}=\frac{y}{1}=\frac{z+1}{-1}\).

Xem đáp án

\(\left( P \right)\) vuông góc với d nên:

\(\begin{array}{l} \overrightarrow {{n_{\left( P \right)}}} = \overrightarrow {{u_d}} = \left( {2;1; - 1} \right)\\ \Rightarrow \left( P \right):2\left( {x - 1} \right) + 1\left( {y - 2} \right) - \left( z \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left( P \right):2x + y - z - 4 = 0 \end{array}\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 151415

Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm số \(y=-2{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+1\).

Xem đáp án

Ta có \(y' = - 6{x^2} + 6x;{\rm{ }}y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0 \Rightarrow y = 1\\ x = 1 \Rightarrow y = 2 \end{array} \right..\)

Suy ra đồ thị hàm số đã hai điểm cực trị là \(A\left( 0;1 \right)\) và \(B\left( 1;2 \right)\).

Khi đó, đường thẳng đi qua hai điểm cực trị chính là đường thẳng \(AB\) có phương trình \(y=x+1.\) 

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 151416

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\) để bất phương trình \(\log 5+\log \left( {{x}^{2}}+1 \right)\ge \log \left( m{{x}^{2}}+4x+m \right)\) đúng với mọi \(x\)?

Xem đáp án

Để bất phương trình đúng với mọi \(x\) khi và chỉ khi:

● Bất phương trình xác định với mọi \(x\Leftrightarrow m{{x}^{2}}+4x+m>0,\text{ }\forall x\in \mathbb{R}\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m > 0\\ \Delta ' < 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m > 0\\ 4 - {m^2} < 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow m > 2.\) (1)

● Bất phương trình nghiệm đúng với mọi \(x\Leftrightarrow \log \left( 5{{x}^{2}}+5 \right)\ge \log \left( m{{x}^{2}}+4x+m \right),\text{ }\forall x\in \mathbb{R}\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 5{x^2} + 5 \ge m{x^2} + 4x + m,{\rm{ }}\forall x \in R\\ \Leftrightarrow \left( {5 - m} \right){x^2} - 4x + 5 - m \ge 0,{\rm{ }}\forall x \in R \end{array}\)   

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 5 - m > 0\\ \Delta ' \le 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m < 5\\ - {m^2} + 10m - 21 \le 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow m \le 3.\) (2)

Từ (1) và (2), ta được \(2<m\le 3\xrightarrow{m\in \mathbb{Z}}m=3.\) 

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 151417

Giả sử \(\int\limits_{1}^{2}{\left( 2x-1 \right)\ln x\text{d}x}=a\ln 2+b\), \(\left( a;b\in \mathbb{Q} \right)\). Tính \(a+b\).

Xem đáp án

\(\left\{ \begin{array}{l} u = \ln x\\ dv = \left( {2x - 1} \right)dx \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} du = \frac{1}{x}dx\\ v = {x^2} - x \end{array} \right.\)

\(\int\limits_{1}^{2}{\left( 2x-1 \right)\ln x}\text{d}x=\)\(=\left. \left[ \left( {{x}^{2}}-x \right)\ln x \right] \right|_{1}^{2}-\int\limits_{1}^{2}{\frac{{{x}^{2}}-x}{x}}\text{d}x\)\(=2\ln 2-\left. \left( \frac{{{x}^{2}}}{2}-x \right) \right|_{1}^{2}\)\(=2\ln 2-\frac{1}{2}\) nên \(a=2\), \(b=-\frac{1}{2}\).

Vậy \(a+b\)\)=\frac{3}{2}\).

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 151418

Cho các số phức a, b, c, z thỏa mãn \(a{{z}^{2}}+bz+c=0\), \(\left( a\ne 0 \right)\). Gọi \({{z}_{1}}\) và \({{z}_{2}}\) lần lượt là hai nghiệm của phương trình đã cho. Tính giá trị của biểu thức \(P={{\left| {{z}_{1}}+{{z}_{2}} \right|}^{2}}+{{\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|}^{2}}-2{{\left( \left| {{z}_{1}} \right|-\left| {{z}_{2}} \right| \right)}^{2}}\)

Xem đáp án

Ta có \({{\left| {{z}_{1}}+{{z}_{2}} \right|}^{2}}+{{\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|}^{2}}=2{{\left| {{z}_{1}} \right|}^{2}}+2{{\left| {{z}_{2}} \right|}^{2}}\)

\(\Rightarrow P=2{{\left| {{z}_{1}} \right|}^{2}}+2{{\left| {{z}_{2}} \right|}^{2}}-2{{\left( \left| {{z}_{1}} \right|-\left| {{z}_{2}} \right| \right)}^{2}}=4\left| {{z}_{1}}{{z}_{2}} \right|\).

Theo định lý Viet ta có \({{z}_{1}}{{z}_{2}}=\frac{c}{a}\Rightarrow P=4\left| {{z}_{1}}{{z}_{2}} \right|=4\left| \frac{c}{a} \right|\)

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 151419

Cho lăng trụ \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật tâm \(O\) và \(AB=a\), \(AD=a\sqrt{3}\); \(A'O\) vuông góc với đáy \(\left( ABCD \right)\). Cạnh bên \(AA'\) hợp với mặt đáy \(\left( ABCD \right)\) một góc \({{45}^{0}}\). Tính theo \(a\) thể tích \(V\) của khối lăng trụ đã cho.

Xem đáp án

Vì \(A'O\bot \left( ABCD \right)\) nên \({{45}^{0}}=\widehat{AA',\left( ABCD \right)}=\widehat{AA',AO}=\widehat{A'AO}\).

Đường chéo hình chữ nhật \(AC=\sqrt{A{{B}^{2}}+A{{D}^{2}}}=2a\Rightarrow AO=\frac{AC}{2}=a\).

Suy ra tam giác \(A'OA\) vuông cân tại \(O\) nên \(A'O=AO=a\).

Diện tích hình chữ nhật \({{S}_{ABCD}}=AB.AD={{a}^{2}}\sqrt{3}\).

Vậy \({{V}_{ABCD.A'B'C'D'}}={{S}_{ABCD}}.A'O={{a}^{3}}\sqrt{3}.\) 

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 151420

Cho hàm số \(y={{x}^{4}}-2\left( m+1 \right){{x}^{2}}+{{m}^{2}}\) với \(m\) là tham số thực. Tìm tất cả các giá trị của \(m\) để đồ thị hàm số có ba điểm cực trị tạo thành một tam giác vuông.

Xem đáp án

Ta có \(y'=4{{x}^{3}}-4\left( m+1 \right)x=4x\left( {{x}^{2}}-m-1 \right)\); \(y'=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=0 \\ & {{x}^{2}}=m+1 \\ \end{align} \right.\)

Để hàm số có ba điểm cực trị \(\Leftrightarrow \)\(y'=0\) có ba nghiệm phân biệt \(\Leftrightarrow m+1>0\Leftrightarrow m>-1\).

Suy ra tọa độ các điểm cực trị của đồ thị hàm số là:

\(A\left( 0;{{m}^{2}} \right),\text{ }B\left( \sqrt{m+1};-2m-1 \right)\) và \(C\left( -\sqrt{m+1};-2m-1 \right)\).

Khi đó \(\overrightarrow{AB}=\left( \sqrt{m+1};-2m-1-{{m}^{2}} \right)\) và \(\overrightarrow{AC}=\left( -\sqrt{m+1};-2m-1-{{m}^{2}} \right)\).

Ycbt \( \Leftrightarrow \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} = 0 \Leftrightarrow - \left( {m + 1} \right) + {\left( {m + 1} \right)^4} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m = - 1(L)\\ m = 0(N) \end{array} \right..\)

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 151421

Cho phương trình \(m{{.2}^{{{x}^{2}}-5x+6}}+{{2}^{1-{{x}^{2}}}}={{2.2}^{6-5x}}+m\) với \(m\) là tham số thực. Có tất cả bao nhiêu giá trị của \(m\) để phương trình có đúng ba nghiệm phân biệt.

Xem đáp án

Ta có \(m{{.2}^{{{x}^{2}}-5x+6}}+{{2}^{1-{{x}^{2}}}}={{2.2}^{6-5x}}+m\Leftrightarrow m{{.2}^{{{x}^{2}}-5x+6}}+{{2}^{1-{{x}^{2}}}}={{2}^{7-5x}}+m\)

\(\Leftrightarrow m\left( {{2}^{{{x}^{2}}-5x+6}}-1 \right)+{{2}^{1-{{x}^{2}}}}\left( 1-{{2}^{{{x}^{2}}-5x+6}} \right)=0\Leftrightarrow \left( {{2}^{{{x}^{2}}-5x+6}}-1 \right)\left( m-{{2}^{1-{{x}^{2}}}} \right)=0.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} {2^{{x^2} - 5x + 6}} - 1 = 0\\ {2^{1 - {x^2}}} = m \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 2\\ x = 3\\ {2^{1 - {x^2}}} = m{\rm{ }}\left( * \right) \end{array} \right..\)

Yêu cầu bài toán tương đương với

TH1: Phương trình \(\left( * \right)\) có nghiệm duy nhất \(\left( x=0 \right)\), suy ra \(m=2.\)

TH2: Phương trình \(\left( * \right)\) có hai nghiệm phân biệt, trong đó có một nghiệm là 2 và nghiệm còn lại khác 3\(\xrightarrow{{}}m={{2}^{-3}}.\)

TH3: Phương trình \(\left( * \right)\) có hai nghiệm phân biệt, trong đó có một nghiệm là 3 và nghiệm còn lại khác \(2\xrightarrow{{}}m={{2}^{-8}}.\)

Vậy có tất cả ba giá trị \(m\) thỏa mãn.

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 151422

Cho hai số thực b và c \(\left( c>0 \right)\). Kí hiệu A, B là hai điểm của mặt phẳng phức biểu diễn hai nghiệm phức của phương trình \({{z}^{2}}+2bz+c=0\). Tìm điều kiện của b và c để tam giác OAB là tam giác vuông (O là gốc tọa độ).

Xem đáp án

Hai nghiệm của phương trình \({{z}^{2}}+2bz+c=0\) là hai số phức liên hợp với nhau nên hai điểm A, B sẽ đối xứng nhau qua trục Ox.

Do đó, tam giác OAB cân tại O.

Vậy tam giác OAB vuông tại O.

Để ba điểm O, A, B tạo thành tam giác thì hai điểm A, B không nằm trên trục tung, trục hoành. Tức là nếu đặt \(z=x+yi,\left( x,y\in \mathbb{R} \right)\) thì \(\left\{ \begin{array}{l} x \ne 0\\ y \ne 0 \end{array} \right.\left( * \right)\)

Để phương trình \({{z}^{2}}+2bz+c=0\) có hai nghiệm thỏa mãn điều kiện \(\left( * \right)\) thì \({{b}^{2}}-c<0\).

\({{z}^{2}}+2bz+c=0\Leftrightarrow {{\left( z+b \right)}^{2}}+c-{{b}^{2}}=0\)

\(\Leftrightarrow {{\left( z+b \right)}^{2}}={{b}^{2}}-c\Leftrightarrow z=-b\pm i\sqrt{c-{{b}^{2}}}\)

Đặt \(A\left( -b;\sqrt{c-{{b}^{2}}} \right)\) và \(B\left( -b;-\sqrt{c-{{b}^{2}}} \right)\)

Theo đề ta có:

\(\overrightarrow{OA}.\overrightarrow{OB}=0\Leftrightarrow {{b}^{2}}-c+{{b}^{2}}=0\Leftrightarrow 2{{b}^{2}}=c\)

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 151423

Cho số phức z thỏa mãn \(\left( 1+2i \right)\left| z \right|=\frac{\sqrt{10}}{z}-2+i\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Ta có \(\left( 1+2i \right)\left| z \right|=\frac{\sqrt{10}}{z}-2+i\Leftrightarrow \left( 1+2i \right)\left| z \right|+2-i=\frac{\sqrt{10}}{z}\Leftrightarrow \left[ \underbrace{\left| z \right|+2}_{a}+\underbrace{\left( 2\left| z \right|-1 \right)}_{b}i \right].z=\sqrt{10}\,\,\,(*)\).

Lấy mô đun 2 vế ta được: \(\underbrace{\sqrt{{{\left( \left| z \right|+2 \right)}^{2}}+{{\left( 2\left| z \right|-1 \right)}^{2}}}}_{\sqrt{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}}}.\left| z \right|=\sqrt{10}\Leftrightarrow \sqrt{5{{\left| z \right|}^{2}}+5}.\left| z \right|=\sqrt{10}\)

\(\Leftrightarrow 5{{\left| z \right|}^{4}}+5{{\left| z \right|}^{2}}-10=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & {{\left| z \right|}^{2}}=1\,\,\,(n) \\ & {{\left| z \right|}^{2}}=-2\,\,\,(l) \\ \end{align} \right.\)

\(\Rightarrow \left| z \right|=1\)

Vậy \(\left| z \right|\in \left[ \frac{1}{2};\frac{3}{2} \right]\)

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 151424

Gọi S là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 7 chữ số. Lấy ngẫu nhiên một số từ tập S. Xác suất để số lấy được có tận cùng là 3 và chia hết cho 7 (làm tròn đến chữ số phần nghìn) có dạng \(\overline{0,\,abc}\). Tính \({{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}\).

Xem đáp án

Số phần tử của không gian mẫu là: \(n\left( \Omega  \right)={{9.10}^{6}}\)

Gọi A là biến cố: “Số tự nhiên lấy được có tận cùng là 3 và chia hết cho 7”.

Gọi số tự nhiên thỏa mãn biến cố A là X, ta có: \(1\,\,000\,\,013\le X\le 9\,\,999\,\,983\)

Ta thấy số nhỏ nhất mà X có thể nhận được là \(1\,\,000\,\,013\), số lớn nhất mà X có thể nhận là \(9\,\,999\,\,983\)

Chênh lệch giữa hai số liên tiếp thỏa mãn đề bài là 70 đơn vị. Vì vậy ta có thể thấy tập hợp các số tự nhiên X sẽ lập nên một cấp số cộng có số hạng đầu là \({{u}_{1}}=1\,\,000\,\,013\), công sai d=70, số hạng cuối là \(9\,\,999\,\,983\)

Do vậy số các số tự nhiên mà X có thể nhận là: \(\frac{9\,\,999\,\,983-1\,\,000\,\,013}{70}+1=128\,\,572\) (số).

Suy ra \(n\left( A \right)=128\,\,572\). Xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right)=\frac{n\left( A \right)}{n\left( \Omega  \right)}=\frac{128572}{{{9.10}^{6}}}\approx 0,014\)

Suy ra: \(a=0,\,\,b=1,\,\,c=4\).

Vây \({{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}=17\).

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 151425

Số \({{7}^{100000}}\) có bao nhiêu chữ số?

Xem đáp án

Ta có: \(\log {{7}^{100\,\,000}}=100\,\,000.\log 7\approx 84\,\,509,804\in \left[ 84\,\,509;84\,\,510 \right]\)

Do đó: \(\log {{10}^{84\,\,509}}<\log {{7}^{100\,\,000}}<\log {{10}^{84\,\,510}}\), suy ra số \({{7}^{100\,\,000}}\) có ít hơn \({{10}^{84\,\,510}}\) một chữ số mà \({{10}^{84\,\,510}}\) có 84 511 chữ số nên \({{7}^{100\,\,000}}\) có 84510 chữ số. 

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 151426

Cho hàm số \(f\left( x \right)=\left( {{m}^{2024}}+1 \right){{x}^{4}}+\left( -2{{m}^{2024}}-{{2}^{2024}}{{m}^{2}}-3 \right){{x}^{2}}+{{m}^{2024}}+2024\), với m là tham số. Số cực trị của hàm số \(y=\left| f\left( x \right)-2023 \right|\).

Xem đáp án

Đặt \(g\left( x \right)=f\left( x \right)-2023\).

Ta có: \({g}'\left( x \right)={f}'\left( x \right)=4\left( {{m}^{2024}}+1 \right){{x}^{3}}+2\left( -2{{m}^{2024}}-{{2}^{2024}}{{m}^{2}}-3 \right)x\);

Ta thấy \(\frac{2{{m}^{2024}}+{{2}^{2024}}{{m}^{2}}+3}{2\left( {{m}^{2024}}+1 \right)}>0, \forall m\in \mathbb{R}\) nên hàm số \(g\left( x \right)=f\left( x \right)-2023\) luôn có 3 cực trị gồm \({{x}_{1}}=0,\,\,{{x}_{2,3}}=\pm \sqrt{\frac{2{{m}^{2024}}+{{2}^{2024}}{{m}^{2}}+3}{2\left( {{m}^{2024}}+1 \right)}}\).

Ta lại có: \({{a}_{g}}={{m}^{2024}}+1>0\Rightarrow \) Đồ thị hàm \(g\left( x \right)\) có nhánh phải hướng lên trên.

Mặt khác: \(g\left( \pm 1 \right)=\left( {{m}^{2024}}+1 \right)+\left( -2{{m}^{2024}}-{{2}^{2024}}{{m}^{2}}-3 \right)+{{m}^{2024}}+1=-{{2}^{2024}}{{m}^{2}}-1<0,\,\,\forall m\in \mathbb{R}\)

Ta có bảng biến thiên hàm \(g\left( x \right)=f\left( x \right)-2023\) như sau:

Từ bảng biến thiên, ta thấy đồ thị hàm số \(g\left( x \right)\) luôn có ba điểm cực trị, trong đó có hai điểm cực tiểu nằm bên dưới trục Ox.

Vì vậy số cực trị của hàm số \(y=\left| f\left( x \right)-2023 \right|\) là \(m+n=3+4=7\); trong đó  m=3 là số cực trị của hàm \(g\left( x \right)\), n=4 là số giao điểm của hai đồ thị hàm số \(\left\{ \begin{array}{l} y = g\left( x \right)\\ y = 0\,\,\left( {Ox} \right) \end{array} \right..\)

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 151427

Cho x, y>0 thỏa mãn \(\log \left( x+2y \right)=\log \left( x \right)+\log \left( y \right)\). Khi đó, giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P=\frac{{{x}^{2}}}{1+2y}+\frac{4{{y}^{2}}}{1+x}\) là:

Xem đáp án

Điều kiện: x > 0, y > 0.

Ta có: \(\log \left( {x + 2y} \right) = \log \left( x \right) + \log \left( y \right) \Rightarrow \log \left( {x + 2y} \right) = \log \left( {x.y} \right) \Rightarrow x + 2y = xy\,\,\,(*)\).

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz dạng Engel , ta có: \(P = \frac{{{x^2}}}{{1 + 2y}} + \frac{{{{\left( {2y} \right)}^2}}}{{1 + x}} \ge \frac{{{{\left( {x + 2y} \right)}^2}}}{{2 + x + 2y}}\).

Theo AM-GM, ta có: \(x + 2y \ge 2\sqrt {x.2y} \mathop  = \limits^{(1)} 2\sqrt {2\left( {x + 2y} \right)}  \Leftrightarrow {\left( {x + 2y} \right)^2} \ge 8\left( {x + 2y} \right)\) 

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x + 2y \le 0\,\,\,({\rm{L}})\\ x + 2y \ge 8\,\,\,({\rm{N}}) \end{array} \right.\) (do điều kiện x > 0, y > 0). Suy ra \({x + 2y \ge 8}\).

Đặt \(t = x + 2y \ge 8\), ta có: \(P \ge \frac{{{t^2}}}{{t + 2}} = t - 2 + \frac{4}{{t + 2}}\).

\( \Leftrightarrow P \ge \underbrace {\frac{1}{{25}}\left( {t + 2} \right) + \frac{4}{{t + 2}}}_{AM - GM} + \underbrace {\frac{{24}}{{25}}t}_{ \ge \frac{{24}}{{25}}.8} - \frac{{52}}{{25}} \ge 2\sqrt {\frac{4}{{25}}} + \frac{{24}}{{25}}.8 - \frac{{52}}{{25}} = \frac{{32}}{5}\)

Do vậy \({P_{\min }} = \frac{{32}}{5}\).

Dấu đẳng thức xảy ra \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \frac{x}{{1 + 2y}} = \frac{{2y}}{{1 + x}}\\ \underbrace {x + 2y}_t = 8;\,\,\frac{1}{{25}}\left( {t + 2} \right) = \frac{4}{{t + 2}} \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} \frac{{8 - 2y}}{{1 + 2y}} = \frac{{2y}}{{1 + 8 - 2y}}\\ x = 8 - 2y \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 4\\ y = 2 \end{array} \right..\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »